1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CẦM MÁU KHI BỊ THƯƠNG????

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi manhphamvn, 03/03/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. manhphamvn

    manhphamvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2007
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    CẦM MÁU KHI BỊ THƯƠNG????

    Em đang học võ cổ truyền. Mỗi lần luyện tập mà bị thường chảy máu, thì thầy em lại dùng bàn tay úp lên vết thương( ko đụng vào vết thương) 1 tí là máu hết chảy và ko còn đau rát nữa. Vậy đó có phải là ém khí cầm máu hay là cái gì vậy????

    [ THIÊN BẠI
  2. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    ông thầy nào mà giỏi vậy ? bạn nói tên thầy bạn cho nghe đi !
  3. manhphamvn

    manhphamvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2007
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Rùi xong gặp bác này chẳng bít gì luôn. Bác ko tin thì lên Suối Tiên coi diễn Sơn Tinh Thuỷ Tinh rùi hỏi thầy Ngô Xuân Hiển người ta chỉ cho
  4. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Chảy máu chổ nào vậy ? lổ tai, mũi, hậu môn hay chổ gần đó ? ém khí cũng nguy lắm ! có khi càng ém càng ra nhiều
  5. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    Cầm Máu Vết Thương
    Khi bị vết thương chảy máu, cần:
    - Nâng cao phần bị thương lên
    - Dùng khăn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy,
    - Nếu máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều máu:
    * Cứ ấn chặt vào vết thương
    * Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt
    * Buộc ga rô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại. Buộc ga rô bằng một cái khZn gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng bao giờ dùng một dây thừng mảnh, dây thép...
    * Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.
    Khi bị vết thương chảy máu, cần:
    - Nâng cao phần bị thương lên
    - Dùng khăn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy,
    - Nếu máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều máu:
    * Cứ ấn chặt vào vết thương
    * Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt
    * Buộc ga rô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại. Buộc ga rô bằng một cái khZn gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng bao giờ dùng một dây thừng mảnh, dây thép...
    * Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.
    Chú ý:
    * Chỉ buộc ga rô ở chân hoặc tay nếu máu chảy nhiều và ấn chặt trực tiếp vào vết thương mà máu không thể cầm được,
    * Cứ 30'' lại nới lỏng dây ga rô một lát để xem còn cần buộc ga rô nữa hay không và để cho máu lưu thông.
    * Nếu máu chảy nhiều hoặc bị thương nặng, để cao chân và đầu thấp để đề phòng sốc.
  6. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    Bất kỳ vết đứt thủng, gãy nào trên da hoặc cơ thể đều gọi là vết thương. Hầu hết các vết thương đều hở vết nứt ở da làm cơ thể mất máu và các chất khác, đồng thời mầm bệnh có thể xâm nhập gây nhiêm trùng. Vết thương kín cho phép máu chảy ra khỏi vòng tuần hoàn nhưng không chảy ra ngoài cơ thể - xuất huyết nội. Bản chất của vết thương xác định loại vết thương và cách chữa trị thích hợp.
    Người sơ cấp cứu nên:
    Hạn chế việc mất máu bằng cách nén lên vết thương và nâng phần bị thương lên.
    Tiến hành các bước làm giảm thiểu cơn sốt gây nên do mất máu quá nhiều.
    Bảo vệ vết thương tránh viêm nhiễm và kích thích chữa lành tự nhiên bằng cách băng bó vết thương.
    Vì mầm bệnh hiện diện trong máu chảy ra nên lúc nào cũng phải chú ý giữ vệ sinh cho nạn nhân và bản thân bạn cẩn thận.
    Chảy máu ngoài nhiều rất nguy hiểm và có thể làm bạn xao lãng các nguyên tắc sơ cấp cứu. Nên nhớ phương pháp hồi sức ABC. Chảy máu ở mặt hoặc ở cổ có thể làm nghẽn khí đạo. Rất hiếm khi lượng máu mất quá nhiều đến nỗi khiến tim ngừng đập. Hãy nhớ là nạn nhân có thể bị sốc và bất tỉnh.
    Tự bảo vệ bản thân
    Nếu bạn bị đau hay bị một vết thương hở, bạn phải băng bó chúng tại cẩn thận. Mang găng tay dùng một lần ở những nơi có thể và rửa sạch tay bằng xà bông trước và sau khi chữa trị. Các chỉ dẫn vế việc bảo vệ bản thân bạn và nạn nhân khỏi bị viêm nhiễm.
    Cách chữa trị
    Những điều cần nên làm:
    Cầm máu.
    Ngăn ngừa nạn nhân bị sốc.
    Giảm thiểu nguy cơ bị viêm nhiễm.
    Gấp rút đưa nạn nhân đến bệnh viện.
    Cởi hoặc cắt quần áo nạn nhân ra để lộ vết thương. Tìm xem có vật nhọn như mảnh kính có thể gây thương tích cho bạn không.
    Trực tiếp dùng các ngón tay và lòng bàn tay nén chặt vết thương, nếu có lót một mảnh băng vô trùng hay một miệng gạc sạch thì tốt hơn nhưng không được phí thời gian trong việc tìm kiếm băng quấn. Nếu bạn không thể áp dụng cách nén trực tiếp, ví dụ như do vật găm trong vết thương nhô ra, hãy ấn chặt xuống hai bên vật đó.
    Nâng và giữ cánh tay bị thương của nạn nhân cao hơn tim. Cầm tay nạn nhân thật nhẹ nhàng nếu nạn nhân có bị gãy xương.
    Có thể đỡ nạn nhân nằm xuống. Điều này sẽ làm giảm lượng máu chảy đến các vết thương và giảm thiểu nguy cơ sốc.
    Giữ nguyên miếng gạc rồi dùng dải băng vô trùng băng bó vết thương thật chắc nhưng đừng chặt quá kẻo làm tắc nghẽn sự lưu thông máu. Nếu máu chảy qua dải băng, hãy băng phủ thêm một lớp nữa.
    Nếu có vật găm trong vết thương nhô ra, đặt miếng lót đệm ở hai bên vật thể cho đến khi chúng vừa đủ cao để có thể băng lại mà không đụng chạm đến vật đó.
    Bảo đảm an toàn và nâng đỡ phần bị thương như khi bị gãy xương.
    Quay số 115 gọi cấp cứu. Trị chứng sốc cho nạn nhân. Kiểm tra cách băng bó vết thương, đồng thời theo dõi sự lưu thông máu bên dưới miếng băng. Nén gián tiếp
    Rất hiếm khi việc nén trực tiếp lại không thể áp dụng được hoặc không có tác dụng cầm máu ở tay, chân. Trong các trường hợp như vậy, có thể nén gián tiếp tại "điểm nén", nơi động mạch thính chạy gần xương. Nén tại các điểm này sẽ cắt nguồn cung cấp máu cho tay, chân nhưng không được nén lâu quá mười phút.
    Không được dùng dụng cụ nén mạch. Nó có thể làm máu chảy nhiều hơn và có thể gây tổn thương ở mô và thậm chí làm hoại thư.
    Điểm nén ở cánh tay
    Động mạch ở cánh tay chạy dọc theo mặt trong của cánh tay trên ấn các đấu ngón tay vào giữa các cơ để nén động mạch xuống xương.
    Điểm nén ở xương đùi
    Động mạch ở đùi đi qua xương chậu ở giữa nếp gấp bụng dưới. Đặt nạn nhân nằm xuống, cong đầu gối lên đến chỗ gấp bụng dưới và dùng ngón cái ấn mạnh.
  7. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    Chảy máu ở những vùng đặc biệt
    Có một số vết thương cần thay đổi chút ít về quy tắc nén chung, trực tiếp và gián tiếp, để chữa trị có hiệu quả. Lượng máu mất đi ở các vết thương tại những vùng bị thương đặc biệt này có thể là rất nhiều. Do đó, nạn nhân phải được theo dõi cẩn thận các dấu hiệu sốc.
    Các vết thương ở da đầu
    Da dầu dược cung cấp máu nhiều, do dó khi bị thương, da đầu nứt ra tạo thành một lỗ lớn. Máu có thể chảy ra nhiều và thường làm cho vết thương trông có vẻ nghiêm trọng hơn thực tế. Tuy nhiên, bị thương ở da đầu có thể chỉ là biểu hiện một phần của thương tổn trầm trọng hơn như nứt sọ. Giám định nạn nhân cẩn thận, nhất là các nạn nhân lớn tuổi hay trong trường hợp nạn nhân bị thương ở đầu mà không biết do say rượu.
    Cách chữa trị
    Những điều nên làm :
    Hạn chế sự mất máu.
    Đưa nạn nhân đi bệnh viện.
    Mang găng tay dùng một lần (nếu có thể), để thay băng da đầu.
    Nén mạnh trực tiếp lên băng đã vô trùng hoặc miếng gạc sạch.
    Rịt chắc vết thương, dùng băng hình tam giác. Nếu máu vẫn chảy, thử nén lại trên miệng gạc. Đặt nạn nhân còn tỉnh nằm xuống, đầu và vai hơi nâng lên. Nếu nạn nhân bất tỉnh, đặt họ ở tư thế dễ hồi sức.
    Đưa nạn nhân đến bệnh viện, vẫn để ở tư thế chữa trị.
    Bị thương ở lòng bàn tay
    Lòng bàn tay cũng được cung cấp nhiều máu, nên vết thương có thể chảy máu nhiều. Vết thương sâu có thể làm đứt gân và các dây thần kinh, do đó, làm mất cảm giác ở các ngón tay.
    Cách chữa trị
    Những điều nên làm
    Kiểm soát sự mất máu.
    Đưa nạn nhân đến bệnh viện.
    Ấn chặt miếng băng vô trùng hay miếng gạc sạch vào lòng bàn tay và bảo nạn nhân nắm chặt tay lại. Nếu nạn nhân thấy nắm chặt tay quá khó, có thể dùng tay còn lại (tay không bị thương) để bóp nắm tay đó lại.
    Băng các ngón tay lại để không giữ miếng gạc. Xiết chặt mối băng trên các ngón tay.
    Giữ tay nạn nhân đưa lên cao và đưa nạn nhân đến bệnh viện.
    Vết thương ở khớp nối
    Mạch máu chạy bên trong khuỷu tay và đầu gối thì sát với da, do đó nếu bị đứt, chúng chảy máu rất nhiều. Nên nhớ là kỹ thuật nén động mạch dưới đây sẽ ngăn không cho máu chảy đến các phần thấp hơn của tay hoặc chân
    Cách chữa trị
    Những điều nên làm:
    Kiểm soát sự mất máu.
    Đưa nạn nhân đi bệnh viện.
    Đặt miếng gạc trên vết thương. Gập khớp lại càng chặt càng tốt.
    Giữ khớp gập lại thật chặt để nén lực lên miếng gạc, hãy nâng tay (hoặc chân) lên. Nạn nhân nên nằm xuống nếu thấy cần thiết.
    Đưa nạn nhân đến bệnh viện, để ở tư thế chữa trị. Thả lỏng không nén sau mỗi mười phút để máu lưu thông lại bình thường.
  8. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    Chảy máu cam và cách xử trí
    Hiện tượng này đứng hàng đầu về tần số xuất hiện trong các triệu chứng chảy máu tự phát đường hô hấp trên. Theo y văn thế giới, khoảng 60% dân số chảy máu cam ít nhất một lần trong đời; trong đó chỉ 6% cần được chăm sóc y tế.
    Niêm mạc mũi dễ chảy máu vì có nhiều mạch máu tập trung với mạng lưới mao mạch rất dày. Chảy máu mũi hay gặp nhất ở người trên 40 tuổi (64%) do thành mạch ở độ tuổi này có sức đàn hồi kém. Số bệnh nhân tăng đáng kể trong giai đoạn chuyển mùa vì sự thay đổi thời tiết ảnh hưởng lớn đến một số bệnh toàn thân (như tăng huyết áp, dị ứng...) hoặc gây rối loạn vận mạch, làm tổn thương niêm mạc hốc mũi.
    Ngoài các ca chảy máu mũi do tăng huyết áp, chấn thương, viêm nhiễm tại chỗ, nhiễm trùng toàn thân (sốt do virus, viêm gan mạn tính, tiểu đường, suy thận...), phần lớn trường hợp không xác định được nguyên nhân. Đây là loại chảy máu mũi tự nhiên, lượng máu chảy ít, tự cầm, hay tái diễn, thường xảy ra khi gắng sức hoặc đi ngoài trời nắng.
    Khi bị chảy máu mũi, trước hết nên tìm cách cầm máu, khi ổn định mới tiến hành tìm hiểu nguyên nhân. Tại nhà, nếu chảy máu nhẹ (máu chảy nhỏ giọt ra phía trước của mũi, số lượng ít), nên để người bệnh ngồi cúi về phía trước, dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt hai cánh mũi trong 10 phút, máu có thể cầm. Ở những nơi có sẵn lá nhọ nồi hay lá chuối non, nên giã nhỏ lá này rồi nhét vào bên mũi chảy máu.
    Nếu máu vẫn tiếp tục chảy nhiều ra trước mũi và xuống dưới miệng, phải nhớ luôn luôn đùn máu ra phía ngoài miệng, tuyệt đối không được nuốt (để tránh chướng bụng và những chất độc do máu phân hủy thành). Cho uống thuốc an thần như Seduxen (nếu có). Nếu ở xa cơ sở y tế, có thể tìm đoạn vải dài, sạch ấn sâu vào trong hốc mũi chảy máu; sau đó khẩn trương vận chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cầm máu và tìm nguyên nhân để điều trị.
    Chảy máu mũi rất hay tái phát. Do đó, để phòng tránh, bệnh nhân cần thực hiện đúng hướng dẫn của thầy thuốc như: tiếp tục điều trị những viêm nhiễm tại mũi, khám và điều trị các nguyên nhân gây chảy máu mũi đã được xác định.
  9. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    Thuốc QuikClot cầm máu trong giây lát
    Tạp chí New Scientist cho biết: Sử dụng QuikClot chữa vết thương chảy máu, kết quả cầm máu nhanh gấp 5 lần so với các loại thuốc hiện có.

    Hai nhà khoa học Galen Stucky và Todd Ostomel cùng với các cộng sự của họ ở Trường Đại học Tổng hợp California (Mỹ) đã chế tạo thành công loại thuốc cầm máu mới có tên QuikClot. Thuốc được sản xuất dưới dạng bột xốp, màu khoáng chất, có chứa các ion bạc.
    Tạp chí New Scientist ra ngày 20/3 cho biết: Sử dụng QuikClot chữa vết thương chảy máu, kết quả cầm máu nhanh gấp 5 lần so với các loại thuốc hiện có. Trong các thí nghiệm ở lợn, QuikClot bảo đảm cứu sống tất cả những con vật bị chảy máu động mạch, còn nếu chữa theo các phương pháp truyền thống thì chỉ có thể cứu sống 50%.
    Hiện một số quân y viện của cảnh sát Mỹ và quân đội liên quân ở Iraq và Afghanistan đã sử dụng QuikClot chữa các vết thương chảy máu.
    Theo số liệu của nhà sản xuất - Hãng dược phẩm Z-Medica, nhờ loại thuốc cầm máu mới này đã cứu sống được ít nhất 150 cảnh sát và quân nhân Mỹ. Sắp tới, QuikClot sẽ được sử dụng rộng rãi ở các bệnh viện và có bán tại các nhà thuốc trên khắp nước Mỹ
  10. manhphamvn

    manhphamvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2007
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Ui! bác Hồng Viên Anh nói hay quá nhưng cho em đc hỏi khi nén lên vết thương tức là dùng tay ấn chặt vào chỗ ra máu hay là sao??? em thấy thầy em đâu có đụng vô vế thương đâ???


    NGA MI TINH HOA​
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này