1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cải tiến tăng và thiết giáp của Mỹ và các nước khác. ?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi gulfoil, 05/03/2006.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.209
    Đã được thích:
    5.444
    Mấy cái điều kiện áp suất với nhiệt độ các bác đưa ra (chưa rõ chính xác bao nhiêu) thì chỉ là điều kiện để dầu diesel "tự cháy" chứ không phải điều kiện để nó có thể cháy.
    Động cơ diesel áp dụng tính chất này nên nó kô cần bugi đánh lửa. Vì thế các bác lấy tính chất này ra mà tranh cãi là "không cháy được" là không hợp lý với trường hợp có mồi lửa vào.
  2. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4

    M830 HEAT-MP-T
    High Explosive Anti-Tank, Multi-Purpose with Tracer
    PHYSICAL DATA
    Cartridge Height . . . . . . . . . . . . . .981mm
    Cartridge Weight . . . . . . . . . . . . .24.2 kg
    Propellant Type . . . . . . . . . . . . . . .Stick DIGL-RP â?osolventlessâ?
    Propellant Weight . . . . . . . . . . . . .5.4 kg
    Projectile Type . . . . . . . . . . . . . . .Multi Purpose HEAT
    Projectile Weight . . . . . . . . . . . . .13.5 kg
    Projectile Length . . . . . . . . . . . . . .842mm
    PERFORMANCE DATA
    Muzzle Velocity . . . . . . . . . . . . . . .1,140 m/s
    Target Range . . . . . . . . . . . . . . . . .2,500m
    Chamber Pressure . . . . . . . . . . . . .4,800 bars
    This multipurpose round employs a shaped charge warhead to
    defeat both armor and â?osoftâ? targets. Full frontal activation
    makes the M830 effective on tanks with bar-type spoilers to
    counter HEAT projectiles. The activation turns the liner into a
    molten jet. When the jet strikes a target of armor plate, pres-
    sures in the range of hundreds of kilobars are produced at the
    point of contact. This pressure produces stresses far above the
    yield strength of steel, and the target material flows like a liq-
    uid out of the path of the jet (hydrodynamic penetration).
    [​IMG]
    120mm M830A1 HEAT-MP-T
    High Explosive Anti-Tank, Multi-Purpose with Tracer
    PHYSICAL DATA
    Cartridge Height . . . . . . . . . . . . . .982mm
    Cartridge Weight . . . . . . . . . . . . .22.3 kg
    Propellant Type . . . . . . . . . . . . . . .19 Perf Hex JA2
    Propellant Weight . . . . . . . . . . . . .7.1 kg
    Projectile Type . . . . . . . . . . . . . . .Tactical
    Projectile Weight . . . . . . . . . . . . .11.4 kg
    Projectile Length . . . . . . . . . . . . . .778mm
    PERFORMANCE DATA
    Muzzle Velocity . . . . . . . . . . . . . . .1,400 m/s
    Target Range . . . . . . . . . . . . . . . . .4,000m
    Chamber Pressure . . . . . . . . . . . . .5,600 bars
    The M830A1 HEAT-MP-T was developed as a replacement for
    the M830 HEAT round. It has demonstrated a 20-percent per-
    formance increase against bunkers and a 30-percent perform-
    ance increase against light armored vehicles. The M830A1 uses
    a discarding sabot with sub-caliber warhead and a multifunc-
    tion fuzing system. It has a unique airburst capability that is
    quickly selectable by the tank crewman. The unique fuzing
    options and fast time of flight make this round the ultimate
    warhead in urban warfare. Know commonly as â?oMPAT,â? it was
    the round of choice in operation IRAQI Freedom
    [​IMG]
  3. haidangtim

    haidangtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Tóm lại có thể nói nôm na cho những kẻ dốt kỹ thuật quân sự như tôi biết rõ đạn xuyên & đạn Heat diệt tăng theo nguyên lý nào? Hậu quả xảy ra đối vói xe tăng trúng mỗi loại đạn này là như thế nào không ạ? Các bác cao siêu quá làm anh em khớp đấy !!!
  4. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.209
    Đã được thích:
    5.444
    Đạn xuyên diệt tăng theo nguyên lý xuyên ạ. Còn đạn heat thì dùng nguyên lý heat để diệt tăng. Hậu quả của đạn xuyên là xe tăng bị xuyên thủng. Hậu quả của đạn heat là xe tăng bị hun nóng.
  5. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Bọn Anh trong Iraq 2003 đem xe tăng nòng xoắn đến ra oai, rõ khiếp. Trong chiến tranh này, Anh Quóc được giao đánh chiếm mọt thành phố ven biển Barah, cách xa khu Baghdad. Thành phó bị tấn công đầu tiên, ngay lập tức bị cô lập, nhưng vẫn là miếng khó nhằn với đội quân tăng nòng xoắn của thế kỷ 21. Chiếc xe tăng đầu tiên bị diệt bằng tên lửa ở đây. Ngay lập tức, Bush buộc tội Nga đi đêm tên lửa chống tăng cá nhân AT-14 cho Iraq. Nga chẳng cần bình luận gì.
    Thực tế, cái thứ tăng nòng xoắn đó thì B-40, B-41 cũng diệt được. Người Iraq diệt chiếc xe này bằng phát đạn AT-3 lái dây đời gần đầu. Đây là đạn tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) phổ biến nhất nhưng khá cổ. Nó có tốc độ vào mục tiêu thấp, đầu đạn một tầng, sức xuyên cũng thường thường, tầm bắn hơn 1km. Hơn nữa, nó lại khó dùng vì có quãng đường khởi động lâu (gần nửa cây số). Nhưng dù cổ, nó cũng là cùng thời với tăng nòng xoắn. Xe M1A1 khi đến gần Baghdad đã bị B-41 diệt ngang sườn: nó bộc lộ một cái sườn rất yếu.
    Đạn HEAT viết tắt của cụm: đạn chống tăng bằng nổ mạnh. Đạn được ra đời trong thế chiến thứ 2. Ở Đức, 1942, người ta chế ra Pantherfaust 30 bắn đầu đạn lõm nhồi TNT. Lúc này, đạn có tên là AT (chống tăng). Sau đó, kỹ thuật điểm hoả phát triển, nhồi được thuốc nổ mạnh cuối thế chiến. Sau thế chiến, đạn tiếp tục được cải tiến, dần có tên HEAT. Nguyên lý là một liều thuốc nổ mạnh lõm phát nổ, tập trung sức công phá về trước, khoan giáp bằng luồng khí nóng 4000-6000 độ C tốc độ vài km/s. Ban đầu, khi nhồi thuốc nổ yếu như TNT, đạn có tấm tích năng lượng, sau đó khi dùng thuốc nổ mạnh thì bỏ đi.
    Đạn APFS là đạn mũi tên, xuyên giáp bằng một mũi tên cứng. Do mũi tên mất tốc độ trong không khí nên tầm bắn của đạn này bị giới hạn, tuỳ loại mục tiêu và pháo bắn ra, diệt tăng ở 1-2km.
    HEAT ngoài việc không giới hạn tầm bắn, nó còn cho phép súng nhỏ hạ tăng lớn, không như APFS bắt buộc phải bắn từ đại bác lớn.
    Người Anh vác nòng xoắn nhưng rất giỏi khoe, gần đây họ úp mở cho biết đã có một loại giáp siêu đẳng chống HEAT. Thực tế, đây là một loại gốm chịu nhiệt. Từ những năm 1980 của thế kỷ trước thì Thuỵ điển đã dùng, rồi Thổ cũng dùng những năm dâudf 199x. Nhưng gốm chịu nhiệt chống đạn HEAT gặp nhiều nhược điểm, nến đến nay chỉ có người Anh tiếp tục dùng, và bị đạn lõm cổ bắn cháy dễ dàng như vậy.
    Việc chống đạn HEAT rất phức tạp, trong chiến tranh Apgan, người Nga sử dụng hai tâng bảo vệ. Tàn đầu là các thiết bị bắn chặn tên lửa, tần sau là lớp giáp phản ứng nổ. Đến nay, mặc dù nhiều quảng cáo, nhưng các M1Ax không hề được bảo vệ bằng các thứ tương đương, dẫn đến tỷ lệ trúng đạn khá lớn.
    Xe tăng Nga có hai dòng, xuất phát từ IS-2 và T-34 danh tiếng của thế chiến. IS-2 sau đó phát triển thành dòng IS-3, T-10, T-64, T-80 và T-95. Xe tăng T-34 nối tiếp với T-54, T-62, T-72, T-90 và T-2000. Đến T-62 và T-64, hai dòng tăng đã ngang nhau về khối lượng và thiết giáp, vũ khí. Dòng IS vẫn nhỉnh hơn về giáp, còn dòng T-34 mang nhiều thiết bị hơn.
    http://www.aeronautics.ru/index/aeronautics_T.htm
    Hồi thế chiến, xe tăng T-34 và IS đều có khoang trong rất tròn nhỏ, điều đó hạn chế hoạt động của người ngồi trên tháp pháo. Tốc độ bắn của IS-2 rất chậm, 1 phát một phút. Giáp tròn nhỏ có ưu thế diện tích ngoài nhỏ, nên rất dầy. Rất ít điều kiện để hạ được chú IS-2, bắn vào chú chỉ tổ lộ mình, chú điềm đạm chịu dăm ba phát bắn, rồi mới trả bằng một phát đạn pháo tăng 122mm lớn nhất của thế chiến. Đầu chiến tranh, quân Đức đã kinh sợ IS-1. Một chiếc xe như thế đã chặn hậu cho đồng đội rút lui, chỉ bị diệt khi chiến sĩ trong xe ngất choáng do xe Đức vây xung quang, ở tầm vài trăm mét, nã rất nhiều đạn mà không thủng vỏ.
    IS-2 tạo được giáp tròn đều do dùng đạn rời, rất ngắn. Nhưng điều đó làm cho tốc độ bắn rất chậm và hạn chế uy lực của APFSDS. Đến T-64 và T-62, hệ thống nạp đạn tự động thuỷ lực đã khắc phục hoàn toàn nhược điểm bắn chậm, con cháu của IS-2 giờ đây bắn nhanh gấp đôi tank Mỹ, thêm một lý do làm không gian tháp pháo cũng không cần rộng là bớt đi chú nạp đạn. Tốc độ bắn cao, đạn ngắn xếo trong bằng tròn, tạo thành tháp pháo tròn đềi dẹt mỏng, là những ưu thế của giáp tăng. Hạn chế uy lực của đạn APFSDS bởi liều rời không quan trọng lắm sau thế chiến bởi tiến bộ của HEAT tầm bắn cao hơn và ngắm bắn điện tử. Mặt khác, sau này, T-2000 và T-95 hoàn toàn tự động hoá thaó pháo, khắc phục hoàn toàn nhược điểm này.
    Để so sánh kết quả của nửa thế kỷ thiết kế giáp tăng bằng hình ảnh. Với khối lượng chỉ hơn được vài tấn, mà diện tích mặt ngoài của M1Ax lớn gấp đôi T-80, vậy độ dầu trung bình của T-80 phải hơn thế nào.
    Ảnh T-80, ảnh to là mang đủ ERA và Shtora-1. Có thể thấy ưu thế về giáp nghiêng, xe nhỏ... quá trội so với M1Ax. Thân xe thấp vứng chắc còn là tiền đề cho mọt ưu thế nữa, các cỡ nòng tăng T bao giờ cũng to hơn M cùng thời.
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    Chiến tranh Apgan, xe tăng Nga đã chống lại đạn HEAT tốt, chiến tranh Chechen lần 2 cũng vậy. Cuộc chiến bi thương nhất của tank Nga là Chechen 1. Vội vã tiến quân, khinh địch, kém chiến thuật và tăng thiếu tiền để trang bị đủ gây ra tổn thất khá đáng kể với T-80. Bất chấp những thành công và thất bại, T-80 vẫn được hoàn thiện. Đáng tiếc là chiếc T-90, là chiếc xe rất thích hợp với chiến tranh như vậy, lại ra đời vào thời điểm Liên Xô tan vỡ, được chế tạo rất ít.
  6. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Bác gulfoil có nói đến các đạn xuyên thường XHCN không xuyên được trước M1Ax ngoài 2km. Đây là nói về đạn thanh xuyên APFSDS, còn các loại đạn hiện đại HEAT và ATGM thì sức xuyên không bị ảnh hưởng bởi tầm bắn.
    Cải tiến tiếp cuối cùng của T-80 là T-80U, lúc này, Liên Xô tan vỡ và có một bản T-84, gần giống T-80U, do Ucraina sản xuất với số lượng nhỏ. Nó thấp hơn T-80 ban đầu chút, có thể thấy chiều cao 2,3 mét trong ảnh T-84, còn T-80 cũng vậy, khoảng 2,2 mét, ảnh dưới.
    [​IMG]
    [​IMG]
    T-80U xuất hiện lần đầu năm 1985. Bên ngoài giáp được tăng cường chút ít. Bên trong, hệ điện tử có nhiều cải tiến mạnh, giúp bắn tốt tầm từ 10mét đến 5km. Đến năm 1988, xe T-80 UD và T-80UK xuất hiện. Ở T-80UB, người ta đã sử dụng turbine 1250hp, nhưng sau đó, các động cơ diesel có nén khí turbine trợ lực xuất hiện và thay thế cùng hệ truyền động mới. Động cơ của T-80UD là 1100hp. Xe T-80UK là xe chỉ huy, đạn nhỉnh hơn, dẫ đường, liên lạc tầm xa.
    T-80UM xuất hiện 1990, xe mang động cơ 1250hp, hệ dẫn bắn đa phương tiện mới (radar-hồng ngoại-laser).
    Như vậy, trước khi thế hệ tank T-95 ra đời, những cải tiến xe tank lớn nhất là phần điện tử. Chúng ta quan tâm và so sánh về thứ này.
  7. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Để so sánh ưu thế về kích thước, đây là hai hình ảnh. T-80 với Leopard và T-80 với M1Ax. Xe thấp và giáp dầy là tiền đề cho cỡ súng lớn của T-80.
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.209
    Đã được thích:
    5.444
    huyphuc: <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ: Bọn Anh trong Iraq 2003 đem xe tăng nòng xoắn đến ra oai, rõ khiếp. Trong chiến tranh này, Anh Quóc được giao đánh chiếm mọt thành phố ven biển Barah, cách xa khu Baghdad. Thành phó bị tấn công đầu tiên, ngay lập tức bị cô lập, nhưng vẫn là miếng khó nhằn với đội quân tăng nòng xoắn của thế kỷ 21. Chiếc xe tăng đầu tiên bị diệt bằng tên lửa ở đây. Ngay lập tức, Bush buộc tội Nga đi đêm tên lửa chống tăng cá nhân AT-14 cho Iraq. Nga chẳng cần bình luận gì.
    Thực tế, cái thứ tăng nòng xoắn đó thì B-40, B-41 cũng diệt được. [/QUOTE]
    Huyphuc lại dở giọng nhà văn nhà báo ra rồi! Cho hỏi 1 cái là cái nòng xoẳn của tăng thì ảnh hưởng gì đến lớp giáp của nó để đến nỗi B40 cũng giệt được? Cứ vác cái nòng xoắn ra để chửi giáp tank
    Được bulubuloa sửa chữa / chuyển vào 02:31 ngày 07/04/2006
  9. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Trong xi lanh động cơ, DO tự bốc cháy khi bị nén với áp suất cao, còn bình thường khi có mồi lửa thì đến FO cũng cháy tốt.
  10. mimosaunreal

    mimosaunreal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Công nghệ tàng hình cho xe tăng
    (Bài này tôi sưu tập được trên QĐND)
    Trong những năm qua, tàng hình đã trở thành một trong những công nghệ chủ yếu để nâng cao sức tiến công và khả năng sống còn trên chiến trường cho các vũ khí trang bị. Đối với xe tăng, công nghệ tàng hình cho phép nâng cao khả năng sống còn cho kíp xe và tăng cường khả năng tập kích bất ngờ. Để tăng khả năng tàng hình cho xe tăng, người ta đã áp dụng các giải pháp như: cải tiến thiết bị động lực, giảm tiếng ồn, thay đổi thiết kế bên ngoài, giảm bức xạ hồng ngoại, kết hợp dùng màn khói ngụỵ trang...
    Các nước tiên tiến đang triển khai nghiên cứu chế tạo xe tăng sử dụng hệ thống truyền động điện. Đặc điểm chủ yếu của xe tăng sử dụng hệ thống truyền động điện là đạt tốc độ hành trình cao vì động cơ điện không có tạp âm, không sinh khí thải, phát nhiệt ít, đồng thời khó bị ra-đa sục sạo và nhận biết. Để giảm bức xạ nhiệt, tại khu vực tác chiến, hệ thống động lực sẽ ngừng hoạt động, còn năng lượng vận hành xe sẽ được lấy từ bình điện. Khi vận động, xe tăng gây ồn lớn, rất dễ bị các thiết bị cảm biến âm thanh phát hiện. Giải pháp công nghệ chủ yếu để giảm tiếng ồn cho xe tăng là áp dụng các công nghệ cách âm và tiêu âm vào thiết kế xe tăng; dùng lớp đệm cao su cho bánh tì và xích xe để triệt tiêu tiếng động ngoại lai; sử dụng động cơ tuốc-bin khí có mức ồn thấp để giảm ồn nội tại.
    Quân đội Anh đang nghiên cứu chế tạo một loại xe tăng chất dẻo, dùng chất dẻo gia cường làm thân xe. Xe chạy bằng bình điện có trọng lượng nhẹ, mức ồn thấp. Đặc biệt, xung quanh xe có điện từ trường mạnh bao bọc, có tác dụng làm cho tên lửa bị vô hiệu hoá hoặc kích nổ sớm.
    Thiết kế của xe tăng thế hệ mới có tháp pháo được tạo thành từ các mặt phẳng, không còn cong như tháp đúc truyền thống. Hai bên tháp nghiêng vào trong theo hướng từ trên xuống. Bề ngoài tháp có lớp phủ tàng hình bằng vật liệu hấp thụ nhiệt và sóng điện từ. Nòng pháo được bọc một ống lớn có khả năng chịu nhiệt và tàng hình, cho phép giảm bức xạ nhiệt nội sinh. Trong tháp pháo không có người, bên trên bố trí bốn thiết bị điện tử quan trắc và ngắm bắn có khả năng hoạt động cả ngày và đêm. Trên tháp còn có bốn ra-đa mạng pha quét điện tử, nên bên ngoài tháp pháo không có ăng-ten quay, do đó giảm đáng kể dấu hiệu bộc lộ.
    Khi vận động, xe tăng là một vật mang nhiệt, rất dễ bị phát hiện và bắt bám bằng các hệ thống nhìn đêm hồng ngoại. Để giảm thiểu bức xạ hồng ngoại của xe tăng, người ta còn áp dụng một số giải pháp công nghệ chính, như sử dụng động cơ kiểu cách nhiệt, ít tổn hao nhiệt, nhằm giảm bức xạ hồng ngoại trong khí thải; cải tiến kết cấu buồng đốt của động cơ, giảm bức xạ hồng ngoại trong khí thải, cho thêm chất phụ gia vào nhiên liệu làm cho phổ hồng ngoại của khí thải phần lớn nằm ngoài giới hạn cửa sổ khí quyển; cải tiến hệ thống thông gió và làm mát; giảm nhiệt độ xe tăng; giảm nhiệt độ khí thải và dùng tấm chắn làm đổi hướng bức xạ...
    Kết quả thực nghiệm cho thấy, sơn màu ngụy trang có hiệu quả tàng hình khá tốt, ví dụ, khi dùng thiết bị nhìn đêm mức sáng thấp để quan sát xe tăng từ cự ly 1000m, xác suất phát hiện khi không sơn ngụy trang là 77,5%, có sơn ngụy trang giảm xuống còn 33%. Sơn ngụy trang hiện đại còn có tác dụng hấp thụ bức xạ, cho phép giảm không chỉ xác suất phát hiện xe tăng bằng mắt thường mà cả bức xạ hồng ngoại của xe tăng. Có thể dùng màn khói để che giấu xe tăng. Xe tăng M1A1 của Mỹ không chỉ có ống phóng đạn khói, mà còn có thiết bị tạo màn khói nhiệt từ động cơ. Vì kính ngắm tạo ảnh nhiệt tính năng cao có thể phát hiện mục tiêu qua màn khói thông thường, nên xe tăng hiện đại đều sử dụng đạn khói chống hồng ngoại. Màn khói do đạn tạo ra có thể giảm hiệu quả phát hiện và quan sát hồng ngoại ở bước sóng 0,3-14 mi--crô-mét. Hệ thống nhiễu hồng ngoại Zaraveska-1 của Nga có thể phóng đạn khói hồng ngoại về hướng phát la-de, tạo màn khói trong vòng 3-5 giây, làm giảm 75%-80% xác suất trúng đích của các tên lửa chống tăng có điều khiển như TOW, Dragon, Maverick và HOT, hay đạn pháo có điều khiểnCopperhead, giảm 66% xác suất trúng đích của pháo sử dụng máy đo xa la-de.

Chia sẻ trang này