1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cẩm nang kua gái phần 1 (Bổ sung vì dài quá, TTVNOL giới hạn 20000 từ)

Chủ đề trong '1982 - Hội cún Hà Nội' bởi Amber, 28/10/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Amber

    Amber Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    0
    Cẩm nang kua gái phần 1 (Bổ sung vì dài quá, TTVNOL giới hạn 20000 từ)

    Những sai lầm của Gà

    Sai lầm thường gặp nhất, mà cũng là trầm trọng nhất, của gà trong quá trình đi cưa là sự nhầm lẫn giữa nguyên nhân và kết quả. Do bị sự đầu độc của xã hội, nhất là thông qua phim ảnh và sách vở, nên thường là gà không nhận ra được nguyên nhân sâu xa của sự thất bại của mình và liên tục lặp lại các sai lầm chứ không rút ra được bài học nào cả.

    Một lý do nữa khiến gà hay phạm sai lầm là vì sự tiếp thu thiếu phê phán chọn lọc các kinh nghiệm của các cao thủ. Nói thẳng ra là gà thường không học được gì từ các cao thủ cả, mặc dù có những chú gà đi theo cao thủ hàng năm trời, thân trải qua hàng trăm trận chiến ác liệt, nhưng vẫn không nắm được cốt yếu của vấn đề. Mặc dù nhiều cao thủ sẵn sàng chia sẻ các hiểu biết với gà, nhưng điều không may là phần lớn các cao thủ cũng không thực sự hiểu rõ phương pháp của mình mà chỉ thành công do năng khiếu nên các bài học gây nhiễu nhiều hơn là tạo ra hiệu (hậu) quả thực sự. Đấy là chưa kể đến các loại cao thủ giả hiệu, nhìn bề ngoài thì tưởng võ công rất cao nhưng trên thực tế chỉ là một loại trâu để con gái nó xỏ mũi dắt đi rồi bắt cày bừa mà thôi. Tất cả các yếu tố này khiến gà như lạc trong sương mù: bối rối, lo sợ, và mất phương hướng.

    Thế nào là nhầm lẫn giữa nguyên nhân và kết quả? Trong phim ảnh cũng như trong các câu chuyện đời thường, gà thường nghe nói đến các hành động lãng mạn huy hoàng của nhân vật nam chính vào thời điểm cao trào của kịch bản, ví dụ như chạy trong mưa đến cửa nhà nàng để tặng một bông hoa hồng, vượt qua núi non và đại dương để đến bên người yêu, bán hết tài sản đi để mua cho nàng một món trang sức đắt tiền, v.v.

    Các hành động này thường là không có kết quả, nhất là đối với các chú gà đang cưa cẩm, tại vì nó gửi cho người con gái một thông điệp là "Anh cảm thấy anh không xứng đáng với em. Con người thật của anh chắc không đủ sự lôi cuốn và hấp dẫn đối với em nên anh phải nghĩ ra các chiêu thức để may ra em thấy thương hại anh chăng". Trên thực tế, ngay cả đối với các đôi đã yêu nhau thì các hành động "lãng mạn" kiểu phim ảnh cũng thường chỉ dẫn đến cảm giác thương hại ở người con gái, và nếu thực hiện nhiều lần sẽ phản tác dụng.

    Hơn nữa các hành động mà gà nghĩ là lãng mạn tuyệt vời thì thường thường đã được thực hiện rất nhiều lần bởi rất nhiều người. Nếu người con gái mà gà đang cưa thuộc loại xinh và có tính tình dễ chịu thì xác suất rất lớn là bất kỳ hành động lãng mạn nào mà gà định thực hiện cũng đã có người thử thực hiện để chinh phục người con gái đó rồi. Chắc không cần nhắc thì ai cũng hiểu là người con gái đó sẽ nghĩ: "Lại một thằng cha sến nữa định dùng thủ đoạn để thao túng mình đây, mệt quá đi mất."

    Ngay cả khi hành vi lãng mạn của gà làm cho người con gái (thường là thiếu kinh nghiệm) cảm động thì khi cơn sốc đã qua em sẽ nghĩ: "Thế cũng thích đấy, nhưng liệu thằng cha này sẽ lặp lại hành động đó được bao nhiêu lần?"



    Lời dẫn:

    Nhận thấy là các phương pháp đưa ra đã xêm xêm, bây giờ thì sẽ đi vào phương pháp luận. Chắc chắn phần này sẽ không hấp dẫn bằng các phần trước, nhưng các chú đừng xem thường. Hành động nào cũng phải có lý luận soi đường, nếu không thì sẽ thành hành động mù quáng (tất nhiên là lý luận phải đi kèm với hành động, nếu không sẽ là lý thuyết suông).

    Chúc các chú sớm thành công!



    Phương pháp cưa gái của gà
    Quá trình dưới đây anh chưa bao giờ trải qua cả mà chỉ quan sát thấy thôi thành ra nếu có thiếu sót gì thì các chú gà góp ý nhé:

    Gà gặp một em, thấy thích và xin được số điện thoại. Đến được đây nói chung là cũng gian khổ lắm rồi, nhưng mà vì không liên quan mấy đến câu chuyện đang nói ở đây nên tạm thời bỏ qua. Rồi gà áp dụng chiến thuật trường kỳ kháng chiến: gọi điện thoại, đến nhà chơi, rủ đi chơi, tặng hoa, tặng quà, v.v. Nếu gà làm những điều này ở một mức độ chấp nhận được thì em kia mặc kệ cho gà tiếp tục và nhận tất cả những gì mà gà dâng hiến cho, nhưng có vẻ vẫn ỡm ờ không chịu "đổ". Còn nếu gà mà làm hơi nhiều quá thì em kia sẽ khó chịu và sẽ bằng cách này hay cách khác cho gà đi chỗ khác chơi. Gà lại quay về ô số 1 với trái tim rỉ máu.

    Lại nói tiếp chuyện em kia ỡm ờ. Trong quá trình gà kháng chiến thì em kia vẫn tung tăng không có vẻ gì ưu tư cả, vẫn đi chơi với các anh khác như bình thường. Gà mà không may mắn thì có khi gà đến nhà chơi thì em kia té đi chơi vui vẻ với bạn hoặc anh giai khác, còn gà thì ở nhà em để bố mẹ em tra tấn. Nếu gà lì đòn vượt qua được thì tình trạng này sẽ tiếp diễn. Còn những chú gà không đủ nhẫn nhục thường phản ứng bằng hai cách. Gà nào bực tức mà gây ra xung đột thì nhận được sự thật hiển nhiên từ phía em kia: "Em đã là gì của anh đâu!" Gà nào gà hơn một tí thì phản ứng bằng cách "tỏ tình". Trong cả hai trường hợp gà đều sẽ bị em kia quy kết là "manh động" và cho đi chỗ khác chơi. Gà quay về ô số 1.

    Nói tiếp chuyện gà chịu đựng. Bất cứ chuyện củ chuối nào em kia ném về phía gà gà cũng nhận hết. Gà tự nhủ: "Em yêu thử mình đây mà, mình cần phải chứng tỏ tình yêu chân thành của mình hơn nữa mới được." Sau một thời gian khá dài, nếu em kia không tóm được cao thủ nào (cao thủ cũng hiếm và thường cũng kén chọn y như các em gái vừa xinh vừa nhà giàu vậy), còn các gà khác đã hy sinh hết thì em kia sẽ có một số tín hiệu bật đèn xanh cho gà: quan tâm, để ý, đi chơi cùng nhiều hơn, v.v. Gà sướng.

    Một hôm trăng thanh gió mát gà run rẩy thẽ thọt ba tiếng "Anh yêu em". Em kia chả vờ cúi mặt ngượng không nói gì, thế là gà được thể xông vào ôm hôn gì đó. Gà tưởng là mình "cưa đổ" được em kia, nhưng thực ra số phận gà đã được an bài từ khi em bắt đầu bật đèn xanh cho gà rồi.

    Được chính thức làm "người yêu" gà phê lắm. Hạnh phúc này đúng là ngoài sức tưởng tượng. Chính vì ngoài sức tưởng tượng nên gà vẫn nơm nớp sợ tuột mất em yêu. Sự sợ hãi này dẫn gà đi theo một trong hai hướng. Hướng thứ nhất là gia tăng chiều chuộng, đưa đi đón về, gọi dạ bảo vâng. Hướng thứ hai là ghen tuông, gia trưởng. Nếu gà giữ được sự sợ hãi này ở một mức độ không quá đáng thì em kia sẽ cố gắng chịu đựng, hai người sẽ lấy nhau và tiếp tục chịu đựng nhau cho đến khi không chịu được nữa thì thôi. Còn nếu gà đi quá giới hạn thì cuộc tình hoặc cuộc hôn nhân (nếu hai người đã kịp lấy nhau--chuyện này sẽ xảy ra sớm vì khi em kia tặc lưỡi thì nói chung là đã máu lấy chồng rồi) sẽ tan vỡ. Gà lại trở lại ô số 1.

    Logic của gà và logic của cáo

    Thôi bây giờ nói về logic của gà. Gà thường có suy nghĩ: Mình hình thức cũng được, gia đình nghiêm chỉnh, có công ăn việc làm, tương lai sáng ngời ngời. Hơn nữa mình chân thành một lòng một dạ chiều chuộng với em kia, không kể ngày đêm mưa gió, em cần gì là mình có mặt ngay. Thế mà mình cưa mãi không đổ. Em lại đi si mê một cái thằng đối xử với em chẳng ra gì, thậm chí cũng chẳng thèm yêu em luôn. Thế là gà xoay ra nghĩ xấu về con gái. Có chú gà cực đoan còn tìm cách "trả thù".

    Thế còn logic của con gái là thế nào? Nếu suy nghĩ theo kiểu của gà thì con gái toàn làm những việc phi lý, không có tí logic nào cả. Thực ra mà nói thì những việc làm của cáo đều có logic, thậm chí còn rất logic nữa là khác. Có điều là logic này phức tạp hơn logic của gà, và nó cũng có hai phần. Phần nổi là phần suy nghĩ trực tiếp, đại loại là thế này: Anh gà anh ý tốt với mình quá, các điều kiện cũng đều lý tưởng. Đáng lẽ mình phải yêu anh ấy mới phải. Nhưng không hiểu tại sao mình chỉ cảm thấy quý, biết ơn và ái ngại thôi chứ không thấy say mê gì cả. Còn thằng cha kia thì đối xử với mình không bằng một phần anh gà nhưng không hiểu tại sao mình cứ nhớ nó điên lên.

    Phần chính của logic của cáo xảy ra ở trong tiềm thức (tức là cáo có khi cũng không biết là mình đang nghĩ thế). Đây là hệ quả của hàng triệu năm tiến hóa, trong đó mỗi cá thể luôn luôn tìm cách phối hợp với cá thể có bộ gene tốt nhất để gia tăng khả năng tồn tại và phát triển của con cháu mình. Logic của phần này là: "Tại sao gà lại cứ phải cố gắng lấy lòng mình thế nhỉ? Có khi là tại vì có nhược điểm gì ghê gớm lắm nên không cưa được gái mới phải sống chết bỏ tiền bạc công sức ra để theo đuổi mình. Còn cái thằng kia thì nó cứ nghênh ngang thế chắc là gene tốt nên nhiều con gái chạy theo, có mình hay không nó cũng chả cần vì sẵn con gái quá. Mình phải làm thế nào để chiếm được nó mới được."



    Lời dẫn:

    Ở phần 5 em có đưa ra một ví dụ tả trạng thái tâm lý 1 chú gà thì bị dân tình phản đối quá trời. Đây chỉ là ví dụ thôi mà, các chú gà nhìn vào mà biết đ ường không lặp lại vết xe đổ chớ. Để tiếp hâm nóng Blog, bây giờ em tiếp tục mổ xẻ tâm lý của mấy anh gà nhà ta.

    Sự căng thẳng

    Đa số các chú gà khi đi với gái thường cảm thấy bị thôi thúc phải làm sao cho em vừa lòng bằng mọi giá. Thường thường thì điều này có nghĩa là gà luôn luôn đồng ý và làm theo mọi ý muốn của em kia mà bỏ qua ý muốn của bản thân. Gà đưa ra lí do để bao biện cho hành động này là: vì mình "yêu" em kia quá nên phải "chiều" em í. Thực chất là gà sợ em kia bực mình nên làm thế để cho an toàn.

    Trong khi nói chuyện cũng vậy. Gà vì lo sợ em sẽ phật ý nên chọn những chủ đề an toàn, ví dụ như: hôm nay em ăn cơm với cái gì, bố mẹ em có khỏe không, hôm nay em được mấy điểm, em thích loại phim/truyện/hoa gì, v.v. Thêm vào đó là gà luôn luôn đồng ý với quan điểm của em kia chứ ít khi dám phản đối điều gì.

    Vấn đề đối với chiến thuật "an toàn" này của gà là ở chỗ em kia sẽ nhanh chóng chán gà vì gà chưa mở miệng nói em đã biết là gà sẽ nói gì. Hơn nữa với chiến thuật này của gà thì câu chuyện sẽ rất nhanh chóng đi vào ngõ cụt. Đây là lý do khiến nhiều chú gà than phiền là "hết chuyện để nói" và "nàng ít nói" (tin mới nhận: hiện nay người con gái ít nói vẫn chưa ra đời).

    Cũng có vài chú gà nhận ra được sự phá sản gần như chắc chắn của chiến thuật "an toàn" này. Gà lại nghe người ta nói là "những đôi hay cãi nhau lại thường bền" nên thử cách ngược lại, tạm gọi là chiến thuật "đối kháng". Gà cố gắng phản đối và chê bai em kia lấy được và luôn luôn tìm cách ăn thua đến cùng với em kia. Kết cục của phương án này là em kia mệt mỏi đi với gà quá căng thẳng và byebye gà luôn.

    Sự hồi hộp

    Bên cạnh tính tự tin + hài hước thì sự hồi hộp là yếu tố mạnh mẽ nhất để giúp tăng cường sự hấp dẫn. Cách để tạo ra sự hồi hộp là gà phải tiến vài bước thì lại lùi một bước. Ví dụ như khi gà nắm tay em xong buông ra ngay thì em đó sẽ thắc mắc: "anh gà nắm tay mình thích thế, không hiểu tại sao anh ấy lại buông ra. Nắm nữa đi! nắm nữa đi!" Trong nhiều trường hợp thì một lúc sau em sẽ tự động nắm tay gà.

    Một cách khác để tạo ra sự hồi hộp là gà phải cố gắng đừng để các hành vi của mình lặp đi lặp lại một cách đều đặn, vd như ngày nào cũng gọi điện, ngày lễ nào cũng tặng hoa tặng quà, cuối tuần nào cũng chỉ lặp đi lặp lại một số trò như đi uống cafe hay xem phim, v.v. Nếu như sự nhàm chán là kẻ thù số 1 của tình củm thì kẻ thù của kẻ thù số 1 này chính là đồng minh của gà--sự hồi hộp.

    Làm thế nào để biết em có thích mình không?

    Sở dĩ gà thắc mắc như thế là vì cơ chế "yêu" của gà giống như một cái công tắc: gà nhìn thấy em nào trông ngon nghẻ một tí là yêu liền. Trong khi đấy thì đối với con gái lại hoàn toàn khác. Tình cảm của con gái phát triển một cách từ từ từng tí một giống nút chỉnh tiếng ở trên dàn hifi. Thế nên là trong thực tế không có cách gì để biết là một em có "yêu" gà hay không cả, mà chỉ biết được là em đó "yêu" gà đến mức nào mà thôi.

    Cách kiểm tra mức độ này rất đơn giản: Gà tiến từng bước theo lịch trình mà anh đã vạch ra ở các bài đầu trong Bí kíp này. Các bước đó là:
    - Làm quen
    - Lấy số điện thoại, địa chỉ email hoặc nickname
    - Rủ đi chơi
    - Đụng chạm nhẹ nhàng
    - Nắm tay
    - Hôn
    - Ôm
    - Vuốt ve
    - v.v.
    Cách tiến từng bước thì trong các bài trước đã nói rồi, (bài ?oHôn cáo như thế nào? xét thấy quá nhạy cảm nên không post ở đây) gà để ý ôn lại cho vững. Nếu gà tiến được qua một bước thì tức là gà đã xác định được là tình cảm của em kia đối với gà đã ở mức độ đó rồi. Còn nếu gà bị chống cự thì cũng không có nghĩa là em kia không "yêu" gà, mà chỉ đơn giản là tình cảm của em chưa tới mức đó mà thôi. Khi đó, điều đúng mà gà cần phải làm là tiếp tục củng cố mối quan hệ chứ không phải nản chí mà bỏ cuộc.

    Tuy nhiên, gà cũng cần phải nhớ là tình củm của các em gái có thể tăng lên thì cũng có thể giảm đi. Nếu gà vì sốt ruột hoặc lo sợ mà bộc lộ cái bản chất gà ra thì nói chung là thiện cảm của em kia sẽ rơi tự do ngay, và lúc đó thì gà sẽ lại trở về bước một. Các triệu chứng của bệnh gà thì anh cũng đã chỉ ra rồi, các chú gà để ý đọc lại mà có ý thức phòng bệnh.



    Lời dẫn:

    Kết thúc như thế nào là câu hỏi khó cho mọi bộ phim, mọi câu chuyện, nhưng phần kết thúc này lại là bắt đầu cho một cuộc chinh phục mới, một câu chuyện mới.

    Không ao ước các chú gà sẽ tiến bộ hơn sau khi đọc bí kíp này nhưng anh tin rằng các chú sẽ thấy tự tin hơn khi tiếp xúc với cáo. Đêm không thấy ?oác mộng? nữa ?.he he?
  2. gaungabk

    gaungabk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Bo chau nay co phuong phap rat thuc te day. Qua kinh nghiem ban than Tui thay cu lam nhu Bo chau nay la an ngay. Con vo vap qua la out ma giai nha ta thi long tu ai lai cao hon nui Thaison mot teo nen hay bo cuoc tu vong gui xe rui''. Noi chung tam ly congai la rat phuc tap.
    Chi co the noi la chung ta yeu bang trai tim nong va cai dau lạnh ma thui.
    Chuc cac gà thành công.

Chia sẻ trang này