1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cấm khiêu vũ khi hát karaoke

Chủ đề trong 'Dancing' bởi Vo_Tong_Khach, 17/04/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Vo_Tong_Khach

    Vo_Tong_Khach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Cấm khiêu vũ khi hát karaoke

    Nguồn: http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/04/3BA0DF53/

    Cấm khiêu vũ khi hát karaoke

    Cấm khiêu vũ tại quán karaoke; vũ trường, karaoke tại khách sạn 5 sao sẽ được hoạt động đến 2h sáng... là những điểm mới trong dự thảo Nghị định sửa đổi Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.

    Theo dự thảo của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, phòng karaoke không được hoạt động sau 12h đêm đến 8h sáng. Tuy nhiên, phòng karaoke và vũ trường thuộc khách sạn 5 sao tại Hà Nội và TP HCM, khách sạn 4 sao tại các địa phương khác được hoạt động không quá 2h sáng.


    Khách sẽ không được khiêu vũ tại phòng karaoke. Ảnh mang tính minh họa: X.T.

    Các điều kiện kinh doanh karaoke vẫn được giữ nguyên như trước, địa điểm phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, di tích lịch sử văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200 m trở lên. Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20 m2 trở lên. Cửa phòng phải là cửa kính không màu để bên ngoài có thể nhìn thấy toàn bộ phòng. Địa điểm hoạt động trong khu dân cư phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề.

    Tuy nhiên, điểm mới là các cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của nhân viên thuộc cơ sở mình thì không phải xin phép.

    Với hoạt động vũ trường, dự thảo mở rộng tới vũ trường tại các nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, cũng phải đủ các điều kiện như phòng khiêu vũ phải có diện tích từ 80 m2 trở lên, trang thiết bị, phương tiện hoạt động của phòng khiêu vũ bảo đảm chất lượng âm thanh và phù hợp với quy hoạch về vũ trường của từng địa phương.

    Khi xin cấp phép biểu diễn nghệ thuật, thời trang, nếu tác phẩm đề nghị công diễn lần đầu phải kèm theo bản nhạc, kịch bản; đối với trình diễn thời trang phải kèm theo ảnh hoặc mẫu thiết kế trang phục trình diễn. Ngoài ra, các hoạt động trò chơi điện tử và các hình thức vui chơi khác không được hoạt động quá 12h đêm.

    Dự thảo Nghị định cũng đặt ra trách nhiệm của người quản lý ngay tại điều 1: ?oNgười đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá thuộc phạm vi quản lý của mình?.

    Dự thảo đang được gửi các cơ quan quản lý địa phương, các bộ, ngành và trên trang web Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch để lấy ý kiến người dân.

    Đầu năm 2005, lực lượng công an đã triệt phá hàng loạt "động" lắc núp bóng trong các quán karaoke, vũ trường. Nhiều chủ cơ sở kinh doanh đã phải ra tòa. Trước tình hình trên, cuối tháng 5/2005, Thủ tướng ban hành chỉ thị chấn chỉnh hoạt động nhà hàng karaoke, quán bar, vũ trường. Nghị định 11 về quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa ra đời năm 2006 nhằm tăng cường công tác quản lý.

    Sau 3 năm, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã tổ chức điều tra, khảo sát thực tế tại một số tỉnh thành phố trọng điểm, xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định 11.


    Đoàn Loan

    --------------

    Đọc bài này xong ta buồn hết cả người, nghẹn ngào không nói nên câu. Có cái gối mềm mềm nào không để ta đâm đầu vào tự tử
  2. hnkvvcs

    hnkvvcs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2009
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Htrc'' mình có đọc cái tin này rồi. Nói cấm là cấm thế thôi chứ mình nghĩ chả cấm được. chả lẽ cửa hàng karao cử ng` theo dõi từng phòng ah, như thế khách sợ chạy mất dép.
    Có khi sắp tới còn có quy định: đặt camera trong phòng karaoke cũng nên
  3. salsabeginer

    salsabeginer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2006
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Mấy ông ở VN mình nổi tiếng sáng tạo, cái này là phần 2 của luật ngực lép-thấp bé nhẹ cân ko được đi xe. May mà dân dancing ko nhiều bằng dân đi xe nên việc triển khai áp chế có thể se khả thi. Xem vài câu trả lời và bình luận :D:
    "- Vậy, theo ông khái niệm về khiêu vũ bị cấm trong quán karaoke nên hiểu như thế nào?
    - Khái niệm khiêu vũ rất rộng, chưa ai tách bạch ra được. Tùy thực tế, người kiểm tra sẽ kết luận khách vi phạm hay không và mức độ vi phạm đến đâu. Nếu có biểu hiện khiêu vũ nhưng không mở nhạc to, không uống rượu, không la hét, tính chất, mức độ chưa nghiêm trọng thì người xử lý có thể giảm nhẹ. Trong xã hội ta có nhiều hành vi mà luật pháp không thể quy định quá cụ thể <= ko cu the thi lam sao quy toi duoc, de nghi d/c dang ky hoc vai khoa khieu vu de co khai niem va co the ban hanh quy dinh cu the cho truong hop nay :D
    - Chỉ vì một nhóm người gây tiêu cực tại phòng karaoke mà cơ quan quản lý đưa ra biện pháp để hạn chế nhu cầu của số đông là chưa thảo đáng. Ông nghĩ sao về ý kiến trên?
    - Lĩnh vực văn hóa thường có nhiều ý kiến khác nhau, có người coi loại hình giải trí này là lành mạnh song có người khác lại cho rằng là nơi phát sinh tệ nạn. Cơ quan soạn thảo đã lấy ý kiến của nhiều người có liên quan và căn cứ vào đa số. Chúng tôi đã thống kê được nhiều vụ tiêu cực liên quan đến sử dụng thuốc lắc trong phòng karaoke. Tôi đảm bảo số phát hiện chưa phải là hết. <= da tham khao cac nuoc khac tren the gioi chua? neu can cu vao da so thi chac chan dieu luat nay cua Vietnam la thieu so :))
    Nếu không có quy định cấm khiêu vũ thì không thể ngăn chặn được tiêu cực. Có những nhóm người không chỉ nhún nhảy mà đứng cả lên bàn ghế, sử dụng rượu ngoại, thuốc lá nồng nặc, gây bức xúc trong dư luận. Trong những năm qua có nhiều vụ tiêu cực như vậy nên nhà nước phải có các biện pháp mạnh tay. <= dung len ban, uong ruou ngoai, hut thuoc la trong phong karaoke gay buc xuc du luan nghia la sao? co ai nhin thay ngoai nhung nguoi trong phong dau :)). Co ve nhu quen cong dan dang bi vi pham nang ne
    - Trên thế giới có bao nhiêu quốc gia quy định cấm khiêu vũ trong phòng karaoke?
    - Chính sách quản lý kinh tế xã hội ở các quốc gia khác nhau. Nhật Bản là nơi phát sinh karaoke nhưng loại hình văn hóa ở nước này rất khác nước ta. Ở nước ta thường hay biến tướng như dùng thuốc lắc, karaoke ôm nên phải có quy định như vậy. <= dong y khac nhau, nhung khac mot cach dac biet so voi tat ca cac quoc gia khac thi phai xem lai trong khi VN van nam trong nhung nuoc cham phat trien
    - Dự thảo Nghị định có quy định phòng karaoke trong khách sạn 5 sao được kéo dài đến 2h sáng thay vì 24h. Vì sao có sự phân biệt này thưa ông?
    - Hiện quy định phòng karaoke đóng cửa trước 24h đêm, đối với người Việt Nam như thế là cần thiết vì người lao động phải ngủ để hôm sau còn làm việc. Song có một bộ phận khách nước ngoài đi du lịch có nhu cầu đến vũ trường, quán karaoke ban đêm. Theo kiến nghị của TP HCM, chúng tôi đã tổ chức lấy ý kiến của 1.000 du khách nước ngoài, thì 77% có nhu cầu, trong đó 29% muốn đến vũ trường, 21% đến phòng karaoke, 30% đến quầy bar...
    Tất nhiên, người Việt Nam có thể đến những chỗ này song phần lớn là phục vụ khách nước ngoài. Không ai có thể nói là không có tiềm ẩn tệ nạn xã hội trong đó, nhưng trước nhu cầu của du khách thì chúng ta phải đáp ứng, biện pháp quản lý là tăng cường kiểm tra <= Tay luc nao cung la nguoi thuong dang"
    --------------------
  4. lizy

    lizy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Chết sặc vì cười!!! Copy từ Blog của anh Joe, mời cả nhà đọc!!!
    Entry for April 18, 2009 - Cấm khiêu vũ
    Cấm khiêu vũ tại quán karaoke khỏi phải nói là một việc nên làm. Tuy nhiên vấn đề thường không phải là nên làm hay không mà là nếu làm thì thực hiện như thế nào? Tóm lại, thực hiện là chính. Còn vấn đề phụ lớn nhất trong vấn đề chính nay là "Làm thế nào để xác định một hành động vi phạm". "Khiêu vũ" có thể được hiểu theo nhiều cách, nhưng một thanh tra viên cần sự minh bạch và rõ ràng mới bước chân vào việc một cách nhiệt tình được.
    VÌ vậy tôi đã bỏ ra chút thời gian để viết "manual" hướng dẫn các tranh tra viên tương lai, hy vọng sẽ góp một phần nhỏ nào cho việc làm tan đi sương mù dày đặc vẫn bao quanh chủ để nhạy cảm này. Vì một số chuyện bàn quyền tôi không thể post hết ở đây, nhưng tôi xin được post vài bài của chương 1 để các bạn có thể đọc và góp ý.
    1. Một nhóm có ba người, trong đó có một người la hét (ngồi ở ghế) một người uống say (năm ở ghế), và một người không say, không la hét nhưng đang khiêu vũ. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
    Trước hết bạn phải xác định cảm hứng của người đang khiêu vũ xuất phát từ đâu. Nếu nguồn cảm hứng là một trong hai người còn lại thì bạn có thể có thể áp dụng mức phạt cao. Ví dụ, người đang bị say nói "Em ơi, nhảy cái cho anh xem nào" thì rõ ràng người đang khiêu vũ lấy cảm hứng một cách gián tiếp từ bia rượu. Nếu cảm hứng của người đang khiêu vũ xuất phát hoàn toàn từ bài hát đang play thì bạn có thể áp dụng mức phạt bình thường. (Lưu ý: trường hợp ngoại lệ là bài hát "Mắt Nai Cha Cha Cha" của ca sỹ Hồng Ngọc thể hiện. Để hạn chế sự xuất hiện của bài hát đó bạn nên áp dụng mức phạt cao nhất.)
    2. Một nhóm "khiêu vũ" nhưng có về không nhiệt tình/vui
    Theo từ điển tiếng Việt của Trung Tâm Từ Điển Học, Viện Ngôn Ngữ Học, ?okhiêu vũ? có nghĩa là "Làm những động tác của tay, chân nhịp nhàng và phốt hợp với nhau, theo điệu nhạc và thường thành từng đôi nam nữ một, trong những buổi vui chung." Vậy nếu đa số thành viên trong nhóm vi phạm có vẻ "buồn chung" (bao gồm buồn ngủ và buồn nôn, tức khiêu vũ nhưng tỏ ra không thích) bạn sẽ không được phép áp dụng hình phạt nào. Hiện giờ Hội Đồng Thanh Tra Khiêu Vũ Karaoke đang hợp tác với Viện Ngôn Ngữ Học để chỉnh sửa sai sót này.
    2. Có một người cầm míc trong khi karaoke bị sét đánh. Trong quá trình điện giật người ấy có những hành động có thể xem là "khiêu vũ".
    Bạn nên chuẩn bị tinh thần đói phó với những trường hợp phức tạp như trên. Một lần nữa bạn phải quan sát rất kỹ trong lúc người ấy đang bị điện giật. Nếu các hoạt động cơ thẻ có sự phối hợp với âm nhạc (tức theo nhịp điệu của bài hát đang phát một cách sát sao) người ấy có thể bị phạt từ 30,000 - 50,000 nghìn, hoặc tương ứng với giá trị mức điện đã mất.
    3. Nhóm vi phạm bao gồm một hoặc nhiều người nước ngoài?
    Với người nước ngoài thì cách xử lý sẽ hết sức tế nhị .Trước hết bạn phải xác định nhóm đó là người nước ngoài thật. Gần đây đã phát hiện một số nhóm thành niên Việt Nam khi thấy thanh tra viên lên kiểm tra thì giới thiệu là người Nhật Bản, đất nước mà khiêu vũ ở quán karaoke đã được xã hội chấp nhận. Nếu bạn gặp nhóm "Nhật Bản" đáng nghi bạn nên cúi chào thật thấp. Theo văn hóa của Nhật Bản, những người trong nhóm phải cúi chào lại. Khi đó, bạn phải để ý rất kĩ. Nếu bạn có cảm giác những người ấy đang cúi đầu ?okhông đúng cách? (gồn cúi không đủ độ thấp và cúi ?ođểu?) thì bạn có thể xem họ là người Việt Nam và áp dụng mức phạt cao.
    Với người Phương Tây cách xử lý sẽ khác nữa. Có thể bạn đã nhận thấy ở nhiều siêu thị tại Hà Nội và TPHCM, khách Việt Nam bắt buộc phải gửi đồ lại trong khi khách Phương Tây có thể mang túi hay ba-lô vào mà khong bị bảo vệ hỏi một câu. Từ đó, bạn có thể nghĩ rằng người Việt Nam tin khách hàng phương Tây hơn khách hàng Việt Nam. Nhưng đó là cái nhìn phiến diện. Xem một cách khác, bạn có thể kết luận rằng: người Việt Nam không tin khách hàng phương Tây ít hơn khách hàng không Việt Nam. Như vậy bạn sẽ hiểu thông cảm hơn.
    Có nghĩa với người Phương Tây nên áp dụng "chế độ nhẹ", phạt nhẹ hay hay chỉ nói một câu thông báo quy định ("Xin bạn đừng khiêu vũ ở đây" dịch ra tiếng Anh là "nô-đan-xin-pơ-lít"). Nếu có người Việt Nam hỏi vì sao có hai chế độ một dành cho "Ta" và một dành cho "Tây" bạn không nên tránh mà giải thích nhẹ nhàng nguyên nhận cụ thể. Một số nghiên cứu khoa học gần đây đã cho thấy tuyến giáp của dân Việt Nam chúng ta, khi cơ thể đang khiêu vũ nhiệt tình ở nơi thiếu ánh sáng sẽ sản xuất một loại hoóc-môn khiến cho đầu óc thèm thuốc lắc và những bộ phận sinh lý nảy sinh tiêu cực. Còn người phương Tây có lẽ là vị chịu ảnh hưởng của khiêu vũ và sinh lý lâu hơn nên tuyến giáp không trục trặc vậy.
    Tuy nhiên một số nghiên cứu khác đã cho biết nhiều người đàn ông Phương Tây, khi tiếp cận với khí hậu Việt Nam sẽ có một cảm giác mà họ tự mô tả là "tình yêu" với các phụ nữ gò má cáo có khả năng sát chồng. Do đó, sắp có quy định mới là đàn ông Phương Tây và phụ nữ Việt Nam gò má cáo phải đứng cách xa nhau ít nhất 5 mét ở nơi công cộng.
    4. Thế còn với Việt Kiều thì sao?
    Với người vi phạm gốc Việt chế độ phạt đã tương đối rõ ràng. Nếu phần "Việt" hơn phần "Kiều" bạn có thể áp dụng mực phạt cao. Còn nếu phần "Kiều" hơn phần Việt (tức chưa nói được một câu ca dao và ghét nhạc sến) bạn có thể yêu câu họ thuộc lòng và hát một bài của ca sĩ Tuấn Ngọc. Với họ, đây sẽ là hình thức phạt hiểu quả nhất.
    5. Một người chồng đánh vợ trong khi hai người đang ngồi ở ghế.
    Không phạt
    Trong phần tiếp theo bạn sẽ được tiếp cận với nhiều chủ để phức tạp hơn nữa gồm các bài:
    6. Vừa ngồi vừa nhảy: chuyện có thật!
    7. Xảy ra động đất thì sao?
    8. Người Châu Phi: không nên sợ
    9. Khi điều tra viên bị lây bệnh khiêu vũ
    10. Vanxơ = truyền thống hay tệ nạn
    Hẹn gặp bạn trong chương hai. Và mỗi khi thực hiện công việc bạn nên luôn nhớ rằng: Trong xã hội có nhiều hành vi mà luật pháp không thể quy định quá cụ thể.

Chia sẻ trang này