1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm nghĩ sau cơn bão....Thảo luận về thiết kế nơi tạm trú bão...

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi GoBlue, 06/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Dạo này bận quá chẳng có tí thời gian để viết cái gì cả.
    Thấy các anh em vẽ mà mình thấy ..... thương quá. Tối nay tớ sẽ cố gắng viết một bài chia sẽ về chống bão tại Florida.
    Nhưng có câu hỏi này cho các anh trước.
    Với kĩ thuật và trình độ của chúng ta hiện nay, tại sao lại phải đi theo nhưng cái "truyền thống ngàn đời hay người đi trước làm như vậy" - không có ý tưởng sáng tạo nào hay hơn à ?
    Ant
  2. nguyenquochoang_arc

    nguyenquochoang_arc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2005
    Bài viết:
    3.655
    Đã được thích:
    1
    Ha ha,mấy cái thúng của bác có bằng thép chăng nữa thì một đợt sóng nhẹ đánh vào cũng bay như nút sâmbanh ngay . Chỉ cần gió cấp 6-7 cũng dư sức biến cái thúng của bác thành diều bác ạ !
    Ngày bé mình hay lấy thúng nhỏ bẫy gà nên biết , trên đít thúng mà không dằn thêm tảng đá thì gà nó quẫy phát tung luôn , huống hồ đây là gió bão .
  3. nguyenquochoang_arc

    nguyenquochoang_arc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2005
    Bài viết:
    3.655
    Đã được thích:
    1
    Với kĩ thuật và trình độ của chúng ta hiện nay, thì làm gì mà chả được , hội nhập WTO cơ mà , Việt Nam sánh với các cường quốc cơ mà . Nhưng người dân nghèo Việt Nam , những người đang lội nửa người trong nước ngập , nửa trên gió cắt kia thì không thể lấy thép mà thay tre nứa , không thể lấy contener thay nhà dựng bằng cót ép , không có tiền để mua thuyền cứu sinh bằng composite được bạn ạ .
  4. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Đối với người dân Florida, bão là chuyện nhỏ - Hurricane la chuyện cần lo ( Hurricane là bão có sức gió ít nhất là 75 dặm/h). Chuyện Hurricane cũng gắn liền với họ hàng năm, chúng là những thiên tai, gây thiệt hại, nhưng chúng không được coi là - tại nạn. Hàng năm tại tiểu bang Florida của Hoa kì, và các tiểu bang lân cận đều chuẩn bị chống bão - họ dựa trên những nguyên tắc làm việc khá rõ ràng.
    1. Bảo vệ con người: trước lúc bão, giữa, và sau khi bão.
    2. Bảo vệ tài sản: trước, giữa, và sau khi bão.
    A. CHỈNH SỬA BẢN ĐỒ ĐIA HÌNH
    Diện tích của Florida cũng gần bằng diện tích của đất nước vn, 2 bên là bờ biển, vào những thế kĩ trước khi khai phá, miền nam Florida vốn là đầm lầy, sau đó họ cũng khai thác đất, rừng, dẫn đến hậu quả tới ngày hôm này số lượng rừng nguyên sinh của Florida chỉ còn khoảng 5% diện tích. Nhưng họ vẫn tuân thủ theo một qui định đó là khai thác bao nhiêu thì trồng lại bấy nhiêu.
    Bên cạnh đó người ta cũng nghiên cứu địa hình, đất đai, để họ có thể trồng cây lấn và giữ đất. Cùng lúc thì họ cũng tìm cách đưa nước trở ra biển.
    Ngày nay khi các bạn coi Google Earth thì có thể thấy những hình ảnh chụp từ vệ tinh. Chuyện này, cách đây 20 năm Florida đả đầu tư vào chương trình quản lí mặt nước tại Florida Research Center. Với dự án mà người ta hay nói đùa là " Một giọt nước rơi tại bất kì điểm nào trên Florida, người ta biết nó sẽ chảy đi đâu". Lúc bấy giờ họ dùng vệ tinh để theo dõi và quan sát, và sau đó thì scan luôn cả một tiểu bang sâu xuống dưới lòng đất khoảng 1m. Từ đó, họ bắt đầu phân bố địa hình của Florida. Họ lập ra những quĩ đất, khu vưc tập trung dân cư, khu vực thoát nước..v.v.
    Cho đến nay, qua mỗi cơn bão, và những mùa mưa, hiếm khi nào người ta có thể nhìn thấy những vũng nước đọng. Nước đã được đưa ra biển hoặc ở những khu vực rút nước.
    B. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÔNG CỘNG.
    (còn tiếp)
    Ant
  5. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    - Các bài của tôi là LƯỢM LẶT kinh nghiệm dân gian, được ghi chú rất rõ ở từng bài, nên nó không thể khác với truyền thống. Ý tưởng sáng tạo để sau, nhà nghèo con vợ đảm phải biết nấu cơm ngon đã, sơn hào hải vị tính sau hoặc sẽ kiếm con vợ khác khi giầu hơn.
    - Năm 1972, Hoa Kỳ huy động 50% không quân chiến lược và 80% không quân chiến thuật ở Thái Bình Dương, tuyên bố "đưa Việt nam trở lại thời kỳ đồ đá". Người Pháp cười nhạt, họ cũng "trên mây" như chúng ta thôi, sai lầm lớn nhất không nhận ra là Việt nam chưa hề thoát khỏi "thời kỳ đồ đá" để mà "quay lại".
    Bạn cứ tiếp tục nội dung này để mọi người có thể biết trước và học hỏi, còn ứng dụng cho địa phương nào thì còn phải xem đã. Tớ không tiện search xem GPD của VN bằng mấy % của Florida nhưng chắc không quá 99% đâu. Các cụ có câu "lực bất tòng tâm", nếu áp vào trường hợp này cũng không đến nỗi khập khiễng. (và Florida chống bão giỏi cỡ nào cứ xem CNN, BBC... khắc biết)
    Vậy thì làm gì?
    Quay trở lại câu chuyện Hà nội 12/1972. Các chuyên gia kỹ thuật hàng đầu của Hoa Kỳ rất thất vọng khi trên xác chiếc F111 - fighter N°1 của họ bấy giờ - chi chít vết đạn súng máy 14,5mm, loại súng phòng không cổ lỗ thời WWII - chứ không phải hoả tiễn SA của Nga Sô hay Trung Cộng. Điều đó nói lên sở hữu công nghệ cao chưa chắc hơn việc giỏi vận dụng công nghệ thấp.
    Mới đây chắc bạn biết hàng ngàn tầu đánh cá kịp về nơi trú ẩn, bạn có biết phương tiện liên lạc của họ là gì không? (Florida thì chắc đầy đủ các loại) Họ xài máy I.Com Motorola (và hàng nhái)- một thứ như bộ đàm tầm xa với tín hiệu analog Loại có giá chỉ 1 vài trăm USD! "Rẻ hều" thế nhưng không phải tầu nào cũng được trang bị!
    Vậy giải pháp "100 USD để sống sót" hay 10.000 USD khi trong túi có 90 USD nên được coi là khả thi?
    Được KtsDzi sửa chữa / chuyển vào 12:49 ngày 12/12/2006
  6. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    B. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÔNG CỘNG.
    Tất cả các công trình được coi là public đều được coi là nhưng nơi có thể tránh bão khi cần thiết. Vi dụ như, trường học, nhà thờ, nhà thương, sân vận động v.v.. Cho nên, các công trình này đều phải khi thi công và khi thiết kế, đều được giám sát về tiêu chuẩn xây dựng, và là nơi mọi người có thể tập trung. Thường là chịu được sức gió khoảng 110 dặm trở lên.
    Tìm hiểu về Hurricane - trước khi hurricane đến, mưa sẽ kéo dài, và nước lũ, đặc biệt là gió giựt, và gió lốc, cây cối ngã, tắc đường - như vậy khi làm công trình đều phải chú ý tất cả những yếu tố có thể xảy ra. Cũng có nghĩa rằng những công trình này có thể giúp các bộ phận cứu trợ nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp. Một ứng dụng của hệ thống cầu tại những khu vực ven biển đó là - họ sử dụng hệ thống ráp từng phần, đến lúc bão, và nước bắt đầu dâng, họ sẽ tháo những khớp hoặc chốt, để khi nước dâng, chỉ có thể tách rời từng phần một, mà không làm hư hại. Đến lúc hết bão, công việc của họ là kéo những phần bị nước làm xê dịch hoặc bị đánh chìm...gắn vào với nhau và chúng lại như cậy cầu lúc ban đầu.
    Hệ thống thoát nước trong thành phố. Mỗi công trình xậy dựng, họ rất quan tâm đến vấn đề thoát nước cho từng công trình, và đòi hỏi những khoảng đất có thể rút nước tại khu vực công trình, và giảm bớt lượng nước chảy ra hệ thống công công. Nhưng khu đậu xe lớn có khi bị yêu cầu có các bể chứa nước mưa, nhằm tránh lượng nước đổ vào các hệ thống thoát nước công cộng trong cùng một lúc.
    Hệ thống điện dự trử. Hệ thống công cộng đường xá - ví dụ như hệ thống đèn tín hiệu ở các ngã tư được tháo ra chỉ chừa một đèn tín hiệu mà không cần đến điện.
    Các công trình nhà dân cũng được yêu cầu xây dựng để có thể chịu đến 110 dăm.
    C. HỆ THỐNG CỨU TRỢ.
    (còn tiếp)
  7. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    C. HỆ THỐNG CỨU TRỢ
    Ngoài hệ thống hỗ trợ các trường hợp khẩn cấp của quốc gia - Federal Emergency Management Agency (FEMA) những ban nghành hỗ trợ bão đã chuẩn bị sẵn công tác cứu trợ và tương cứu cho nhau. Thường thì họ chia thành nhiều loại: Địa phương, tiểu bang, và liên bang những hệ thống này là hệ thống chính được đáp ứng và hộ trợ cho nhau. Ở từng mức độ nghiêm trọng, mà người ta cần đến sự hỗ trợ của từng cấp. Ngoài ra còn có các đoàn thể như, các hội bác ái, hội sinh viên, hội cựu chiến binh.
    Các hội đoàn này, có thể là chuẩn bị từ lúc cơn bão chưa vào bờ hoặc sau đó - Chỉ cần bão vào bất cứ địa phương nào, thì họ sẽ đến đó. Họ mang thức ăn, đồ đạc.v.v. Những đoàn xe của những công ty điện lực, nước, cable..v.v cũng được huy động từ nhiều nơi. Chỉ sau cơn bão 1 ngày, họ đã có mặt khắp thành phố để hồi phục lại. Có thể hiểu được rằng rất nhiều thứ tại đây được tiêu chuẩn hoá, những người thợ cho dù ở cách hàng ngàn cây số vẫn biết phải làm gì. Đặc biệt là hệ thống giao thông cũng rất tốt để họ có thể tiếp cận những nơi có bão một cách dể dàng.
    Một ví dụ khá thú vị đó là: Tại Mĩ gần như rất hiếm khi người ta có thể thấy các binh lính bận quân phục ở ngoài đường. Nhưng lúc bão vào, quân lính được rải rác khắp mọi nơi nhằm đảm bảo an ninh, cũng như hỗ trợ cho lực lượng cảnh sát có thời gian ổn định người dân, cũng như những phức tạp xảy ra trong lúc hỗn loạn. Họ cũng chính là những người hoạt động miệt mài trong công tác cứu trợ. Khi thành phố trở lại sinh hoạt bình thường thì họ cũng biến mất.
    D. PHẦN CUỐI
    (còn tiếp)
  8. ShinMongol

    ShinMongol Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    bạn KtsDzi vẽ đúng đấy.
    Góp thêm một vài kinh nghiệm dân gian trên thế giới
    [​IMG]
    Đây là mái nhà dân gian Hàn Quốc
  9. ShinMongol

    ShinMongol Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ảnh này tôi chụp cách đây 3 năm tại Okinawa.
    Đây là vùng hàng năm có bão lớn nên người ta liên kết ngói và các thành mái thành một khối.
    Ngoài ra có trồng cây và tường để chắn gió.
    Người lớn ở nông thôn thì sẽ biết mẹo của nông dân Việt Nam trồng cây để chắn gió, để gió đỡ phá hoại mùa màng.
    Nhân tiện nhắn các em đang học kiến trúc :
    Thường người học kiến trúc trí tưởng tượng phát triển khá tốt, nhưng thiếu thực tế và yếu kém về các môn học cơ bản như lực học, khí động học,thuỷ lực .... Cũng có nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Nhưng tôi khuyên các em nên học những môn cơ bản đó với một niềm hứng thú và cố gắng ứng dụng vào trong thiết kế các bài đồ án trên lớp. Nền tảng của khoa học ngày nay vẫn là tính toán trên cơ sở của toán học. Tất cả được thiết kế và sản xuất trên cơ sở tính toán. Người làm kiến trúc có óc quan sát từ tự nhiên và xã hội nên có thể phát hiện và ứng dụng nguyên lý cấu tạo mới, tuy vậy tất cả vẫn dựa trên các công thức tính toán cơ bản. Tôi đã sai lầm nên muốn các em đi sau không nên lạc vào con đường đó.
    Vẻ đẹp là khởi nguồn của văn minh nhân loại, con người cảm nhận cái đẹp từ tự nhiên và xã hội, rồi muốn biểu hiện nó. Từ đó kỹ thuật ra đời và cứ như vậy tích luỹ thành một nền tảng. Chính vì vậy không hiểu được nền tảng cơ bản của kỹ thuật thì các em không thể biểu hiện cái đẹp được.
    Những cơn bão thật khủng khiếp và người dân vẫn chưa ý thức được sự nguy hiểm
    Được shinmongol sửa chữa / chuyển vào 11:21 ngày 13/12/2006
    Được shinmongol sửa chữa / chuyển vào 11:23 ngày 13/12/2006
  10. binchip

    binchip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Các bác có ai ở miền Trung ko? Có ai sống trong bão bao giờ chưa?
    Em ko biết thế nào là tối ưu nhưng bi giờ mà nghe tin bão là dân miền Trung chỉ biết chất bao cát lên mái . Và chất bao cát cũng chỉ viền theo tường ,chứ ko chất đống như anh gì vẽ. Và gió bão chẳng bao tấn công 1 hướng
    Với bao cát , trời bão thương kèm theo mưa, sẽ tăng thêm trọng lượng ,và nằm chèn theo các sống của mái ...Đặc biệt là mọi người lại chẳng bao giờ chầng mái bằng các thứ như gạch , đá.....bởi khi gió giật , mái sẽ rung và các thứ trên sẽ dồn lần về cuối mái dốc khi đó nó lại chẳng có tác dụng, và phản tác dụng
    Nhà em cũng bị tốc mái vì ko chuẩn bị, bão xong cứ " ước gì minh chần bao cát...."

Chia sẻ trang này