1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CẦM NÃ THỦ ???

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi KARATEKA, 20/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gemmenoire

    gemmenoire Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    Ái chà....Bốc phét trên này thì cái gì mà chả là lý thuyết...mà chỉ là lý thuyết mà không thực hành thì tất nhiên là suông...Có gì đâu....he he he....
    Có bác nào đứng ra cho Mafioso túm tóc kìa....xem có làm gì được người ta không?

    Tại sao mỗi lần tung cánh, đại bàng không quay trở lại nơi nó vừa xuất phát?

  2. sathudandien

    sathudandien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2003
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Hehe, nhiều cách quá đọc hoa cả mắt. Đề nghị mỗi khi có chủ đề gì hay, nói đủ lượng rồi thì chúng tao offline thực hành, vậy mới có hiệu quả (+hậu quả) để mà tổng kết chứ. Có được không?
  3. nguyenvantruongvn

    nguyenvantruongvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    825
    Đã được thích:
    0
    túm tóc thì đơn giản cần gì cao thủ mới thoát được
    sư không cần võ cũng thoát
    tôi yêu bạn ,tôi yêu bóng đá Việt Nam, yêu bóng đá Việt Nam là yêu nước . hãy vào box bóng đá Việt Nam.
  4. DieuAn

    DieuAn Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    1
    Túm kẻ có tóc
    Không ai túm thằng trọc đầu ...
    Hihi...Vấn đề ở đây là : Đừng để bị túm tóc
    ..."Không có đường đến Hạnh Phúc ,bởi Hạnh Phúc đã là chính con đường ..."
  5. aikiyo

    aikiyo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    CẦM NÃ THỦ ???

    Mình mới luyện tập Aikido và rất mong muốn được các bậc tiền bối ở đây chỉ dạy cho nhiều điều cơ bản trong võ thuật.Đôi khi có nghe loáng thoáng về một số thuật ngữ nhưng vẫn không thể hiểu đúng nghĩa về nó,vì vậy rất mong được sự chỉ giáo của quý vị.Cho mình hỏi, CẦM NÃ THỦ trong AIKIDO là gì?Vận dụng vào chiến đấu như thế nào?Thế nào được gọi là sử dụng CẦM NÃ THỦ hiệu quả?Phương pháp tập luyện?Có thể tham khảo thêm phương pháp ở sách nào?hoặc website nào?
    Cảm ơn mọi người nhiều!!!

    To Live is To Fight and Die is Over !!!
  6. Lanhdienthusinh

    Lanhdienthusinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/10/2001
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Tôi sợ rằng AIKIDO truyền ra nước ngoài ( cụ thể là Việt Nam) đã không có được những tinh tuý thực sự của bộ môn AIKIDO nhật bản mà chỉ có cái vỏ bên ngoài. Mang tính trình diễn nhiều hơn là tính thực chiến.

    Rút gươm chém xuống nước, nước càng chảy
    Nâng chén tiêu sầu, sầu càng sầu
  7. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Tôi không biết cầm nã thủ trong Aikido như thế nào , nhưng trong võ thuật Thiếu Lâm , phép cầm nã (bắt bẻ) cũng là một bộ phận trọng yếu . Cầm nã là hình thức võ cận chiến , đứng đầu kỹ thuật giao đấu , lấy đầu óc làm chủ soái , lấy mắt làm trinh sát , lấy tay chân làm quân tướng chiến đấu . Khi thi triển phép cầm nã thì mắt phải hợp với đầu , tâm hợp với ý , khí hợp với lực , phát ra kình , thở ra theo thế , xuất đòn thật nhanh , thu thật lẹ , lực mà lớn , chặt như cương đao , cầm nã biến đổi , "ngựa đến thành công" . Không khư khư dùng các thế cố định và kỹ thuật chiến đấu cứng nhắc , mà phải tuỳ cơ ứng biến , linh hoạt cơ động , phần lớn đánh chính diện lấy xung dương tóm ở trên , ở dưới đá băng đi lấy phi âm phía dưới , phép lao , phép tránh , phép thụp , tiến hung giết mạnh hồi mã thương , phép thúc , phép nắn , dùng thế hư dụ đối thủ xông mạnh , mượn sức đối thủ ....
    Lúc khác tôi rảnh và nếu bạn muốn , tôi sẽ post lên mười tám phép cầm nã của Thiếu Lâm cho bạn tham khảo

    Lonelymanus
  8. aikiyo

    aikiyo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Ôi trời thế thì còn gì bằng.Bạn hãy post lên các thế cầm nã thủ của Thiếu Lâm đi nào.Như vậy không những có thể học được cầm nã thủ của AIKIDO ma còn được mở rộng tầm mắt học thêm được cái tinh tuý của các môn võ học tuyệt thế khác nữa.
    À tiện đây xin hỏi luôn là,có phải khi tập luyện Cầm Nã Thủ thì phần cạnh của ngón tay nằm giữa ngón trỏ và ngón cái phải CHAI hay là không?Có thật sự là chỉ khi chai nhiều như vậy thi mới có thể làm cho đối thủ bị tê liệt hay khônng???Cảm ơn các Huynh đài đã chỉ dạy cho tiểu đệ!
    To Live is To Fight and Die is Over !!!
  9. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Mười tám phép cầm nã
    1. Toả pháp (khóa) : tức là dùng thủ pháp tay ngăn hay đè , khống chế đối phương không thể phản công được . Phép khoá có khoá trái , khoá phải , khoá trên , khoá dưới , khoá toàn bộ thân . Khoá trái thì tay phải đánh đối phương , tay trái khoá giữ đối phương , ngăn cản sự phản đòn . Khoá phải chỉ đổi thế trái sang phải , còn phép khoá cũng y như vậy . Khóa dưới thì dùng chân đá vào nơi yếu hại của đối phương còn tay thì khoá giữ đối phương cũng để ngăn cản phản đòn . Khoá trên tức là dùng hai tay ra đòn đánh đối phương còn hai chân đá khoá chặt đối phương phản kích thủ âm giành phần dưới . Khóa dưới tức là dùng chân đá vào nơi yếu hại của đối phương và dùng tay khoá chặt lấy đối phương ngăn sự trả đòn . Khoá toàn bộ là khi đối phương bị ta công liên tiếp , ta đã mệt nhoài , cốt để tranh thủ thời gian nghỉ ngơi . Hai chân đứng mã bộ tý ngọ , hai tay dùng thế kim giao tiễn (kéo vàng cắt) , mắt nhìn đối phương chằm chằm , toàn thân giới bị , khoá chặt đối phương không còn thế nào mà phản công , muôn vàn không được để sơ sẩy .
    2. Khấu pháp (giữ) : tức là giữ mà đánh , đánh từ trên xuống dưới , phần lớn dùng khi cùng đối thủ giao đấu , giữ trên đánh dưới ; hoặc dùng chân phá kình (lực) tranh âm ... thì mau lẹ ra tay giữ , đánh theo phép này .
    3. Thiết pháp (cắt) : tức là cắt tay , còn gọi là "tung thiết" (thít dọc) , phần lớn dùng cắt tay đối phương ở cổ tay , khuỷu tay , vai . Có khi dùng "hoành thiết" (cắt ngang) . Lối cắt ngang phần lớn dùng né mình tránh bị cắt như nghiêng bụng , nghiêng cổ , vai ngoài ..v.v.. Có khi phải dùng cách "đảo thiết" (cắt ngược) .
    4. Áp pháp (đè) : còn gọi là "khái pháp" , dùng nhiều quyền chưởng , cẳng tay hay thân thể đè ép chặt lấy đối phương làm họ mất hết năng lực phản kháng ; như chưởng đè chưởng , chưởng đè cổ tay , thân thể đè thân thể ..v.v..
    5. Nanh pháp (phép vặn) : tức là phép vặn tay . Nếu đối phương ra đòn "xung thiên pháo" (pháo thăng thiên , tên một chiêu quyền) hay "hắc hổ thâu tâm" (hổ đen lấy tim) , ta mau chóng cùng lúc ra cả hai tay , một tay túm khuỷu , một tay túm cổ tay đối phương , hướng ra phía ngoài dùng sức vặn mạnh có thể vặn sai khớp cánh tay . Có thể vặn chân nữa .
    6. Quả pháp (phép bọc) : còn gọi là phép ngăn trong . Phần nhiều dùng tay khi đánh thật nhanh từ ngoài trở vào trong có thể nắm tay đối phương , mượn sức của đối phương đang ập vào để đánh vào mặt và bên hông đối phương .
    7. Nhiêu pháp (phép quấn) : còn gọi là quải pháp , có hai kiểu . Một là khi cầm nã bị đối phương ngáng trở thì mau chóng hướng sang bên cạnh đánh mạnh vào nơi yếu hại của đối phương , hai là né mình cản đường hoặc né tránh đòn của đối phương .
    8. Điểm pháp (phép điểm) : Điểm đây là thủ pháp điểm vào nơi yếu hại của đối phương , khi đánh nhau lâu , sức tàn hơi kiệt , dùng cách này : mau lẹ tìm cách điểm trúng nơi yếu hại đối phương , nếu điểm trúng sẽ khiến đối phương bại ngay .
    9. Nã pháp (bắt) : tức là bắt vào khớp yếu hại của đối phương . Nếu đối phương tung quyền đánh tới thì ra tay tóm lấy cổ tay , giả sử đối phương dùng chiêu "Diều tử toản lâm" (Diều hâu rúc rừng) thì bắt khuỷu tay hoặc đốt ngón , nếu đối phương đá hất lên thì túm cổ chân hay ống chân .
    10. Triền pháp (phép thắt buộc) : còn gọi là giảo lan pháp , dùng khuỷu tay thúc ra ghìm mạnh mà đánh , hoặc ghìm cổ , ghìm đầu mà ép xuống hay ghì hông vào trong mà đánh .
    11. Sái pháp (đạp) : tức là dùng chân dậm , đè khiến đối phương mất hết năng lực phản kháng như đạp tay , đạp ngực , đạp lưng đạp lên cổ đối phương .
    12. Bạn pháp (ràng buộc) : Đây là một loại của phép đánh bằng chân hay dùng luôn . Khi hai bên đánh giáp lá cà , vờ đánh trên nhưng thực ra lại đánh dưới , xọc chân vào giữa hai chân đối phương chặn sau gót , đã dùng chiêu này thì không được di động mình rồi túm lấy thân trên đối phương hoặc đè hoặc đẩu ngược lại để quật ngã .
    13. Quỵ pháp (quỳ) : Đây là một phép đánh bằng chân , trước phải xọc chân theo "bạn pháp" vào phía trong và sau chân đối phương rồi quỳ gối xuống , tỳ xương bánh chè vào khớp gối của đối phương .
    14. Cáp pháp (bấm , cấu) : Dùng thủ pháp bấm hay túm giữ bộ vị yếu hại của đối phương như bấm yếu hầu , bấm mắt .... khiến cho đối phương nghẹn thở , không nhìn được , mất sức chiến đấu ...
    15. Thích pháp (đá) : Đây là phép sử dụng chân của Thiếu Lâm , đồng thời là một phương pháp trọng yếu của kỹ thuật giao đấu ; như đá âm bộ (phía dưới) , đá cẳng chân ... Quyền phổ dạy : "Dưới đoạt âm bộ một mạng tiêu , đá bật ống cẳng chân gãy lìa" .
    16. Kháo pháp (dựa) : Đây là phép phá vây , hướng về phía sau mà đánh lại . Khi bị đối phương phía sau chồm tới ôm chặt thì dùng lưng , hai khuỷu hay mông , dựa thế mà đánh đối phương .
    17. Suý pháp (vật) : Đây là một thủ pháp tay có hai cách là vật đánh hay vật bắt . Vật (hất) bắt là khi giao đấu với đối phương sau khi túm được cổ tay đối phương thì lợi dụng thời cơ và địa hình có lợi , mau chóng hất ra bên ngoài và đối phương chẳng bại tay cũng gẫy răng , vật đánh là khi giao đấu dùng cách tránh né quay mình đánh vào phía sau đối phương .
    18. Chàng pháp (đâm) : Dùng sức toàn thân thúc vào chỗ yếu hại của đối phương làm đối phương mất sức chống cự .
    (trích : Phép cầm nã võ thuật Thiếu Lâm)
    Phần trên chỉ là khái quát về những phép cầm nã chủ yếu của Thiếu Lâm , là pháp chứ không phải là đòn thế cụ thể . Tôi nghĩ mỗi môn phái đều có phép cầm nã riêng (mà có thể được gọi một cách đơn giản là những thế chống đỡ và tháo gỡ ...?) , và mỗi môn phái đều có cách lý giải riêng về hiệu quả đòn thế của mình . Và quả thật , có quá nhiều đòn thế có thể sử dụng hiệu quả ... bạn bảo tôi post lên thì tôi cũng chả biết post cái gì vì tôi thấy phép cầm nã đa dạng lắm . Có gì aikiyo hãy nêu một trường hợp cụ thể , sẽ có nhiều người đưa ra cho bạn giải pháp để lựa chọn Còn câu hỏi luyện CHAI tay của aikiyo , quả thật tôi không hiểu cái từ "cầm nã thủ" của bạn là gì ? Tôi chỉ hiểu được đơn giản về phép cầm nã thôi . Theo suy nghĩ của tôi , để làm một đối thủ tê liệt khi thực chiến đâu nhất thiết phải CHAI phần cạnh của ngón tay nằm giữa ngón trỏ và ngón cái , nếu đánh vào các bộ vị yếu hại của cơ thể đối phương thì cũng có thể gây sự tê liệt đấy chứ

    Lonelymanus
  10. aikiyo

    aikiyo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Wow quá good.Mình đã được mở mang nhiều rồi.Phải công nhận các Đại Huynh trong này hơi bị siêu về võ học.Nói chung hiền đệ còn phải nhờ các Đại Huynh giúp đỡ nhiều.
    À còn theo hiền đệ hiểu từ trước đến nay thì Cầm Nã Thủ là một tuyệt chiêu dùng để Khoá tay đối phương bằng cách sử dụng tay mình nhằm triệt hạ các đòn thế của đối phương khi cận chiến.Nhưng khi khoá thì không phải dùng sức vẫn có thể khoá được bằng cách kết hợp bắt vào khớp nằm trên tay đối phương.Không biết hiền đệ hiểu như vậy nó có hẹp quá không nhỉ?Và Các vị sư huynh có thể giúp đỡ hiền đệ phương pháp tập luyện " Cầm nả thủ " được không ạ?Các vị huynh đài nào còn biết các phép "Cầm Nã" trong các môn phái khác thì xin hãy post sơ lược về nó lên topic này để mọi người cùng học tập di nào.Cảm ơn su nhiệt tình giúp đỡ của sư huynh Lonelymanus.
    To Live is To Fight and Die is Over !!!

Chia sẻ trang này