1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm nghĩ sau cơn bão....Thảo luận về thiết kế nơi tạm trú bão...

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi GoBlue, 06/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. A_Y_A

    A_Y_A Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Thông tin trong các bài viết của Wegotjam bổ ích. Nó cho thấy rốt cục vẫn là lãnh đạo phải giỏi và phải chịu sự giám sát để phải xây dựng một kế hoạch từ tổng thể đến chi tiết. Dân cứ thế mà làm, khỏi phải lăn tăn.
  2. nguyenquochoang_arc

    nguyenquochoang_arc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2005
    Bài viết:
    3.655
    Đã được thích:
    1
    Tóm lại là lỗi tại bão đấy ! Không có bão thì đổ nhà làm sao được.Nếu có đổ là do chủ nhà không chịu đầu tư xây nhà cho vững chãi,sau đó là lỗi của bọn xây dựng làm ẩu . Anh em Kiến trúc lỗi nhẹ nhất ! He he he
  3. A_Y_A

    A_Y_A Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Kts chỉ là một mắt xích trong cả hệ thống thôi. Thử nghĩ xem, các bạn tìm ra một số giải pháp và public chúng bằng cách như các bạn đã bàn: tờ rơi, bảng hướng dẫn? Nhưng thể nào cũng có thằng bỏ mẹ nào đó ra hạch sách rằng thì là cơ quan chức năng nào đảm bảo những cái các ông đưa ra là đúng? Có vấn đề gì thì tính mạng của dân các ông có chịu trách nhiệm được không? Bao nhiêu đề tài của các viện nghiên cứu xịn còn đang nằm đó kia kìa, các ông là bọn nào? À mà ai cho các ông phân phát tài liệu linh tinh thế này? ********* à? Các đồng chí, bắt lấy nó!
    Đại loại thế.
    Mình mà là lãnh đạo mình sẽ mời bọn Mẽo sang tư vấn để làm được như trong các bài của bạn Wegotjam. Chuẩn luôn, đỡ phải nghĩ, mà có nghĩ cũng có ra nhéo đâu.
    Được A_Y_A sửa chữa / chuyển vào 16:24 ngày 14/12/2006
  4. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Đây đây
    Miền Trung năm nay bị thất thu quá lớn,thực ra việc xây nhà theo kiểu tạm bợ của miền Trung nói chung và các tỉnh thuộc miền Trung nói riêng rất khác nhau,riêng từ Đà nẵng trở vào thì đại đa số nhà tạm đều xây tường chịu lực không có trụ,còn mái lợp lại chẳng có giằng chống bão.Ở Huế trở ra đến Thanh Hoá đỡ hơn,có thêm giằng chống bão,thế nhưng nếu bão giật cấp 11 trở lên có chống mấy cũng bay tưng cho mà xem.
    Đợt bão ở Đà nẵng tháng trước mọi nguời ai xem ti vi thì biết rồi đó,mái của sân vận động mà còn tốc huống chi mấy cái nhà tạm!.
    Vừa rồi xem mấy mẫu nhà kiểu Nhật và Hàn Quốc ở trên có vẽ chắc chắn vì chiều cao nhà thấp hơn so với các mẫu nhà ở miền Trung nước Việt,thực ra nếu cơn bão đó với cấp 12 cũng giật nốt và bay tưng nhà cho mà xem.Vì sao?.Hss còn nhớ năm 1983 ở Huế xảy ra trận lụt lớn nhất trong lịch sử,nhà cửa sập thôi rồi luôn,người chết đến mức phải dùng lưới cá để chặn từ mép bên bờ sông hương đoạn đường Lê Lợi vớt xác.Ngày đó mấy chị em Hss được sơ tán lên 2 tấm cửa kê trên 2 chiếc tủ lớn sau khu tập thể của SXD nên chỉ nghe người lớn đi lội bão về kể lại.Cho đến năm 1989 có 1 đoàn KTS chuyên gia nhà chống bão của Anh và Pháp về Huế tư vấn cho các cán bộ và KTS của SXD, địa điểm tổ chức tập huấn làm nhà chống tại Phú Lộc (nay thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế).Năm đấy được lẽo đẽo theo mama đi làm việc với mấy ông Tây,vì chỉ mới 13 tuổi nên không nhớ lắm, chỉ nhớ nhà làm chỉ mất chưa đầy buổi sáng,mái tôn là chủ yếu nhưng phần đua mái nhô ra rất ngắn tầm 15 phân thôi, dưới phần nhô ra chắn lớp tôn bịt kín (hôm nào rảnh vẽ hình minh hoạ),đại khái thế.Nhà mẫu được "sản xuất " hàng loạt nên giống i chang nhau,tiếc vì lâu quá nên bây chừ chẳng tìm ra bản vẽ mộc nào trong đống giấy can của mama Hss.Nếu KTS nào có dịp đi ngang qua vùng đó vẫn
    còn sót lại hơn chục nhà kiểu mẫu như thế.Thế nhưng không hiểu sao từ ngày đó đến chừ người ta không nhân rộng những kiểu nhà như thế?hay là do càng ngày có quá nhiều cơn bão "lạ" giựt mạnh quá nên kiểu nhà đó không được áp dụng?!.

  5. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    PHẦN CUỐI - DIỄN BIẾN CỦA CƠN BÃO
    Người ta có thể đoán về cơn bão, sức mạnh của nó, hướng đi, nhưng chẳng bao giờ là hoàn toàn chính xác, ngoại trừ nó nằm cách bờ biển khoảng 4 tiếng đồng hồ.
    Điều này cho thấy công tác chuẩn bị là quan trọng. khoảng 2 ngày trước cơn bão, người ta sẽ thông báo khuyến cáo toàn dân nên đi tránh bão, trước khoảng 1 ngày, họ sẽ có lịnh hỗ trợ người dân đi tìm nơi trú bão, lúc này các đường cao tốc sẽ có thể đóng 1 chiều dành toàn bộ 2 chiều cho người dân có thể di tản xa cơn bão, lúc này người ta chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng khi cơn bão ập đến. Khoảng 8 tiếng đồng hồ trước khi có bão, lúc này, thành phố sẽ được quản lí khắt khe dưới sự dám sát của cảnh sát, những con đường dẫn tới những nơi nguy hiểm bị đóng, và những khu nhà dân có thể bị bão tàn phá, sẽ được "bắt buộc" dời đến nơi tạm trú. 4 tiếng trước cơn bão sẽ là giai đoạn giới nghiêm, lúc này quân đội sẽ tràn vào. Ai muốn đi chuyển đều phải liên lạc với cảnh sát để họ có thể đưa đến nơi cần thiết.
    Cơn bão bắt đầu ập đến. Ở những nơi tạm trú bão, người ta phát giuờng cho những người lớn tuổi, thức ăn, tấm da dể đắp, và mọi người có thể quan sát và chờ cơn bão đi qua. Cùng lúc, vẫn thấy nhiều người vào tham gia tránh bão, trong cơn bão, chứng tỏ đội cứu hộ với những chiếc xe lội nước, và được bảo vệ tránh va đập vẫn hoạt động khi người dân cần.
    Cơn bão ra đi. 4 tiếng sau, lệnh giới nghiêm được gỡ, lực lượng cảnh sát lại làm việc, Lúc này mọi người có thể về thăm nhà. Họ có thể quyết định ở lại hoặc quay lại nơi trú bão, tuỳ theo điều kiện. Các công nhân cũng bắt đầu làm việc điều chỉnh hệ thống nước, điện, đường xá, cây cối.
    Sau 3 ngày, có thể nói, mọi việc có thể trở lại bình thường. Tuỳ theo sự tàn phá nặng hay nhẹ, và từng khu vực. Mà thời gian này có thể lên đến 2 tuần hoặc hơn.
    Ant
    Nếu có thời gian, sẽ tiếp tục phân tích những phương pháp đơn giản, để chống bão.

Chia sẻ trang này