1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CẦM NÃ THỦ ???

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi KARATEKA, 20/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DHN

    DHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    0
    buồn gnủ quá nhưng thấy chú Teno nhảy vào đây mình chạy theo với he he.
    Bóp cổ mà đứng sát thế thì ... giá như em nào đấy bóp cổ mình nhở, lúc đó thì kệ, cứ vô tư đi he he he he.
    dzọttttttttt
    nothing is forever
  2. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Bóp cổ từ đằng sau vẫn được đấy chứ , nhỡ đâu đang tu chai bia , thằng đểu nào đấy chơi xấu thì sao ? mà yết hầu bị co bóp bất cứ kiểu nào thì cũng gây ra sự khó chịu rồi
    Nếu dùng cùi chỏ thúc vào hông nó , tôi nghĩ chưa hiệu quả lắm , vì nhỡ đâu trường hợp cánh tay nó dài , nó thẳng tay bóp cổ mình thì tay chỏ mình sợ không tới được thân nó . Dùng chân đá và hạ bộ , nhỡ đâu nó đứng nghiêng , bộ tấn vững không hở tí gì thì sao ?
    Tất nhiên không bao giờ để bị dính những trường hợp như thế này , nhưng tôi rất muốn trao đổi và học hỏi những đòn thế đẹp , hiệu quả , thực dụng ...
    Các bác có cách nào hiệu quả hơn không ạ ?

    Lonelymanus
  3. CXR

    CXR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2003
    Bài viết:
    1.073
    Đã được thích:
    24
    Bị bóp cổ (bằng bàn tay) và bị chèn cổ họng (bằng cánh tay) là rất khác nhau.
    Bị bóp cổ: Điều đầu tiên cần làm là dùng 2 tay nắm chặt vào các ngón tay (hoặc bàn tay) của đối phương để tránh bị đối phương thít chặt quá mà xỉu mất. Sau đó thì đi giật lùi vài bước, tạo bất ngờ cho đối phương và phá thế tấn của đối phường (đề phòng trường hợp đối phương tấn vững và các đòn đánh của mình sẽ bị vô hiệu hoá). Cuối cùng, vặn nhanh nửa người trên theo kiểu xoáy ốc (hay tay vẫn nắm chặt các ngón tay của đối phương), vòng cổ qua 2 cánh tay của đối phương. Đối phương sẽ buộc phải buông tay nếu không sẽ bị bẻ gãy ngón tay. Trong trường hợp đối phương to khỏe hơn hẳn mình và tự liệu rằng khó có thể vặn người như vậy, thì dùng chân đá ngược vào hạ bộ của đối phương.
    Bị chèn cổ họng: Việc cần làm đầu tiên là quay cổ, hướng cổ họng vào phía cong của khuỷu tay đối phương (để có thể thở). Sau đó thì có nhiều cách để phá thế chèn. Cách đầu tiên là dùng đầu đập ngược ra phía sau, giáng mạnh vào sống mũi đối phương (nếu đối phương cao vừa tầm). Cách thứ 2 là dận góc chân lên mu bàn chân đối phương, tạo cảm giác đau cho đối phương, rồi nhân cơ hội mà thoát ra. Cách thứ 3 là để thõng tay, quật mạnh ức bàn tay ra phía sau vào hạ bộ của đối phương. Trong trường hợp tấn của đối phương quá vững và kín đáo, có thể kết hợp các đòn đánh cùng với việc đi giật lùi vài bước để phá thế.
    Tất nhiên, đừng để người ta bóp cổ hay chẹn họng mình là tốt nhất. Chưa đánh mà đã bị như vậy thì coi như xong hẳn rồi ...
    "Nguyện mỗi người có một niềm vui"
    Bạn hãy nhấn vào đây để vote cho tôi ...
    Được CXR sửa chữa / chuyển vào 09:00 ngày 14/07/2003
  4. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Các thế khóa gỡ khi bị chẹt cổ đã được đề cập đến trong 1 , 2 của topic này rồi đấy bác CXR , bác xem thêm cho vui nhé .
    Mỗi người có 1 giải pháp phù hợp với mình , tôi cũng đưa ra giải pháp của tôi nhé :
    Nó bóp cổ mình từ đằng sau (hai bàn tay nó đều sấp , các ngón tay có thể khép sát nhau , khoảng hở giữa ngón cái và ngón trỏ tiếp xúc với cổ mình ...) . Đầu tiên , tôi sẽ bước chân phải của mình xéo về phía sau bên trái , chân phải mình lúc này có thể phía sau chân nó tuỳ sải chân dài ngắn của mỗi người , cái này làm cho mình có lực xoay vặn một tí như bác CXR đã nói , có thể làm cho tay nó lỏng hơn . Sau đấy tôi vòng cả cánh tay phải mình từ dưới lên , tay vòng từ sau phía dưới lên , vòng xuống như cái kim quay đồng hồ , cách vòng tay này có thể đánh bật cả 2 tay nó ra khỏi cổ mình , bất kể tay nó dài hay ngắn , nó càng gồng tay thì tay nó có thể gãy luôn . Sau đấy thì thoải mái sử dụng các đòn khác để đánh gục đối phương , chẳng hạn vòng tay đánh bật được tay nó xong thì giựt chỏ trở ngược lại vào mặt , nếu sải chân mình bước dài ra sau chân nó thì có thể gạt chân phá tấn để nó té , hoặc chân không sau chân nó thì có thể đạp ngang , đá gót .v.v... Đòn này tôi quan sát từ môn phái VoViNam .
    Tôi thấy cách đánh vòng tay từ phía dưới , phía sau ra trước rất hiệu quả trong vài trường hợp , chẳng hạn khi bị đối phương cầm dao kề cổ từ đằng sau , ta có thể vòng tay từ dưới lên , dùng đoạn trên của cánh tay đánh đẩy tay dao của nó ra trước , tạo thành khoảng cách an toàn cho cổ

    Lonelymanus
  5. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Thân chào các thành viên Box võ thuật.
    Thật ra Cầm nã thủ là đặc trưng của môn Nhu Thuật xuất xứ từ Nhật bản. Tiếng Nhật gọi là Jujutsu. Tạm hiểu nghĩa là thuật dùng sự mềm dẻo. Các đòn thế trong Nhu thuật nói chung rất nguy hiểm. Khi nghe tên gọi một môn võ, các bạn hãy để ý tại những chữ sau cùng như Thiếu LÂM, Nhu THUẬT, Hiệp khí ĐẠO...Theo tôi biết thì võ thuật phát triển như sau Xa nhất là võ Đang, sau là Võ Lâm, rồi Võ Thuật và bây giờ là Võ Đạo.
    Quay lại Nhu Thuật, do tính chất nguy hiểm nên Nhu thuật ngày nay ít được truyền bá rộng rãi. Tuy nhiên từ Nhu thuật người ta đã thay đổi để cho ra hai môn phái là Hiệp khí đạo (Aikido) và Nhu đạo (Judo).Tôi đã từng học cả Nhu thuật và Hiệp khí đạo và thấy rằng đòn thế trong hai môn này rất giống nhau chỉ khác ở mức độ nguy hiểm.Trong Nhu thuật thì các bộ phận trên cơ thể được khai thác triệt để hơn. Tôi lấy ví dụ trường hợp bị kẹp cổ từ phía sau, bạn có thể xoay mặt sang một bên để dễ thở hơn một chút, ưỡn người ra phía trước và dùng mông đánh vào bộ hạ của đối phương. Hay dùng gót đạp mạnh vào ngón chân cái của đố phương...Đôi khi đơn giản nhưng khá hiệu quả.Nếu bạn yếu hơn đối phương thì bạn phải nhanh hơn và khai thác mọi yếu tố bất ngờ.
    Được asahinguyen sửa chữa / chuyển vào 22:08 ngày 16/07/2003
  6. DHN

    DHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    0
    Asahinguyen này, bạn nói thật hay nói đùa vậy ?? Cái gì mà Cầm Nã Thủ là xuất phát từ Jujitsu, cái gì mà võ thuật bắt đầu từ Võ Đang---> võ Lâm----> võ THuật -- võ ĐẠo ??
    nothing is forever
  7. aikiyo

    aikiyo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Vâng tôi cũng không hiểu lắm về bài viết của bạn đấy ASahinguyen nói rõ chút đi, và xin hỏi bạn lấy tư liệu tại đâu không????
    To Live is To Fight and Die is Over !!!
    [​IMG]
  8. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    ặ , ĐỏĂoThuỏưt hơnh nhặ là 2 phỏĂm trạ hoàn toàn khĂc nhau mà

    Lonelymanus
  9. teranosarus

    teranosarus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Ủa đồng chí Asashin lấy đâu ra những thông tin này thế, cái gì Võ đang, cái gì Võ lâm nghe nhức đầu quá, hình như là nhầm hay sao ấy chứ, nếu nói cầm nã thủ là một trong những cái hay của Jujitsu thì đúng, vì Jujitsu ngoài cầm nã còn nhiều nhóm kỹ thuật khác nữa rất hay nhưng nay đã mai một khá nhiều, chứ nói cầm nã thủ xuất phát từ Jujitsu thì sai, mong đồng chí tìm hiểu lại.
    Đàn bà và tiền bạc là nguyên nhân của mọi sự rắc rối
  10. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Sau đây là một số thành tích học tập của ***** Uyeshiba:
    1. Nhu thuật, học ở trường Kito dưới sự dạy dỗ của thầy Tobusaburo Tojawa (1901)
    2. Kiếm thuật, trường Yagyu với thầy Masakatsu Nakai (1903)
    3. Nhu thuật, trường Daito với thầy Sakaku Takeda(1911-1916)
    4. Nhu thuật, trường Shinkage (1922)
    5. Đánh giáo (1924)
    Trên đây là trích đoạn trong bài viết của Akiyo về một số quá trình học tập của ***** môn Aikido, chúng ta thấy phần nhiều ông đã học về Nhu Thuật. Theo tui được biết thì Nhu thuật hiện tại đã mai một, tại Nhật bản tôi hỏi thì bây giờ chỉ vài nơi còn dạy về AikiJujutsu (Hiệp khí nhu thuật) và phổ thông hơn là Aikido và Judo. Jujutsu bản thân nó ra đòn hơi hiểm nên người ta đã biến dần nó thành AikiJujutsu và bây giờ trở thành phổ thông là aikido và judo là hai môn mang tính rèn luyện như một môn thể thao và được đưa vào thi đấu.Các bác hình như luyện võ nhiều quá nên bị tẩu hỏa nhập ma hết hay sao ấy. Tôi viết rất rõ là Cầm nã thủ là một ĐẶC TRƯNG của môn Nhu thuậtchứ có bảo là nó xuất phát từ Nhu thuật hồi nào đâu. Ở Nhật này tôi có nói chuyện với vài người và khi nhắc đến Nhu thuật họ đều liên tưởng tới ngay Cầm nã thủ. Một đặc trưng nữa của Nhu thuật đó là tiếng thét "Ki-ai". Ai học Nhu thuật đều phải luyện tập tiếng thét này.
    Quay lại về việc hình thành võ thuật, tôi chỉ nói một cách đại khái. Con người thời nguyên thủy khi họ họ sinh sống kiếm ăn cũng đã phải đối chọi với nhiều mối nguy hiểm trong thiên nhiên và hình thành phản xạ tự vệ. Dần dần ý thức con người nâng cao hơn và con người ko chỉ đơn thuần là tự vệ trước thiên nhiên mà xảy ra các cuộc chiến...dần dần hình thành nên Võ thuật. Đầu tiên võ thuật xuất phát từ chỗ tự vệ và kiếm sống như săn săn thú, leo trèo...được gọi là võ biện. Khi mà võ biện được nâng cao, có hệ thống hơn trở thành các môn phái.Các phái võ Lâm ngày trước còn mang hình ảnh của các con vật như khỉ, rắn...Một số phái võ khác cũng ra đời như võ Đang (Thái cực đường lang, Hồng gia quyền...) Thời hiện đại thì bắt đầu hình thành võ Thuật, và đến bây giờ thì người ta nếu có chiến tranh thì dùng máy bay xe tăng.. nên võ Thuật chuyển sang võ Đạo mang tính giáo dục, thể thao và thi đấu nhiều hơn.
    Cũng thưa với các bác nhưng hiểu biết của tui chỉ là nghe các bậc tiền bối chỉ bảo lại chứ ko căn cứ vào tài liệu nào cả. Vì thế cũng có chỗ đúng chỗ sai. Tôi post lên đây cũng mong được các bác chỉ giáo thêm.

Chia sẻ trang này