1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm nghĩ sau cơn bão....Thảo luận về thiết kế nơi tạm trú bão...

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi GoBlue, 06/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Mẫu nhà như thế này có thể không sập nhưng khả năng bị tốc mái rất cao.
    Chưa nói tới nhà lá, chỉ nói đối với nhà mái tôn nếu có xây con lươn chặn tôn ở tường thu hồi thì thường vô can sau bão lốc. Còn các nhà không có con lươn thường bị tốc mái từ ngay những cơn gió lớn đầu tiên.
    Về việc tìm kiếm hình dáng hình học của công trình để giảm các thiệt hại của bão cần phải nghiên cứu nhiều.
    Trước tiên xin dừng ở việc phân tích trên cơ sở các kiến trúc hiện hữu. Khi nói tới các nhà truyền thống (lâu đời và không lâu đời) chúng ta có thể thấy phần kết cầu càng ngày càng bị giải tiện một cách tối đa, liên kết thì thiếu...có lẽ vì không được chuẩn hoá.
    Vậy chúng ta bắt đầu từ đây chăng?
  2. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    - Trực thăng quân đội hiện sử dụng cho cứu hộ gồm vài chiếc, chủ yếu là Mi8, đôi khi có KA tham gia. Nó chưa bao giờ được dùng để sơ tán trên diện rộng. Chức năng chủ yếu là tìm kiếm, cứu hộ, thả lương thực, thuốc men, phao cứu sinh... Loại này không thể cẩu đc container! Loại có khả năng chỉ có vài chiếc, dùng trực chiến để cẩu fighter là chủ yếu.
    - Quan trọng hơn, chi phí cho 1 chuyến trực thăng từ 6.000-10.000 USD cẩu đc vài cái container + tiền mua container, cùng chi phí đó, làm được cả chục cái hầm tránh bão trên các gò cao với diện tích lớn hơn, tiện nghi tốt hơn rất nhiều. Bi h không thấy dậy nữa, chứ tụi tôi từ cấp I đã được học rất kỹ về cách làm hầm chìm, nổi, sơ cứu ngoại thương... những kiến thức đơn giản đó rất hữu ích cho các vùng thường bị thiên tai.
  3. nguyenquochoang_arc

    nguyenquochoang_arc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2005
    Bài viết:
    3.655
    Đã được thích:
    1
    Bác sách vở quá , câu chữ quá,bác ạ .
    Có một cái nhà đáp ứng gần đủ yêu cầu của bác đây ạ :
    [​IMG]
  4. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Vậy là bạn đã tự kết luận: giải pháp cho vấn đề bạn nêu ở quote trên được thể hiện trong hình quote dưới?
    Bạn mà bạn không hiểu ý tôi khẳng định: không có 1 giải pháp chung cho cả 3 miền?
    Vậy để tôi nói rõ hơn chút nữa nhé: KHÔNG CÓ GIẢI PHÁP CHUNG MÀ CẦN ĐƯA RA NHIỀU GIẢI PHÁP THEO ĐIỀU KIỆN TỪNG VÙNG. Hy vọng không ai hiểu sau ý tôi nữa
    P/s: tôi sách vở Bạn xem lại 100% các câu chuyện tôi kể ở trên là những điều tôi mắt thấy tai nghe, lấy từ sách vở nào?
  5. nguyenquochoang_arc

    nguyenquochoang_arc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2005
    Bài viết:
    3.655
    Đã được thích:
    1
    Cây tre vẫn là lựa chọn số 1 cho kết cấu chống bão cho nhà VN . Rẻ tiền,vùng nào cũng có . Chịu kéo tốt,chịu uốn tốt,nếu tỉ lệ chiều cao và đường kính hợp lý thì chịu nén vẫn tốt . Trong cơn bão,căn nhà bị chuyển vị theo nhiều hướng khác nhau với các xung lực liên tiếp thay đổi .Một mái nhà neo bằng dây thép không bao giờ chống chọi với bão tốt bằng một mái nhà neo bằng các thân tre ghì mái xuống đất liên kết với cột,kèo ghì mái xuống đất bằng các cây cọc làm từ gốc tre,sau bão lại nhổ cọc,tháo ra . Kiểu KC chống bão này cơ động , dễ làm ,mỗi nhà có thể thủ sẵn để có bão đem ra dùng .
    [​IMG]
    Trong suốt 20 năm sống trong vùng rốn bão của Thanh - Nghệ , nhà tôi chưa bị sập hay tốc mái lần nào nhờ kiểu chống bão này .Bổ sung thêm một số cột chống trong nhà,tuỳ theo hướng gió ( vì cột chống từ trong nhà là những khúc gỗ hoặc tre,ghế băng,bàn dựng chéo lên,thậm chí tháo giường ra để chống nên không thể đủ cho mọi hướng,gió hướng nào thì xoay sang phía ấy .)
    @bácDzi : Em nói thế là muốn nói bác đừng bắt ne bắt nẹt từng câu từng chữ của em thôi , bác ạ .
    Được NguyenQuocHoang_Arc sửa chữa / chuyển vào 13:14 ngày 08/12/2006
    Được NguyenQuocHoang_Arc sửa chữa / chuyển vào 13:16 ngày 08/12/2006
  6. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    He he he , lâu ngày không có bão nên chắc quên mất cách cổ truyền hả ? Ở phần cuối người ta dùng 2 thanh tre đực đan chéo nhau , đóng xuống đất thì có mà bão cấp 15 cũng bó chân . Thân tre cũng đóng theo phương chéo chứ không đóng thẳng như thế.
  7. kiepcodai

    kiepcodai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0

    CUỘC THI QUỐC TẾ MỚI DO UIA TỔ CHỨC
    Cập nhật (27/11/2006)
    Nhân dịp Ngày Kiến trúc Thế giới và Ngày môi trường sống Thế giới -2/10/2006. Viện Kỹ thuật Hy lạp và Chương trình công tác UIA về kiến trúc và các nguồn năng lượng tái chế (ARES) công bố cuộc thi ý tưởng quốc tế "ứng dụng các nguồn năng lượng tái chế và kiến trúc sinh khí hậu trong nhà ở cho người dân bị thiên tai". Cuộc thi mời các kiến trúc sư triển khai những giải pháp xây dựng mới có thể áp dụng nhanh, hiệu quả, kinh tế và không gây ảnh hưởng đến môi trường và thiên nhiên, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nhà ở cho người dân bị ảnh hưởng bởi những tai nạn về địa hình, địa lý, sinh thái, xã hội hay khủng hoảng chính trị.
    Mục đích của cuộc thi là làm ra những sáng kiến và hình mẫu về nhà ở sinh khí hậu, tận dụng được các nguồn năng lượng tái chế và có thể áp dụng được ở các vùng khí hậu và văn hoá khác nhau.
    Các giải thưởng có tổng giá trị là 70.000Euro sẽ được ban giám khảo quốc tế 11 thành viên trao cho Giải Nhất, Nhì, Ba: 20.000, 15.000 và 10.000Euro cùng năm giải Khuyến khích mỗi giải 5.000Euro. Cuộc thi chính thức mở ra 1/11/2006. và nhận đăng ký đến ngày 31/1/2006. Hạn nộp bài là 29/6/2007.
    Thông tin chi tiết về cuộc thi có tại: http://www.arescompetition.com

  8. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Minh hoạ, như đã hứa với bạn Blue
    Tổng hợp các ý rời rạc trong các bài trước luôn 1 thể.
    E hèm!
    Cách hay thấy nhất, đi đâu cũng thường thấy là người ta đắp bổ sung "con chạch" lên mái ngói. Nói "bổ sung" là vì thường 2 bên hồi có "con chạch" sẵn rồi. Khi mưa bão, bà con dùng tất cả các thứ nặng chất lên: bao cát, gạch, tấm bê tông bóc trộm ở quốc lộ... miễn sao cho mái nặng. Phần đắp chủ yếu là rìa mái, do mái thường bị gió lật dưới giọt ranh lên, giữ được rìa coi như giữ được mái. Cách này thường thấy với mái ngói, nhưng dùng tốt cho cả mái tôn, fibrô XM bằng các thanh thép, gỗ, thay cho "chạch" XM...
    [​IMG]
    Với mái tôn, mái fibrô, vị trí bị xé của mái rất rõ, đó thường là hàng vít, xé do tôn mỏng, mũ nhỏ, gió lật cả tấm từ dưới lên. Cách gia cố mũ: đắp vữa XM rồi úp 1 cái chén, bát... lên trên, còn tăng cường khả năng chống dột. Với tấm mái dạng này, nếu cố định được cạnh mái cũng khá đảm bảo an toàn. Giải pháp trong hình dưới:
    [​IMG]
    Cách neo cũng rất đa dạng, có thể kéo dài như PA của nguyenquochoang_arc nếu sân đủ rộng, cũng có thể neo ngay vào cột, neo xuống đất theo PA của VBL, sang gốc cây bên cạnh, xuống móng BTCT của hàng xóm... Cứ "là anh neo hết cái ấy về phương em", là ổn!
    Bi h đến đoạn xem tại sao lại cần bịt hết các lỗ thông gió:
    [​IMG]
    Khi gió nó đi thế, thì sẽ tạo ra cái thế này:
    [​IMG]
    Vậy nên em gái xứ Quảng đã dùng loại bạt ni lông chắn bụi ở công trường bọc trọn cái nhà như sau:
    [​IMG]
    Lưu ý là nhà em gái này có những tấm liếp (dại) khi hạ xuống sẽ phủ kín hết bề mặt, cả cửa đi và cửa sổ. Nó được hạ xuống trước khi "đóng gói". Cái chi tiết phóng to giải thích tại sao cái cột lại rất khó bị nhổ lên, kinh nghiệm dân gian đó!
    Bi h là vấn đề hầm tránh bão. Nếu bão quá lớn, để an toàn hơn có thể sơ tán xuống hầm tránh. Cái này làm rất dễ, nên chọn nơi đất cao và để miệng hầm cao 1 chút, tránh nước ngập.
    Hầm chữ A, dùng cho nền cát, đất yếu, mái chịu được đạn bộ binh bắn thẳng và các loại lựu đạn thông thường:
    [​IMG]
    Hầm chữ..."em chưa học", nếu thay 2 lớp gỗ dưới cùng bằng gỗ 200x200 đan vuông, bao cát, đất dầy 1m thì chịu đc được đạn pháo 105-120mm thông thường Loại này đào nhiều nên phải chọn nền đất cứng. Cũng có thể xếp bao đất, cát, đóng cọc cừ vách ở nền đất yếu hơn.
    [​IMG]
    Cả 2 loại hầm này, trên lớp gỗ là tấm "nong mốt" đan bằng tre, nứa, phủ lên hệ "xương" rồi mới đắp bao cát.
    Ngoài ra có 1 loại hầm nữa có thể dùng được, không cần gỗ, tre, bao cát. Đó là dạng hầm vòm kiểu bể biogaz. Ngại vẽ quá tả vậy:
    - Đắp 1 đống đất cát gì đó hình chỏm cầu theo kích thước hầm đã được các thầy bói xem kỹ.
    - Phủ bề mặt bằng vỏ bao XM hoặc ni lông.
    - Rải 1 lớp thép Φ 10-14 theo phương kinh tuyến, thép Φ 4-6 theo vĩ tuyến.
    - Rải vữa XM 75-100# và xây vỉa gạch vòng quanh, viên đứng, chèn khe giữa các viên nghiêng bằng gạch vỡ, đảm bảo mạch no. Lớp gạch + vữa dầy quãng 150 (cả trát mặt)
    - Chờ 2-3 tuần có thể đào moi bên trong, ta có 1 cái "vung" bằng loại "BTCT" đặc biệt
    Công nghệ này đã được các dự án khí sinh học thử nghiệm thành công ở nông thôn VN, có thể đổ BT nhưng đắt hơn.
    HẾT BÀI.
    Lượm lặt by KtsDzi.
    @ nguyenquochoang_arc: Cái thanh nẹp tre đó không có liên kết với kèo đâu vì phải xuyên qua mái ngói. Không có họ nhà tre thì vẫn dùng được xoan, bạch đàn... Bu lông Φ 20 mấy chục nghìn 1 cái, phải chợ huyện mới có- mà bắt tre không chặt nên nông dân họ thường làm chốt tre và buộc lạt. Bộ vì chắc bạn vẽ tượng trưng thôi phải không
    Được KtsDzi sửa chữa / chuyển vào 20:43 ngày 08/12/2006
  9. nguyenquochoang_arc

    nguyenquochoang_arc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2005
    Bài viết:
    3.655
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn bác Dzi đã cụ thể hoá các giải pháp , nhất là việc bịt kín các lỗ gió vào ,nó tránh cho việc mái nhà trở thành cánh diều . Áp lực gió từ bên ngoài dễ chống đỡ hơn nhiều so với lực nâng khí động theo phương đứng .
    Cái sơ đồ em vẽ tượng trưng thôi,đối với nhà mái lá thì thanh tre đè trực tiếp lên mái,dùng lạt tre buộc chặt vào vì kèo ( Dây xuyên qua mái,dột tí chút không sao ). Đối với mái ngói,mái fibro ximăng sẽ phải để bao cát dọc thanh tre làm đệm cho đỡ vỡ ngói ,liên kết các thanh bằng dây thép vào vì kèo gỗ hoặc xuống các cọc đóng . Đúng là các cọc tre phải đóng chéo như anh VBL nói thì vững chắc hơn .
  10. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Nộp bài muộn
    Bổ sung cái neo trong trường hợp hàng xóm không cho neo nhờ, cột nhà quá yếu để neo, không có tiền đổ bê tông neo v,v...
    [​IMG]
    @ Blue, VBL, NQH_arc +...
    Tớ thấy dân gian có nhiều kinh nghiệm hữu ích nhưng không được hệ thống hoá và phổ cập. Lại còn ý thức nhiều người dân cứ phải "nói mỏi mồm, chỉ tận tay" mới làm, dù là quyền lợi của chính họ
    Nên chăng từ những sưu tầm trên đây và các bổ sung khác, một nhóm KTS tình nguyện của TTVNol sẽ làm công tác hệ thống thành ấn phẩm, bằng nhiều con đường tiếp cận với người sử dụng. Ấn phẩm sẽ thể hiện chủ yếu bằng hình vẽ trực quan với các chỉ dẫn, gợi ý thật đơn giản nhưng chi tiết để "người ta" tự làm và tự vận dụng linh hoạt... Có thể là muộn với mùa bão 2006 về trước nhưng không bao giờ quá muộn. Tớ nghĩ sơ bộ thế này:
    - Ấn phẩm PDF gửi trực tiếp trên internet tới các site chính thức của Chính quyền các địa phương (thậm chí chả cần gửi lên site Chính phủ)
    - Ấn phẩm PDF trên free CD cho bất cứ tổ chức nào yêu cầu (tớ lo được)
    - Nhờ kênh VTV5 giới thiệu bằng tiếng dân tộc và các chuyên mục Nông thôn của những kênh khác (tớ có thể lo được, không chắc lắm)
    - Ấn phẩm in phân phát trực tiếp của các tổ chức, phong trào tình nguyện, thí dụ "Mùa Hè Xanh" của TP Hồ Chí Minh... (tớ có thể lo đc 1 phần qua 1 vài tổ chức ở Hà nội)
    - Ấn phẩm phát hành với danh nghĩa Nhóm Kiến trúc TTVNol hoặc TTVNol Network, 100% free với người sử dụng và không có bản quyền.
    - Công sức và chi phí khác: tình nguyện, công khai.
    ...
    Sơ sơ thế Hy vọng có thêm các new concepts để ngoài việc gia cố, người dân có thể tham khảo khi xây nhà mới!

Chia sẻ trang này