1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm cúm ... SARS , dịch cúm- viêm phổi cấp H5N1 ở Việt Nam ....

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi ndungtuan, 15/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MrKien_Trung

    MrKien_Trung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2004
    Bài viết:
    1.714
    Đã được thích:
    0
    http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=39&sub=62&article=47573
    Cycloferon, hy vọng mới trong dự phòng nhiễm cúm gia cầm H5N1
    --------------------------------------------------------------------------------


    Giáo sư Phạm Song cho biết một số thông tin về khả năng có thể sử dụng cycloferon trong điều trị cúm gia cầm.
    Ðại dịch cúm gia cầm H5N1 đang là lo ngại trên toàn cầu và cả Việt Nam vì đã hội tụ ba điểm cơ bản để bùng phát đại dịch thế giới do một chủng cúm người hoàn toàn mới type A, lai tạo trên người, giữa cúm người đương mùa lưu hành H3N2 hay H1N1 với cúm gà H5N1.
    Ba hội tụ đó là gì? Ðiểm thứ nhất là đã có chủng cúm gà A H5N1 cực mạnh trong tính gây bệnh cho gà và nay đã lan sang vịt, trên một diện rất rộng; và đã sang chim hoang dại, tuy còn ít so với gà nhưng chim hoang dại chính là ổ chứa thiên nhiên của H5N1 mà không mắc bệnh. Ðiểm thứ hai là đã đầy đủ chứng cứ là H5N1 đã có thể vượt rào cản khác loài để lây từ loài lông vũ sang loài người. Lịch sử hai vụ dịch cúm người trong thế kỷ 20, 1957 - 1958, và 1967 - 1968 là do gien chủng cúm người hỗn hợp với cúm gà H5N1. Ðiểm thứ ba rất quyết định là đã có chủng cúm A người do lai tạo giữa cúm gà H5N1 với một trong hai chủng cúm người H1N1, H3N2 chưa?
    Chứng cứ qua những người mắc cúm gà H5N1 thì có thể đã có lây từ người sang người nhưng còn bó hẹp trong một gia đình tiếp xúc rất gần gũi. Nhưng chưa một phòng thí nghiệm chuyên về cúm trên thế giới tuyên bố là đã có. Vì vậy, trên phạm vi toàn thế giới và nước ta đều giả định là đang ở giai đoạn ba một trong sáu giai đoạn mà đại dịch do chủng cúm A mới phải trải qua để thành đại dịch.
    Phòng, chống tích cực toàn diện như ở nước ta là hết sức cần thiết, nhưng cần phải có trọng tâm, trọng điểm đó là: Khử trùng tiêu độc quyết liệt diện rộng nơi có dịch cúm gia cầm H5N1 với sự tham gia nhiệt tình của toàn dân kể cả chủ nhân phải giết đàn gia cầm của mình. Cấm lưu thông buôn bán gia cầm từ nơi có dịch đến nơi khác, giết gia cầm nơi có dịch. Tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 cho gia cầm không bị mắc bệnh trên toàn tỉnh có dịch 100%. Tiêm vaccine cúm gia cầm H5N1 cho 80% số gia cầm nơi chưa xảy ra dịch cúm gia cầm H5N1. Ðể phòng tích cực cúm gà H5N1 lây sang người hiện nay chưa có thuốc gì ngoài biện pháp phòng hộ cá nhân và tuyệt đối không giết mổ gia cầm, không ăn tiết canh tại nơi có dịch gia cầm.
    Thế giới luôn nhắc đến vai trò của Tamiflu và tìm mọi cách để có sự tích trữ cần thiết. Ðiều ấy đúng, nhưng đừng quên hai điều rất cơ bản đó là: Dùng Tamiflu dự phòng cho cúm gà H5N1 sang người không quan trọng bằng áp dụng triệt để dự phòng cá nhân; không giết mổ gia cầm trong vụ dịch. Thực chất Tamiflu là ngăn cản được yếu tố N (Neuramidase) là yếu tố giúp H5N1 tăng sinh trong tế bào khi H5N1 đã xâm nhập vào trong cơ thể người, nhưng không tác dụng trên yếu tố H (Hemaglutinine) là yếu tố giúp cúm gà H5N1 thâm nhập vào người bệnh.
    Như vậy, về nguyên tắc Tamiflu giảm được bệnh cúm gà H5N1 nặng, nhưng ngăn lây cúm gà H5N1 sang người thì còn phải qua thực tế kiểm định. Ðiều thứ hai vô cùng quan trọng là Tamiflu chỉ có tác dụng 48 giờ sau khi có dấu hiệu lâm sàng đầu tiên. Nếu sau nhiều ngày mới cho Tamiflu thì ở thể nặng không có tác dụng cứu sống người bệnh.
    Một vaccine dùng cho người để ngăn lây từ gia cầm sang người là điều mong ước, nhưng Việt Nam và Trung Quốc mới hết giai đoạn thể nghiệm trên động vật có vú. Tuy vậy, nếu có cho người thì khi tiêm cũng phải có thời gian khoảng một tháng mới sinh kháng thể bảo vệ tính chung cho mọi loại vaccine. Một loại vaccine mới cho cúm A mới lai tạo thì chưa nơi nào phân lập được, và nếu được thì nhanh nhất là sáu tháng mới ra đời được vaccine đặc hiệu hoặc dùng một loại vaccine hỗn hợp chủng cúm người và H5N1 mà kỹ thuật không đơn giản chút nào vì bản chất H5N1 là tác động khác loài. Nếu có thì bao nhiêu cho đủ bảo vệ khi có đại dịch.
    Cycloferon có thể góp phần trong các biện pháp tổng thể đã nêu trên ngăn được H5N1 lây sang người, vì uống cycloferon thì sinh ra từ trong cơ thể interfenron alfa - có tính kháng virus rõ rệt ức chế tổng hợp proteine và các giai đoạn tái sinh của nó. Vài điều cơ bản về đông dược học khi cycloferon vào cơ thể: kích thích cơ thể tổng hợp alfa interfenron khi tiêm với liều tối đa cho phép nồng độ trong huyết tương đạt được sau 40 phút là tối đa và tồn tại interfenron từ 48 giờ - 72 giờ trong cơ thể nghĩa là không tích tụ lâu quá trong cơ thể. Không độc, không tai biến phụ, không gây độc cho thai nhi, không dị ứng, không có chuyển hóa ở gan, không tích tụ trong cơ thể.
    Ở Việt Nam, cycloferon đã được Bộ Y tế cho nhập vào danh mục thuốc dùng trong bệnh viện và cũng có những kết quả sơ bộ trong điều trị viêm gan B và HIV/AIDS, nhưng chưa áp dụng để dự phòng cúm gà H5N1 lây sang người và điều trị cho người bệnh mắc cúm H5N1.
    Theo khuyến cáo của giáo sư, tiến sĩ y học Kíelov O.I, Viện sĩ hàn lâm LB Nga, Viện trưởng Viện Cúm quốc gia và bác sĩ trưởng các bệnh lây nhiễm (Bộ Y tế Nga), Viện sĩ hàn lâm Y học Nga Maleev.V thì có thể dùng cycloferon hóa dự phòng và điều trị cúm H5N1. Liều dự phòng cho người lớn: Viên Cycloferon 150mg uống hai viên hay bốn viên uống một lần/ngày vào các ngày thứ 1, 2,4,6,8. Sau đó uống cách nhau 72 giờ (cách nhau ba ngày) uống một lần từ năm đến bảy lần. Liều chuẩn cho trẻ em viên 150mg. Trên (4-7 tuổi/viên). Trẻ hơn 11 tuổi ba viên; trẻ hơn 15 tuổi bốn viên. Liều dự phòng cho trẻ em. Uống vào ngày thứ 1,2,4,6,8 sau đó uống cách nhau 72 giờ ba ngày một lần trong 5 - 7 lần. Liều điều trị cho người lớn. Phải điều trị sớm khi có triệu chứng đầu tiên. Uống Cycloferon 150mg bốn viên vào ngày thứ nhất, 2,4,6,8. Ðợt điều trị 20 viên. Tất nhiên phối hợp các thuốc khác theo phác đồ quốc gia.
    Liều điều trị cho trẻ em. Tùy theo lứa tuổi xem liều dự phòng về tuổi. Viên 150mg liều theo lứa tuổi như liều dự phòng, uống một lần, ngày. Ðợt điều trị 5 - 7 lần uống kéo dài khi có biến chứng hô hấp phổi đến 11 ngày. Ðiều trị lặp lại 10 - 12 ngày sau khi kết thúc một đợt điều trị bằng Cycloferon. Ðiều trị phối hợp thuốc theo phác đồ quốc gia, ứng dụng trong nơi có dịch cúm gia cầm chủ yếu dự phòng lây sang người. Uống theo liều dự phòng cho những ai có tiếp xúc gần với gia cầm, cho người già, trẻ em.
    Giáo sư Phạm Song
    Nguyên Bộ trưởng Y tế
    Mọi chi tiết xin liên hệ
    Công ty Dược Phẩm Thống Nhất - 102 G2 Thái Thịnh - Nhà phân phối chính thức sản phẩm Cycloferon tại Việt Nam
    SĐT 04 537 60 13
    Hoặc - Dược sỹ Trung 098 389 3689
  2. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Mời các bạn vào link bên dưới để cho biết ý kiến cá nhân về việc có nên tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm tại thời điểm này hay không?
    Để tránh việc "gợi ý" cho cá nhân, tôi sẽ không đưa ra một câu hỏi hay lời giải thích nào. Mỗi cá nhân tự quyết định dựa trên suy nghĩ của mình không cần biết có khoa học, thông minh hay kém cỏi. Hãy cho ý kiến.
    http://www.lienketvietnam.com/diendan/index.php?showtopic=1040
    ==========================
  3. tac_ke

    tac_ke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2003
    Bài viết:
    1.112
    Đã được thích:
    0
    Còn người còn của. Gà vịt thì phải chết roài. Tiếc nhưng tính mạng chúng ta quan trọng hơn nhiều.
    Giờ có máy bay nên trong vài tuần bệnh có thể lây ra khắp thế giới. Nếu không dập tắt nguồn lây bệnh thì đi hết luôn.
    Được tac_ke sửa chữa / chuyển vào 22:48 ngày 04/12/2005
  4. hmphongvu

    hmphongvu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2002
    Bài viết:
    1.911
    Đã được thích:
    0
    Mà có giết thì virus nó vẫn còn, thậm chí còn mạnh hơn nữa.
    Được hmphongvu sửa chữa / chuyển vào 22:56 ngày 05/12/2005
  5. AK47S

    AK47S Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2005
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm nay ốm quá, tự nhiên nghĩ mình bị cúm gà . Ai biết thì nói cho mọi người cùng nghe đi, ngại đọc báo quá.
  6. brownie

    brownie Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/07/2005
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Chào em, còn nhớ chị không? Triệu chứng đầu tiên là lười vào Gú gồ tra cứu, chị tìm được thông tin đây nè từ trang web của Bộ Y Tế!
    ..........................................................
    Bệnh cúm có nhiều thể lâm sàng. Thể thường gặp là: sau thời gian nung bệnh ngắn, khoảng một ngày, ít khi tới vài ngày, bệnh phát rất đột ngột: sốt, rét run nhiều lần trong ngày, thân nhiệt tăng lên 39-40oC ngay ngày đầu, kéo dài 3-5 ngày, kèm theo là mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đau đầu như búa bổ, đau các cơ xương, khớp, chân tay rã rời, da khô nóng, mặt bừng bừng, mắt chói, chảy nước mắt, sổ mũi, ngạt mũi, đau rát họng, có khi ho tức ngực, khạc đờm hoặc chảy máu cam, miệng đắng buồn nôn, táo bón. Xét nghiệm máu: bạch cầu giảm còn 4-5000/mm3, lympho bào tương đối tăng trong công thức bạch cầu. Sau thời gian đó, nhiệt độ giảm dần, có thể hạ nhanh xuống bình thường rồi vọt lên một ngày, gọi là nhiệt độ dạng V cúm. Đồng thời các triệu chứng toàn thân dịu dần trong 5-7 ngày. Ở một số bệnh nhân cao tuổi, mệt nhược kéo dài, sự bình phục chậm.
    Trong vụ dịch cúm, còn nhiều thể không rõ triệu chứng hoặc thể nhẹ giống như cảm lạnh: không sốt, chỉ hắt hơi, sổ mũi, ho, có thể gặp thể nặng, rất nặng do biến chứng hô hấp, tim mạch thần kinh.
    Biến chứng hô hấp là chủ yếu và nặng nhất: viêm phổi tiên phát và thứ phát. Viêm phổi tiên phát do bản thân virus cúm là nặng đặc biệt: nhiệt độ không giảm vào ngày 3-5 mà tiếp diễn, kèm khó thở, thở gấp, tím tái, khạc đờm có khi lẫn máu, nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn, rồi tử vong. Biến chứng đó gặp trong một số đại dịch. Nếu virus đột biến và phối hợp với virus cúm người, virus mới sẽ lây từ người sang người như sự lây lan virus cúm người (1918, 1957, 1970, và năm 2004), ở một số đối tượng mắc bệnh mạn tính về tim hoặc phụ nữ có thai. Viêm phổi thứ phát do vi khuẩn bội nhiễm gây nên liên cầu, phế cầu, heamophilus influenzae, tụ cầu vv..., gặp ở những đối tượng có nguy cơ cao, người cao tuổi, mắc bệnh mạn tính về phổi, tim, thận, thể hiện như sau: bệnh cúm dịu được 2-3 ngày lại thấy thân nhiệt tăng, ho, thở gấp với các triệu chứng đông đặc phổi, khám và xét nghiệm máu thấy bạch cầu máu tăng tăng 10-15.000/mm3, bạch cầu trung tính tăng.
    Bệnh cúm ác tính hiếm gặp, nhưng tử vong cao, khởi đầu như cúm thường gặp, rồi xuất hiện chứng suy hô hấp do phù phổi cấp tính gây tử vong nhanh do thiếu oxy máu không khắc phục được.
    Triệu chứng của bệnh cúm gà:
    Cúm gà có thể gây một loạt các triệu chứng ở người. Một số bệnh nhân có sốt, ho, đau họng và đau cơ. Một số người khác bị đau mắt, viêm phổi, bệnh hô hấp cấp nguy kịch và các biến chứng nặng nguy hiểm.
  7. cheguevara_cuba

    cheguevara_cuba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em hỏi cái này vói
    người bị nhiễm H5N1 thi biêu hiện đơn giản nhất là gì ?
    ví dụ 1 người tiếp súc vơi mấy quả trướng ( cứ cho là nhiễm H5N1 di ) thì ngày hôm sau co biểu hiện gì .? ,ngày thứ 2 ,3,4,5,6 sau hôm tiếp súc có biểu hiện gi ?
    các bác trả lời nhanh cho em với.Khẩn cấp nha
    em có thằng ban nhà nó ở thanh hoá hôm thứ 5 ( 15--12 )
    nhà no ở huyện có dịch mẹ no truyển lên Hà Nội vài chục quả trướng ( gà nhà nó nuôi ) nó vẫn ăn bình thường các bác trả lời giúp em với nha
    khẩn cấp
    cám ơn các bác trước
    bực mình với dân thanh hoá thât chết vì ăn
    không thể hiểu nổi . Mà sao mẹ hắn vẫn gửi lên được cơ chứ

Chia sẻ trang này