1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm cúm ... SARS , dịch cúm- viêm phổi cấp H5N1 ở Việt Nam ....

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi ndungtuan, 15/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
  2. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
  3. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
  4. kelangthangchieuthu7

    kelangthangchieuthu7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người,
    Trong thời gian, cúm gia cầm đang diễn ra phức tạp này. Tôi muốn mua một ít thuốc tamiflu. Nếu ai biết thông tin nhiều về thuốc này: nơi bán, nhà phân phối, nhà sản xuất...thì mách giúp tôi càng sớm càng tốt.
    Các bạn có thể trao đổi chi tiết với tôi qua địa chỉ: ltbinh@vasc.com.vn hoặc ĐT: 0983 650 663.
    Trân trọng và hy vọng mọi người chia sẻ thông tin.
    Được kelangthangchieuthu7 sửa chữa / chuyển vào 17:26 ngày 30/10/2005
  5. bigminh

    bigminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Liên hệ văn phòng đại diện công ty Roche, 35 Nguyễn Huệ Q.1 Tp.HCM 8216141, không nhớ số VP phía Bắc.
    Chúc như ý
  6. hatrangg

    hatrangg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2003
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể liên hệ theo số điện thoại sau: 08 8408434
  7. codongiuadoi

    codongiuadoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn đã phán đoán như vậy trong cuộc họp chiều 2/11 về phòng chống cúm gia cầm. Theo ông, ở Việt Nam, sự tiếp xúc nhiều giữa người và gia cầm cũng như các động vật khác đã đẩy nguy cơ xuất hiện chủng cúm mới lên rất cao.
    Theo ông Huấn, thế giới đang bất lực trong việc ngăn chặn nguồn lây H5N1 từ chim di cư. Các loài chim đã mang virus cúm gia cầm từ nước này sang nước khác và chỉ trong vòng 2 tháng qua, tại hầu hết các châu lục đều đã phát hiện gia cầm nhiễm H5N1. Nếu virus H5N1 từ chim di cư kết hợp với virus trong các loài gia cầm thì rất có thể một chủng mới sẽ xuất hiện, dễ lây hơn và vì thế cũng tàn khốc hơn. Việt Nam không chỉ là nơi phát hiện nhiều người và gia cầm nhiễm cúm mà còn yếu kém trong việc kiểm soát các nguồn lây. Vì vậy, Thứ trưởng Huấn cho rằng nếu đại dịch xảy ra, Việt Nam sẽ là điểm đầu tiên và cũng là điểm nóng.
    "Chúng ta bất lực trong việc ngăn chặn cúm từ chim di cư, nhưng việc ngăn chặn H5N1 lây lan từ gia cầm là có thể làm được. Một ổ dịch nhỏ xuất hiện nếu biết dập tắt ngay thì đại dịch sẽ không xảy ra, tuy nhiên với tình trạng hiện nay thì điều này thật khó khăn. Tình hình vận chuyển gia cầm từ vùng dịch sang vùng không có dịch, buôn bán, sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc, ăn tiết canh... vẫn phổ biến như hồi chưa có dịch" - ông Huấn lo lắng - "Bộ Y tế đã đề nghị Chính phủ cấm nhập khẩu chim cảnh, vận chuyển buôn bán, sử dụng gia cầm bệnh, nhưng ai thực hiện lệnh cấm này nếu không phải là người dân? Khi họ chưa ý thức được nguy cơ và tự giác thực hiện thì cơ quan quản lý cũng khó tạo ra sự thay đổi".
    Vì vậy, Bộ Y tế xác định điều quan trọng hiện nay là đưa được thông tin về dịch bệnh đến được với từng gia đình, từng thôn xóm. Cùng ý kiến trên, ông Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho rằng việc nâng cao năng lực phòng chống dịch phải được tập trung cho người dân và cán bộ cấp cơ sở chứ không phải cho tuyến trên. Vì chính tại các chuồng trại nhỏ lẻ của hộ gia đình, dịch bệnh sẽ xuất hiện, và việc dập tắt nó cũng tùy thuộc chủ yếu vào sự nhanh nhạy của người dân và cán bộ y tế, chính quyền địa phương.
    Để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm H5N1, ông Trịnh Quân Huấn khuyến cáo người dân không nên ăn thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm trong thời điểm hiện nay, đồng thời hạn chế tối đa việc tiếp xúc với chúng. Hiện các nhà khoa học chưa xác định được cơ chế lây truyền của virus H5N1 từ gia cầm sang người (qua đường tiêu hóa hay hô hấp, có qua vật trung gian hay không...). Mặt khác, bằng cảm quan thông thường, không thể biết được một con gia cầm có nhiễm H5N1 hay không. Các xét nghiệm cho thấy, rất nhiều gà, ngan, vịt có bề ngoài khỏe mạnh nhưng vẫn mang virus này.
    Về việc sản xuất thuốc Tamiflu tại Việt Nam, Bộ Y tế đang đàm phán với hãng Roche về việc cho phép sản xuất nhượng quyền loại thuốc này. Nếu Roche không đồng ý, Bộ sẽ xem xét khả năng phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới và một số nước để mua nguyên liệu làm thuốc. Ông Huấn cho biết, Tamiflu được sử dụng chủ yếu ở dạng viên nang, rất nhiều công ty dược ở Việt Nam đã sản xuất được dạng bào chế này. Vì vậy, điều quan trọng bây giờ là tìm được nguồn nguyên liệu.
    Theo Tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, nếu đại dịch xảy ra thì chúng ta không có thuốc gì để bảo vệ ngoài Tamiflu, nhưng thuốc này không tiêu diệt được H5N1 mà chỉ ức chế sự nhân lên của virus và ngăn nó bám vào các tế bào. Vì vậy, thuốc chỉ có tác dụng trong 1-2 ngày đầu nhiễm bệnh. Nếu để lâu, virus đã sinh sôi này nở nhiều và gây hại thì Tamiflu không còn tác dụng nữa. Tuy nhiên, tác dụng này cũng chỉ mới được chứng minh trong phòng thí nghiệm chứ chưa được khẳng định trên lâm sàng. Hiện nay, cả thế giới chỉ mới có 122 bệnh nhân H5N1 nên chưa đủ để kết luận. Trong số đó, có 91 bệnh nhân ở Việt Nam với tỷ lệ tử vong lên đến 45%. Hầu hết bệnh nhân được phát hiện ở Việt Nam đều được cho dùng Tamiflu nhưng chỉ những người mới nhiễm, triệu chứng nhẹ mới có tiến triển tốt, và cũng không chắc là do tác dụng của thuốc này.
    "Hội nghị về cúm ở Canada mà tôi vừa tham dự đã đánh giá, năng lực sản xuất thuốc và văcxin H5N1 hiện rất yếu. Kết quả thử nghiệm văcxin cúm A trên người ở Mỹ đã cho thấy, chế phẩm có thể làm tăng kháng thể chống lại H5N1, tuy nhiên mỗi người phải tiêm đến 2 liều. Điều này càng làm giảm khả năng đáp ứng khi đại dịch xảy ra" - ông Hiển nói.
    Trong khi đó, các chuyên gia trên thế giới đã cho rằng, khả năng xảy ra đại dịch cúm trong năm nay hoặc một vài năm tới đã gần như chắc chắn. Chu kỳ dịch cúm thường là 20-30 năm. Trong thế kỷ qua đã có 3 trận dịch lớn vào các năm 1918, 1958 và 1968. Như vậy, đã 37 năm nay đại dịch cúm chưa hề xuất hiện. Sự trở lại của "cơn hồng thủy" bệnh cúm lần này được cho là đi cùng với sự xuất hiện của một chủng virus mới dễ dàng lây từ người sang người, và điều đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong tương lai gần.
    Như mọi người thấy,đại dịch chắc chắn sẽ xảy ra.Vậy mà chúng ta bây giờ khá là bình thản,khi tôi viết những dòng này 1 người bạn đã nói tôi "lo bò trắng răng",quả thật giờ đây tôi rất lo sợ,lo cho người thân và bạn bè mình nữa.Ai dám đảm bảo mình sẽ may mắn ko rơi vào 1% đó.
    Lập lên topic này tôi mong mọi người cùng chia sẻ những kiến thức,như triệu chứng của bệnh,khi biết mình "bị" thì phải làm như thế nào,cách phòng tránh ra sao,khi xảy ra đại dịch thì điều gì nên hay ko nên làm...Những kiến thức như vậy là rất hữu ích,mong mọi người cùng đóng góp.
  8. lyquochuy

    lyquochuy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    472
    Đã được thích:
    0
    Trước hết hãy vận động mọi người ko tiêu thụ các sản phẩm gà vịt nữa. Hiện tại tiết canh ngan vịt vẫn nhiều người ăn mà không sợ, ***g gà chở đầy đường vô tư, dừng ở ngã tư các bác đứng sauchắc hít phải khối thứ.
    Âu Mỹ lo cuống cuồng, ta thì bình chân như vại.
    Tóm lại ăn uống sạch sẽ, chân tay rửa ráy thường xuyên...
  9. mercury562006

    mercury562006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Đây là một vấn đề rất nóng hổi hiện nay. Trên mọi phương tiện thông tin đại chúng đều đề cập đến. Với bản thân tôi, quả thực tôi chưa bao giờ được đọc, được nghe chính xác từng thông tin chi tiết về những biểu hiện của cúm gia cầm, đơn giản chỉ biết rằng nó sắp trở thành một đại dịch. Qua đây tôi cũng rất mong có thể tìm hiểu được những thông tin đó để cung cấp cho vốn kiến thức của mình. Còn về những biện pháp, như tác giả đã nói vấn đề là ở người thực hiện song nó liên quan đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là kinh tế, nhất là đối với những người sống bằng nghề chăn nuôi, buôn bán gia cầm. Tôi thiết nghĩ, Nhà nước cần có một số chính sách hỗ trợ, trợ giúp cho những người bị thiệt hại trực tiếp đó. Đây là một phần động viên, khích lệ giúp họ nâng cao hơn nữa tinh thần phòng, chống lại đại dịch H5N1
  10. duthala0207229

    duthala0207229 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2004
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Dịch cúm gia cầm không những làm cho toàn nhân loại phải lo lắng về dịch bệnh mà nó còn làm cho khẩu vị bữa ăn của chúng ta phải thay đổi. Lướt qua hàng thịt bỏ qua hàng trứng và đi thẳng tới hàng rau. Khó nuốt quá!

Chia sẻ trang này