1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm cúm ... SARS , dịch cúm- viêm phổi cấp H5N1 ở Việt Nam ....

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi ndungtuan, 15/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    LHQ cảnh cáo về chứng viêm phổi chết người đang lan truyền khắp địa cầu
    GENEVA - Hôm Thứ Bảy 15/3/03, Tổ chức Y tế Thế Giới (World Health Organisation, WHO) cảnh cáo rằng một chứng bệnh viêm phổi bí mật có thể đưa đến tử vong đang đe dọa sức khỏe con người trên khắp thế giới, đã lan rộng từ Đông Nam Á châu đến những phần khác trên địa cầu.
    Đưa ra một "lời khuyến cáo khẩn cấp về du lịch" ít thấy, cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc cho biết một hành khách bị bệnh đã được đưa đến cô lập ở Frankfurt, Đức Quốc, hôm Thứ Bảy sau khi được đem ra khỏi phi cơ trên đường từ New York đi Singapore. Gần 155 hành khách khác phải đổi phi cơ hoặc ở lại Frankfurt đã bị đặt trong tình trạng cô lập tại đó, trong lúc 85 hành khách còn lại và 20 nhân viên phi hành đoàn trên chuyến bay Singapore Airlines tiếp tục cuộc hành trình của họ. Một phát ngôn viên của WHO cho biết đã có các báo cáo về hai người đã chết ở Canada, nâng con số tử vong lên đến chín người trên khắp thế giới từ khi cơn bộc phát đầu tiên của hội chứng cấp tính nghiêm trọng về đường hô hấp (SARS), một loại viêm phổi mới lạ mà nguyên nhân còn chưa được biết, đã được phát hiện ở Trung Quốc hồi Tháng Hai. Hội chứng này, SARS, hiện là một mối đe dọa cho sức khỏe của toàn thế giới. Trong số những người chết, có một người Mỹ đã bị bệnh ở Hà Nội sau khi viếng thăm Thượng Hải. Ông ta đã qua đời hôm Thứ Năm tại Hồng Kông, nơi có 47 trường hợp nhiễm bệnh đã được báo cáo. Theo các giới chức y tế địa phương, một vài người trong số 40 người này đã được chữa trị ở Hà Nội, nơi một nữ y tá đã chết hôm Thứ Bảy. Có những trường hợp bị bệnh đã được báo cáo ở Indonesia, Phi Luật Tân, Singapore và Thái Lan. Phát ngôn viên của tổ chức WHO Dick Thompson cho biết người hành khách được đưa ra khỏi phi cơ ở Frankfurt là một bác sĩ người Singapore đã viếng thăm New York, sau khi chữa trị cho một vài bệnh nhân đầu tiên tình nghi là bị bệnh SARS ở Singapore. Bộ Xã Hội ở tiểu bang Hesse, bao gồm thành phố Frankfurt, đã nói trong một bản thông báo là "Nếu sự nghi ngờ về bệnh viêm phổi được xác nhận, các hành khách quá cảnh sẽ phải bị giữ lại và cách ly để quan sát trong vòng bảy ngày, để chẩn đoán xem họ có thể bị nhiễm bệnh không và ngăn chặn cơn bệnh lan truyền". Tại Canada, các giới chức y tế cho biết hai thành viên của một gia đình ở Toronto mới vừa chết, sau khi bị một hình thức viêm phổi giống như thứ bệnh đã tấn công Châu Á. Ba thành viên của gia đình này mới vừa thăm viếng Hong Kong. Bốn thành viên của gia đình này đã được đưa vào bệnh viện với những triệu chứng giống như cùng một thứ bệnh, và những người khác đã bị cách ly. Một cặp vợ chồng ở Vancouver vừa mới đi du lịch Á Châu về được báo cáo đã bị nhiễm căn bệnh này. Tổ chức Y Tế Thế Giới đã đưa ra lời báo động đầu tiên trong thời gian 10 năm, hồi đầu tuần này, vì tốc độ lây lan đi khắp nơi của chứng bệnh và bởi vì các sự chữa trị thông thường về bệnh viêm phổi đã không có hiệu nghiệm đối với những bệnh nhân này.
    {n-v}
    EBDBDBD - "That's all, folks" ​
    [​IMG]
  2. Admin

    Admin <center><font color="red"><b>Chúa tể hắc ám</b></f

    Tham gia ngày:
    25/12/2000
    Bài viết:
    1.941
    Đã được thích:
    0
    Hà nội 12h 16/03 - Theo thông tin chính thức từ Bộ Y Tế công bố sáng nay , Đã có một trường hợp bệnh nhân của dịch cúm tử vong chiều qua tại Bệnh viện Việp Pháp. Nạn nhân là một nữ y tá làm việc tại Bệnh viện, gần 10 trường hợp khác vẫn đang ở trạng thái nguy kịch cần sử dụng máy thở hỗ trợ.
    Cũng sáng nay, lệnh báo động về phòng chống dịch bệnh đã được Bộ Y tế công bố, Các đội phòng chống dịch được lệnh trực 24/24h. 9 đội đã sẵn sàng để khắc phục vật triệt khuẩn tại các khu vực phát hiện người nhiễm bệnh
    Số lượng người nhiễm ở Hà nội theo công bố là 47, trong đó có 2 người Pháp. Trên toàn thế giới cũng đã bắt đầu xuất hiện các trường hợp gặp các triệu chứng tương tự.
    Bộ Y tế và WHO đã ra khuyến cáo về việc hiện tại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính thức của bệnh. Và chưa có loại thuốc đặc hiệu để ngăn chặn và chữa trị. Các trường hợp sốt cao kèm theo ho nên được đưa ngay tới bệnh viện.
    9 người đã chết trên toàn thế giới có nghi vấn liên quan đến căn bệnh này.
    Tối nay một đoàn y tế của Nhật Bản sẽ tới Việt Nam đễ giúp đỡ các chuyên gia y tế Việt Nam trong việc tìm hiểu và ngăn chặn dịch bệnh. Đêm qua, một đoàn của Pháp cũng đã tới Hà nội với mục đích tương tự.
    Đây thực sự là một mối nguy hiểm cho sức khoẻ của con người. Nhưng chúng ta cần bình tĩnh, thực hiện việc chống nhiễm khuẩn theo các khuyến cáo đã được công bố.
    Các tin tức sẽ được cập nhật thường xuyên và liên tục trên TTVNOnline.
    E***or - (TTVNOnline)

    Tất cả vì TTVNONLINE thân yêu!!!
  3. Admin

    Admin <center><font color="red"><b>Chúa tể hắc ám</b></f

    Tham gia ngày:
    25/12/2000
    Bài viết:
    1.941
    Đã được thích:
    0
    Hà nội 12h 16/03 - Theo thông tin chính thức từ Bộ Y Tế công bố sáng nay , Đã có một trường hợp bệnh nhân của dịch cúm tử vong chiều qua tại Bệnh viện Việp Pháp. Nạn nhân là một nữ y tá làm việc tại Bệnh viện, gần 10 trường hợp khác vẫn đang ở trạng thái nguy kịch cần sử dụng máy thở hỗ trợ.
    Cũng sáng nay, lệnh báo động về phòng chống dịch bệnh đã được Bộ Y tế công bố, Các đội phòng chống dịch được lệnh trực 24/24h. 9 đội đã sẵn sàng để khắc phục vật triệt khuẩn tại các khu vực phát hiện người nhiễm bệnh
    Số lượng người nhiễm ở Hà nội theo công bố là 47, trong đó có 2 người Pháp. Trên toàn thế giới cũng đã bắt đầu xuất hiện các trường hợp gặp các triệu chứng tương tự.
    Bộ Y tế và WHO đã ra khuyến cáo về việc hiện tại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính thức của bệnh. Và chưa có loại thuốc đặc hiệu để ngăn chặn và chữa trị. Các trường hợp sốt cao kèm theo ho nên được đưa ngay tới bệnh viện.
    9 người đã chết trên toàn thế giới có nghi vấn liên quan đến căn bệnh này.
    Tối nay một đoàn y tế của Nhật Bản sẽ tới Việt Nam đễ giúp đỡ các chuyên gia y tế Việt Nam trong việc tìm hiểu và ngăn chặn dịch bệnh. Đêm qua, một đoàn của Pháp cũng đã tới Hà nội với mục đích tương tự.
    Đây thực sự là một mối nguy hiểm cho sức khoẻ của con người. Nhưng chúng ta cần bình tĩnh, thực hiện việc chống nhiễm khuẩn theo các khuyến cáo đã được công bố.
    Các tin tức sẽ được cập nhật thường xuyên và liên tục trên TTVNOnline.
    E***or - (TTVNOnline)

    Tất cả vì TTVNONLINE thân yêu!!!
  4. Admin

    Admin <center><font color="red"><b>Chúa tể hắc ám</b></f

    Tham gia ngày:
    25/12/2000
    Bài viết:
    1.941
    Đã được thích:
    0
    Một y tá ở Bệnh viện Việt - Pháp tử vong
    Chị Nguyễn Thị Lượng, 46 tuổi, đã qua đời lúc 17h ngày 15/3 với triệu chứng viêm phổi cấp tính rất nặng. Chị là người Việt Nam đầu tiên chết vì nhiễm virus lạ ở cơ sở y tế này. Bộ Y tế đề nghị hỏa táng để phòng lây lan bệnh, và gia đình người quá cố đã đồng ý tiến hành ngay tối qua.
    Trao đổi với VnExpress sáng nay, Tiến sĩ Võ Văn Bản, Phó tổng giám đốc Bệnh viện Việt - Pháp, cho biết như vậy. "Chúng tôi đã tiến hành tất cả các biện pháp chữa trị có thể, đồng thời đặt máy thở hỗ trợ, nhưng tới 17h chiều qua, phổi chị Lượng không còn khả năng tiếp nhận ôxy", ông nói thêm.
    Chị Lượng có chồng và một con gái, trước đây là y tá Bệnh viện Bạch Mai. Chị chuyển sang công tác tại Bệnh viện Việt - Pháp từ năm 1997, khi bệnh viện thành lập. Trong thời gian cơ sở y tế 100% vốn nước ngoài này tiếp nhận điều trị bệnh nhân người Mỹ gốc Hong Kong bị chứng viêm phổi nặng do virus lạ (26/2-5/3), chị Lượng có tham gia chăm sóc, dọn dẹp phòng bệnh.
    Đầu tháng 3, nhân viên y tế này cùng một số người khác bị sốt, mỏi mệt, đau nhức cơ thể. Bệnh viện tiến hành chụp phổi hàng ngày và nhận thấy trường hợp chị Lượng hình chụp ngày càng mờ, chứng tỏ viêm phổi tiến triển nặng và nhanh. Diễn tiến này liên quan đến thể trạng yếu của chị, với các bệnh về thận và huyết áp từ trước.
    Một bác sĩ gây mê người Pháp hôm qua cũng trong tình trạng nguy kịch, nhưng đến sáng nay có tiến triển khá hơn. Người đàn ông hơn 50 tuổi này có biểu hiện nhiễm bệnh từ 4-5/3, và được điều trị tích cực từ đó đến nay. Ngoài trường hợp này, hôm nay tại Bệnh viện Việt - Pháp vẫn còn 2 ca khác viêm phổi nặng, phải thở máy. Họ được kiểm tra, xét nghiệm mỗi giờ.
    Tối qua, 6 chuyên gia y tế Pháp đã tới Bệnh viện Việt - Pháp. Họ gồm 2 y tá, 3 bác sĩ gây mê, một giáo sư Viện Paster chuyên về cúm. 10 máy thở xách tay đã được triển khai, sẵn sàng phục vụ bệnh nhân.
    Nghĩa Nhân ( VNExpress)

    Tất cả vì TTVNONLINE thân yêu!!!
  5. Admin

    Admin <center><font color="red"><b>Chúa tể hắc ám</b></f

    Tham gia ngày:
    25/12/2000
    Bài viết:
    1.941
    Đã được thích:
    0
    Một y tá ở Bệnh viện Việt - Pháp tử vong
    Chị Nguyễn Thị Lượng, 46 tuổi, đã qua đời lúc 17h ngày 15/3 với triệu chứng viêm phổi cấp tính rất nặng. Chị là người Việt Nam đầu tiên chết vì nhiễm virus lạ ở cơ sở y tế này. Bộ Y tế đề nghị hỏa táng để phòng lây lan bệnh, và gia đình người quá cố đã đồng ý tiến hành ngay tối qua.
    Trao đổi với VnExpress sáng nay, Tiến sĩ Võ Văn Bản, Phó tổng giám đốc Bệnh viện Việt - Pháp, cho biết như vậy. "Chúng tôi đã tiến hành tất cả các biện pháp chữa trị có thể, đồng thời đặt máy thở hỗ trợ, nhưng tới 17h chiều qua, phổi chị Lượng không còn khả năng tiếp nhận ôxy", ông nói thêm.
    Chị Lượng có chồng và một con gái, trước đây là y tá Bệnh viện Bạch Mai. Chị chuyển sang công tác tại Bệnh viện Việt - Pháp từ năm 1997, khi bệnh viện thành lập. Trong thời gian cơ sở y tế 100% vốn nước ngoài này tiếp nhận điều trị bệnh nhân người Mỹ gốc Hong Kong bị chứng viêm phổi nặng do virus lạ (26/2-5/3), chị Lượng có tham gia chăm sóc, dọn dẹp phòng bệnh.
    Đầu tháng 3, nhân viên y tế này cùng một số người khác bị sốt, mỏi mệt, đau nhức cơ thể. Bệnh viện tiến hành chụp phổi hàng ngày và nhận thấy trường hợp chị Lượng hình chụp ngày càng mờ, chứng tỏ viêm phổi tiến triển nặng và nhanh. Diễn tiến này liên quan đến thể trạng yếu của chị, với các bệnh về thận và huyết áp từ trước.
    Một bác sĩ gây mê người Pháp hôm qua cũng trong tình trạng nguy kịch, nhưng đến sáng nay có tiến triển khá hơn. Người đàn ông hơn 50 tuổi này có biểu hiện nhiễm bệnh từ 4-5/3, và được điều trị tích cực từ đó đến nay. Ngoài trường hợp này, hôm nay tại Bệnh viện Việt - Pháp vẫn còn 2 ca khác viêm phổi nặng, phải thở máy. Họ được kiểm tra, xét nghiệm mỗi giờ.
    Tối qua, 6 chuyên gia y tế Pháp đã tới Bệnh viện Việt - Pháp. Họ gồm 2 y tá, 3 bác sĩ gây mê, một giáo sư Viện Paster chuyên về cúm. 10 máy thở xách tay đã được triển khai, sẵn sàng phục vụ bệnh nhân.
    Nghĩa Nhân ( VNExpress)

    Tất cả vì TTVNONLINE thân yêu!!!
  6. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, có 2 lần tôi bị ho rất nặng, đau rang khắp ***g ngực, kể cả khi ho thật nhẹ, mà không đi BS, không uống thuốc ho luôn, bệnh nhân lì lợm mà. rồi tự nhiên cũng khỏi. Thông thường trong mùa cúm, nên rửa tay = xà phòng thường xuyên, lau khô tay = khăn giấy, dùng khăn giấy tắt vòi nước, dùng khăn giấy mở cửa phòng vệ sinh công cộng rồi mới vứt đi. Hiện nay tôi luôn luôn làm thế, nhất là trước khi ăn, dùng khăn giấy mở cửa và mở tủ lạnh trong sở nếu mang đồ ăn trưa theo. Trên nguyên tắc thì ở nhà cũng nên làm vậy. Mình đâu có biết ai mang bệnh gì reo rắc khắp nơi. Đường truyền bệnh thông thường từ tay vào miệng và mũi. Nếu gần người bệnh càng phải năng rửa tay. Khi ho nên che miệng để tránh lây cho người khác rồi rửa tay ngay.
    EBDBDBD - "That's all, folks" ​
    [​IMG]
  7. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, có 2 lần tôi bị ho rất nặng, đau rang khắp ***g ngực, kể cả khi ho thật nhẹ, mà không đi BS, không uống thuốc ho luôn, bệnh nhân lì lợm mà. rồi tự nhiên cũng khỏi. Thông thường trong mùa cúm, nên rửa tay = xà phòng thường xuyên, lau khô tay = khăn giấy, dùng khăn giấy tắt vòi nước, dùng khăn giấy mở cửa phòng vệ sinh công cộng rồi mới vứt đi. Hiện nay tôi luôn luôn làm thế, nhất là trước khi ăn, dùng khăn giấy mở cửa và mở tủ lạnh trong sở nếu mang đồ ăn trưa theo. Trên nguyên tắc thì ở nhà cũng nên làm vậy. Mình đâu có biết ai mang bệnh gì reo rắc khắp nơi. Đường truyền bệnh thông thường từ tay vào miệng và mũi. Nếu gần người bệnh càng phải năng rửa tay. Khi ho nên che miệng để tránh lây cho người khác rồi rửa tay ngay.
    EBDBDBD - "That's all, folks" ​
    [​IMG]
  8. Reporter

    Reporter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    5.148
    Đã được thích:
    0
    Đã có 150 trường hợp mắc bệnh lạ trên toàn thế giới

    Theo WHO, những trường hợp mắc Hội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng (SARS), một loại viêm phổi không điển hình, đã được phát hiện tại Canada, Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và đặc khu Hong Kong.
    Sáng nay, một hành khách bị bệnh cùng người nhà trên một chuyến bay từ New York (Mỹ) được đưa vào cách ly trong bệnh viện ở Frankfurt (Đức) vì có dấu hiệu nhiễm virus lạ.
    ?oSARS đã trở thành một mối đe doạ về sức khoẻ đối với người dân trên toàn thế giới. Chúng ta cần cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới hội chứng này, cũng như phương thuốc chữa trị nhằm ngăn chặn sự lây lan?, ông Gro Harlem Brundtland, Tổng giám đốc WTO, cảnh báo.
    Lo ngại trước sự lây nhiễm nhanh của SARS trong một khoảng thời gian ngắn, Tổ chức Y tế Thế giới hôm nay đã phải phát đi hướng dẫn cảnh báo cho hành khách và các hãng hàng không trên khắp thế giới.
    Dưới đây là hướng dẫn cách phát hiện triệu chứng SARS và lời khuyên từ WHO cho các hãng hàng không trên thế giới:
    - Sốt cao (&gt;38oC)
    - Có một hoặc nhiều triệu chứng hô hấp như ho, hụt hơi, khó thở.
    - Tiếp xúc gần với các bệnh nhân đã được chuẩn đoán là mắc SARS
    - Mới tới khu vực có những trường hợp mắc SARS.
    Ngoài sốt cao và có các dấu hiệu liên quan tới đường hô hấp, một người nhiễm SARS có thể thấy những triệu chứng như đau đầu, cứng cơ, chán ăn, nổi ban, tiêu chảy và mệt mỏi.
    Bất cứ người nào có những triệu chứng này thì không được đi xa cho tới khi khỏi bệnh.
    Lời khuyên cho các hãng hàng không: Nếu bất cứ một hành khách hoặc thành viên phi hành đoàn nào có những triệu chứng trên, phải thông báo ngay cho sân bay mà phi cơ sắp hạ cánh, và khi tới nơi, người đó phải được đưa tới cho nhân viên y tế tại sân bay khám và chuẩn đoán. Tất cả mọi người trên chuyến bay phải được thông báo đó là một trường hợp bị nghi ngờ nhiễm SARS. Trong 14 ngày tiếp theo đó, hành khách và phi hành đoàn của chuyến bay phải liên lạc với cơ quan y tế của sân bay đỗ. Tất cả hành khách và phi hành đoàn phải đi khám nếu thấy mắc phải các triệu chứng trên.
    Bạn hãy nhấn vào đây để cùng tham gia ý kiến
  9. Reporter

    Reporter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    5.148
    Đã được thích:
    0
    Đã có 150 trường hợp mắc bệnh lạ trên toàn thế giới

    Theo WHO, những trường hợp mắc Hội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng (SARS), một loại viêm phổi không điển hình, đã được phát hiện tại Canada, Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và đặc khu Hong Kong.
    Sáng nay, một hành khách bị bệnh cùng người nhà trên một chuyến bay từ New York (Mỹ) được đưa vào cách ly trong bệnh viện ở Frankfurt (Đức) vì có dấu hiệu nhiễm virus lạ.
    ?oSARS đã trở thành một mối đe doạ về sức khoẻ đối với người dân trên toàn thế giới. Chúng ta cần cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới hội chứng này, cũng như phương thuốc chữa trị nhằm ngăn chặn sự lây lan?, ông Gro Harlem Brundtland, Tổng giám đốc WTO, cảnh báo.
    Lo ngại trước sự lây nhiễm nhanh của SARS trong một khoảng thời gian ngắn, Tổ chức Y tế Thế giới hôm nay đã phải phát đi hướng dẫn cảnh báo cho hành khách và các hãng hàng không trên khắp thế giới.
    Dưới đây là hướng dẫn cách phát hiện triệu chứng SARS và lời khuyên từ WHO cho các hãng hàng không trên thế giới:
    - Sốt cao (&gt;38oC)
    - Có một hoặc nhiều triệu chứng hô hấp như ho, hụt hơi, khó thở.
    - Tiếp xúc gần với các bệnh nhân đã được chuẩn đoán là mắc SARS
    - Mới tới khu vực có những trường hợp mắc SARS.
    Ngoài sốt cao và có các dấu hiệu liên quan tới đường hô hấp, một người nhiễm SARS có thể thấy những triệu chứng như đau đầu, cứng cơ, chán ăn, nổi ban, tiêu chảy và mệt mỏi.
    Bất cứ người nào có những triệu chứng này thì không được đi xa cho tới khi khỏi bệnh.
    Lời khuyên cho các hãng hàng không: Nếu bất cứ một hành khách hoặc thành viên phi hành đoàn nào có những triệu chứng trên, phải thông báo ngay cho sân bay mà phi cơ sắp hạ cánh, và khi tới nơi, người đó phải được đưa tới cho nhân viên y tế tại sân bay khám và chuẩn đoán. Tất cả mọi người trên chuyến bay phải được thông báo đó là một trường hợp bị nghi ngờ nhiễm SARS. Trong 14 ngày tiếp theo đó, hành khách và phi hành đoàn của chuyến bay phải liên lạc với cơ quan y tế của sân bay đỗ. Tất cả hành khách và phi hành đoàn phải đi khám nếu thấy mắc phải các triệu chứng trên.
    Bạn hãy nhấn vào đây để cùng tham gia ý kiến
  10. Admin

    Admin <center><font color="red"><b>Chúa tể hắc ám</b></f

    Tham gia ngày:
    25/12/2000
    Bài viết:
    1.941
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội triển khai phòng chống bệnh viêm phổi lạ

    Sáng nay, 9 đội y tế dự phòng của các quận huyện trong thành phố đã được triệu tập phổ biến tình hình bệnh viêm phổi nặng không điển hình, liên quan đến các bệnh nhân của Bệnh viện Việt ?" Pháp. Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cũng có khuyến cáo về bệnh lạ để người dân đề phòng.
    Tiến sĩ viện trưởng Hoàng Thủy Long cho biết khác với cúm thường (người bệnh chỉ viêm nhiễm đường hô hấp trên, ít dẫn đến viêm phổi hay suy hô hấp), chứng bệnh mới có biểu hiện lâm sàng ban đầu là sốt đột ngột 38,5-40 độ, đau đầu, đau cơ, đặc biệt đau ngực, sau đó có hiện tượng suy hô hấp, kiểm tra X quang thấy rõ phổi tổn thương rất nhanh, trắng xóa. Khi bị một hoặc nhiều triệu chứng như vậy, người bệnh cần được cách ly, đưa ngay đến Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới (thuộc Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) để điều trị. Những trường hợp nghi vấn được phát hiện ở các trung tâm y tế khác cũng phải được chuyển ngay đến điểm thu dung này.
    Tiến sĩ Long cho biết: ?oĐến nay chưa phát hiện trường hợp lây nhiễm tại cộng đồng nào. Tuy nhiên cần triển khai phòng chống từ khu dân cư ngay". Các đội phòng dịch và bệnh viện hôm nay đã được Bộ Y tế chỉ đạo nắm chắc địa chỉ bệnh nhân, khuyến cáo người thân và gia đình họ hạn chế tiếp xúc người bệnh để tránh lây nhiễm. Trường hợp cần thiết phải có khẩu trang, găng tay, mũ. Tiến hành vệ sinh cá nhân, rửa tay sau khi hắt hơi. Vệ sinh mũi họng bằng các dung dịch sát khuẩn đường hô hấp, các thuốc sát trùng tổng hợp để bảo vệ niêm mạc vùng hô hấp. Các khu nhà ở, trường học, bệnh viện tiến hành thông thoáng khí, hạn chế tập trung đông người ở phòng chật hẹp. Tăng cường sức khoẻ bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, hít thở không khí trong lành.
    Hướng triển khai phòng dịch nói trên cũng đã được Bộ Y tế thông báo tới các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh và TP HCM - nơi bệnh nhân nhiễm virus đầu tiên đã tới làm việc trước khi vào Bệnh viện Việt - Pháp điều trị, rồi về và tử vong tại một bệnh viện của Hong Kong. Thứ trưởng Nguyễn Văn Thưởng nói: "Đúng là dịch lạ lây lan nhanh, nhưng chúng ta có thể chủ động phòng chống được, không nên hoang mang".
    Sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và chuyên gia Pháp mới tăng cường, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới đã có phác đồ điều trị với 43 bệnh nhân hiện tại (30 ở Bệnh viện Việt ?" Pháp và 13 tại Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới) theo hướng hồi sức tích cực, đảm bảo đủ máy hỗ trợ thở, kết hợp kháng sinh chống bội nhiễm như Cefalosporine thế hệ 3 và Doxicycline. Nhân viên y tế trực tiếp làm việc phải cách ly với khu vực khác của bệnh viện, mặc áo bảo hộ, đeo khẩu trang, găng tay, tiến hành sát trùng liên tục khu vực bệnh dịch. Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới sẽ hạn chế người nhà vào chăm sóc bệnh nhân để ngăn chặn lây nhiễm, tăng cường đủ y tá, hộ lý phục vụ người bệnh.
    Các nước và tổ chức quốc tế tăng cường hỗ trợ Bộ Y tế Việt Nam phòng chống dịch bệnh lạ này. Chiều nay, một đoàn chuyên gia 3 người của Bộ Y tế Nhật Bản đã tới Hà Nội, mang theo cơ số hàng viện trợ trị giá 10 triệu yên (tương đương 80.000 USD), gồm 2 máy thở, quần áo và dụng cụ phòng hộ. Trước đó, WHO đã cử thêm 4 người, nâng tổng số chuyên gia giúp đỡ Việt Nam phòng dịch lên 10 người. Bộ Y tế Pháp cũng cử 6 người đưa máy móc, thuốc men sang giúp đỡ Bệnh viện Việt ?" Pháp. Hôm nay, những nhân viên y tế phục vụ người bệnh ở đây đã được uống bổ sung các liều thuốc phòng dịch, tăng cường sức đề kháng.
    Theo WHO, cho đến nay đã có 8 nước và khu vực xuất hiện các trường hợp bị mắc bệnh về đường hô hấp do virus lạ (gọi là hội chứng hô hấp cấp tính nặng ?" SARC): Canada, Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và đặc khu Hong Kong. Hơn 150 người được thống kê liên quan đến chứng bệnh này, trong đó ít nhất 4 người đã chết: 1 ở Hà Nội, 1 ở Hong Kong và 2 người ở Canada (là 2 người Mỹ từ Hong Kong về). WHO đã có khuyến cáo tới các hãng hàng không để ngăn chặn sự lây lan toàn cầu của virus lạ.
    Nghĩa Nhân ( VNExpress)

    Tất cả vì TTVNONLINE thân yêu!!!

Chia sẻ trang này