1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm cúm ... SARS , dịch cúm- viêm phổi cấp H5N1 ở Việt Nam ....

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi ndungtuan, 15/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ninjach

    Ninjach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Để có thêm thông tin, www.cnn.com health, rất rõ ràng và dễ hiểu
    Được ninjach sửa chữa / chuyển vào 15:14 ngày 17/03/2003
  2. risky99

    risky99 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.446
    Đã được thích:
    0
    Trong trang web của WHO, nói là 2 người đã chết, còn các thông tin ở VN thì mới là 1 (người VN)
    http://www.who.int/csr/don/2003_03_16/en/
    "Hanoi, Viet Nam
    On the 26 February 2003, a man (index case) was admitted to hospital in Hanoi with a high fever, dry cough, myalgia and mild sore throat. Over the next four days he developed increasing breathing difficulties, severe thrombocytopenia, and signs of Adult Respiratory Distress Syndrome and required ventilator support. Despite intensive therapy he died on the 13 March after being transferred to Hong Kong Special Administrative Region of China.
    On 5 March, seven health care workers who had cared for the index case also became ill (high fever, myalgia, headache and less often sore throat). The onset of illness ranged from 4 to 7 days after admission of the index case.
    As of 15 March, 43 cases have been reported in Viet Nam. At least five of these patients are currently requiring ventilator support. Two deaths have occurred. With the exception of one case (the son of a health care worker) all cases to date have had direct contact with the hospital where the index case had first received treatment."
  3. risky99

    risky99 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.446
    Đã được thích:
    0
    Trong trang web của WHO, nói là 2 người đã chết, còn các thông tin ở VN thì mới là 1 (người VN)
    http://www.who.int/csr/don/2003_03_16/en/
    "Hanoi, Viet Nam
    On the 26 February 2003, a man (index case) was admitted to hospital in Hanoi with a high fever, dry cough, myalgia and mild sore throat. Over the next four days he developed increasing breathing difficulties, severe thrombocytopenia, and signs of Adult Respiratory Distress Syndrome and required ventilator support. Despite intensive therapy he died on the 13 March after being transferred to Hong Kong Special Administrative Region of China.
    On 5 March, seven health care workers who had cared for the index case also became ill (high fever, myalgia, headache and less often sore throat). The onset of illness ranged from 4 to 7 days after admission of the index case.
    As of 15 March, 43 cases have been reported in Viet Nam. At least five of these patients are currently requiring ventilator support. Two deaths have occurred. With the exception of one case (the son of a health care worker) all cases to date have had direct contact with the hospital where the index case had first received treatment."
  4. Reporter

    Reporter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    5.148
    Đã được thích:
    0
    Dịch cúm lạ tiếp tục lan rộng
    Dịch cúm lạ nguy hiểm dẫn đến viêm phổi và gây tử vong xuất hiện ở một số nước châu Á thời gian gần đây đang tiếp tục lan rộng trên thế giới.
    Ngày 15/3, một máy bay Boeing của hãng không Xinhgapo trên đường từ Niu Yoóc tới Xinhgapo đã phải dừng ở sân bay Phrăngphuốc Mainơ của Đức vì một hành khách là bác sĩ người Xinhgapo có triệu chứng của bệnh viêm phổi nguy hiểm. Ngay lập tức ông này và hai phụ nữ cùng đi đã được đưa vào cách ly tại một bệnh viện ở thành phố Phrăngphuốc.
    Chỉ có 82 trong số hơn 230 hành khách, cùng với đội bay trên chuyến bay này được phép bay tiếp về Xinhgapo tối 15/3 trên một máy bay khác. 150 hành khách còn lại được đưa vào diện kiểm dịch ở Phrăngphuốc để chờ xác định căn bệnh của bác sĩ người Xinhgapo.
    Cùng ngày Cơ quan y tế thành phố Tôrôntô, Canađa, cho biết, đầu tháng 3 vừa qua, có hai thành viên trong một gia đình ở Tôrôntô đã bị chết do viêm phổi và có 6 trường hợp, trong đó 4 người là thành viên gia đình của hai bệnh nhân tử vong nói trên, cũng mắc bệnh và đang được điều trị. Theo người phát ngôn của cơ quan y tế Tôrôntô, trong số những bệnh nhân này có người đã có mặt ở Hồng Công vào thời điểm dịch cúm-viêm phổi xuất hiện ở Hồng Công.
    Ngày 15/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) một lần nữa khuyến cáo khách du lịch và các công ty hàng không trên thế giới có các biện pháp đề phòng và kêu gọi cộng đồng quốc tế phối hợp nỗ lực tìm nguyên nhân và biện pháp ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm này. Trước đó ngày 12/3, WHO cũng đã cảnh báo về khả năng xuất hiện một dạng viêm phổi nguy hiểm ở châu Á sau khi có một số trường hợp mắc bệnh và lây lan tại một số nơi, đặc biệt là ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
    Trong tuần qua, WHO đã nhận được báo cáo về hơn 150 trường hợp mắc bệnh viêm phổi nguy hiểm này ở Canađa, Trung Quốc, Hồng Công, Inđônêxia, Philíppin, Xinhgapo, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam và trong đó có nhiều trường hợp đã bị chết. Các bệnh nhân ban đầu có triệu chứng giống bệnh cúm và sau đó bị sốt cao, viêm họng, đau đầu và đau các cơ bắp. Nhiều trường hợp sau đó đã chuyển sang viêm phổi và có trường hợp phải sử dụng máy hô hấp.
    - Theo TTXVN - 08
    Bạn hãy nhấn vào đây để cùng tham gia ý kiến
  5. Reporter

    Reporter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    5.148
    Đã được thích:
    0
    Dịch cúm lạ tiếp tục lan rộng
    Dịch cúm lạ nguy hiểm dẫn đến viêm phổi và gây tử vong xuất hiện ở một số nước châu Á thời gian gần đây đang tiếp tục lan rộng trên thế giới.
    Ngày 15/3, một máy bay Boeing của hãng không Xinhgapo trên đường từ Niu Yoóc tới Xinhgapo đã phải dừng ở sân bay Phrăngphuốc Mainơ của Đức vì một hành khách là bác sĩ người Xinhgapo có triệu chứng của bệnh viêm phổi nguy hiểm. Ngay lập tức ông này và hai phụ nữ cùng đi đã được đưa vào cách ly tại một bệnh viện ở thành phố Phrăngphuốc.
    Chỉ có 82 trong số hơn 230 hành khách, cùng với đội bay trên chuyến bay này được phép bay tiếp về Xinhgapo tối 15/3 trên một máy bay khác. 150 hành khách còn lại được đưa vào diện kiểm dịch ở Phrăngphuốc để chờ xác định căn bệnh của bác sĩ người Xinhgapo.
    Cùng ngày Cơ quan y tế thành phố Tôrôntô, Canađa, cho biết, đầu tháng 3 vừa qua, có hai thành viên trong một gia đình ở Tôrôntô đã bị chết do viêm phổi và có 6 trường hợp, trong đó 4 người là thành viên gia đình của hai bệnh nhân tử vong nói trên, cũng mắc bệnh và đang được điều trị. Theo người phát ngôn của cơ quan y tế Tôrôntô, trong số những bệnh nhân này có người đã có mặt ở Hồng Công vào thời điểm dịch cúm-viêm phổi xuất hiện ở Hồng Công.
    Ngày 15/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) một lần nữa khuyến cáo khách du lịch và các công ty hàng không trên thế giới có các biện pháp đề phòng và kêu gọi cộng đồng quốc tế phối hợp nỗ lực tìm nguyên nhân và biện pháp ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm này. Trước đó ngày 12/3, WHO cũng đã cảnh báo về khả năng xuất hiện một dạng viêm phổi nguy hiểm ở châu Á sau khi có một số trường hợp mắc bệnh và lây lan tại một số nơi, đặc biệt là ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
    Trong tuần qua, WHO đã nhận được báo cáo về hơn 150 trường hợp mắc bệnh viêm phổi nguy hiểm này ở Canađa, Trung Quốc, Hồng Công, Inđônêxia, Philíppin, Xinhgapo, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam và trong đó có nhiều trường hợp đã bị chết. Các bệnh nhân ban đầu có triệu chứng giống bệnh cúm và sau đó bị sốt cao, viêm họng, đau đầu và đau các cơ bắp. Nhiều trường hợp sau đó đã chuyển sang viêm phổi và có trường hợp phải sử dụng máy hô hấp.
    - Theo TTXVN - 08
    Bạn hãy nhấn vào đây để cùng tham gia ý kiến
  6. Reporter

    Reporter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    5.148
    Đã được thích:
    0
    TP HCM đối phó với bệnh lạ sau khi phát hiện 2 ca có khả năng bị nhiễm
    Ông Nguyễn Thế Dũng, Giám đốc Sở Y tế thành phố, vừa cho phóng viên VnExpress biết, trong các ngày 13-14/3, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ đã tiếp nhận 2 trường hợp viêm phổi không điểm hình, nghi là nhiễm virus lạ. Sáng nay, Sở đã ra quyết định thành lập Ban thường trực phòng chống bệnh hô hấp.
    Một trong hai trường hợp nói trên là bệnh nhân nam 30 tuổi, đến từ Hà Nội, nhập viện đêm 13/3 với các triệu chứng sốt cao, bạch cầu và tiểu cầu thấp. Người đàn ông này cho biết, từ ngày 27/2 đến 6/3, anh có thăm nuôi vợ đẻ tại Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội). Sau khi vào TP HCM, anh bị sốt, điều trị ở Bệnh viện Vạn Hạnh mấy ngày nhưng không bớt nên chuyển sang Hoàn Mỹ. Sáng 14/3, mặc dù vẫn sốt cao, lượng bạch cầu và tiểu cầu trong máu vẫn thấp nhưng do đã đăng ký vé máy bay về Hà Nội nên bệnh nhân đã xin chuyển ra Bệnh viện Việt Pháp để điều trị tiếp.
    Bệnh nhân thứ 2 là một thiếu nữ 15 tuổi, sống ở quận 3, nhập viện ngày 14/3 với các triệu chứng tương tự người thứ nhất, được dùng kháng sinh Rocephine trong 3 ngày nhưng bệnh không cải thiện. Ngày 16/3, cuộc hội chẩn của các bác sĩ thuộc 2 Bệnh viện Hoàn Mỹ và Bệnh nhiệt đới TP HCM đã bước đầu đưa ra nhận định: bệnh nhân bị viêm phổi do nhiễm trùng, không loại trừ khả năng viêm phổi do virus lạ. Chiều 16/3, cô gái này đã được chuyển sang khoa Nhiễm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trong tình trạng sốt 40 độ C.
    Sau khi ra quyết định lập Ban Thường trực phòng chống bệnh hô hấp, trong cuộc họp với các cơ quan chức năng tìm biện pháp phòng chống dịch bệnh do virus lạ sáng nay, Sở đã gửi đến các bệnh viện, phòng khám đa khoa trong thành phố công văn hướng dẫn cách phòng chống dịch và biện pháp xử trí khi phát hiện những người có biểu hiện mắc bệnh.
    Nếu phát hiện các trường hợp có biểu hiện nghi ngờ là viêm đường hô hấp cấp tính do virus lạ, bệnh nhân sẽ được chuyển đến theo dõi và điều trị ở các bệnh viện Chợ Rẫy, 175, Bệnh Nhiệt Đới và Trung tâm Y tế dự phòng. Viện Pasteur sẽ chịu trách nhiệm xét nghiệm xác định bệnh và tìm các phương pháp điều trị hữu hiệu.
    Sở Y tế cũng đã gửi công văn đến Cụm cảng Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất nhằm hướng dẫn các quy trình, biện pháp phòng chống bệnh (như cách ly, xử lý bệnh nhân tại chỗ...). Tiếp viên của các hãng hàng không đang hoạt động tại Việt Nam đều được hướng dẫn cách xử lý khi gặp bệnh nhân có biểu hiện nhiễm bệnh.
    Giang Lao - Vnexpress
    Bạn hãy nhấn vào đây để cùng tham gia ý kiến
  7. Reporter

    Reporter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    5.148
    Đã được thích:
    0
    TP HCM đối phó với bệnh lạ sau khi phát hiện 2 ca có khả năng bị nhiễm
    Ông Nguyễn Thế Dũng, Giám đốc Sở Y tế thành phố, vừa cho phóng viên VnExpress biết, trong các ngày 13-14/3, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ đã tiếp nhận 2 trường hợp viêm phổi không điểm hình, nghi là nhiễm virus lạ. Sáng nay, Sở đã ra quyết định thành lập Ban thường trực phòng chống bệnh hô hấp.
    Một trong hai trường hợp nói trên là bệnh nhân nam 30 tuổi, đến từ Hà Nội, nhập viện đêm 13/3 với các triệu chứng sốt cao, bạch cầu và tiểu cầu thấp. Người đàn ông này cho biết, từ ngày 27/2 đến 6/3, anh có thăm nuôi vợ đẻ tại Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội). Sau khi vào TP HCM, anh bị sốt, điều trị ở Bệnh viện Vạn Hạnh mấy ngày nhưng không bớt nên chuyển sang Hoàn Mỹ. Sáng 14/3, mặc dù vẫn sốt cao, lượng bạch cầu và tiểu cầu trong máu vẫn thấp nhưng do đã đăng ký vé máy bay về Hà Nội nên bệnh nhân đã xin chuyển ra Bệnh viện Việt Pháp để điều trị tiếp.
    Bệnh nhân thứ 2 là một thiếu nữ 15 tuổi, sống ở quận 3, nhập viện ngày 14/3 với các triệu chứng tương tự người thứ nhất, được dùng kháng sinh Rocephine trong 3 ngày nhưng bệnh không cải thiện. Ngày 16/3, cuộc hội chẩn của các bác sĩ thuộc 2 Bệnh viện Hoàn Mỹ và Bệnh nhiệt đới TP HCM đã bước đầu đưa ra nhận định: bệnh nhân bị viêm phổi do nhiễm trùng, không loại trừ khả năng viêm phổi do virus lạ. Chiều 16/3, cô gái này đã được chuyển sang khoa Nhiễm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trong tình trạng sốt 40 độ C.
    Sau khi ra quyết định lập Ban Thường trực phòng chống bệnh hô hấp, trong cuộc họp với các cơ quan chức năng tìm biện pháp phòng chống dịch bệnh do virus lạ sáng nay, Sở đã gửi đến các bệnh viện, phòng khám đa khoa trong thành phố công văn hướng dẫn cách phòng chống dịch và biện pháp xử trí khi phát hiện những người có biểu hiện mắc bệnh.
    Nếu phát hiện các trường hợp có biểu hiện nghi ngờ là viêm đường hô hấp cấp tính do virus lạ, bệnh nhân sẽ được chuyển đến theo dõi và điều trị ở các bệnh viện Chợ Rẫy, 175, Bệnh Nhiệt Đới và Trung tâm Y tế dự phòng. Viện Pasteur sẽ chịu trách nhiệm xét nghiệm xác định bệnh và tìm các phương pháp điều trị hữu hiệu.
    Sở Y tế cũng đã gửi công văn đến Cụm cảng Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất nhằm hướng dẫn các quy trình, biện pháp phòng chống bệnh (như cách ly, xử lý bệnh nhân tại chỗ...). Tiếp viên của các hãng hàng không đang hoạt động tại Việt Nam đều được hướng dẫn cách xử lý khi gặp bệnh nhân có biểu hiện nhiễm bệnh.
    Giang Lao - Vnexpress
    Bạn hãy nhấn vào đây để cùng tham gia ý kiến
  8. Reporter

    Reporter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    5.148
    Đã được thích:
    0
    Tác nhân gây bệnh lạ có thể là chủng virus cúm mới

    Các nhân viên y tế tại Bệnh viện Prince of Wales (Hong Kong), ngày 16/3.
    Các xét nghiệm đã cho phép loại trừ một số dạng cúm và virus gây sốt xuất huyết. Tuy nhiên, vẫn còn lại nhiều khả năng là có ?omột chủng mới của virus cúm? và các virus Hendra và Nipah (được phát hiện gần đây với các biểu hiện giống cúm, có thể lan truyền từ động vật sang người).
    Bác sĩ David Heymann, chuyên gia phụ trách về các bệnh lây nhiễm của WHO nhận xét: ?oTất nhiên cúm là điều nhiều người đang nghĩ tới?. Theo các quan chức y tế, phải mất vài ngày nữa mới có thể xác định được thủ phạm gây bệnh. Tuy nhiên, họ cho rằng một số đặc điểm của bệnh cho phép nghĩ rằng nó do virus gây ra. Đó là: nạn nhân có vẻ như không đáp ứng với các loại kháng sinh thông thường (vốn chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn), bạch cầu trong máu giảm. Điều này thường xảy ra khi có tình trạng nhiễm virus chứ không phải nhiễm vi khuẩn. Kẻ thù này thường khó phát hiện nhanh bằng những xét nghiệm thông thường. Hiện có rất ít thuốc điều trị các bệnh nhiễm virus và sau khi dùng thuốc, hệ miễn dịch của cơ thể cũng cần một thời gian để phát huy tác dụng.

    Những phụ nữ này, trong đó có hai người mang khẩu trang bảo vệ, vừa rời bệnh viện đại học Đài Loan, nơi có hai bệnh nhân nhập viện để theo dõi vì có biểu hiện SARS, ngày 17/3.
    Cho tới nay, xét nghiệm đã loại bỏ khả năng thủ phạm gây bệnh là virus cúm gà H5N1, thỉnh thoảng vẫn được tìm thấy ở Trung Quốc, và có thể gây hậu quả khủng khiếp nếu lan truyền rộng rãi ở người. Các chuyên gia cũng không nghĩ nhiều đến khả năng khủng bố. Theo họ, đây là bệnh truyền nhiễm, nó lây lan dễ dàng từ bệnh nhân sang bác sĩ, y tá và những người trong gia đình thông qua ho, hắt hơi và tiếp xúc với dịch tiết ở mũi. Những điều này không có điểm gì chung với khủng bố.
    Một số người mới bị bệnh thời gian gần đây đã hồi phục. Tuy nhiên, các chuyên gia không rõ đó là hiệu quả của kháng sinh và thuốc chống virus hay chỉ đơn giản là sự tiến triển tự nhiên của bệnh. Bác sĩ Heymann cho biết, hôm qua, 3-4 bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Pháp đã ổn định trở lại và được đưa ra khỏi khu hồi sức cấp cứu. Tuy nhiên, họ vẫn có những rắc rối về hô hấp.
    Căn bệnh viêm phổi lạ này được gọi là ?oHội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng? hay SARS. 90% các ca bệnh gần đây là nhân viên y tế. Thời gian ủ bệnh khoảng 3-7 ngày. Nó thường bắt đầu với các triệu chứng như sốt cao và biểu hiện giống cúm (đau đầu, đau họng?). Bệnh nhân thường bị ho, viêm phổi, hụt hơi và những bất thường khác về hô hấp. Nguyên nhân gây tử vong là suy hô hấp. Hôm thứ bảy vừa rồi, WHO đã ra cảnh báo khẩn cấp vì lo ngại bệnh có thể truyền từ châu Á tới Bắc Mỹ và châu Âu.
    Hôm qua, bác sĩ Đức điều trị cho bệnh nhân 32 tuổi người Singapore (đang bị cách ly tại Frankfurt) cho hay, không chắc đây là một ca SARS và bệnh viện vẫn tiến hành điều trị như bệnh viêm phổi thông thường. Vị bác sĩ người Singapore đã bị đưa đi cách ly trước đó một ngày khi dừng chân ở Frankfurt trên đường từ New York trở về nhà. Anh bị cách ly cùng mẹ, cũng bị sốt và người vợ vẫn khỏe mạnh.
    Cũng trong ngày hôm qua, WHO đã công bố một bản báo cáo của Bộ Y tế Trung Quốc về vụ bùng phát bệnh ở Quảng Đông. Thông báo này cho hay tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát và các bệnh nhân đang lần lượt bình phục. Phần lớn nạn nhân là thanh niên, cách lan truyền của bệnh cũng giống như của SARS. Bệnh đạt đỉnh điểm vào những ngày 3-14/2 tại Quảng Đông và từ đó đã giảm đáng kể. 7% bệnh nhân cần thở máy, nhưng phần lớn đã dần khá hơn, nhất là những người không bị bội nhiễm vi khuẩn. Bệnh có vẻ yếu đi khi truyền từ người này sang người khác.
    Theo thống kê của WHO, căn bệnh lạ đã khiến 500 người bị bệnh và 9 người tử vong, nếu vụ dịch ở Quảng Đông hồi tháng 2 cũng là một phần của căn bệnh này. Những trường hợp tử vong bao gồm: 5 ở Quảng Đông, 1 ở Hong Kong, 1 ở Việt Nam và 2 ở Canada.
    Thu Thủy (theo AP, Reuters) - Vnexpress
    Bạn hãy nhấn vào đây để cùng tham gia ý kiến
  9. Reporter

    Reporter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    5.148
    Đã được thích:
    0
    Tác nhân gây bệnh lạ có thể là chủng virus cúm mới

    Các nhân viên y tế tại Bệnh viện Prince of Wales (Hong Kong), ngày 16/3.
    Các xét nghiệm đã cho phép loại trừ một số dạng cúm và virus gây sốt xuất huyết. Tuy nhiên, vẫn còn lại nhiều khả năng là có ?omột chủng mới của virus cúm? và các virus Hendra và Nipah (được phát hiện gần đây với các biểu hiện giống cúm, có thể lan truyền từ động vật sang người).
    Bác sĩ David Heymann, chuyên gia phụ trách về các bệnh lây nhiễm của WHO nhận xét: ?oTất nhiên cúm là điều nhiều người đang nghĩ tới?. Theo các quan chức y tế, phải mất vài ngày nữa mới có thể xác định được thủ phạm gây bệnh. Tuy nhiên, họ cho rằng một số đặc điểm của bệnh cho phép nghĩ rằng nó do virus gây ra. Đó là: nạn nhân có vẻ như không đáp ứng với các loại kháng sinh thông thường (vốn chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn), bạch cầu trong máu giảm. Điều này thường xảy ra khi có tình trạng nhiễm virus chứ không phải nhiễm vi khuẩn. Kẻ thù này thường khó phát hiện nhanh bằng những xét nghiệm thông thường. Hiện có rất ít thuốc điều trị các bệnh nhiễm virus và sau khi dùng thuốc, hệ miễn dịch của cơ thể cũng cần một thời gian để phát huy tác dụng.

    Những phụ nữ này, trong đó có hai người mang khẩu trang bảo vệ, vừa rời bệnh viện đại học Đài Loan, nơi có hai bệnh nhân nhập viện để theo dõi vì có biểu hiện SARS, ngày 17/3.
    Cho tới nay, xét nghiệm đã loại bỏ khả năng thủ phạm gây bệnh là virus cúm gà H5N1, thỉnh thoảng vẫn được tìm thấy ở Trung Quốc, và có thể gây hậu quả khủng khiếp nếu lan truyền rộng rãi ở người. Các chuyên gia cũng không nghĩ nhiều đến khả năng khủng bố. Theo họ, đây là bệnh truyền nhiễm, nó lây lan dễ dàng từ bệnh nhân sang bác sĩ, y tá và những người trong gia đình thông qua ho, hắt hơi và tiếp xúc với dịch tiết ở mũi. Những điều này không có điểm gì chung với khủng bố.
    Một số người mới bị bệnh thời gian gần đây đã hồi phục. Tuy nhiên, các chuyên gia không rõ đó là hiệu quả của kháng sinh và thuốc chống virus hay chỉ đơn giản là sự tiến triển tự nhiên của bệnh. Bác sĩ Heymann cho biết, hôm qua, 3-4 bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Pháp đã ổn định trở lại và được đưa ra khỏi khu hồi sức cấp cứu. Tuy nhiên, họ vẫn có những rắc rối về hô hấp.
    Căn bệnh viêm phổi lạ này được gọi là ?oHội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng? hay SARS. 90% các ca bệnh gần đây là nhân viên y tế. Thời gian ủ bệnh khoảng 3-7 ngày. Nó thường bắt đầu với các triệu chứng như sốt cao và biểu hiện giống cúm (đau đầu, đau họng?). Bệnh nhân thường bị ho, viêm phổi, hụt hơi và những bất thường khác về hô hấp. Nguyên nhân gây tử vong là suy hô hấp. Hôm thứ bảy vừa rồi, WHO đã ra cảnh báo khẩn cấp vì lo ngại bệnh có thể truyền từ châu Á tới Bắc Mỹ và châu Âu.
    Hôm qua, bác sĩ Đức điều trị cho bệnh nhân 32 tuổi người Singapore (đang bị cách ly tại Frankfurt) cho hay, không chắc đây là một ca SARS và bệnh viện vẫn tiến hành điều trị như bệnh viêm phổi thông thường. Vị bác sĩ người Singapore đã bị đưa đi cách ly trước đó một ngày khi dừng chân ở Frankfurt trên đường từ New York trở về nhà. Anh bị cách ly cùng mẹ, cũng bị sốt và người vợ vẫn khỏe mạnh.
    Cũng trong ngày hôm qua, WHO đã công bố một bản báo cáo của Bộ Y tế Trung Quốc về vụ bùng phát bệnh ở Quảng Đông. Thông báo này cho hay tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát và các bệnh nhân đang lần lượt bình phục. Phần lớn nạn nhân là thanh niên, cách lan truyền của bệnh cũng giống như của SARS. Bệnh đạt đỉnh điểm vào những ngày 3-14/2 tại Quảng Đông và từ đó đã giảm đáng kể. 7% bệnh nhân cần thở máy, nhưng phần lớn đã dần khá hơn, nhất là những người không bị bội nhiễm vi khuẩn. Bệnh có vẻ yếu đi khi truyền từ người này sang người khác.
    Theo thống kê của WHO, căn bệnh lạ đã khiến 500 người bị bệnh và 9 người tử vong, nếu vụ dịch ở Quảng Đông hồi tháng 2 cũng là một phần của căn bệnh này. Những trường hợp tử vong bao gồm: 5 ở Quảng Đông, 1 ở Hong Kong, 1 ở Việt Nam và 2 ở Canada.
    Thu Thủy (theo AP, Reuters) - Vnexpress
    Bạn hãy nhấn vào đây để cùng tham gia ý kiến
  10. Digicams

    Digicams Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    0
    Theo những thông tin trên các phương tiện thì cách phòng chống mới chỉ là bồi dưỡng nâng cao sức đề kháng và hạn chế tiếp xúc với những nguồn lây nhiễm, mà những nguồn này thì chưa thể biết ở đâu.
    Vậy nên chăng phát động một phong trào toàn dân đeo khẩu trang để ngăn chặn đường lây nhiễm duy nhất trong 1 t/gian nhất định (VD: 2 tháng) để các cơ quan chức năng có thể khoanh vùng và tiêu diệt ổ lay bệnh. Tôi nghĩ cách này rất đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả, chủ yếu là vượt qua được sự ngượng ngùng khi đeo k/t.
    HaNV@cybervn.net
    9331558-CQ
    8289087-NR
    www.MayAnhSo.com

Chia sẻ trang này