1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm nghĩ sau cơn bão....Thảo luận về thiết kế nơi tạm trú bão...

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi GoBlue, 06/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    - Cân bằng với gió thổi trên mái? Có đùa không vậy ta? Vậy giả sử không cân bằng thì lực gió ép trên mái xuống làm sập mái, sập nhà sao? 100% các vụ tốc mái là do gió thốc từ dưới lên. Nếu mái nó bay ngay thì nhà tạm thoát. Khổ là nhiều cái không tốc hết, tấm mái (tôn hoặc lớp ván lót mái ngói truyền thống) còn dính vào các kết cấu đỡ gắn với tường, khi gió xoáy, giật tiếp tục làm bung tường.... Theo 1 trong các định luật của Becnuly, cùng 1 lưu lượng chạy qua thiết diện thì thiết diện nhỏ hơn sẽ chịu áp suất lớn hơn (xem cái chế hoà khí - trong Nam gọi là bình xăng con của xe máy thì rõ) Vậy theo định luật này, chính các lỗ thông gió tạo ra áp suất mặt dưới mái cao hơn mặt trên, hậu quả là như trên TV.
    - Cái này cả vạn đồng bào quê tớ dùng hiệu quả, không cần kiểm tra lại làm gì.
  2. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Bài dự thi số 02
    Hôm rồi uống rượu ở 1 cái quán tranh tre nứa lá, cách bờ biển 15m, khu vực Quảng Ngãi - vùng thường xuyên có bão. "Nghiêng nghiêng" rồi trêu bé chủ quán:
    - Nhà thế này thì chịu được mấy cơn bão?
    - Dạ, thưa anh 3 năm rồi, quãng gần 2 chục cơn
    - đùa hay thiệt vậy kà?
    - Dạ thiệt, em chỉ cần hạ liếp, bọc tấm vải nhựa, chằng lại là xong...
    Thưa BGK (nếu có) em tận mắt xem kỹ thì họ chỉ dùng cách đó. Cột nhà bằng gỗ được chôn sâu và chặt, bao che bằng liếp đan tre, nhiều cửa sổ. Mặt ngoài tường là tấm liếp (dại) đan bằng tre, mặt trên phủ thêm lá cọ, kè, rơm rạ... chống nóng. Thông thường ban ngày, liếp được dựng lên cho thoáng, sáng, đỡ bằng cọc tre. Tối hạ xuống chắn toàn bộ bề mặt tường, cửa sổ. Khi có bão, họ dùng tấm bạt, ni lông bịt kín toàn bộ, buộc chằng bằng dây thừng, săm xe. Phần giáp mặt đất được chặn kín bằng đất đá, bao cát, đảm bảo gió hất lên từ mặt đất khi gió xoáy, lốc, không thể lọt qua.
    - Thời gian triển khai: 12h
    - Sức chịu đựng đã qua kiểm tra: gió cấp 12 giật trên cấp 12.
    - Chi phí TB: vẫn 500.000 VNĐ
    Nếu bài này của em được giải, xin chuyển giùm cho con nhỏ bán hàng dễ thương kia. Địa chỉ: Nguyễn Thị X, XXX, Vạn Tường, Quảng Ngãi.
  3. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    - Giải pháp "không tốt" này đã cứu sống hàng triệu đồng bào Trung Bộ quê tớ, vậy bạn chưa nên kết luận nó là "không tốt" nếu chưa có giải pháp khả thi hơn.
    - Phụ nữ và trẻ em nông thôn còn làm những việc này tốt hơn đám thanh niên "cổ cồn trắng" ngồi lê la hàng net ở thị thành nhiều! Nó không vất vả hơn việc làm nông thường ngày đâu.
    - Cẩu bằng gì, chở bằng gì với diện rộng như vậy, khoảng khách điều động, chi phí, hình thức chỉ huy, hình thức, nguồn giải ngân?
    - Cần có bao nhiêu containers sẵn sàng để huy động?
    - Giá thành 1 cái container ít nhất là ngang với dtích tương đương = BTCT.
    - Chủ các containers hiện không phải là các tổ chức từ thiện.
    - Nhanh lẹ với biện pháp kỹ thuật tốt, sẵn đường lớn, nhiều trực thăng vận tải... nhưng không có cơ chế thực hiện và hạ tầng kỹ thuật. Mới đây, một người quen tớ tìm thuê 1 chiếc trực thăng vận tải dân dụng nhưng đc trả lời: có 01 chiếc, rơi rồi. Quân đội còn vài chiếc, nằm dự phòng trực chiến. Muốn thuê gần nhất là sang Thái, thuê CH53 của Royal AF hoặc CH54 của USAF...
    đương nhiên
  4. nguyenquochoang_arc

    nguyenquochoang_arc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2005
    Bài viết:
    3.655
    Đã được thích:
    1
    Các bố lại mải cãi nhau quên cả mục đích mà GoBlue đưa ra rồi . Trong này có những người đã sống cùng bão lũ trong những căn nhà tre nứa hàng chục năm,cũng có những người chỉ xem bão qua TV,nhưng chưa chắc ai đã hơn ai trong việc đề xuất phương án hiệu quả cho giải pháp chống bão áp dụng cho cả ba miền đâu.
    Có vẻ ít người cho rằng đây không phải việc của mình,nói cho sướng thôi,thi thố làm gì chăng ?
  5. GoBlue

    GoBlue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    1
    Các anh em,
    Xin cảm ơn mọi nguời đã chia xẻ những cảm giác...tôi nghĩ ở đây, chúng ta nên thảo luận về cách thiết kế thì thực tế hơn là cuộc thi. Tôi xin đuợc tặng mỗi anh em một quyển tạp chí KT cho một ý tuởng (kèm hình vẽ).
    Là dân kiến trúc, ngôn ngữ chính của chúng ta là nét vẽ hơn là lời nói. Xin mọi nguời vẽ ra những ý của mình, như vậy anh em sẽ dễ thảo luận hơn. Các ý trên đây nếu đuợc minh hoạ thì sẽ rất hay và thực tế hơn. Mong anh Dzi vẽ thêm vài hình cho nữa...
    Tôi sẽ đưa lên công trình thiết kế nhà vùng bão do nhóm SV truờng Thiết Kế - truờng ĐH Harvard thiết kế để anh em thao khảo sau.
  6. nguyenquochoang_arc

    nguyenquochoang_arc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2005
    Bài viết:
    3.655
    Đã được thích:
    1
    Container vào được vùng lụt thì phải lót đường bằng vài trăm cái xe tải lún xuống bùn . Nhưng cũng có thể tập trung tại một khu an toàn làm nơi tránh bão cho những nguời bị sập nhà,và những người sợ nhà sập .
  7. GoBlue

    GoBlue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    1
    Anh em thử tham khảo...
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được goblue sửa chữa / chuyển vào 10:43 ngày 08/12/2006
  8. GoBlue

    GoBlue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    1
    thêm một thằng nữa...
    [​IMG]
  9. vietbuilder

    vietbuilder Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Ý cuả mình không phải là mọi nhà đều được cấp 1 containter để tránh bảo vậy thì ai lo cho nổi, tại vì mình bức xúc trước cảnh quân đôị phải chở người bằng trực thăng đến nới lánh bảo. Chi bằng chở container đến cho họ? họ tránh bảo gần nhà mình tâm trạng khỏi hoang man, lo mất taì sản ... Còn kinh phí cho container thì Nhà Nước chịu, và dùng từ năm này đến năm khác chổ nào cần mình mới bố trí.
    Còn việc thiết kế công trình chống bảo ở miền Nam thì hơi lãng phí, vì ở đây rất ít bảo và động đất, có chăng chỉ nên áp dụng cho các công trình lớn
    Được vietbuilder sửa chữa / chuyển vào 11:43 ngày 08/12/2006
  10. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Đúng là chưa chắc ai hơn ai, nhưng trong khi các bố chưa "đề xuất" cái giải pháp nào ra hồn cho cái việc có lịch sử cả ngàn năm rồi thì con dân họ không chờ các bố "đề xuất" đâu, họ phải tự làm đã. Vào thời điểm này, thì bà con nông dân họ đang hơn tất cả các bố KTS ăn tục nói phét vì họ đã có sản phẩm chứng minh, thế nhé!
    Chống bão cho cả 3 miền ah? Một ý tưởng thật đẹp, giầu tính nhân và phải nói là rất lãng mạn! KTS nhớ cho là "đề xuất" đó là 1 giải pháp giá rẻ, có thể thi công nhanh, có khả năng chống bão VÀ RẤT NHIỀU YÊU CẦU KHÁC (vì nó là 1 cái nhà ở). Ngoài chống bão, giải pháp đó có cùng đáp ứng các yêu cầu khác nhau từng vùng không:
    - Chống lũ quét thượng nguồn: vùng núi phía Bắc, Tây miền Trung...
    - Chống rét ở các vùng trên
    - Nền đá vôi, đá mồi côi, đất rời, mỏng ở phía Đông Bắc
    - Nền cát yếu, cát chảy ở miền Trung, ở các đảo 3 miền
    - Chống nóng ở cả ba miền
    - Nền bùn ở đồng bằng Nam Bộ
    - Chống lũ ở các vùng đồng bằng hạ lưu hàng trăm con sông cả 3 miền
    - Chống sóng thần, thuỷ triều...
    - Phù hợp với đặc điểm sản xuất, đặc điểm sinh hoạt... cả 3 miền
    - Phù hợp với điều kiện kinh tế, vật liệu xây dựng ở cả 3 miền
    ...
    Xin thưa có giải pháp nào "áp dụng cho cả 3 miền" không ạ? Mời các nhà nghiên cứu giỏi về kỹ thuật và đầy lòng bác ái cho "đề xuất"!
    Thứ nũa, có giải pháp kỹ thuật xong xin cho giải pháp thực hiện luôn. Cơ chế quản lý, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, nguồn vốn, kế hoạch thực hiện. Làm xong "đề xuất" để rồi các bố tôn vinh nhau "ông nhất cái quả đất" này rồi vỗ tay đôm đốp thì đừng làm, góp mỗi bố 100K đi ăn thịt chó cho nhanh!
    OK, Blue, tôi sẽ minh hoạ những câu chuyện đã kể!

Chia sẻ trang này