1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÁI TÔI TRONG THƠ CỦA CÁC BẠN...!

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi Y_D_D, 01/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Y_D_D

    Y_D_D Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2002
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    CÁI TÔI TRONG THƠ CỦA CÁC BẠN...!

    Nhiều người nói rằng thơ buồn thường hay: Nỗi buồn trong thơ tình yêu lại càng dễ chinh phục, tìm được sự đồng cảm, cảm thông, chia sẻ của người đọc. Rồi những nỗi buồn, sự mất mát trong cuộc sống cái tôi giác giả... ở một khía cạnh, tôi cũng đồng ý phần nào với điều đó. Song, vấn đề đặt ra ở đây là vì sao các tác giả thơ, nhà thơ giờ đây ít viết về cái ta cuộc sống thế, về những mảnh đời người khác còn chịu nhiều hắt hủi của số phận, lầm than trong xã hội. "Thơ là người thư ký trung thành của mọi thời đại". Thơ những năm gần đây ít xuất hiện những nhân vật: cậu bé đánh giầy, cụ già ăn xin, người khuyết tật... Vì thế mà thấy quý biết nhường nào khi đọc những vần thơ những năm đầu thời kỳ đổi mới như: Không nhà của Nguyễn Thái Sơn:

    Sống bụi bao người như rác bụi
    Sớm nhặt ve chai tối hát rong

    ...

    Tạnh ráo đã đành lúc nắng mưa?
    Gió hanh, gió chướng lại gió mùa
    Trẻ như phong giật già trở tính
    Giỗ tết đặt đâu bát hương thờ?.

    Kiếp phận con người sao mà mong manh, ảm đạm. Xã hội với bao xô bồ, phức tạp. Biết bao con người hàng ngày khoác lên mình cuộc sống bần hàn nghiệt ngã. Những con người lang thang cơ nhỡ, không nơi nương tựa, ngay đến một mái nhà lúc nắng lúc mưa cũng không? Hay:

    Tôi ăn cả tàn hương vào bụng
    Liệu ai ở nhà tôi chết có được một nắm cơm to trắng thế này trên mả không?

    (Đứa trẻ thả diều trên cánh đồng và vắt cơm cúng mả mới - Trần Vàng Sao)

    Cái sự nghèo đói còn luồn lách vào bao cuộc đời để đến nỗi có một đứa trẻ thả diều trên cánh đồng vì đói mà phải rình rập ăn "vắt cơm cúng mả mới".

    Những bàn chân băm bổ
    Những bước chân tất tưởi
    Lếch thếch gánh gồng
    Xe bò lầm lũi
    Những con người vất vưởng giữa những con người
    Sống dưới gầm cầu chung với loài dơi

    (Những người sống dưới gầm cầu - Định Hải).

    Xót xa hơn, một thầy giáo vì nghèo túng mà phải đi bán sách cũ - những cuốn sách mà trước đây thầy từng nâng niu trân trọng vô cùng:

    Phút thầy trò vừa nhận ra nhau
    Đôi tay trần trót rơi chồng sách cũ
    Giữa quán sách nghèo bán mua lặng lẽ
    Mười năm xa gặp lại hững hờ.

    (Gặp thầy giáo cũ đi bán sách cũ - Nguyễn Thái Vận).

    Những mảng màu trong tổng thể bức tranh về cuộc sống được tạo nên bởi những ngôn từ thơ ca đầy tính nhân bản. Thơ phát khởi trong lòng người ra" (Lê Quý Đôn). Phải có một tâm hồn yêu thương đồng loại, mà cụ thể là những con người nhỏ bé biết bao nhà thơ mới viết nên những vần thơ đầy tính nhân bản ấy. Chỉ có những trái tim đá sỏi hoặc thờ ơ mới không chạnh lòng, không "thiện" hơn sau khi đọc những vần thơ đó. Và thơ đã thành công. Thơ là cuộc sống. Mỗi một con người trong thơ là một thành viên của xã hội. Thơ sẻ chia, cảm thông với những con người thiệt thòi. Thơ nâng niu, an ủi họ. Thơ gợi cho mỗi người cần phải có trái tim yêu thương hơn đối với đồng loại. Thơ chẳng cần cái kiểu "tận đẩu tận đâu".

    Trở lại với thời gian gần đây, cái tôi nhà thơ ít có sự phân thân thành nhiều dạng thức cái tôi khác. "Tầm vóc xã hội của nhà thơ có lớn, có cao hay không là ở chỗ hình tượng thơ của anh có cao lớn hay không. Hình tượng đó phải là bóng dáng con người thời đại. Tâm trạng thơ có điển hình hay không là ở chỗ bài thơ có nói hộ cho người khác không" - lời một nhà lý luận văn học. Còn nói như Eluard thì: "Đã đến thời tất cả các nhà thơ có quyền và có bổn phận chủ trương rằng họ hoà mình sâu xa vào đời của người khác, vào cuộc sống chung"
    ---------------------

    VÀI LỜI MẠN ĐÀM ,MONG CÁC NHÀ THƠ CỦA CHÚNG TA CHỈ GIÁO THÊM CHO....ĐỂ CHO TOPIC NÀY NGÀY CÀNG XỨNG ĐÁNG VỚI TẦM CỠ CỦA NÓ HƠN NỮA......!

    Em van con song giua mot trai tim

Chia sẻ trang này