1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm cúm ... SARS , dịch cúm- viêm phổi cấp H5N1 ở Việt Nam ....

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi ndungtuan, 15/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Admin

    Admin <center><font color="red"><b>Chúa tể hắc ám</b></f

    Tham gia ngày:
    25/12/2000
    Bài viết:
    1.941
    Đã được thích:
    0
    Tại Bệnh viện Việt Pháp, tính đến tối 13.3 đã có 26 người bị bệnh với các dấu hiệu cúm, đa số đã bị viêm phổi, trong đó có 2 người trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy. Tất cả đã được cách ly hoàn toàn. Một số nhân viên có tiếp xúc gần với những người bị bệnh cũng được yêu cầu ở lại viện để khỏi lây bệnh cho gia đình. Hiện việc phục vụ bệnh nhân nặng đều do các nhân viên y tế của bệnh viện tự đảm nhận nên không loại trừ khả năng sẽ có thêm người bị lây.

    Tất cả vì TTVNONLINE thân yêu!!!
  2. Admin

    Admin <center><font color="red"><b>Chúa tể hắc ám</b></f

    Tham gia ngày:
    25/12/2000
    Bài viết:
    1.941
    Đã được thích:
    0
    Bệnh cúm và cách phòng chống
    Đây là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus gây ra. Bệnh cúm lây lan rất nhanh qua đường không khí và dễ phát triển thành các vụ dịch lớn. Ở Việt Nam, cúm thường xuất hiện vào lúc thay đổi mùa, nhất là dịp đông - xuân.
    Có 3 loại virus cúm: loại A (gồm 3 phân loại H1N1, H2N2, H3N3) gây các dịch lớn mang tính toàn cầu; loại B gây các dịch khu vực; còn loại C gây ra các trường hợp cúm tản mát ở một số địa phương. Trên thế giới, đại dịch cúm đã xuất hiện 4 lần vào các năm 1889, 1918, 1957 và 1968). Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, từ đầu năm nay, tỉnh Quảng Châu (Trung Quốc) đã bùng phát bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus. Tính đến cuối tháng 2, đã có 305 trường hợp mắc và 5 ca tử vong.
    Các triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm rất đa dạng, thường xuất hiện sau khi nhiễm virus 1-3 ngày. Các dấu hiệu điển hình là sốt cao đột ngột, đau đầu, đau cơ, mỏi mệt, sổ mũi, đau họng và ho. Trường hợp nặng có thể bị viêm phổi cấp tính do virus cúm hoặc do bội nhiễm vi khuẩn. Có trường hợp bị viêm não hoặc xuất hiện hội chứng thần kinh, dẫn đến tử vong nhanh.
    Để để phòng bệnh cúm, cần tiêm vacxin cúm với liều duy nhất mỗi năm, riêng những người bị suy giảm miễn dịch tiêm 2 liều cách nhau 4 tuần. Không sử dụng vacxin này cho phụ nữ có thai, người đang bị sốt hoặc có tiền sử dị ứng với trứng. Ngoài ra, cần tăng cường vệ sinh cá nhân, tránh hít phải chất ho hay hắt hơi của bệnh nhân. Khi tiếp xúc với người bị cúm, cần đeo khẩu trang. Có thể nhỏ mũi các dung dịch sát khuẩn đường mũi họng như Sunpharin, nước tỏi; sử dụng các loại nước súc miệng có bán ở hiệu thuốc.
    Những người bị cúm có diễn biến nặng cần được đưa vào bệnh viện để được điều trị theo quy định; tốt nhất là điều trị cách ly ở khoa lây. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, có thể sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu Amantadin hoặc Rimantadin để làm giảm triệu chứng và lượng virus cúm trong đường hô hấp. Liều dùng mỗi ngày là 5 mg/kg (đối với trẻ dưới 9 tuổi hoặc người lớn dưới 45 kg) hoặc 100 mg/người, chia làm 2 lần (đối với người lớn nặng 45 kg trở lên). Liệu trình điều trị khoảng 3-5 ngày. Cần sử dụng thêm kháng sinh đặc hiệu khi bị bội nhiễm đường hô hấp.
    Tiến sĩ y học Trịnh Quân Huấn (Theo Nhân Dân)

    Tất cả vì TTVNONLINE thân yêu!!!
  3. Admin

    Admin <center><font color="red"><b>Chúa tể hắc ám</b></f

    Tham gia ngày:
    25/12/2000
    Bài viết:
    1.941
    Đã được thích:
    0
    Bệnh cúm và cách phòng chống
    Đây là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus gây ra. Bệnh cúm lây lan rất nhanh qua đường không khí và dễ phát triển thành các vụ dịch lớn. Ở Việt Nam, cúm thường xuất hiện vào lúc thay đổi mùa, nhất là dịp đông - xuân.
    Có 3 loại virus cúm: loại A (gồm 3 phân loại H1N1, H2N2, H3N3) gây các dịch lớn mang tính toàn cầu; loại B gây các dịch khu vực; còn loại C gây ra các trường hợp cúm tản mát ở một số địa phương. Trên thế giới, đại dịch cúm đã xuất hiện 4 lần vào các năm 1889, 1918, 1957 và 1968). Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, từ đầu năm nay, tỉnh Quảng Châu (Trung Quốc) đã bùng phát bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus. Tính đến cuối tháng 2, đã có 305 trường hợp mắc và 5 ca tử vong.
    Các triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm rất đa dạng, thường xuất hiện sau khi nhiễm virus 1-3 ngày. Các dấu hiệu điển hình là sốt cao đột ngột, đau đầu, đau cơ, mỏi mệt, sổ mũi, đau họng và ho. Trường hợp nặng có thể bị viêm phổi cấp tính do virus cúm hoặc do bội nhiễm vi khuẩn. Có trường hợp bị viêm não hoặc xuất hiện hội chứng thần kinh, dẫn đến tử vong nhanh.
    Để để phòng bệnh cúm, cần tiêm vacxin cúm với liều duy nhất mỗi năm, riêng những người bị suy giảm miễn dịch tiêm 2 liều cách nhau 4 tuần. Không sử dụng vacxin này cho phụ nữ có thai, người đang bị sốt hoặc có tiền sử dị ứng với trứng. Ngoài ra, cần tăng cường vệ sinh cá nhân, tránh hít phải chất ho hay hắt hơi của bệnh nhân. Khi tiếp xúc với người bị cúm, cần đeo khẩu trang. Có thể nhỏ mũi các dung dịch sát khuẩn đường mũi họng như Sunpharin, nước tỏi; sử dụng các loại nước súc miệng có bán ở hiệu thuốc.
    Những người bị cúm có diễn biến nặng cần được đưa vào bệnh viện để được điều trị theo quy định; tốt nhất là điều trị cách ly ở khoa lây. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, có thể sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu Amantadin hoặc Rimantadin để làm giảm triệu chứng và lượng virus cúm trong đường hô hấp. Liều dùng mỗi ngày là 5 mg/kg (đối với trẻ dưới 9 tuổi hoặc người lớn dưới 45 kg) hoặc 100 mg/người, chia làm 2 lần (đối với người lớn nặng 45 kg trở lên). Liệu trình điều trị khoảng 3-5 ngày. Cần sử dụng thêm kháng sinh đặc hiệu khi bị bội nhiễm đường hô hấp.
    Tiến sĩ y học Trịnh Quân Huấn (Theo Nhân Dân)

    Tất cả vì TTVNONLINE thân yêu!!!
  4. Admin

    Admin <center><font color="red"><b>Chúa tể hắc ám</b></f

    Tham gia ngày:
    25/12/2000
    Bài viết:
    1.941
    Đã được thích:
    0
    Bộ Y tế thành lập Ban đặc nhiệm để ứng phó với bệnh cúm do virus lạ
    Bộ Y tế vừa thành lập Ban đặc nhiệm Phòng tránh dịch khẩn cấp để xem xét và xử lý hiện tượng có người bị cúm, nghi là do nhiễm một loại virus lạ. Đến thời điểm này, con số người có dấu hiệu mắc căn bệnh này đã thành 28, đều là nhân viên bệnh viện Quốc tế Việt Pháp.

    Tại bệnh viện Việt Pháp, các biện pháp phòng ngừa đang được tăng cường tối đa

    Ban đặc nhiệm Phòng tránh dịch khẩn cấp gồm 16 thành viên, do Thứ trưởng Bộ Y tế, GS. Nguyễn Văn Thưởng làm Trưởng Ban, GS. Hoàng Thuỷ Long -Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ làm Phó Ban. Với các thành viên gồm nhiều chuyên gia vệ sinh dịch tễ, Ban đặc nhiệm này có nhiệm vụ khoanh vùng, bao vây, hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh; trước mắt là loại virus lạ mà các nhân viên BV Việt Pháp nhiễm phải. Các phương án điều trị tích cực cũng được Ban tính đến để tránh mọi trường hợp tử vong do dịch.
    Các trường hợp nhiễm bệnh đã được cách ly
    Ông Lý Quang Kính - Vụ trưởng Vụ Điều trị (Bộ Y tế) cho biết, 28 nhân viên BV Việt Pháp đều có các triệu chứng hắt hơi, số mũi, ho và đã được cách ly hoàn toàn khỏi cộng đồng. BV Việt Pháp đã ngừng tiếp nhận bệnh nhân ngay sau khi phát hiện nhân viên đầu tiên có các biểu hiện nhiễm virus lạ và vừa hoàn thành tẩy trùng toàn BV. Các điểm bệnh nhân cúm đầu tiên đến trong thời gian công tác tại Việt Nam đang được cơ quan y tế giám sát chặt chẽ.
    Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Thưởng -Trưởng Ban đặc nhiệm Phòng tránh dịch khẩn cấp, Bộ Y tế không loại trừ khả năng lây lan của thứ virus lạ này. Trong khi cúm là loại bệnh chưa có vaccine phòng và thuốc điều trị đặc hiệu, những động tác chuẩn bị tích cực sẽ giúp ngành y tế dập tắt kịp thời dịch bệnh ngay từ lúc khởi phát.
    Đến thời điểm này, ngành Y tế vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh cho các nhân viên BV Việt Pháp. Theo kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, đây có thể là virus cúm típ B (loại virus cúm thông thường vẫn tồn tại ở Việt Nam). Tuy nhiên, xét nghiệm của BV Việt Pháp lại cho kết quả một loại virus lạ giống loại từng gây dịch cúm tại Hong Kong hồi tháng 12/2002. Do chủng virus này có khả năng gây bệnh nặng hơn bình thường, Bộ Y tế đã cẩn thận đưa mẫu sang Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ và Nhật Bản kiểm tra. Kết quả xác định chủng virus gây bệnh cho các nhân viên BV Việt Pháp sẽ được gửi về từ đây trong vài ngày tới.
    Thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
    WHO cho biết, từ giữa tháng 2, WHO đã và đang tích cực làm việc để xác định những báo cáo về sự bột phát một hình thái viêm phổi nặng ở Việt Nam, Trung Quốc (bao gồm Khu hành chính đặc biệt Hồngkông và tỉnh Quảng Đông).
    Tại Việt Nam, sự bột pháp bắt đầu từ một trường hợp được nhập viện để điều trị một hội chứng viêm phổi cấp, nặng, không rõ nguồn gốc. Nam bệnh nhân này cảm thấy không được khoẻ khi đi đường và bị ốm ngay sau khi rời Thượng Hải và Hongkong (Trung Quốc) để đến Việt nam. Sau khi anh ta nhập viện, đã có khoảng 20 nhân viên của bệnh viện cũng bị ốm với những triệu chứng tương tự.
    Các dấu hiệu và triệu chứng của căn bệnh tại Hà Nội tương tự như bị cúm (sốt cao kèm theo đau cơ, đau đầu và đau họng). Đó là những biểu hiện phổ biến nhất. Kết quả xét nghiệm sớm cho thấy có sự giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu. Một vài trường hợp có biểu hiện của viêm phổi cả 2 bên, một số thì tiến tới suy hô hấp cấp cần hỗ trợ bằng máy thở. Một số bệnh nhân sức khoẻ đang hồi phục, còn một số vẫn đang nguy kịch.
    Hôm qua (13/3), Cơ quan y tế khu hành chính đặc biệt Hongkong đã báo cáo về sự bột phát bệnh hô hấp tại một trong những bệnh viện công lập của khu. Tính đến nửa đêm ngày 11 tháng 3, có 50 nhân viên được xét nghiệm và phát hiện 23 trường hợp bị sốt. Những người này được nhập viện để theo dõi, coi như đó là một biện pháp phòng ngừa. Trong nhóm này, 8 người đã có dấu hiệu bị viêm phổi qua chụp X quang. Tình trạng những người này hiện ổn định. Thêm 3 nhân viên y tế đã tự đến bệnh viện khi thấy sốt và 2 trong số họ phát hiện có dấu hiệm bị viêm phổi qua chụp X quang. Cho tới nay, vẫn chưa pháp hiện được sự liên quan giữa các trường hợp này và cơn bột phát ở Hà Nội.
    Theo báo cáo của chính phủ Trung Quốc, vào giữa tháng 2, đã xảy ra 305 trường hợp viêm phổi không điển hình, với 5 ca tử vong tại tỉnh Quảng Đông. Nhiễm trùng chlamydia được tìm thấy ở 2 thi thể bệnh nhân. Các cuộc điều tra về nguyên nhân của vụ bột phát đang được mở rộng.
    Nói chung, các vụ bột phát ở Hà nội và Hongkong có vẻ chỉ khu trú trong môi trường bệnh viện. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao là những nhân viên chăm sóc người bệnh.
    Bệnh nhân bị cúm đầu tiên do virus lạ đã qua đời
    Bệnh nhân người Mỹ có triệu chứng giống bệnh cúm ở Bệnh viện Việt Pháp và làm 28 nhân viên bị lây nhiễm, đã chết tại Bệnh viện Công chúa Margaret (Hongkong) hôm qua (13/3).
    Bệnh nhân này 48 tuổi, sống ở Thượng Hải (Trung Quốc) đã qua Hongkong trước khi đến Việt Nam. Hiện các nhà chức trách ở Quảng Đông, một tỉnh ở phía nam Thượng Hải, đang xác định xem người này có mắc một chứng bệnh phổi từng lây tới 300 người tại đây hay không (!?). Tại Hongkong, 19 nhân viên Bệnh viện hoàng tử xứ Wales cũng bị mắc bệnh phổi.
    Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã có công văn gửi Bệnh viện Bạch Mai về việc hỗ trợ Bệnh viện Việt Pháp điều trị người bị bệnh cúm. Theo đó, Bệnh viện Bạch Mai thành lập và cử tổ công tác gồm các chuyên gia, bác sĩ, y tá, điều dưỡng; hộ trợ các phương tiện bảo hộ, thiết bị y tế, thuốc và các vật tư y tế phục vụ cho công tác điều trị...
    Trước mắt, Bộ Y tế tài trợ 20 triệu đồng cho Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới mua thiết bị cần thiết cho phòng chống dịch và điều trị cho người bệnh.
    Hiện 10 nhân viên y tế của Bệnh viện Việt Pháp bị nhiễm cúm đã đỡ, có 4 người phải đặt máy thở, những người nhiễm cúm được cách ly hoàn toàn.
    Quảng Hạnh (VNN)


    Tất cả vì TTVNONLINE thân yêu!!!
  5. Admin

    Admin <center><font color="red"><b>Chúa tể hắc ám</b></f

    Tham gia ngày:
    25/12/2000
    Bài viết:
    1.941
    Đã được thích:
    0
    Bộ Y tế thành lập Ban đặc nhiệm để ứng phó với bệnh cúm do virus lạ
    Bộ Y tế vừa thành lập Ban đặc nhiệm Phòng tránh dịch khẩn cấp để xem xét và xử lý hiện tượng có người bị cúm, nghi là do nhiễm một loại virus lạ. Đến thời điểm này, con số người có dấu hiệu mắc căn bệnh này đã thành 28, đều là nhân viên bệnh viện Quốc tế Việt Pháp.

    Tại bệnh viện Việt Pháp, các biện pháp phòng ngừa đang được tăng cường tối đa

    Ban đặc nhiệm Phòng tránh dịch khẩn cấp gồm 16 thành viên, do Thứ trưởng Bộ Y tế, GS. Nguyễn Văn Thưởng làm Trưởng Ban, GS. Hoàng Thuỷ Long -Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ làm Phó Ban. Với các thành viên gồm nhiều chuyên gia vệ sinh dịch tễ, Ban đặc nhiệm này có nhiệm vụ khoanh vùng, bao vây, hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh; trước mắt là loại virus lạ mà các nhân viên BV Việt Pháp nhiễm phải. Các phương án điều trị tích cực cũng được Ban tính đến để tránh mọi trường hợp tử vong do dịch.
    Các trường hợp nhiễm bệnh đã được cách ly
    Ông Lý Quang Kính - Vụ trưởng Vụ Điều trị (Bộ Y tế) cho biết, 28 nhân viên BV Việt Pháp đều có các triệu chứng hắt hơi, số mũi, ho và đã được cách ly hoàn toàn khỏi cộng đồng. BV Việt Pháp đã ngừng tiếp nhận bệnh nhân ngay sau khi phát hiện nhân viên đầu tiên có các biểu hiện nhiễm virus lạ và vừa hoàn thành tẩy trùng toàn BV. Các điểm bệnh nhân cúm đầu tiên đến trong thời gian công tác tại Việt Nam đang được cơ quan y tế giám sát chặt chẽ.
    Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Thưởng -Trưởng Ban đặc nhiệm Phòng tránh dịch khẩn cấp, Bộ Y tế không loại trừ khả năng lây lan của thứ virus lạ này. Trong khi cúm là loại bệnh chưa có vaccine phòng và thuốc điều trị đặc hiệu, những động tác chuẩn bị tích cực sẽ giúp ngành y tế dập tắt kịp thời dịch bệnh ngay từ lúc khởi phát.
    Đến thời điểm này, ngành Y tế vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh cho các nhân viên BV Việt Pháp. Theo kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, đây có thể là virus cúm típ B (loại virus cúm thông thường vẫn tồn tại ở Việt Nam). Tuy nhiên, xét nghiệm của BV Việt Pháp lại cho kết quả một loại virus lạ giống loại từng gây dịch cúm tại Hong Kong hồi tháng 12/2002. Do chủng virus này có khả năng gây bệnh nặng hơn bình thường, Bộ Y tế đã cẩn thận đưa mẫu sang Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ và Nhật Bản kiểm tra. Kết quả xác định chủng virus gây bệnh cho các nhân viên BV Việt Pháp sẽ được gửi về từ đây trong vài ngày tới.
    Thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
    WHO cho biết, từ giữa tháng 2, WHO đã và đang tích cực làm việc để xác định những báo cáo về sự bột phát một hình thái viêm phổi nặng ở Việt Nam, Trung Quốc (bao gồm Khu hành chính đặc biệt Hồngkông và tỉnh Quảng Đông).
    Tại Việt Nam, sự bột pháp bắt đầu từ một trường hợp được nhập viện để điều trị một hội chứng viêm phổi cấp, nặng, không rõ nguồn gốc. Nam bệnh nhân này cảm thấy không được khoẻ khi đi đường và bị ốm ngay sau khi rời Thượng Hải và Hongkong (Trung Quốc) để đến Việt nam. Sau khi anh ta nhập viện, đã có khoảng 20 nhân viên của bệnh viện cũng bị ốm với những triệu chứng tương tự.
    Các dấu hiệu và triệu chứng của căn bệnh tại Hà Nội tương tự như bị cúm (sốt cao kèm theo đau cơ, đau đầu và đau họng). Đó là những biểu hiện phổ biến nhất. Kết quả xét nghiệm sớm cho thấy có sự giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu. Một vài trường hợp có biểu hiện của viêm phổi cả 2 bên, một số thì tiến tới suy hô hấp cấp cần hỗ trợ bằng máy thở. Một số bệnh nhân sức khoẻ đang hồi phục, còn một số vẫn đang nguy kịch.
    Hôm qua (13/3), Cơ quan y tế khu hành chính đặc biệt Hongkong đã báo cáo về sự bột phát bệnh hô hấp tại một trong những bệnh viện công lập của khu. Tính đến nửa đêm ngày 11 tháng 3, có 50 nhân viên được xét nghiệm và phát hiện 23 trường hợp bị sốt. Những người này được nhập viện để theo dõi, coi như đó là một biện pháp phòng ngừa. Trong nhóm này, 8 người đã có dấu hiệu bị viêm phổi qua chụp X quang. Tình trạng những người này hiện ổn định. Thêm 3 nhân viên y tế đã tự đến bệnh viện khi thấy sốt và 2 trong số họ phát hiện có dấu hiệm bị viêm phổi qua chụp X quang. Cho tới nay, vẫn chưa pháp hiện được sự liên quan giữa các trường hợp này và cơn bột phát ở Hà Nội.
    Theo báo cáo của chính phủ Trung Quốc, vào giữa tháng 2, đã xảy ra 305 trường hợp viêm phổi không điển hình, với 5 ca tử vong tại tỉnh Quảng Đông. Nhiễm trùng chlamydia được tìm thấy ở 2 thi thể bệnh nhân. Các cuộc điều tra về nguyên nhân của vụ bột phát đang được mở rộng.
    Nói chung, các vụ bột phát ở Hà nội và Hongkong có vẻ chỉ khu trú trong môi trường bệnh viện. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao là những nhân viên chăm sóc người bệnh.
    Bệnh nhân bị cúm đầu tiên do virus lạ đã qua đời
    Bệnh nhân người Mỹ có triệu chứng giống bệnh cúm ở Bệnh viện Việt Pháp và làm 28 nhân viên bị lây nhiễm, đã chết tại Bệnh viện Công chúa Margaret (Hongkong) hôm qua (13/3).
    Bệnh nhân này 48 tuổi, sống ở Thượng Hải (Trung Quốc) đã qua Hongkong trước khi đến Việt Nam. Hiện các nhà chức trách ở Quảng Đông, một tỉnh ở phía nam Thượng Hải, đang xác định xem người này có mắc một chứng bệnh phổi từng lây tới 300 người tại đây hay không (!?). Tại Hongkong, 19 nhân viên Bệnh viện hoàng tử xứ Wales cũng bị mắc bệnh phổi.
    Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã có công văn gửi Bệnh viện Bạch Mai về việc hỗ trợ Bệnh viện Việt Pháp điều trị người bị bệnh cúm. Theo đó, Bệnh viện Bạch Mai thành lập và cử tổ công tác gồm các chuyên gia, bác sĩ, y tá, điều dưỡng; hộ trợ các phương tiện bảo hộ, thiết bị y tế, thuốc và các vật tư y tế phục vụ cho công tác điều trị...
    Trước mắt, Bộ Y tế tài trợ 20 triệu đồng cho Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới mua thiết bị cần thiết cho phòng chống dịch và điều trị cho người bệnh.
    Hiện 10 nhân viên y tế của Bệnh viện Việt Pháp bị nhiễm cúm đã đỡ, có 4 người phải đặt máy thở, những người nhiễm cúm được cách ly hoàn toàn.
    Quảng Hạnh (VNN)


    Tất cả vì TTVNONLINE thân yêu!!!
  6. Admin

    Admin <center><font color="red"><b>Chúa tể hắc ám</b></f

    Tham gia ngày:
    25/12/2000
    Bài viết:
    1.941
    Đã được thích:
    0
    BV Bạch Mai cách ly 6 bệnh nhân có biểu hiện cúm

    Một bệnh nhân đang được đưa vào khu vực cách ly đặc biệt.
    Các bệnh nhân này vào Viện Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới (BV Bạch Mai) rải rác trong 2 ngày nay, với dấu hiệu cúm kèm viêm phổi. Tất cả đã được đưa vào khu cách ly. Một người trong tình trạng nặng, phải thở máy. Trong số họ có người từng tới BV Việt Pháp thăm người ốm hoặc đã điều trị ở đó, có người không liên quan gì tới cơ sở này.
    Trao đổi với phóng viên VnExpress chiều qua, Giáo sư Trần Quỵ, Giám đốc BV Bạch Mai, cho biết, biện pháp dự phòng này là cần thiết, để ngăn ngừa khả năng lây lan của bệnh. Các bệnh nhân hiện đang được điều trị bằng kháng sinh như những trường hợp viêm phổi. Toàn bộ nhân viên tại phòng khám đã được yêu cầu đeo khẩu trang, những người tham gia điều trị bệnh nhân cũng áp dụng các biện pháp dự phòng như: giữ vệ sinh môi trường, làm tốt công tác khử khuẩn, nâng cao thể trạng bằng uống vitamin.

    Các biện pháp đề phòng đang được áp dụng tại Viện Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới.
    Sáng 14/3, Ban giám đốc BV Bạch Mai đã tổ chức một cuộc họp triển khai công tác dự phòng, chuẩn bị cơ sở vật chất cũng như nhân lực, đề phòng trường hợp có nhiều bệnh nhân cúm nhập viện. Một khu cách ly gồm khoảng 17 giường đã được hình thành tại Viện Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới. Công tác khử trùng áo quần và dụng cụ sinh hoạt của những bệnh nhân tại đây được đặc biệt quan tâm.
    Giáo sư Trần Quỵ cho biết, theo yêu cầu của Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai đang xúc tiến việc chuẩn bị nhân lực và trang thiết bị để khi cần có thể giúp đỡ BV Việt Pháp. Chiều cùng ngày, Viện Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới sẽ họp với Bộ trưởng Y tế để bàn về phác đồ điều trị các bệnh nhân cúm. Theo kế hoạch, trưa mai 6 bác sĩ Pháp sẽ tới Hà Nội để giúp Việt Nam đối phó với căn bệnh này.
    Cũng trong thời gian này, việc xét nghiệm để xác định chủng virus gây cúm tại Bệnh viện Việt Pháp vẫn được tiếp tục. Ông Hoàng Thủy Long, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Phó Ban Đặc nhiệm Phòng chống dịch khẩn cấp, cho biết, các xét nghiệm tại viện vẫn chưa xác định được loại virus lạ gây bệnh. Tuy nhiên, mẫu virus được gửi đi Nhật đã được xác định là không phải cúm (các xét nghiệm tìm kháng nguyên của virus cúm là H1, H3 và H5 đều cho kết quả âm tính).
    Về việc điều trị cho bệnh nhân, ông Long cho biết, biện pháp chủ yếu hiện nay vẫn là tăng cường thể lực để cơ thể đủ sức chống chọi với virus và hỗ trợ thở đối với bệnh nhân nặng. Đối với nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc và điều trị cho người bệnh, phương pháp dự phòng chính là đeo khẩu trang, nhỏ mũi, súc họng thường xuyên và uống các vitamin để nâng cao sức khỏe.
    Cũng theo ông Long, những người đã có triệu chứng cúm có thể sử dụng các thuốc Amantadin hoặc Rimantadin. Mặc dù không diệt được virus nhưng 2 dược phẩm này có thể hạn chế sự phát triển và giảm tác hại của chúng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, loại thuốc này khá hiếm.
    S.K. (VNExpress)

    Tất cả vì TTVNONLINE thân yêu!!!
  7. Admin

    Admin <center><font color="red"><b>Chúa tể hắc ám</b></f

    Tham gia ngày:
    25/12/2000
    Bài viết:
    1.941
    Đã được thích:
    0
    BV Bạch Mai cách ly 6 bệnh nhân có biểu hiện cúm

    Một bệnh nhân đang được đưa vào khu vực cách ly đặc biệt.
    Các bệnh nhân này vào Viện Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới (BV Bạch Mai) rải rác trong 2 ngày nay, với dấu hiệu cúm kèm viêm phổi. Tất cả đã được đưa vào khu cách ly. Một người trong tình trạng nặng, phải thở máy. Trong số họ có người từng tới BV Việt Pháp thăm người ốm hoặc đã điều trị ở đó, có người không liên quan gì tới cơ sở này.
    Trao đổi với phóng viên VnExpress chiều qua, Giáo sư Trần Quỵ, Giám đốc BV Bạch Mai, cho biết, biện pháp dự phòng này là cần thiết, để ngăn ngừa khả năng lây lan của bệnh. Các bệnh nhân hiện đang được điều trị bằng kháng sinh như những trường hợp viêm phổi. Toàn bộ nhân viên tại phòng khám đã được yêu cầu đeo khẩu trang, những người tham gia điều trị bệnh nhân cũng áp dụng các biện pháp dự phòng như: giữ vệ sinh môi trường, làm tốt công tác khử khuẩn, nâng cao thể trạng bằng uống vitamin.

    Các biện pháp đề phòng đang được áp dụng tại Viện Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới.
    Sáng 14/3, Ban giám đốc BV Bạch Mai đã tổ chức một cuộc họp triển khai công tác dự phòng, chuẩn bị cơ sở vật chất cũng như nhân lực, đề phòng trường hợp có nhiều bệnh nhân cúm nhập viện. Một khu cách ly gồm khoảng 17 giường đã được hình thành tại Viện Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới. Công tác khử trùng áo quần và dụng cụ sinh hoạt của những bệnh nhân tại đây được đặc biệt quan tâm.
    Giáo sư Trần Quỵ cho biết, theo yêu cầu của Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai đang xúc tiến việc chuẩn bị nhân lực và trang thiết bị để khi cần có thể giúp đỡ BV Việt Pháp. Chiều cùng ngày, Viện Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới sẽ họp với Bộ trưởng Y tế để bàn về phác đồ điều trị các bệnh nhân cúm. Theo kế hoạch, trưa mai 6 bác sĩ Pháp sẽ tới Hà Nội để giúp Việt Nam đối phó với căn bệnh này.
    Cũng trong thời gian này, việc xét nghiệm để xác định chủng virus gây cúm tại Bệnh viện Việt Pháp vẫn được tiếp tục. Ông Hoàng Thủy Long, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Phó Ban Đặc nhiệm Phòng chống dịch khẩn cấp, cho biết, các xét nghiệm tại viện vẫn chưa xác định được loại virus lạ gây bệnh. Tuy nhiên, mẫu virus được gửi đi Nhật đã được xác định là không phải cúm (các xét nghiệm tìm kháng nguyên của virus cúm là H1, H3 và H5 đều cho kết quả âm tính).
    Về việc điều trị cho bệnh nhân, ông Long cho biết, biện pháp chủ yếu hiện nay vẫn là tăng cường thể lực để cơ thể đủ sức chống chọi với virus và hỗ trợ thở đối với bệnh nhân nặng. Đối với nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc và điều trị cho người bệnh, phương pháp dự phòng chính là đeo khẩu trang, nhỏ mũi, súc họng thường xuyên và uống các vitamin để nâng cao sức khỏe.
    Cũng theo ông Long, những người đã có triệu chứng cúm có thể sử dụng các thuốc Amantadin hoặc Rimantadin. Mặc dù không diệt được virus nhưng 2 dược phẩm này có thể hạn chế sự phát triển và giảm tác hại của chúng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, loại thuốc này khá hiếm.
    S.K. (VNExpress)

    Tất cả vì TTVNONLINE thân yêu!!!
  8. Admin

    Admin <center><font color="red"><b>Chúa tể hắc ám</b></f

    Tham gia ngày:
    25/12/2000
    Bài viết:
    1.941
    Đã được thích:
    0
    'Hai nhân viên Bệnh viện Việt Pháp có nguy cơ tử vong cao'

    Tiến sĩ Võ Văn Bản, Phó tổng giám đốc Bệnh viện, vừa cho VnExperss biết như vậy về diễn biến căn bệnh lạ ở đây. Đó là 2 trong số 6 người phải thở máy. Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới hôm nay cũng nhận thêm 2 sản phụ từ một bệnh viện của Hà Nội có triệu chứng sốt liên quan đến đường hô hấp.
    Số người nhiễm bệnh ở Bệnh viện Việt - Pháp là 31 người, không tăng so với hôm qua, nhưng nhiều người bắt đầu có nhu cầu hỗ trợ thở máy. Chiều nay, 5 chuyên gia của Bộ Y tế Pháp đã tới sân bay Nội Bài cùng 3 kiện hàng, gồm 10 máy thở và thiết bị y tế khác. Tiến sĩ Bản nói: ?oTình hình rất nguy cấp. Chúng tôi cố gắng để giảm thiểu số tử vong?.
    Tổng số bệnh nhân có dấu hiệu liên quan đến virus lạ ở Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới (trong khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) hôm nay là 13 người (tăng 2), trong đó 2 phải thở máy, nhưng Viện mới chuẩn bị 17 giường. Tiến sĩ Hoàng Thủy Long, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ, Phó ban Đặc nhiệm do Bộ Y tế thành lập, cho biết: ?oSáng nay Thứ trưởng Nguyễn Văn Thưởng đã làm việc với chúng tôi và lãnh đạo Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới. Có thể sẽ đóng cửa các khoa khác để bổ sung giường bệnh và trang thiết bị cho khu vực cách ly?.
    Tiến sĩ Long cũng cho biết phía Việt Nam sẽ tham khảo ý kiến các chuyên gia của Tổ chức y tế thế giới (WHO) về quy trình khống chế bệnh. Hiện 6 chuyên gia của WTO đang phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ Việt Nam xử lý ổ bệnh, 4 người khác sẽ được bổ sung tối nay. Tuy nhiên, một chuyên gia người Italy, sau những ngày làm việc căng thẳng đã phải sang Thái Lan nghỉ ngơi.

    Về phía Viện Vệ sinh dịch tễ đã chuẩn bị sẵn hàng trăm bộ quần áo vô khuẩn cho bệnh nhân và nhân viên y tế phục vụ, không để virus lan ra ngoài khu vực cách ly. Các bệnh viện trong thành phố đã được thông báo đặc biệt quan tâm tới các trường hợp bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Bộ Y tế đồng ý sử dụng quỹ chống dịch khẩn cấp hỗ trợ hoạt động phòng chống căn bệnh lạ này, các phương tiện y tế cần thiết đã sẵn sàng.
    Tiến sĩ Hoàng Thủy Long cho hay: ?oVẫn chưa xác định được loại virus này. Tuy nhiên có thể hiểu cách thức gây bệnh như sau: Bước 1 là nhiễm khuẩn sơ cấp (primary infection), virus xâm nhập qua đường hô hấp, trực tiếp vào tế bào phổi, hủy hoại chức năng thở, làm bệnh nhân thở kém, phổi mờ, viêm phổi nặng rất nhanh. Bước 2 là nhiễm trùng cơ hội (secondary infection), vi khuẩn có sẵn ở họng, mũi gây nhiễm trùng toàn bộ hệ thống hô hấp, ******** trạng thêm trầm trọng. Vì là bệnh do virus gây ra nên không thể dùng thuốc diệt, mà chủ yếu là nâng cao sức đề kháng, chống suy hô hấp, cần thiết thì phải dùng máy trợ thở. Công tác hộ lý bây giờ là quan trọng nhất. Ngoài ra sẽ sử dụng kháng sinh đặc hiệu để ngăn cản nhiễm trùng cơ hội?.
    Nghĩa Nhân (VNE)

    Tất cả vì TTVNONLINE thân yêu!!!
  9. Admin

    Admin <center><font color="red"><b>Chúa tể hắc ám</b></f

    Tham gia ngày:
    25/12/2000
    Bài viết:
    1.941
    Đã được thích:
    0
    'Hai nhân viên Bệnh viện Việt Pháp có nguy cơ tử vong cao'

    Tiến sĩ Võ Văn Bản, Phó tổng giám đốc Bệnh viện, vừa cho VnExperss biết như vậy về diễn biến căn bệnh lạ ở đây. Đó là 2 trong số 6 người phải thở máy. Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới hôm nay cũng nhận thêm 2 sản phụ từ một bệnh viện của Hà Nội có triệu chứng sốt liên quan đến đường hô hấp.
    Số người nhiễm bệnh ở Bệnh viện Việt - Pháp là 31 người, không tăng so với hôm qua, nhưng nhiều người bắt đầu có nhu cầu hỗ trợ thở máy. Chiều nay, 5 chuyên gia của Bộ Y tế Pháp đã tới sân bay Nội Bài cùng 3 kiện hàng, gồm 10 máy thở và thiết bị y tế khác. Tiến sĩ Bản nói: ?oTình hình rất nguy cấp. Chúng tôi cố gắng để giảm thiểu số tử vong?.
    Tổng số bệnh nhân có dấu hiệu liên quan đến virus lạ ở Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới (trong khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) hôm nay là 13 người (tăng 2), trong đó 2 phải thở máy, nhưng Viện mới chuẩn bị 17 giường. Tiến sĩ Hoàng Thủy Long, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ, Phó ban Đặc nhiệm do Bộ Y tế thành lập, cho biết: ?oSáng nay Thứ trưởng Nguyễn Văn Thưởng đã làm việc với chúng tôi và lãnh đạo Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới. Có thể sẽ đóng cửa các khoa khác để bổ sung giường bệnh và trang thiết bị cho khu vực cách ly?.
    Tiến sĩ Long cũng cho biết phía Việt Nam sẽ tham khảo ý kiến các chuyên gia của Tổ chức y tế thế giới (WHO) về quy trình khống chế bệnh. Hiện 6 chuyên gia của WTO đang phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ Việt Nam xử lý ổ bệnh, 4 người khác sẽ được bổ sung tối nay. Tuy nhiên, một chuyên gia người Italy, sau những ngày làm việc căng thẳng đã phải sang Thái Lan nghỉ ngơi.

    Về phía Viện Vệ sinh dịch tễ đã chuẩn bị sẵn hàng trăm bộ quần áo vô khuẩn cho bệnh nhân và nhân viên y tế phục vụ, không để virus lan ra ngoài khu vực cách ly. Các bệnh viện trong thành phố đã được thông báo đặc biệt quan tâm tới các trường hợp bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Bộ Y tế đồng ý sử dụng quỹ chống dịch khẩn cấp hỗ trợ hoạt động phòng chống căn bệnh lạ này, các phương tiện y tế cần thiết đã sẵn sàng.
    Tiến sĩ Hoàng Thủy Long cho hay: ?oVẫn chưa xác định được loại virus này. Tuy nhiên có thể hiểu cách thức gây bệnh như sau: Bước 1 là nhiễm khuẩn sơ cấp (primary infection), virus xâm nhập qua đường hô hấp, trực tiếp vào tế bào phổi, hủy hoại chức năng thở, làm bệnh nhân thở kém, phổi mờ, viêm phổi nặng rất nhanh. Bước 2 là nhiễm trùng cơ hội (secondary infection), vi khuẩn có sẵn ở họng, mũi gây nhiễm trùng toàn bộ hệ thống hô hấp, ******** trạng thêm trầm trọng. Vì là bệnh do virus gây ra nên không thể dùng thuốc diệt, mà chủ yếu là nâng cao sức đề kháng, chống suy hô hấp, cần thiết thì phải dùng máy trợ thở. Công tác hộ lý bây giờ là quan trọng nhất. Ngoài ra sẽ sử dụng kháng sinh đặc hiệu để ngăn cản nhiễm trùng cơ hội?.
    Nghĩa Nhân (VNE)

    Tất cả vì TTVNONLINE thân yêu!!!
  10. harrykism

    harrykism Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.373
    Đã được thích:
    0
    Dạ cám ơn các bác. Em OK rồi!
    Các bài thuốc của các bác rất hay nhưng em ko ở VN nên... đọc tham khảo cho sau này vậy.
    Cái vụ ở BV Việt Pháp đấy ghê nhỉ các bác nhỉ. Em ở Hà Lan ko bị dính ... nhưng cả cái Hà Lan này đang bị dịch cúm, thế mới tèo chứ!
    Một lần nữa đa tạ các bác ạ!
    Best regards,
    Harry Kism

Chia sẻ trang này