1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cải tiến tăng và thiết giáp của Mỹ và các nước khác. ?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi gulfoil, 05/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Dàau diesel cũng thuộc loại dễ cháy, nó dễ cháy hơn nhựa đường. các bác có thể vào bên thuốc nổ, HP có nói đến đám cháy to và đám cháy nhỏ. Một cốc diesel khó cháy, nhưng nếu đổ cốc ấy vào miếng vải thì nó cháy tốt. Cũng như vậy, một chạu diesel dễ cháy hơn một cốc và một tấn thì cháy đùng đùng rất khó dập.
    http://ttvnol.com/quansu/692068/trang-2.ttvn
    Khả năng dễ bắt cháy phụ thuộc vào khả năng bay hơi. Diesel không phải là thứ khó bay hơi. JP7 là một thứ nhiên liệu chống cháy. Nó có nhiệt lượng cao, nhưng ném diêm vào nó thì nó sẽ tắt. JP-7 là hỗn hợp các ankal (hydrro carbon no). Người ta lọc kỹ, chỉ để lại các ankal vòng hoặc ankal phân tử lượng lớn. Các phan tử lượng nhỏ dễ bay hơi bị lọc sạch. Đồng thời, người ta trộn thêm chất chống bay hơi là napal (naphthalenes C10H8). Trong quân sự, chấy gây cháy buộc phải có thuộc tính.....khó cháy. Chất gây cháy trong bom nâphl và súng phun lửa có hỗn hợp cháy là các hydro carbon khó bay hơi, trộn thêm chất oxy hoá và bột nhôm để tăng nhiệt lượng, tất cả tạo thành thứ cháo nhão. Cháo này không cần ôxyd cũng cháy, cho nên rất khó dập. Nhưng vì thế nó có thể cháy ngay trong bình chứa, chính vì vậy nó cần ổn định, hay là ....khó bắt cháy. Nó cũng được lọc sạch chất dễ bay hơi và trộn napal. Trong chiến tranh Việt Nam, bom cháy này gọi là bom napal. Điều đó ngược với một số nhầm lẫn do cảm tính, cho rằng thuốc cháy quân sự cần dễ bắt cháy, thực tế phải chống lại tính dễ bắt cháy. Ngoài napal được dùnh cho nhiên liệu lỏng, trong bom cháy người tsa dùng muối Natri của gốc napal hoá trị 1. Chất này gây nhão tốt hơn, được dùng cho chất cháy rắn hay nhão.
    http://en.wikipedia.org/wiki/Naphthalene
    Chất nổ cũng vậy, cần cháy ổn định, nên cần chống lại khả năng bắt cháy linh tinh, dẫn đến không kiểm soát được tốc độ cháy. Thuốc súng không khói là chất nitrocellulose. Nó còn được gọi là guncotton, bông thuốc súng.
    http://en.wikipedia.org/wiki/Guncotton
    http://en.wikipedia.org/wiki/Smokeless_powder
    Đây là thuốc phóng đạn của súng đầu tiên thay thế cho thuốc nổ đen truyền thống. Người ta mất nửa thế kỷ để nghiên cứu nó, nhờ đó, tìm được nguyên nhân chất nổ cháy không ổn định và quy luật kiểm soát tốc độ cháy. Cháy không ổn định do bay hơi gốc NO3, sự bay hơi bị thúc đẩy bởi lượng acid dư. Thuốc hút ẩm, dẫn đến biến chất cũng làm cháy không ổn định. Việc không tinh chế sạch cũng gây ra tác dụng như vậy. Ngoài ra, còn việc các chất hữu ích hay tạp chất phản ứng với bình chứa hay phụ gia, khi để lâu ngày. Sau này, người ta kiềm hoá, tức làm hỗn hợp chất nổ hơi mang tính kiềm. Điều này ngăn chặn phản ứng với thành bình chứa, thường làm bằng chát hữu cơ hay thép. Cũng ngăn chặn sự bay hơi và phân huỷ các gốc NH3, ClO3, ClO4......để chất nổ cháy đúng tốc độ yêu cầu.
    Động cơ turbine được hoàn thiện vào thập niên 1970. Lúc này, nhờ có máy tính và các vật liệu mới, người tătng hiẹu suất, độ tin cậy và tuổi thọ. Đóng góp phần quyết định vào sự phát triển động cơ turbine là các bài toán tính toán và mô phỏng lớn, được thực hiện trên máy tính mới xuất hiện.. Trước đây, các động cơ turbine chỉ thu được một phần rất nhỏ năng lượng vào trục quay (máy bay phản lực dùng năng lượng của luồng khí, truyền cho turbine mọot phần nhỏ năng lượng). Đến lúc đó, các động cơ turbine nhỏ cỡ ngàn hp đã chạy hiệu quả. Chúng có ưu thế về khối lượng và được áp dụng cho xe tăng. T-80 dùng turbine vào cuối những năm 1980. Ban đầu, xe tăng này dùng động cơ 750hp, sau đó, lên đến 1250hp, ngày nay có nhiều phương án 1500hp. Trên box đã nhiều lần bôt nnhững đoạn phim về độ cơ động của T-80, nó lao vun vút, nhảy chồm chồm, tốc độ 80km/h điạn hình không đường sá hay vượt hồ nước. Tuy nhảy chồm chồm như vậy nhưng nòng pháo vẫn ổn định tuyệt đối. Khả năng cơ động này của nó cũng đứng đầu trong các MBT cùng thời, như các đặc điểm khác vậy. Khối lượng nhỏ và trọng tâm thấp cũng là điểm quyết định để tạo ưu thế này, cúng như tạo ra các ưu thế khác. Hệ truyền động của con cháu IS-2 được hoàn thiện lâu dài. Sau IS-2, bắt đầu từ IS-3, xe tăng hạng nặng gặp phải những vẫn đề nan giải về truyền động. Tuy được sản xuất với số lượng ít ỏi, nhưng các King Tiger, đối thử của IS hồi thế chiến gặp rất nhiều khó khăn trong truyền động. Chỉ có vài trắm chiếc (trong khi IS-2 có 13 ngàm chiếc), nhưng một phần lớn King Tiger gặp trục trặc không đến được chiến trường. IS-1 ngày đầu cũng vậy, tốc dộ rất chậm và hay trục trặc.Pháo tự hành Phecdiman của Đức hoạt động tin cậy hơn, nó áp dụng hộp số liên tục truyền động mề như xe gas ngày nay. Tru nhiên, nó có tốc độ rất thấp và số lượng cũng không nhiều, đồng thời, nó bắn trong khi đứng yên. Các nhà kỹ thuật Nga đánh giá cao hệ động lực của King Tiger, xe rất ăn lái nhờ tỷ số dài rộng gần như 1:1. Nhưng giới hạn kỹ thuật ngày đó rất khó vượt qua
    IS-3 bắt đầu gặp giới hạn kỹ thuật ngày đó. Trong suốt 15 năm sau thế chiến, người ta tìm nhiều phương án hoàn thiện tính không tin cậy của hệ truyền động xe tăng hạng nặng. Nhiều giải pháp được áp dụng, như là truyền động điện tiên tiến ngày nay. Kể cả phương án mỗi xích một động cơ rời cũng đã được tử nghiệm. Đên T-10, hậu duệ của IS-2 thì đã khá tốt (có thể gọi là IS-7). Hồi thế chiến, xe tăng và hệ động lực của nó chủ yếu làm từ thép carbon hoặc những hợp kim đơn giản với mangan và niken. Đến những năm 1960, việc xuất hiện và phổ biến nhiều hợp kim phức tạp và các vật liệu hữu cơ mới đã tạo ra xe tăng hạng nặng giá thấp và ổn định. Các hậu duệ của T-34, vốn có ưu thế giá rẻ có thể chế tạo nhiều, đến lúc đó đã có khối lượng và súng chính như là dòng IS. T-62 (nối tiếp dòng T34) và T-64 (nối tiếp dòng IS), đến lúc đó gần như nhau. các hợp kim và máy điện tử cũng tạo ra hệ thống nạp đạn tự động và ổn định nòng pháo, làm T-64 bắn nhanh và cơ động, không như IS-1 ù lỳ. Hệ thống động lực với sự giúp đỡ của máy tính trong thiết kế và vận hành tiến một bước dài từ T-80 ban đầu (năm 1983) đến T-80UM (năm 1990). Cấu hình xe tăng hiẹn đại có thể coi được đánh dấu đầu những năm 1960. Ở Liên Xô, hai dòng tăng hạng trung và hạng nặng của thế chiến đã phát triển, trở nên gần giống nhau và được gọi là xe tăng chiến đấu chủ lực, main battle tank, MBT. Mỗi khối quân sự, hãng, nước chế tạo có nhứng loại tăng riêng, mang tính chất riêng. T-64 có thể coi là mở đầu cho thế hệ tăng hiện đại Nga, với những đặc điểm chung của tăng hiện đại và những đặc điểm riêng của tăng Nga. Khối lượng khoảng 40-50 tấn, tháo pháo tròn đều rất dẹt, giáp rất nghiêng và dầy phía trước. Súng chính nòng trơn ổn định tự động tốc độ cao dẫn bắn điện tử. Băng đạn liều rời nạp đạn tự động bằng thuỷ lực, hai tâng đạn xếp tròn. Đạn được chia làm hai lớp: dự trữ và đã trong băng. Giàn cầu thủ 3 người, một xạ thủ, một cảnh giới và một lái xe. Xe chia làm ba phần, phần đầu là lái xe, sau đó là khoang chiến đấu cuối cùng là động cơ. (chỉ riêng thêm một chỗ ngồi trong tháp pháo, đã tốn 1-2 mét khối thể tích, và nếu duy trì độ nghiêng độ dầy của giáp thì phải trả giá cả chục tấn.)
    Khi đã hoàn thiện động cơ turbine, người ta lắp nó cho xe tăng, đạt tốc độ và khả năng ổn định nòng pháo (vốn ăn năng lượng và khối lượng máy điều khiển rất lớn). Nhưnh động cơ này gặp nhiều nhược điểm. Trong các trận chiến ở Checchen lần thứ nhất, xe tăng vận hành với tốc độ thấp, di chuyển vòng vèo nhiều, động cơ này hao dầu. Một thứ động cơ mới thay thế, đó là các động cơ diesel chạy piston nhưng có máy nén khí turbine, các động cơ này có dải công suất hoạt động tiết kiệm dầu dài như động cơ piston truyền thống, khi cần tăng tốc độ lên như động cơ turbine. Kể từ đó, các động cơ này được áp dụng cho các xe tăng hiện đại, T-80, T-90, T-2000 và T-95. Đặc biệt, xe T-95 và Leopard-3 còn có khả năng mang lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ, chạy 5 năm không cần tiếp nhiên liệu. Từ sau Iraq 2003, người Mỹ cúng gặp khó khăn như vậy với xe chiến đấu. Ngoài việc giảm thời gian hoặt động do ăn dầu, động cơ turbine trong Iraq lần 1 năm 1992 có tuổi thọ chỉ vài ngày trong điều kiện sa mạc. Một trong những cải tiến về dộng cơ xe Mỹ áp dụng sau 2003 là động cơ piston điều khiển điện tử. Đây là động cơ xăng có turbine nén, bơm dầu cưỡng bức như diesel, nhưng lượng dầu bơm điều khiển được. Khi công suất nhỏ, áp suất thấp không đủ đốt cháy, người ta dùng bật lửa hoá học. Xăng phun vào đỉnh piston, luồn qua một khe hẹp, trong đó chứa chất đánh lửa, luồn ra ngoài gặp không khí và cháy hết. Loại động cơ này mới chỉ áp dụng cho xe jeep và xe bọc thép nhỏ, có thể chạy tốc độ rất thấp, đứng yên và vọt lên rất nhanh, mọi dải công suất đều tiết kiệm dầu. Trên xe tăng hạng nặng, người Mỹ vẫn gặp nhiều khó khăn do xe của họ rất nặng. Trong dự án FMBT, người Mỹ dự định sử dụng động cơ điện, máy phát điện là pin nạp hay turbine, giống như IS-7 trước đây. Máy phát điện và pin của FMBT thay nhau cung cấp điện, cho động cơ tiết kiệm nhiên liệu và kiêm luôn phát năng lượng cho súng điện, đã trình bầy trên. Nhưng điều này gặp phải khó khăn rất lớn và pin. Pin nạp ion-liti đã phát triển trái với mong muốn, làm dự án dừng lại ít nhất đến 2015.
    Khối lượng xe nhỏ làm các T-80 trở đi khá thoải mái trong việc nâng cấp giáp. Ngoài giáp chính rất dầy và nghiêng, các xe tăng từ T-80 còn thoải mái cả chục tấn để lắp thêm nhiều thứ.
    http://www.knox.army.mil/armormag/ma95/2warford95.pdf
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 11:28 ngày 07/04/2006
  2. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Gốm và composite.
    Hạn chế trong giáp, gần đây người Anh úp mở về Chobham "Chobham , giáp của những xe tăng vô địch". Thật hài hước, nếu nói cho thật đúng thì thêm cụm từ "nòng xoắn" và đó là: "tăng nòng xoắn vô địch thế kỷ 21". Thế mà làm mê mệt khối bác. Thật ra, đây là một thứ gốm chịu nhiệt. Kỹ thuật này người Nga gọi là "spall Liners", gồm kevlar liên kết các tấm gốm nhỏ, có thể có những vật liệu mật độ khối lượng lớn chống thanh xuyên. Đạn HEAT công phá bằng luồng lửa mạnh, gốm chịu nhiệt và có độ cứng cao, như lưỡi dao dùng gia công cơ khí chẳng hạn, chống lại luồng lửa này không tồi. Cũng chẳng có gì mới, Thuỵ Điển đã dùng thứ này trên tăng của họ gần 30 năm nay, đến cả nước lạc hậu như Thổ cũng có xe bọc thép dùng gốm chống HEAT. Nó có nhiều nhược điểm, như là vô dụng với đạn HEAT cổ, do đạn này xuyên giáp gần giống APFSDS, khi đó đầu đạn lõm nhồi TNT dùng tấm tích năng lượng bằng kim loại nặng xuyên giáp. Các HEAT của Nga từ những năm 1960 đã có hai tầng điểm hoả điện, ngày nay hầu như tuyệt đối đạn HEAT của họ đều hai tầng, kể cả đạn cho súng cổ như B-41, tức là "chrobham của tăng nòng xoắn vô địch" hoàn toàn vô dụng. Phương pháp này có nhiều nhược điểm và kém hiệu quả. Chỉ được cái là đơn giản. Phương pháp dùng các hộp rỗng chống HEAT được nghĩ đến từ thế chiến, trong đó có cả hộp gốm. Người ta chọn thép, nhôm, gốm để làm thành những hộp, hay là hai lớp vật liệu có khoảng trống ở giữa. Đạn HEAT phát nổ ở lớp ngoài, khí nén của nó giảm áp và sức công phá do bị phân tán ở lớp rỗng. Gốm chịu nhiệt HEAT nhưng vô tích sự với APFSDS, mà lúc đó đạn thanh xuyên lại là chủ lực, do đó tốn khối lượng. Hộp thép vừa chống đạn HEAT, vừa tham gia với giáp chính chống APFSDS nên khối lượng hữu ích nhẹ hơn. Nhôm yếu hơn thép, nhưng tỷ khối chỉ bằng 1/2,66 thép, độ bền hợp kim nhôm cũng đạt 60% thép cán, nên được tính đến (nhôm còn được dùng như là giáp chính ở xe bọc thép M112, M2/3, LTVP-7. Ở các vỏ tầu chiến, người ta làm nhôm để gắn các khối gốm, tạo thành vỏ vừa nhẹ vừa chịu nhiệt, vừa dai để chống đạn xuyên, nhưng rất dầy). Gần đây nhất, 2004, người Mỹ dùng gốm có gốc tinh thể lớn oxyd nhôm, đạt hiệu quả rất tốt với HEAT, nhưng cũng vẫn nặng với APFSDS, đồng thời giá thành rất đắt, do việc kết tinh oxyd nhôm kích thước tinh thể lớn. Gặp khó khăn về giáp do cấu trúc trong xe không ưu việt, người Mỹ ném tiền qua cửa sổ, dùng một số tấm giáp titanium trên M1Ax. Vật liệu này rất đắt, nặng bằng 60%thép và độ bề chống đạn xuyên APFSDS bằng khoảng 90% thép crom, vật liệu này chịu nhiệt hơn thép, có ích với HEAT. Để chống HEAT, còn phải chú ý đến bình nhiên liệu. T-34 hồi thế chiến có bình nhiên liệu đặt ở 4 góc, nếo chẳng may trúng đạn xuyên ở ngoài giáp, bình sẽ nổ, văng nhiên liệu cháy ra và giết toàn bộ người trong xe. Ngày nay, người ta dùng bình có nhiều ngăn nhỏ vững chắc. Xe M1Ax đối phó với những phát đạn HEAT đã xuyên qua được giáp chính bằng cách bảo vệ tổ lái trong tháp pháo bằng một lớp giáp trong, giữa hai lớp là hệ thống dập lửa cực nhậy. Điều đó làm xuất hiện nghịch lý: xe của họ cháy rất nhiều nhưng lại rất ít thương vong. Tháp pháo của M1Ax rất lớn, hai bên sườn lại rất yếu, hai bên sườn khó quan sát trúng đạn rất nhiều, phuơng án này được đúc kết từ thương vong trong chiến tranh Việt Nam. Người Nga thì chỉ đến T-95 và T-2000 mới đạt độ an toàn tương đương, khi xe hoàn toàn tự động hoá, tháp pháo không người, tổ lái ngồi ở những vị trí an toàn hơn trong thân xe (xe có 4 chỗ ngồi, 3 biên chế). Còn người Nga, để chống đạn HEAT, cả một thời kỳ phát triển dài dặc với những phương pháp phức tạp được thực hiện, đến nay họ vẫn chưa hài lòng với mình. Vì những hệ thống điện tử phức tạp, người Nga gần đây mới trang bị giáp composite. Đây là thứ vật liệu tuyệt mật, nhẹ bằng 2/3 hợp kim nhôm, kết cấu vững chắc bằng các lớp sợi thuỷ tính, sợi carbone, tấm gốm điện từ, phía sau lớp coposite này là lớp liên kết kevlar trong những góc cạnh phức tạp. Lớp giáp này tham gia cả 3 mặt: chắn lửa HEAT, hạn chế và làm nghiêng APFSDS, hấp thụ sóng radar. Lớp này ban đầu dự tính trang bị cho xe T-80UM, nhưng sau đó, các kết cấu điện tử đối kháng phức tạp bên ngoài xe này đã hạn chế. Lớp vật liệu này ngày nay được trang bị cho T-95, T-2000 và BMD. Đặc biệt, nó rất hữu dụng với T-95. Xe tăng này được thiết kế chuyên cho đấu tăng, đưởng phủ kín lớp gốm tàng hình, vô hiệu hoàn toàn công nghệ radar băng sóng milimét tối tân. Lớp này có độ cứng gấp 4 lần thép, sức chống đạn thanh xuyên APFSDS tương đương thép carbon cán và sức chịu đựng đạn HEAT cao gấp đôi. Để so sánh, lớp gốm oxyd nhôm của Anh Mỹ đắt gấp 10 lần thép crom, không thể tạo hình được, không chịu đượng được sóng chấn động (đạn HEAT hai tầng), và làm giảm hiệu quả khối lượng/sức chịu đựng với đạn APFSDS đi 2 lần. Nếu sử dụng gốm công nghệ cao (gồm các loại gốm gốc SiC, AIN, AD-96, B4C và TiB2 kết hợp với kết dính vật liệu đất hiếm), cải thiện đang kể với từng loại, nhưng nói chung làm giảm hiệu quả chống APFSDS. Đồng thời, để đạt hiệu của chống radar của giáp composite Nga, cần một lớp vỏ nặng nề nữa bao ngoài. Người Nga đã thử nghiệm lập một bảng. Thay đổi tỷ lệ chiều dầy giữa gốm và kết cấu kim loại, sử dụng gốm trước, kết cấu kim loại làm lưng đỡ, gọi là vật liệu gốm lưng cứng. Khả năng chịu đựng so với thép carbon cán.
    Sức chịu đựng của vật liệu /tốc độ đạn thanh xuyên .................... Tỷ lệ gốm/thép =1:3 -- 1:1-- 3:1
    Sợi thuỷ tính /Stee............................................................................l 0.58 0.87 0.8
    Sợi thuỷ tính /Tungsten ...........................................................................1.06 1.12 1.16
    Sợi thuỷ tính /Aluminum ...........................................................................0.46 0.6 0.78
    Coposite tinh thể đá cứng /SHS ...........................................................................0.62 0.58 0.5
    AD-85/RHA @ 1.7k/ms ...........................................................................0.96 0.99 0.89
    AD-96/RHA @ 1.7 k/ms ...........................................................................0.96? 0.98 0.93
    AD-97/SHS @ 1.7k/ms ...........................................................................1.2 1.07 1.05
    AD-97/SHS @ 1.3 k/ms ...........................................................................1.3 1.18 0.98
    AD-97/RHA @ 1.5 k/ms ...........................................................................1.0 1.03 0.96
    AD-99/RHA @ 1.7k/ms ...........................................................................1.04 1.08 ?
    AD-99/SHS @ 1.7k/ms ...........................................................................1.08 1.15? ?
    UO2-87/RHA @ 1.5 k/ms ...........................................................................1.04 1.6 2.0 (est.)
    UO2-100/RHA @ 1.5 k/ms ...........................................................................1.22 1.8 2.34 (est.)
    AIN /RHA @ 1.8k/ms ...........................................................................0.96 1.06 0.97
    SiC /RHA @ 1.7k/ms ...........................................................................0.96 1.02 1.02
    B4C/RHA @ 1.7 k/ms ...........................................................................0.93? 0.91 0.87
    Với đạn HEAT một tầng, sức chịu đựng tăng gấp 1,8 lần nói chung.
    RHA=thép carbon cán. AD-xx là gốm chứa xx% tinh thể đá cứng gốc oxyd nhôm(chobham ban đầu là lợi gốm này, nhưng chất lượng thấp, chứa hơn 80% oxyd nhôm), các con số trên được tính khi lưng là thép carbon cán. Thép crom có độ chịu đựng cao gấp khoảng trên 2 lần
    SiC (Silicone Carbide)được sử dụng trong một số tấm của xe Nam Tư M-8 AGS và M84 MBT.
    TiB2 (Titanium Di-boride) được thử nghiệm trên xe Bradley.
    sợi thuỷ tinh kết hợp hột đá cứng được sử dụng trong kết cấu T-72 đời đầu.
    T-64 cải tiến với composite tinh thể đá cứng và kevlar.
    Gốm đen, là tên vật liệu tiền thân của thứ này dùng cho T-64B trước đây.
    Gốm đen sau được cải tiến với tinh thể đá cứng gốc oxyd nhôm và vật liệu đất hiếm.
    Ngay từ hồi thế chiến, để đối phó với những đại AT mới, đã có nhiều phương án như tấm chắn thép hay lưới chống đạn bắn từ súng vác vai. Loại lưới trên sau được dùng nhiều với tên lưới B-40 (lưới chống đạn B-40, tên Việt Nam của RPG-2). Sau này, phía trước thiết giáp Nga có phương án tấm cao su, đó là một tấm cao su dầy khoảng 100mm xương thép dầy 20-30mm. Tấm này như một môi trường đặc đặt xa giáp chính làm đổi hướng sabôt (APFSDS), đạn này nghiêng với hướng bay khi chạm giáp chính dễ bị gẫy, làm giảm quá nửa sức xuyên với giáp dầy. Tấm này cũng có tác dụng rất tốt với HEAT, đạn một tầng hầu hết bị tấm này cản lại.
    Dưới đây là một phần những phương pháp rất phức tạp của người Nga, so với "chrobham, giáp của những xe tăng vô địch" có thể coi như so nòng trơn với nòng xoắn. Nói về thời gian ra đời, thì người Nga áp dụng gốm cũng vào thời đại cuối của nòng xoắn, những năm đầu 1960, như bảng kê trên. Mà thôi, không nên dài dòng về công nghệ "chrobham bí mật". Tóm lại là "gốm chrobham+AT-3+nòng xoắn" là công thức của xe tăng Anh Quốc diễu võ dương oai năm 2003.
    Trái với việc sử dụng xe tăng những năm 1960 khoe mẽ của người Anh, người Mỹ rất ý thức về việc cải tién giáp của họ. Lớp DU nén dự ứng lực được chế tạo đặc biệt được lắp trước tháp pháo có tác dụng rất mạnh với đạn thanh xuyên có mật độ khối lượng lớn, như vonphram và DU. Chút nữa chúng ta sẽ nói rõ về lớp này.
    Khi quan sát xe tăng T-72 hoặc T-80 những đời đầu, có thể thấy nó được phủ một lớp gạch xếp. Đây là ERA Explosive Reactive Armors, vỏ phản ứng nổ. Khác với vỏ giáp tĩnh, vỏ phản ứng nổ sử dụng phản ứng tích cực của giáp chống lại đầu đạn bắn tới. ERA được người Do Thái phát triển, khi đối phó với những thương vong nặng nề do quân Ả Rập gây ra bằng đầu đạn lõm các loại. Xe tăng T-72 sau khi cải tiến sử dụng thứ ERA mới là Kontact-1. Đây là một hộp 20 x 30cm, trong chứa một liều lõm, liều này khi nổ phản lại liều nổ lõm của đạn xuyên giáp, rồi bắn ra một tấm chắn dầy 30mm, tấm chắn này vừa ngăn chặn hiệu quả còn lại của đạn lõm HEAT, vừa làm nghiêng thanh xuyên APFSDS. Trong ảnh X-quang chụp vết đạn APFSDS hồi đầu những năm 1980, bắn thử từ đại bác 120mm phương Tây, và giáp trước T-72, thấy thanh xuyên nghiêng gẫy và tạo thành một lỗ khoan vòng cung trước khi phá một mảng rộng mà không xuyên qua. Thanh xuyên tạp áp lực lớn bởi tốc độ cao và điểm chạm nhỏ, gặp phải Kontact bị nghiêng đi và phân tán năng lượng khi gặp giáp chính. Kết cấu này làm giảm sức xuyên HEAT đi 10 lần, giảm sức xuyên APFSDS hiệu quả gấp 1,7 lần đến 2 lần so với đặt tấm chắn tĩnh. Nhược điểm của ERA này là chỉ phủ được 60% tháp pháo và 80% dốc trước các loại tăng Nga.
    Điều này đã làm người Mỹ mua khẩn cấp phát minh đạn DU nén của Anh, phát triển các đạn thanh xuyên DU nén. Đạn này tuy hiệu quả hơn cho xuyên giáp, nhưng đem lại quá nhiều rắc rối chính trị. Tiếp theo Kontact-5 được phát triển một số loại lẻ, lắp cho T-80 và T-90. Cải tiến lớn nhất là kích thước mỗi hộp lớn hơn, có cảm nhận điện tử, bắn ra hai tấm chắn. Những cải tiến này bảo vệ bộ binh quanh xe và hiệu quả hơn khi chống APFSDS. Đồng thời, kết cấu tấm chắn vững chắc cho phép lắp 2 lớp bảo vệ. Khi đạn thanh xuyên đử sức qua lớp đầu, nó kích nổ lớp tiếp theo.
    Ở đây, chúng ta chỉ nối qua, không đi sâu vào cấu tạo của ERA, nên HP chỉ trình bầy ngắn gọn hiệu quả bảo vệ giáp tổng cộng đối với từng loại xe và từng loại đạn. Vì tên topic là "cải tiến", chứ không là "trình bầy". Việc trình bầy chỉ là những nguyên tắc cơ bản của giáp, tình hình phát triển của giáp và đạn chống tăng, qua đó chúng ta nhìn rõ hơn những nhu cầu cải tiến xe tăng.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 16:27 ngày 07/04/2006
  3. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Non Explosive Reactive Armor NERA là một cải tiến quan trọng của tăng Soviet, đây là giải pháp thông minh nhất, dựa trên các bài toán rất phức tạp mà thực hiện lại đơn giản. Chúng cho phép nâng cao hiệu quả giáp với khối lượng tăng thêm ít. Bản chất của phương pháp là bắt đạn thanh xuyên APFSDS đi qua nhiều lớp vậy liệu có tính chất vật lý (tỷ khối, dức chịu dai, sức chịu cứng) rất khác nhau. Qua đó, thanh xuyên bị tác động làm đổi hướng bay, nghiêng đi và phân tán năng lượng khi gặp giáp chính. Giải pháp này cho phép cải tiến những xe tăng yếu ớt cổ lỗ, chống lại đạn sabot hiện đại. Tên là BDD, hoặc là Giáp Trán Giô. Ở T-55, nhìn bề ngoài, kết cấu này là một tấm bánh kẹp, gồm các tấm thép giữa là cao su, treo lủng lẳng trước dốc xe. Giáp chính xe dầy 150mm (độ dầy tấm giáp nghiêng, khi chống đạn APFSDS phải nhân với độ nghiêng). Tấm BDD có lưng là tấm thép dầy 30mm, tước tấm này là 4 tấm thép mỏng độ dầy 5mm kẹp giữa các lớp cao su dầy 100mm, cả tấm dầy gần nửa mét. Tấm này tương đương khối lượng chỉ khoảng tấm thép dầy 60mm. Nếu tính theo công thức xuyên giáp KE (1/15 tương đương thép cán), thì vào khoảng 0,37. Nhưng do hiệu quả phân tán năng lượng, nó giảm tốc đạn thanh xuyên tương đương 0,41, tăng 17%. Tác dụng lớn nhất của tấm này là nó tác động mạnh vào đạn thanh xuyên ở rất xa giáp chính, đủ thời gian để thanh xuyên đã nghiêng được một góc đáng kể, khi chạm mục tiêu, thanh xuyên không chọc thẳng vào nữa, mà gần như đập lưng vào. Với đạn HEAT, kể cả hai tầng và một tầng, thì hoàn toàn mất tác dụng. Tấm treo này hạn ché tác dụng bởi kích thước, nên chỉ bảo vệ được dốc trước xe T-55. Cao su nhan tạo Stryren có tác dụng truyền sóng nổ của thuốc nổ dẻo, ở đây tryền sóng chấn động phân tán năng lượng APFSDS. Với các xe khoẻ hơn, phương pháp BDD được làm vững chắc hơn, bao gồm nhiều lớp théo carbon cán, nhôm trước khi đến giáp chính bằng thép crom. Xe T-72B có tháp pháo làm theo công nghệ NERA, gồm nhiều lớp nhôm dầy và thép mỏng trước giáp chính. Xe T-62, T-90 cũng vậy. Ở xe T-90. hiệu quả chống HEAT của NERA đã đạt đúng tên của nó, cho phép bỏ ERA ở vùng dễ trúng đạn nhất trước tháp pháo, bảo vệ hoàn toàn bộ binh theo xe tranh những phát phản pháo ERA. Xe T-90 được thiết kế để làm nhiều nhiệm vụ hơn là dòng thiên đấu tăng T-80 và T-95.
    Công nghệ tách lớp ở đây là phát triển tiếp theo của BDD, hay nói cách khác, là công nghệ giáp trán giô sử dụng vật liệu mới đắt tiền. Người ta phân giáp ra từng lớp chống lại từng động tác xuyên giáp của các loại đạn. Đầu tiên là lớp gốm chịu nhiệt, chống lại luồng khí nóng của HEAT. Liền sau là lớp vật liệu tổng hợp gắn kết gốm, cho phép tạo hình giáp bằng gốm. Rồi đến lớp lưng gốm, tạo sức chịu đựng cho lớp gốm, tránh bị thổi bay bởi các chấn động của đạn nổ. Tiếp theo, là những lớp vật liệu có tỷ khối rất khác nhau, phân tán hướng và cường độ năng lượng của đạn thanh xuyên. Giống như công nghệ làm chất bán dẫn, người ta nghiên cữu kỹ càng các đặc tính của thanh xuyên khi đi qua các lớp tiếp giáp. Ngay từ ban đầu, lớp gốm cứng đã làm gẫy mũi nhọn của thanh xuyên. Mặc dù lớp gốm cứng mỏng bị phá huỷ liều sau đó, nhưng lớp kết nối không cho các hạt gốm vỡ rời đi, mà tiếp tục tham gia vào viêc phá huỷ một phần thanh xuyên đi qua nó. Thanh xuyên bị "sứt sẹo đầy mình" này liền gặp một lớp có tỷ khối lớn, thanh xuyên tạo thành một "vụ động đất", sóng chấn động lan ra sung quanh, rồi gặp lớp nhôm nhẹ và mềm, sóng của vụ động đất liền biến thành nhiệt tiêu mất. Đến khi gặp giáp chính thì thanh xuyên nham nhở lôi theo cả một đống đội hình hộ tống hoành tránh, không còn là mội mũi tên nhỏ sắc xuyên sâu nữa.
    Kỹ thuật phân lớp này được các máy tính lớn phát triển và thử nghiệm thực tế, rồi trang bị từ những năm 1960, Đến khi Liên Xô đổ, khoảng những năm 1995, từ con đường Ucraina, kỹ thuật này đã làm kinh hoàng phương Tây. Những năm đó, những hãng vũ khí lớn nhất thế giới liên tiếp đăng tải nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề mới lạ đối với họ. Đây là một vài sách vở xuất bản hồi đó. Những quyển này bi giờ cũng dễ kiếm, có thể liên lạc với nhóm Vasiliy Fofanov , Ucraina bằng email. Qua đó, những công thức toán phức tạp về phân lớp được trình bầy đầy đủ. Còn ở đây, ta hình dung ra việc giảm năng lượng của đầu đạn như cho sóng âm đi qua nhiều lớp vật liệu có tốc độ truyền âm khác nhau: không khí, bê tông, giáy....làm triệt tiêu âm thanh.Giống như hồi thế chiến, thành đứng của xe tăng phương Tây bị bắn vỡ vụn, người Phương Tây đã đặt ra phương án add on, tức là các tấm giáp thép cứng thay thế được trước tháp pháo, khắc phục thành đứng và thiếu ERA chống đạn thanh xuyên. Rõ ràng, đây là phương pháp tốn khối lượng nhất có thể nghĩ ra, vì các tấm thép rời có sức chịu đựng yếu hơn là trong hệ thống giáp phức hợp. Nhưng đây là phương pháp tiết kiệm, tổ lái này chết thì lôi xe về cho tổ lái khác ?????
    Soviet/Russian Armor and Artillery Design Practices: 1945 to Present.?o
    "Tankers Net?o with Sebastian Balos; Vasiliy Fofanov & Col. Mourakhovsky.
    Int.
    J. Impact Engng.; Int. J. Solids & Structures ; Int. J. Mech. Sci. ;
    Journal of Applied Physics; J. of Battlefield Technology and The Int. Symp. on Ballistics
    JANES ARMOR & ARTILLERY 1995/95
    Rheinmetall Handbook on Weaponry;
    THE TANK, Christopher Chant
    Principle Battle Tank
    Patent for Kontakt-5 armor
    International Defence Review by R.M. Ogorkiewiczs
    Sau đây là hiệu quả của giáp. Trước tiên là sơ đồ giáp. Đến nay, chúng ta mới chỉ xem qua phần giáp "ngu". Cùng với sự phát triển của đầu đạn HEAT, người Nga cũng phát triển đứng đầu thế giới về đầu đạn ATGM mang nó. Phương Tây trước đây đã cho rằng, đạn này sẽ hạ bệ vai chò bà chúa chiến trường của xe tăng, cũng như vị trí vô địch thiên hạ của Hồng Quân. Với ATGM, máy bay trực thăng vũ trang sẽ hạ tăng như kỵ binh gặp đại liên. Thế nhưng, chính người Nga, đã phát triển thứ giáp thông minh, bắn hạ HEAT cúng của Nga, giữ vững vai trò bà chúa chiến trường của xe tăng Nga. Sau khi xem xét hiệu quả cả giáp "ngu", chúng ta lại cưỡi ngựa xem hoa tiếp hệ thống phòng không cực nhỏ, nhậy. Đó là hệ thống bắn hạ đạn HEAT chống tăng, viết tắt là APS, giáp thông minh. Nếu như các loại giáp chỉ ngăn chặn đầu đạn ở khoảng cách vài cm, thì APS ngăn chặn HEAT ở tầm hàng chục mét, chỉ nhữnxg tên HEAT may mắn sống sót mới được BDD và ERA tiếp dón.
    Nào, xem xem, giáp xe tăng phát triểnt đến độ dầy mét rưỡi đây. (KE là thanh xuyên).
    [​IMG]
    A = Thân thấp
    B = Dốc trước
    C = trước xe
    D = trước sườn tháp pháo
    E = trên trước tháp pháo
    F =sau tháp pháo
    G = sau thân
    H = sườn thân
    J =khiên
    K = những vùng yếu
    L = góc trước tháp pháo
    M = sường tháp pháo
    Đọc về sự phát triển của giáp M1, nhà ta có thể thấy nguyên nhân làm nó cháy nhiều ở Iraq. Toàn bộ những nỗ lực phát triển M1 về giáp là học tập kỹ thuật giáp cứng của Nga để hoàn thiện tấm trước tháp pháo. Mục đích của điều này là để đối phó với một cuộc đấu tăng bằng sabót (KE, thanh xuyên, APFSDS) trên những bãi chiến trường của thế chiến.
    Có điều, Iraq không có xe tăng hiện đại để đại chiến, nên M1 mới cháy nhiều.
    Đây là những tin tức phân tích tình báo rất chính xác, chưa từng công bố. Số liệu được xây dựng từ một nhóm các nhà khoa học Nga, những ưu thế về am hiểu các loại giáp, vật liệu và máy tính. Tiếp theo được kiểm định qua các tin tức gián điệp cũng như các số liệu công khai. Cũng là những tin tức quan trọng nhất về giáp.
    Nhưng đây cũng chưa thể xây dựng nên những phương pháp chiến đấu hiệu quả được. Một số vấn dền về vùng K và vùng M rất đáng được bàn kỹ hơn.
    T-72A trần
    A = 190mm KE & HEAT
    B = 400mm KE & 480mm HEAT
    C = 70?"120mm KE & ~210?"260mm HEAT
    D = 180mm KE & 240mm HEAT
    E = 280?"290mm KE & 360?"370mm HEAT
    F = 80?"90mm KE & 130?"210mm HEAT
    G = 60mm KE & 300?"400mm HEAT
    H = 70?"120mm KE & ~210?"260mm
    J =270mm KE & 470mm HEAT
    K = 270mm KE & 450mm HEAT
    L = 390mm KE & 570mm HEAT
    M = 160mm KE & 200mm HEAT
    T-80B trần
    A = 230mm KE & 380mm HEAT
    B = 480mm KE & 540mm HEAT
    C = 70?"120mm KE & 210?"260mm HEAT
    D = 410mm KE & 510mm HEAT
    E = 290?"320mm KE & 340?"370mm HEAT.
    F =110?"140mm KE & 180?"270mm HEAT
    G = 60mm KE & 300?"400mm HEAT
    H = 70?"120mm KE & ~210?"260mm
    J =470mm KE & 540mm HEAT
    K = 370mm KE & 500mm HEAT
    L = 420mm KE & 500mm HEAT
    M = 260mm KE & 340mm HEAT
    T-80BV và ERA K-1
    A = 230mm KE & 380mm HEAT
    B = 500?"540mm KE & 670?"910mm HEAT
    C = 90?"120mm KE & 300?"410mm HEAT
    D = 410mm KE & 510mm HEAT
    E = 350?"390mm KE & 580?"850mm HEAT
    F =110?"140mm KE & 180?"270mm HEAT
    G = 60mm KE & 300?"400mm HEAT
    H = 70?"120mm KE & ~210?"260mm
    J =490?"530mm KE & 660?"900mm HEAT
    K = 390?"430mm KE & 620?"860mm
    L = 440?"480mm KE & 620?"860mm
    M = 260mm KE & 340mm HEAT
    T-72B
    A = 210mm KE & HEAT
    B = 500mm KE & 580mm HEAT
    C = 70?"120mm KE & 210?"260mm HEAT
    D = 410mm KE & 510mm HEAT
    E = 280?"290mm KE & 370?"410mm HEAT
    F =110?"140mm KE & 180?"270mm HEAT
    G = 60mm KE & 300?"400mm HEAT
    H = 70?"120mm KE & ~210?"260mm HEAT
    J = 470mm KE & 540mm HEAT
    K = 500mm KE & 520mm HEAT
    L = 470mm KE & 490mm HEAT
    M = 260mm KE & 340mm HEAT
    T-72BV & S với K-1
    A = 210mm KE & HEAT
    B = 520?"560mm KE & 670?"910mm HEAT
    C = 90?"120mm KE & 300?"410mm HEAT
    D = 460mm KE & 560?"760mm HEAT
    E = 350?"390mm KE & 580?"850mm HEAT.
    F =110?"140mm KE & 180?"270mm HEAT
    G = 60mm KE & 300?"400mm HEAT
    H = 70?"120mm KE &~ 210?"260mm HEAT
    J =480?"500mm KE & 600?"700mm HEAT
    K = 510?"530mm KE & 580?"720mm HEAT
    L = 490?"530mm KE & 620?"880mm HEAT
    M = 260mm KE & 340mm HEAT
    T-72B và ERA K5
    A = 240mm KE & 380mm HEAT
    B =670?"710mm KE & 990?"1070mm HEAT
    C = 90?"140mm KE & 510 ?" 560mm HEAT
    D = 420?"640mm KE & 680?"850mm HEAT
    E = 350?"390mm KE & 560?"940mm HEAT
    F =110?"140mm KE & 180?"270mm HEAT
    G = 60mm KE & 300?"400mm HEAT
    H = 70?"120mm KE &~ 210 ?" 260mm HEAT
    J =560?"580mm KE & 940?"1060mm HEAT
    K = 700?"740mm KE & 1040?"1120mm HEAT
    L = 650?"710mm KE & 1000?"1100mm HEAT
    M = 280mm KE & 340mm HEAT
    K-5 bao được khoảng 60%, khi không có K-5, sức chịu của T-90 bằng T-72 gắn K-1.

    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 16:11 ngày 07/04/2006
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    T-80U
    A = 210mm KE & HEAT B = 520mm KE & 570mm HEAT
    C = 70?"120mm KE & 210 ?" 260mm HEAT
    D = 400mm KE & 510mm HEAT
    E = 280?"290mm KE & 370?"410mm HEAT
    F =110?"140mm KE & 180?"270mm HEAT
    G = 60mm KE & 300?"400mm HEAT
    H = 70?"120mm KE &~ 210 ?" 260mm HEAT
    J =470mm KE & 730mm HEAT
    K = 490mm KE & 520mm HEAT
    L = 480mm KE & 640mm HEAT
    M = 260mm KE & 340mm HEAT
    T?"80UM?"1 có K?"5
    A = 240mm KE & 380mm HEAT
    B =680?"720mm KE & 960?"1040mm HEAT
    C = 90?"140mm KE & 510 ?" 560mm HEAT
    D = 420?"640mm KE & 680?"850mm HEAT
    E = 350?"390mm KE & 560?"940mm HEAT
    F =110?"140mm KE & 180?"270mm HEAT
    G = 60mm KE & 300?"400mm HEAT
    H = 70?"120mm KE &~ 210 ?" 260mm HEAT
    J =560?"580mm KE & 940?"1060mm HEAT
    K = 640?"660mm KE & 1080?"1120mm HEAT
    L = 660?"680mm KE & 1100?"1140mm HEAT
    M = 280mm KE & 340mm HEAT
    K-5 bao được khoảng 60%, khi không có K-5, sức chịu của T-80 bằng T-72 gắn K-1.
    T-84 Đây là xe tăng T-80U madein Ucraina.
    A = 240mm KE & 380mm HEAT
    B =680?"720mm KE & 960?"1040mm HEAT
    C = 90?"140mm KE & 510 ?" 560mm HEAT
    D = 420mm KE & 680mm HEAT
    E = 500?"670mm KE & 740?"1160mm HEAT
    F =110?"130mm KE & 270?"350mm HEAT
    G = 60mm KE & 300?"400mm HEAT
    H = 70?"120mm KE &~ 210 ?" 260mm HEAT
    J =620?"640mm KE & 940?"1060mm HEAT
    K = 740?"760mm KE & 1080?"1120mm HEAT
    L = 720?"740mm KE & 1040?"1080mm HEAT
    M = 280mm KE & 340mm HEAT
    T-2000/Black Eagle. Như đã trình bầy, thế mạnh của xe tăng Nga là tháp pháo tự động hoá và bớt dự trữ đạn, cho phép không gian trong xe nhỏ, đặc biệt không gian trong tháp pháo rất nhỏ và tròn đều. Không gian này tạo ra thế mạnh giáp chính rất dầy và nghiêng vững. Giáp vững cho phép các tank Nga nhỏ nhưng bao giờ cũng có đại bác lớn hơn cùng thời. Đến đời xe này, tháp pháo tự động hoá phát triển một bước nữa, hoàn toàn không có người. Điều này cho phép độ dầy, độ nghiêng của giáp và sức mạnh của súng tiến một bước nữa. Về giáp, xe thấp tịt (1,8mét), tháp pháo gần như cục sắt đặc. T-2000 và T-95 dược thiết kế để dùng đại bác nòng dài 9,2 mét, cỡ nòng 152mm, đường kính ngoài buồng nổ 600mm (tỷ số 61). Nhưng cũng như các bước đệm trước đây, hiện tại xe này dùng chung đạn với T-80 (mục đích thống nhất hậu cần, cho đến khi T-2000 có một số lượng áp đảo). Để so sánh, các thể loại xe tăng 4 người, 2 hoặc 3 người trên tháp pháo, nạp đạn thủ công, thì mơ ước còn dài. Kể từ IS, khi xe tăng Nga bỏ đi buồng đạn sau, chuyển dần sang băng đạn tròn, đến đây hoàn thành quá trình phát triển tháp pháo tự động hoá.
    Độ dầy (không kể nghiêng) xe T-2000 giống như T-90. Nhưng độ nghiêng tăng vọt khi xe hạ xuống còn 1m8. Giáp dốc trước thân xe dầy 235mm nghiêng 70 độ. Gồm 4 lớp. 3 lớp thép có độ cứng thay đổi và một lớp Steltexolite STEF. Với kết cấu này, dốc trước thân xe có độ chịu đựng tương đương 680mm dựng đướng với đạn APFSDS và 710mm với đạn HEAT. Khi trang bị Kontact-5 ERA, 830-880mm đạn thanh xuyên & 1110-1210mmHEAT. Với kết cấu gọn, ERA lấp đầy 100% diện tích trước thân và toàn bộ tháp pháo. Sức chịu của tháp pháo 580-630mm khi chioóng lại đạn thanh xuyên và 800-900mm đạn HEAT, khi có K-5 là 760-810mm thanh xuyên và 1200-1400mm HEAT. (so với thép cán thẳng đứng).
    A = 360mm KE & 480mm HEAT
    B = 830-880mm KE & 1110-1210mm
    HEAT
    C = 90-140mm KE & 510 ?" 560mm HEAT
    D = 420-640mm KE & 680-850mm HEAT
    E = 350-390mm KE & 560-940mm HEAT
    F =110-140mm KE & 180-270mm HEAT
    G = 60mm KE & 300-400mm HEAT
    H = 90-120mm KE &~ 210 ?" 260mm HEAT
    J = 700-740mm KE & 1060-1200mm HEAT
    K = 790-810mm KE & 1300-1400mm
    HEAT
    L = 760-780mm KE & 1200-1280mm HEAT
    M = 280mm KE & 340mm HEAT
    K-5 bao được 100%
    Challenger-1
    Đây là tăng có giáp rẻ tiền. Tháp pháo được đúc sau, đó bọc một lớp Chobham tiếp đến bên ngoài là một lớp thép cứng.
    A*** = 520mm KE & 710mm HEAT
    B = 550mm KE & 800mm HEAT
    C = 80mm KE & 470 ?" 490mm HEAT
    D = 550mm KE & 830?"1070mm HEAT
    E = N/A
    F =150mm KE & 500mm HEAT
    G = 100mm KE & 500mm HEAT
    H = 80mm KE &~ 470?"490mm HEAT
    J = 590mm KE & 1120mm HEAT
    K = 610mm KE & 1070mm HEAT
    L = 620mm KE & 970mm HEAT
    M = 220mm KE & 330?"380mm HEAT
    ***phần thấp thân ấn bản MK1, MK3 =520mm KE & 800-1000mm HEAT
    ***sườn thân ấn bản MK1, MK3 ~ 130mm KE & 820-840 mm HEAT
    Challenger-2 detailed armor estimation
    A = 590mm KE & 860mm HEAT
    B = 660mm KE & 1000mm HEAT
    C = 100mm KE & 470 - 490mm HEAT
    D = 550mm KE & 830-1070mm HEAT
    E = N/A
    F =140mm KE & 500mm HEAT
    G = 100mm KE & 500mm HEAT
    H = 100mm KE &~ 470-490mm HEAT
    J = 920mm KE & 1700mm HEAT
    K = 950mm KE & 1600mm HEAT
    L = 960mm KE & 1450mm HEAT
    M = 340mm KE & 520mm HEAT
    M-1A1
    Xe tăng thêm 4 tấn so mới M1. Khối lượng tăng thêm tập trung vào trước tháp pháo. Thiếu những tiến bộ về giáp và độ nghiêng như Nga, trước tháp pháo M1 thật sự là một khối đặc dầy từ 700-860mm. Hợp kim HY-120 dầy khoảng 100mm phía sau và bọc 62mm trước. Phần giữa mới được cải tiến gồm composite thép-oxit nhôm (92% ôxyd nhôm) và hai lớp cao su, tỷ khối trung bình 2,25. Kết hợp với góc nghiêng 30 độ, sức chịu đựng đạt được 390-400 thanh xuyên và 720-800 HEAT. Giáp dốc trước gần như vậy, và có thể thay đổi khi sử dụng thùng nhiên liệu ngăn và không ngăn.
    A = 430?"470mm KE & 570?"790mm HEAT
    B = 350?"490mm KE & 510?"800mm HEAT
    C = 160mm KE & 900mm HEAT
    D = 240mm KE & 440mm HEAT
    E = N/A
    F = 90mm KE & 410mm HEAT
    G = 100mm KE & 500mm HEAT
    H = 90mm KE & 680mm HEAT
    J = 440mm KE & 990mm HEAT
    K = 450mm KE & 920mm HEAT
    L = 440mm KE & 800mm HEAT
    M = 240mm KE & 440mm HEAT
    1.5.10.1 M-1A1(HA)
    Khối lượng tăng lên 6 tấn so với M1A1. Giáp tăng 20% khối lượng, đóng góp lớn nhất vào việc tăng là tấm DU trước tháp pháp dầy 4 Inch thay thế cho tấm lưng 100mm. Sức chịu đựng tăng lên 1,38 lần với tỷ lệ thép/DU trước tháp pháo là 1:1. Phương pháp chống đạn HEAT bằng sức chịu đựng trực tiếp với tấm giữa gồm một lớp composite 92%oxyd nhôm và hai lớp kevlar. 600mm KE và 960-1180 mm HEAT
    A = 580?"630mm KE & 800?"900mm HEAT
    B = 560?"590mm KE & 510?"800mm HEAT
    C = 160mm KE & 900mm HEAT
    D = 300mm KE & 480mm HEAT
    E = N/A
    F = 90mm KE & 410mm HEAT
    G = 100mm KE & 500mm HEAT
    H = 90mm KE & 680mm HEAT
    J = 670mm KE & 1320mm HEAT
    K = 680mm KE & 1230mm HEAT
    L = 660mm KE & 1080mm HEAT
    M = 300mm KE & 480mm HEAT
    M-1A1HC/M-1A2
    Khối lượng và độ dầy giáp trước tháp pháo như trên, nhưng tăng thêm một lớp DU nữa. nếu lớp DU này được tăng cường một lớp thép crom cứng đằng sau theo kiểu BDD Nga thì sức chịu dựng chung cvới đạn thanh xuyên sẽ tăng 1,5 lần. Thế nhưng người Mỹ chọn phương án tăng cường lớp gốm. Thêm một lớp phức hợp 100mm DU-SHS. Sức chịu đạt 790-800 KE 1180-1450 HEAT qua phân tích bằng máy tính. Các tài liệu công bố ghi 800mm tối đa với đạn thanh xuyên. Hợp lý. Đây là một ví dụ về bố trí giáp mà thiếu những bài toán phân lớp ưu việt của người Nga.
    A = 590-650mm KE & 800-970mm HEAT
    B = 560-590mm KE & 800-1050mm HEAT
    C = 160mm KE & 900mm HEAT
    D = 300mm KE & 480mm HEAT
    E = N/A
    F = 90mm KE & 410mm HEAT
    G = 100mm KE & 500mm HEAT
    H = 90mm KE & 680mm HEAT
    J = 880mm KE & 1620mm HEAT
    K = 900mm KE & 1500mm HEAT
    L = 880mm KE & 1310mm HEAT
    M = 300mm KE & 480mm HEAT
    M-1A2/SEP
    Nhanh chóng hiểu ra thiếu sót trên, người Mỹ thực hiện các cải tiến. Khối lượng và độ dầy giáp trước tháp pháo giữ như trên, nhưng bỏ đi một vài vùng mật độ thấp bằng sử dụng kim loại đắt giá titanium. Đồng thời với việc sử dụng thứ này trong các kết cấu khác ở vỏ xe. Cùng với việc học theo cách bố trí giáp phân lớp Nga, lúc này, phương pháp luyện titan Nga cũng bị chảy máu, làm titan ở phương Tây giảm giá thành. Tấm DU thứ ba với kết cấu DU-SHS được thay thế như tính toán của người Nga, cũng đạt hiệu quả như người Nga tính toán, tăng sức chịu đựng lên 55%. Đồng thời với việc thêm một lớp than chì chống phóng xạ và hoá học, tăng khối lượng giáp 5%. Cấu tạo BDD và NERA được thực hiện với tấm tỷ lệ 1/6 UO2 và cao su. Đây là xe tăng cải tiến giáp trước tháp pháo theo kiểu giáp Nga, nhưng tất nhiên không thể cải tiến hình dáng, với độ nghiêng 70 độ của Nga được.
    A = 590?"650mm KE & 800?"970mm HEAT
    B = 560?"590mm KE & 800?"1050mm HEAT
    C = 160mm KE & 900mm HEAT
    D = 350mm KE & 540mm HEAT
    E = N/A
    F = 90mm KE & 410mm HEAT
    G = 100mm KE & 500mm HEAT
    H = 90mm KE & 680mm HEAT
    J = 950mm KE & 1620mm HEAT
    K = 960mm KE & 1510mm HEAT
    L = 940mm KE & 1320mm HEAT
    M = 350mm KE & 540mm HEAT
    Đây là những cải tiến tiên tiến nhất của thân xe M1A2. Khả năng chịu đựng phát bắn tối đa của pháo nòng trơn 140mm XM291. Tuy cỡ pháo nhỏ hơn, nhưng những ưu việt về đạn thanh xuyên liều liền bù lại, đồng thời với việc đó, liều liền cho tuổi thọ nòng cao hơn khoảng gấp đôi xe tăng Nga. Như vậy, khả năng XM291 140mm trang bị trước pháo 152mm Nga trên T-2000 và T-95 là điều chắc chắn. Và một chuyện hiếm xảy ra, trong khoảng 2-3năm xung quanh năm 2010, pháo tăng Mỹ lần đầu tiên trội hơn Nga. Tuy nhiên, điều này chỉ tính riêng với đạn APFSDS, tốc độ bắn các loại đạn và khả năng dẫn bắn đạn HEAT tầm xa vẫn còn tụt hậu.
    Leopard 2A1?"A3
    Giáp của Leopard.
    Thế chiến, Nga và Đức đã cho ra đời xe tăng đúng nghĩa của nó, nối tiếp truyền thống này, xe tăng Leopard luôn giữ vị trí hàng đầu trong các loại xe tăng. Những cũng như hồi thế chiến, hậu duệ của King Tiger có nhiều bộ phận trên giáp thành đứng.
    Độ dầy của mặt trước và hai sườn tháp pháo vô địch thiên hạ: 1met ở hai bên góc, 1,3 mét vùng gần nòng và 700mm tấm chắn ngõng súng(khiên). Khiên được bảo vệ thêm bởi một tấm thép dầy 5cm ở xa, tiếp đến là khoảng trống 600mm và đệm lưng thép dầy 300mm. Thay đổi từ Leopard 2 đến Leopard 2A1 là độ dầy quanh tháp pháo tăng từ 270 đến 630mm.
    Không phải là thép đặc, giáp Đức từ giữa những năm 1970 gồm SHS, hợp kim nhôm, gốm. Giáp có khối lượng 2/3 là hợp kim nhôm, trong cùng. Tiếp đến là lớp SHS+composite 85% oxyd nhôm, cao su và thép ngoài. Tỷ khối 2,35, Giáp thân cấu tạo kiểu rỗng. Chiều dầy trong bình 210mm thép cán, từ Leopard1 đến 2, khối lượng giáp thân tăng 50%. Leopard 1A3 có lớp BNH dầy từ 250 đến 515 hàn cùng với thép cường độ cao có độ cứng gấp 3 lần.
    A = 350mm KE & 520mm HEAT
    B = 350mm KE & 520mm HEAT
    C =90?"100mm KE & 500mm HEAT
    D = 210mm KE & 290mm HEAT
    E = N/A
    F = 70?"90mm KE & 400mm HEAT
    G = 70mm KE & 400mm HEAT
    H = 60?"70mm KE & 370mm HEAT
    J = 590mm KE & 810mm HEAT
    K = 670mm KE & 1080mm HEAT*
    L = 570mm KE & 830mm HEAT
    M = 210mm KE & 290mm HEAT
    *) nách súng chỉ đạt 610mm KE. & 890mm HEAT
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 16:00 ngày 07/04/2006
  5. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Leopard 2A4
    Đây là thế hệ giáp thứ 2 sử dụng Chobham, như trên đã nói, trừ nước Anh nòng xoắn vô địch thì châu Âu đã dùng gốm từ rất lâu. Khối lượng và độ dầy tương đương thế hệ trên. Lúc này, người Đức sử dụng Chobham thé hệ 2, thứ composite này có thành phần oxyd nhôm cao, bằng của Nga (hay nói là gốm T-64 Nga cho nhanh), thay cho gốm 85% trước đây. Các kết cấu rỗng trong giáp thân được thay thế một phần bởi composite.
    A = 600mm KE & 710mm HEAT
    B = 600mm KE & 710mm HEAT
    C =130mm KE & 670mm HEAT
    D = 270mm KE & 420mm HEAT
    E = N/A
    F = 70?"90mm KE & 400mm HEAT
    G = 70mm KE & 400mm HEAT
    H = 60?"70mm KE & 370mm HEAT
    J = 590mm KE & 810mm HEAT
    K = 760mm KE & 1370mm HEAT*
    L = 650mm KE & 1050mm HEAT
    M = 210mm KE & 290mm HEAT
    *) gun sight area is 710mm KE. & 950mm HEAT
    Leopard 2A5
    Giáp tăng cường độ nghiêng. Bên ngoài lớp giáp tỷ khối thấp là tấm nghiêng ngoài góc 70 độ dầy 32mm. Tấm này làm bằng hợp kim rất cứng, sau đó là khoảng trống cao su, mục tiêu để đổi hướng làm nghiêng thanh xuyên. Sau khoảng trống, xe tăng sử dụng lớp gốm Chobham thế hệ thứ ba, thành phần oxyd nhôm đến 99% và kết dính đất hiếm đặc biệt Aramid Dyneema. Trong tháp pháo và trong dốc trước bổ sung một lớp Dyneema. Đặc biệt, tấm nghiêng thép cứng bên ngoài được thiết kế kiểu add on, tức là dễ dàng thay thế và thay đổi độ nghiêng. Điều này nhằm đối phó với những đạn HEAT, ATGM của Nga, cũng như DU của Anh Mỹ đang xuất hiện làm thay đổi nhanh chóng sức mạnh của đạn tăng. Có thể coi xe này như là T-80UM về vị trí phát triển. Nó là bước đệm cho ra đời Leopard 3, thứ xe được thiết kế để cạnh tranh với T-95 (cải tiến tiếp theo của T-80UM).
    Leopard 2A5
    A = 620mm KE & 750mm HEAT
    B = 620mm KE & 750mm HEAT
    C =190mm KE & 670mm HEAT
    D = 370mm KE & 660mm HEAT
    E = N/A
    F = 70?"90mm KE & 400mm HEAT
    G = 70mm KE & 400mm HEAT
    H = 170mm KE & 520mm HEAT
    J = 920mm KE & 2000mm HEAT
    K = 970mm KE & 2000mm HEAT*
    L = 860mm KE & 1720mm HEAT
    M = 290mm KE & 460mm HEAT
    Một vài vị trí, do đặc điểm độ nghiêng, tụt xuống còn 1300mm HEAT.
    Như vậy, chúng ta đã có đầy đủ thông tin về những thành phần chính của giáp tăng. Như đã nói từ đầu, còn một vẫn đề là vùng K và M. Chúng ta xem qua số liệu về những tăng trên, thấy rằng điểm của những vùng này của các tăng hiện đại dau T-80 có vẻ tương đương. Nhưng quay lại trang 4. Xe xét các bức ảnh đó, đặc biệt là trận đánh phía nam Bahdag, khi một đoàn M1A1 tách rời khỏi đội hình chung.
    Vấn đề là, M1 chỉ tăng cường được độ nghiêng và độ dầy của giáp tháp pháo ở phía trước. Với thể tích tháp pháo quá lớn, chiều cao tháp pháo đến hơn một mét, việc tăng cường độ dầy toàn bộ tháp pháo sẽ cần đến 20, 30 tấn thép. Do đó, M1 có thành hai bên và sau tháp pháo dựng đứng. Đặc biệt, ổ đỡ giữa thân và tháp rất lộ, thành một khe cao đến gần mét, chỗ nhỏ nhất cũng gần nửa mét. Chỗ này yếu, như trận đánh trên, trúng đạn B-41 cổ cũng dính. Tuy tổ lái thoát nạn, nhưng xe bốc cháy và bị phá huỷ hoàn toàn. Như vậy, điểm diện tích phần K là một trong những điểm quyết định đến khả năng sống sót của xe tăng.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 15:25 ngày 07/04/2006
  6. fitieu

    fitieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Bác Huyphuc này quá siêu !!! Lại có nhiệt tình với tăng Nga. Nói chung cho đến thời điểm này dân Nga luôn đứng đầu về tăng, trực thăng, và có thể là tàu ngầm nhỉ ?!
    Bác cho biết luôn nguyên tắc của mìn chống tăng, và cách tăng đối phó với mìn.
    Một câu hỏi ngớ ngẩn là: Hệ thống thông gió nội thất cho tăng hoạt động như thế nào? Người ta có thể khai thác gì ở cái "lỗ thoát khí " này để chống tăng , hay tiêu diệt lái tăng không?
  7. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Các bác nói rất đúng về xu thế tàng hình trên xe tăng. Đã từ lâu, xe tăng bắn bằng hệ thống dẫn bắn điện tử, do đó, làm mù hệ thống dẫn bắn đối phương trở thành một nhu cầu quyết định trong đối kháng. Đặc biệt với tầm bắn trên 2km, khi mà đạn HEAT và đạn ATGM hoàn toàn dẫn bắn điện tử.
    Trước khi đi vào các hệ thống điện tử trong tấn công và phòng thủ, chúng ta quay lại những đỉnh cao cuối cùng của thời Soviet. Trong những nỗ lực phát triển xe tằng đối kháng mạnh tiếp sau T-80, có 3 dự án đáng chú ý. Ba dự án này xuất phát từ ba trung tâm xe tăng truyền thống nhất của thế chiến. Đó là Leningrad quê hương của IS, Kharcov là quên hương của T-34, Nizny Tagil là nơi nhà máy chế tạo xe tank T-34 Kharcov sơ tán đến. Trong thời đỉnh cao Soviet, Leningrad là thành phố sản xuất và thiết kế những hệ thống điệnt ử và tên lửu mạnh cnhất cho xe cộ. Khảrcov là trung tâm công nghiệp chế tạo máy nặng, tham gia thiết kế chế tạo phát minh những kết cấu mới. Còn Nizny Tagil, từ khi nhà máy Kharcov chuyển về hồi chiến tranh, đã trở thành trung tâm cong nghiệp xe tăng tuyệt mật, nằm trong vùng luỵện kim mầu và cơ khí cao cấp lớn nhất thế giới lúc đó, vùng núi Ural.
    -----------------------------------
    Object 230
    Nơi phát triển: viện Spetzmash ở Leningrad, công trình sư N.S. Popov.
    trọng lượng: 50 tấn
    cao: 2000 mm
    tỏ lái: 2
    động cơ: 1800 turbine
    tốc độ tối đa trên đường: 95 km/h
    tốc độ tối đa địa hình: 60 km/h
    súng chính: 152 mm
    thử nghiệm thân xe lần đầu 1992
    Cả hai nhân viên xe ở trong một buồng làm việc kín giữa thân, hệ thống cung cấp dưỡng khí đủ cho 72 giờ. Hệ thống ngắm bắn bao gòm kính tiềm vọng quang học, camera quang và hồng ngoại, đèn chiếu hồng ngoại và đèn chiếu dẫn bắn hồng ngoại. Đo xa laser và đèn chiếu dẫn bắn laser. Mỗi nhân viên có 3 màn hình LCD trước mặt. Hệ động lực bao gồm động cơ phía trước xe, hệ treo thuỷ khí. Phần thân xe được thiết kế cho nhiều mục tiêu: MBT, pháo tự hành, trinh sát, hậu cần (cấp cứu và cung cấp), xe không người lái và xe phóng tên lửa chống tăng.
    Xe trinh sát Ladoga sau đó sử dụng thân xe này, đã sản xuất với số lượng hạn chế.
    ----------------------------
    Object 477 "Molot"
    nơi phát triển: nhà máy Kharkov KB
    khối lượng: 50 tấn
    tổ lái : 3
    động cơ : 1500 hp Diesel 6TD
    tốc dộ tối đa trên đường, địa hình : 75 km/h, 50 km/h
    Lực ép 800g/1cm2.
    Súng chính, phụ : 152 mm 2A83, 7,62mm.
    Đây là chương trình đầu tiên về tăng thế hệ mới với hệ thống tự động hoá cao độ, bắt đầu 1981, đã qua thử nghiệm chiến thuật. Bản vẽ hoàn thành năm 1984, bản vẽ vật liệu năm 1984 và xe đầu tiên thử nghiệm năm 1987. Chương trình chứng tỏ những thành công được chuyển đến Nga và thử nghiệm tiếp tục trong những năm 1990. Hệ thống quan sát cảnh giới tự động gồm TV, camera hồng ngoại, radar bước sóng cực ngắn với antena đặt trên nóc xe. Tháp pháo hoàn toàn tự động hoá không người, ba nhân viên ngồi trong thân xe . Xe có tốc độ bắn cực cao 14 phát phút. 3 băng đạn, băng dầu 10 viên và hai băng 12 viên. Xe sau này được phương Tây copy trở thành xe tăng thử nghiệm FST-2 đầu thập kỷ 1990.
    -------------------------------------
    Object 195 "T-95"
    Nơi phát triển: nhà máy Uralvagonzavod (UVZ) tại Nizny Tagil, công trình sư V. Potkin
    khối lượng: 50 tons
    cao: 1800 mm
    tổ lái: 3
    động cơ: 1500 hp Diesel/2000 hp gas turbine
    tốc độ trê đường và địa hình : 100 km/h 50 km/h
    lục ép mặt đường: 0.9 kg/m2
    súng chính: 152 mm 36 đạn. 7,62mm đồng trục, không súng cảnh giới (phòng không).
    các hệ thống tự vệ điện tử Shtora-1, Drodz-2 hoặc Arena
    Giáp hấp thụ radar và tránh phát xạ hồng ngoại, Relikt là ERA lớp sau của Kontact, được kích nổ bởi cảm nhận điện tử trước khi đạn chạm vào giáp. Đây có thể coi là loại radar đặc biệt cực nhậy. Arena có antena nhiều phàna đặt trên nóc xe, phát hiện và bắn hạ tên lửa chống tăng ở tầm 50 và 25 mét, chống được tên lửa tốc độ 800m/s, chống tên lửa đến từ mọi hướng, cả trên cao xuống. Đặc biệt, Arena-E sử dụng phương pháp bắn chùm bi sắt từ trên cao hướng xuống đất, phá huỷ tên lửa mà ít ảnh hưởng tới bộ binh đi kèm. Hệ thống tự vệ điện tử được thử nghiệm ở quân khu Leningrad trên xe T-72 và T-90 trước khi được trang bị cho T-95.
    Các hệ thống ngắm bắn quang, hồng ngoại, radar, laser kết hợp bởi máy tính điện tử. Ba kính tiềm vọng kết hợp 3 camera quang trên tháp pháo cho mỗi nhân viên. Một hệ thống tự tìm kiếm mục tiêu hồng ngoại tăng cường tính cảnh giới.
    Hệ thống nạp đạn hoàn toàn mới, băng đạn tròn đều. Hệ thống nạp đạn tự động với hai tay thuỷ lực và hai băng đạn tròn đều rời nhau (một cho liều và một cho đầu đạn, xếp chồng lên nhau), cho phép bắn đạn có liều chọn lựa thích hợp, khắc phục hoàn toàn nhược điểm hạn chế đạn APFSDS của liều rời (liều được sản xuất cho đầu đạn như là liều liền).
    Hệ thống động lực đến nay vẫn độc nhất vô nhị, với hệ thống truyền động đến nay vẫn bí mật, làm xe ít tiếng ồn nhất tren các tank Nga. Xe chạy hoàn toàn êm với hệ thống treo mới và truyền động vô cấp điều khiển điện tử. Giống như là xe máy gas ngày nay, nhưng công suất máy và hệ số truyền động của hộp số vô cấp điều khiển tự động bằng máy tính thông qua hệ đo đạc điều khiển điện tử. Ngoài việ vận hành êm, xe hết sức tiết kiệm nhiên liệu vì ưu thế này.
    được phát triển bắt đầu 1989, với đồ dùng cao cấp "high-end", cùng với Object 640 dùng đồ "middle-end"-hàng tầm tầm. (sau này, hai xe trở thành T-95 và T-2000, được lựa chọn làm thế hệ tăng mới, thay thế T-80 và T-90). Xe bắt đầu chạy năm 1994, nhưng những biến độ chính trị dẫn đến thử nghiệm 1997 và bắt đầu sản xuất 2001, trong kế hoạch hạn chế đến năm 2007. Tháp pháo hoàn toàn tự động hoá không người. Toàn bộ xe tự động hoá cao độ, kể cả việc tự kiểm tra.
    Ba nhân viên làm việc trong buồng kín 4 chỗ ngồi. Nhân viên đi vào xe từ phía sau, hết sức an toàn. Chỗ ngồi thứ tư cho cán bộ chỉ huy cấp tiểu đoàn hoặc nhân viên sử dụng vũ khí đặc biệt.
    Đây là xe tăng tốt nhất thế giới hiện nay. Chỉ những xe tăng FMBT trong mơ ước của Mỹ (kế hoạch sau năm 2015) mới may ra đủ sức chống lại nó.
    ----------------------------------------
    Người ta hay nhầm T-2000 và T-95. Thật ra, T-2000 nối tiếp dòng T-34, những xe tăng rẻ hơn, đa năng hơn. So với T-95, xe có thêm phần sau tháp pháo cho những ững dụng đa dạng: phòng không, chống bộ binh, giản phóng tên lửa đối đất hạng nặng(dùng chống lo cốt lớn) hay tên lửa chống tăng.
    Object 640 "Black Eagle"
    Nói thiết kế: Viện nghiên cứu xe (Transmash) tại Omsk .Công trình sư Alexander Morozov.
    Trọng lượng 48 tấn.
    tổ lái: 3
    động cơ: 1200 hp Diesel/1500 hp gas turbine
    Tốc độ tối đa trên đường và địa hình 75 và 50. Lực ép đất 0,9kg/cm.
    Súng chính 125 mm 2A46M hoặc 152 mm Đạn 40 viên .
    Súng đồng trục 7,62mm súng nóc 12,7mm.
    Hệ thống điện tử tự vệ Shtora-1, Drodz-2 hoặc Arena-E . Sử dụng ERA Kontact.
    Xe được báo giới biết dến công khai lầm đầu năm 1997. Còn năm 1994, phần vũ khí và tháp pháo được che bởi mạng. Phần thân xe được cải tiến từ T-80UM2 với tháp pháo mô hình cỡ như thật với mối xích 6 bánh , trong khi phần tháp pháo được phát triển riêng. mang một phần đặc điểm giáp trước của T-80, súng và băng đạn T-95 thêm phần đuối tháp pháo. Năm 1998, thân xe mới với 7 bánh xuất hiện và trình bầy năm 1999 trước báo giới tại Omsk. Thiết bị điện tử nội thất tiết kiệm hơn T-95. Tổ lái 3 người ngồi trong trước thân xe. Xạ thủ có kính ngắm quang học song song camera quang cùng laser (cả đo xa và dẫn bắn). Trưởng xe có camera và kính ngắm quang, camera hồng noại toàn cảnh, đèn chiếu hồng ngoại. 120 độ trước tháp pháo được ERA bảo vệ. Bang đạn tròn, tự động chuyển đạn từ ngăn dự trứ lên băng, tốc độ băn 10-12 phát phút. Hệ thống treo thuỷ khí giống T-80UM nhưngb xích rộng hơn. Có thể xuất khẩu, tháp pháo được thiết kế theo yêu cầu, dựa trên phần đuôi tháp pháo rất dễ trang bị thiết bị khác nhau. Phần này gồm hai ổ tròn.
    Đây là T-95:
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
  8. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Bác mimosaunreal, bác fitieu cùng đề cập đến những vấn đề tiên tiến nhất của xe tăng. Vấn đề giáp đối kháng của xe tăng M1 đã được bác gulfoil đề cập. Phải nói là kể từ T-90 M1A2 về trước, giáp trước tháp pháo và súng bắn đạn APFSDS của M1A2 tốt hàng đầu thế giới.
    Trích từ bài của tenno viết lúc 14:58 ngày 23/03/2006:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Hình như em thấy bảo pháo M256 của M1 ko mạnh bằng L55 của Leopard ?

    Câu hỏi này, bác gulfoil bảo dể sau, xin phép đại ca gulfoil em tham gia tí. Trên HP nói về ưu việt của súng M1A2, đó là nói về súng XM-291. Súng này được sản xuất ở một số cỡ nòng, trong đó, đỉnh cao giới hạn là 140mm. Còn hiện nay, M1A1 sử dụng XM-256 120mm. Cả hai loại súng trên đều là tên Mỹ của súng xe tăng Leopard. Trong đó khẩu L-55 là XM-291. Xe tăng Leopars cùng với xe tăng T Nga là những loại xe tăng vinh quang và tốt nhất thế giới, chúng là hậu duệ của các loại T-34, IS-2, Tiger danh tiếng hồi thế chiến. Ở Tây Ban Nha, Lên Xô và Đức không hẹn mà đến đó đấu một trận thử sức. Chính trận đấu này đã đặt ra vai trò của một loại xe đấu tăng chống cơ giới, thay thế và tiêu diệt các loại thiết giáp chống bộ binh và pháo tự hành chống công sự. Kết quả của nhu cầu này là các xe Tiger (từ Panther III trở đi) và KV-1, T-34. (KV-1 được chế tạo ở Lêningrad, sau được gọi là IS-1).
    Định nghĩa xe tăng rất đắt của hai nước có thể tóm tắt ở 3 điểm
    -xe quyết định của chiến trường trên bộ, bắn đạn xuyên thiết giáp hạng nặng và chống lại đạn xuyên giáp.
    -Được thiết kế để có độ cơ động cao, quan sát và ngắm bắn thuận tiện, tin cậy.
    -Được tổ chức thiết kế và chế tạo với số lượng khổng lồ trong thời gian ngắn, ít dùng nguyên liệu hiếm.
    Xe tăng Mỹ và các nước khác không thể tốt được như hai loại trên, do không bao giờ có cơ hội thuyết phục được các thế lực kính tế và quốc phòng, chính trị và quân sự ba đặc điểm trên. Điều đó dẫn đến không thiết kế và chế tạo xe tăng đúng cách. Nhìn vào bảng hiệu quả giáp đã trình bầy, có thể thấy những đặc điểm cơ bản cần phấn đấu thoản mãn ba yêu cầu trên:
    -1. súng mạnh có tốc độ bắn cao, tầm xa xuyuên khoẻ và chính xác.
    -2. Thân xe thấp nhỏ chắc, hệ động lực mạnh. Thấp nhỏ chắc để ít trúng đạn và có súng lớn
    -3. Giáp rất nghiêng và dầy ở phía trước.
    Đặc điểm -2 giữa là đặc điểm mấu chốt. Thân xe thấp nhỏ chắc xe có giáp nghiêng, dầy và chắc. Giáp chắc sẽ có súng lớn. Điểm mấu chốt để có thân xe thấp nhỏ chắc là tận dụng hiệu quả không gian bên trong, làm thể tích của nó đều gọn và nhỏ. Không gian sử dụng hiệu quả bởi mấu chốt là hệ thống cơ khí tự động hoá. Xe M1Ax dù cải tiến thế nào cũng là xe 4 người, cần một tháp pháo rất rộng bên trong, đó là điểm sai về chiến lược phát triển của M1. Do đó, các xe tăng T của Nga và Leopard của Đức dù ít tiền hơn vẫn chiếm ưu thế. Ngoài ra, ưu thế còn đạt được bởi các bí quyết thiết kế và chế tạo. Dù các nước có mua license và tự chế tạo, cúng không bao giờ có bí quyết thiết kế thử nghiệm, để cho ra đời xe tăng tốt.
    Thế nhưng, các phương tiện điện tử hiện đại tấn công xe tăng bằng nhiều cách, đặt ra các vẫn đền tàng hình, chống các loại vũ khí đa dạng, trở nên quan trọng cũng như thiết giáp liên hợp và đại bác nòng trơn.
    Mìn chống tăng rất khó chống. Trong chiến tranh Việt Nam, du kích Củ Chi đã chế ra một loại mìn cực hiệu quả, có thể coi là mìn tàng hình. Mìn được làm từ khối thuốc nổ TNT hay tạp nham đúc trong vật liệu phi kim (đơn giản như cái nồi đất hay thùng gỗ lót nến). Mìn có cây gậy cắm vào thuốc, xe đi qua gạt đổ cây gậy, gây cháy bột thuỷ tính, kích nổ mìn. Các phươpng pháp phát hiện mìn phi kim loại rất chậm và không tin cậy, khó có thể áp dụng khi tấn công. Mìn này khó có khả năng xuyên được giáp tăng, nhưng có thể làm đứt xích, lật đổ tăng hoặc giết toàn bộ tổ lái bằng chấn động. Mìn này đã được Paletstin áp dụng diệt xe bọc thép chở quân Do Thái (cải tiến từ T-34).
    Dân Iraq ngày nay cũng bắt chước, vẫn đề mìn vẫn rất nan giải với Mỹ. Không chỉ sử dụng mìn Củ Chi, Iraq còn dùng các kiểu đánh mìn ven đường cũng rất hiệu quả.
    Còn mìn chống tăng chuyên nghiệp khá khó chế tạo, chúng ta sẽ quay trở lại sau, cùng với các thiết bị phá mìn, cày mìn....
    Còn để cho liền mạch, chúng ta quan sát các phương tiên đối kháng điện tử của xe tăng hiện đại. Các hệ thống tàng hình, dẫn bắn có radar, dẫn bắn tên lửa, chống tên lửa và đầu đạn. Thực ra, mìn chống tăng rất dễ vượt qua trong một trận đánh, nó chỉ trở nên nguy hiểm khi không biết lúc nào là trận đánh, đâu là bãi chiến trường và ai là địch.
    Còn khi biết rõ những thứ đó, bắn đạn xuyên thiết giáp hạng nặng ở tầm xa, trong mọi thời tiết, chính xác là quyết định để diệt địch. Trên 2km, đạn APFSDS hết tác dụng, lúc này chỉ còn hệ dẫn bắn điện tử bắn các loại đạn HEAT còn tác dụng. Vậy là làm mù hệ thống điện tử đối phương là quyết định để sống sót. Hay là, HEAT và điện tử là quyết định trong đối kháng.
    Việc phân tích đại chiến cũng làm sáng tỏ vài điều trong chiến tranh du kích, góp phần làm rõ nguyên nhân tại sao những xe tăng hiện đại nhất thế giới bị du kích hạ.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 19:36 ngày 07/04/2006
  9. 313230

    313230 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Bác huyphuc ơi, bác viết bài dài khó đọc quá
    Học thuyết quân sự của Mĩ khác mà, họ ở cách biển nên có lo đấu tank với Nga đâu, họ dựa và không quân là chính cho nên so sánh tank Mĩ với Nga cũng hơi khiên cưỡng, giống như so sánh chông tre với M16 vậy, một bên là tự vệ, một bên là tấn công, miễn hiệu quả đạt mục đích là được.
    Em thấy bác cứ ca ngợi tên lửa bắn bằng súng chính chứ công nghệ này có gì đâu? Từ đời đầu MBT 70 của Mĩ+Đức đã có rồi nhưng họ không dùng mà. Công nghệ tên lửa của Mĩ đâu có kém, tên lửa của họ vẫn dùng trên máy bay diệt tăng vẫn tốt nên họ cần gì dùng trên xe tăng.
    Tên lửa cũng có nhiều hạn chế chứ, dễ bắn chặn. Mà khả năng chống nhiệt bao giờ cũng gấp 1,5 lần chống lại động năng, main gun có 120 mm thì độ xuyên của đầu đạn shape charge cũng hạn chế, nên em nghĩ đạn sabot vẫn có tương lai chứ? Thích dùng tên lửa thì bỏ luôn pháo chính đi làm mấy con corba hay Mi tên lửa + chain gun có phải đơn giản không?
  10. Khosovo

    Khosovo Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    21

Chia sẻ trang này