1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CẨM NANG MẸO VẶT Y KHOA : Bài và ảnh giới thiệu về Nấm Kefir (trang 4)

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Hoa Phượng (HP Club)' bởi flam_april, 18/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. flam_april

    flam_april Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2005
    Bài viết:
    1.218
    Đã được thích:
    1
    Đang vào mùa lễ hội đầu năm, kéo Topic này lên cho mọi người đọc lại bài viết về cách chống say xe khi đi ô tô (trang 1), năm nay HPC có dự định thuê ô tô đi lễ hội , mọi người đọc tham khảo và ứng dụng nhé. Chúc mọi người đều khỏe mạnh và vui vẻ.
  2. Becky_Sharp_new

    Becky_Sharp_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Hí hí, chị ơi, hôm nay em đi 1 tua Hoà Bình, Đền Hùng, Sơn Tây... đi cả ngày trên ô tô, thế mà chả say tẹo nào, sướng qué. Chuyến này em đi Lạng Sơn với Chùa Hương thì vô tư rồi, không sợ say xe nữa.
  3. tuanno1

    tuanno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    3.227
    Đã được thích:
    0
    Thằng bạn iem cũng bị say xe cái đợt lên HN iem thì say rượu nó thì say xe hai thằng phê ngang nhau . Nhưng chắc có mấy bài này thì ok rồi he he he.
  4. nguoiyeuquehuong

    nguoiyeuquehuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Bà xã anh hồi trước cũng bị say xe ghê lắm, nhưng sau gặp một anh bạn bác sĩ tâm lý, anh ấy bảo em hãy coi như em không hề bị say, hãy nghĩ rằng chiếc ô tô là phương tiện rất hữu ích, và tốt nhất là hãy tập lái xe, chắc chắn em sẽ không còn bị say xe nữa. Quả đúng vậy, bà xã anh quyết tâm đi học lái xe, chỉ sau vài buổi, cảm giác sợ ô tô hoàn toàn biến mất. Bây giờ thì bà xã anh có thể ung dung ngồi ô tô đi hàng nghìn km, kể cả sau vô lăng hay sau lưng người lái.
  5. tuanno1

    tuanno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    3.227
    Đã được thích:
    0
    giá mà thằng bạn iem cũng có oto để tập . Cái thằng đểu đi chơi xa chỉ thích đi bằng xe máy mới quái đản, báo hại mình cũng mệt oan.
  6. ladthuan

    ladthuan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    5.339
    Đã được thích:
    129
    Kinh nhở. Tuanno1 đi xe máy cũng bị say cơ à? Thế thì nguy hiểm lắm ấy nhở?
  7. flam_april

    flam_april Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2005
    Bài viết:
    1.218
    Đã được thích:
    1
    Cả hai chuyến đi Lạng Sơn Chùa Hương vừa qua của HPC, các cô gái "mắc bệnh" say xe đều dũng cảm chống chọi với "căn bệnh" của mình bằng cách NGỦ. Ngoài thời gian NGỦ thì cách tốt nhất là kể chuyện cười cho nhau nghe, rất công hiệu. Kết quả cả hai chuyến đi kể trên đều không ai bị say cả (hehe, mỗi em Missau hơi say tí tị tì ti nhưng lại máu nhất, sau mỗi lần li-vơ-phun lại hùng dũng tuyên bố là em có thể đi tiếp cả nghìn cây luôn ) Điều này chứng tỏ bản thân mình có thể chế ngự cảm giác say xe bằng tâm lý tốt và vui vẻ. Chúc mọi người ai ai cũng vui vẻ, mạnh khỏe và đi xe ô tô không bị say
  8. flam_april

    flam_april Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2005
    Bài viết:
    1.218
    Đã được thích:
    1
    Một số điều cần chú ý khi đi du lịch ​
    Du lịch là một trong những hoạt động vui chơi giải trí của mỗi người không thể thiếu trong xã hội hiện nay. Du lịch giúp chúng ta mở mang kiến thức, giảm stress, phục hồi sức khoẻ sau những ngày làm việc và học tập căng thẳng.
    Mùa hè sắp đến, những ngày nghỉ lễ dài ngày là dịp thuận lợi cho những chuyến du lịch thú vị. Tuy nhiên, để cho chuyến đi được vui vẻ trọn vẹn, chúng ta cần giữ gìn sức khoẻ cho tốt bằng cách lưu ý những điều cơ bản sau đây:
    1. Phòng tránh say tàu xe: say tàu xe là rối loạn sự hoạt động của cơ quan tạo thăng bằng của cơ thể, cơ quan này nằm ở tai trong của mỗi người. Sự say tàu xe này có thể gặp ở một số người khi đi xe hơi, máy bay, tàu thủy.
    Triệu chứng thường gặp là khó chịu, chóng mặt, nhức đầu, đổ mồ hôi, xanh tái, buồn nôn.
    Cách phòng ngừa:

    Không nên ăn quá no trước khi đi tàu, xe.

    Đề nghị mọi người không hút thuốc lá trong xe.

    Đối với những người quá nhạy cảm nên xin đổi chỗ ngồi ở khoảng giữa xe, tránh ngồi ở vị trí trục bánh xe và cuối xe.

    Trước khi đi tàu xe khoảng ½ giờ, uống thuốc chống say tàu xe như Dimenhydrinate 50mg, người lớn uống 1 viên; trẻ em 8 - 12 tuổi uống ½ - 1 viên; trẻ em 2 - 8 tuổi uống ¼ - ½ viên. Có thể uống lần thứ 2 sau 4 tiếng nếu cần.

    2. Phòng chống mất nước: : nhiều người do ngại đi tiểu trong lúc di chuyển bằng tàu xe nên không dám uống nước, điều này không nên vì sẽ dẫn đến cơ thể bị thiếu nước và muối khoáng do đổ mồ hôi, do hô hấp, lượng nước tiểu bị cô đặc khiến dễ bị sỏi thận, nhiễm trùng đường tiểu?
    Do đó cần phải uống nước đầy đủ theo nhu cầu (nước khoáng, nước dừa, nước trái cây ép? ) và khoảng 2 -3 giờ nên dừng xe đi vệ sinh 1 lần.
    3. Phòng chống bệnh đường ruột : nên ăn chín, uống chín, không nên ăn uống quà rong dọc đường do điều kiện vệ sinh không được bảo đảm khiến dễ mắc bệnh lây lan qua đường tiêu hoá như tiêu chảy, thương hàn, dịch tả, lỵ, hội chứng tay - chân - miệng ( ở trẻ em )?
    Nên đem theo vài gói Oresol để pha vào nước uống (1 gói pha trong 1 lít nước chín) khi bị tiêu chảy trước khi đến cơ sở y tế để khám và điều trị.
    4. Khi đi đến vùng cao, cần chú ý giữ ấm cho cơ thể: nhất là trẻ em để phòng tránh bệnh về hô hấp. Những người có tiền căn suyễn nên đem theo thuốc xịt khí dung trị suyễn để đề phòng lên cơn hen bất ngờ.
    5. Nên đem theo túi cấp cứu cá nhân : gồm bông, băng, gạc tiệt trùng, nước oxy già, cồn? để rửa vết thương và sơ cứu khi bị tai nạn.
    6. Mang theo vài vỉ thuốc giảm đau : (như Paracetamol 500mg ), kháng sinh (như Amoxicilline 500mg, Erythromycine 500mg?) để uống tạm thời khi bị vết thương. Đem theo thuốc chống say tàu xe như Dimenhydrinate 50mg khi cần phải di chuyển nhiều bằng tàu xe.
    Tóm lại để cho vui và khoẻ khi đi du lịch là điều mà mọi người đều mong muốn. Muốn vậy phải hết sức chú ý giữ gìn trong ăn uống và phòng tránh tai nạn trong khi tham quan du lịch thì chuyến đi sẽ vui vẻ và ý nghĩa biết bao.
    (Tác giả : Nguyễn Tiến Hùng )
  9. lamvt

    lamvt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2005
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Nuôi nấm Kefir:
    Nấm này thuộc Nấm MEN (Yeast) không như làm chua sữa như bình thường = Vi khuẩn lactic.
    Nấm hình thù sù sì do nhiều tế bào bám với nhau.
    Lên men thơm béo.
    Dễ nuôi = sữa tươi không đường (không như bạn nào đó đã nói là có chó đường--dễ gây chết).
    Dùng bình nhựa hoặc thuỷ tinh cho nấm vào đổ sữa tươi vào và đậy = vải màn để tránh ruồi muỗi, sau 24h để nhiệt độ bình thường ta thu sữa.
    Để làm tiếp và duy trì nên: dùng vợt lọc cái nấm ra và lấy riêng sữa chua ăn.
    Còn lại cái nấm rửa sạch = nước lọc đun sôi để nguội. Bình đựng cũng vậy sau đó lại lập lại quy trình.
    Nấm chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nên các bạn chú ý duy trì nó
    Ai cần nấm liên hệ: 0902036525
    Thân mến
  10. quynhanh_qlkd83

    quynhanh_qlkd83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2006
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Thế đối với những người bị huyết áp thấp có sử dụng được loại sữa nấm này ko chị, và đối với những người bị đái đường thì ko nên cho đường vào sản phẩm sữa?

Chia sẻ trang này