1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm nhận âm nhạc

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi serenad, 15/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tdev

    tdev Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    1.232
    Đã được thích:
    0
    :) Thật nhiều fan Vivaldi , tôi cũng cực kì yêu thích Vivaldi , trong concerto Bốn mùa tôi đặc biệt thích chương Mùa Đông ,
    Hãy lắng nghe Winter-Allegro non molto , nhưng cơn gió giật đầu mùa đông , trời trở lạnh và tuyết rơi , những cơn bão tuyết ...... Trong sự dồn dập , lạnh lẽo đó , đâu đó có 1 con chim lạc đàn cô đơn , nó cuống quít bay né tránh cơn gió và bão tuyết , nó bay đến đâu cơn bão cứ đuổi theo đến đấy . COn chim cứ bay , bay thật nahnh , luôn tràn đầy sức sống sự cố gắng .
    Winter -Largo và fần 3 cho ta khung cảnh buồn bã của mùa đông , mọi chuyện thật chậm rãi , buồn bã , những lò lửa bập bùng .......
    --------------
    Vivaldi thật là tuyệt vời
  2. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Có muốn ra cũng chịu ! Hà Nội ko có một tí khí trời trong lành để hít thở!
  3. serenad

    serenad Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
  4. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
  5. serenad

    serenad Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
  6. hungarian_dance

    hungarian_dance Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2003
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0
    Tristesse
    Tôi xa Hà Nội vào một ngày đầu hè năm tôi mười bốn tuổi, và trở về sau đúng mười bốn năm. Thật kỳ lạ Mười bốn năm thơ ấu đủ để tôi biết mình là người Việt Nam. Mười bốn năm xa Việt Nam đủ để tôi không biết mình là aị. Mười bốn năm trước để tôi nhớ Hà Nội, mười bốn năm sau để tôi nhớ Vác-sa-vạ
    Thế là trở về thật sao? Trở về hay là ra đi? Mùa này Vác-sa-va đang rực rỡ. Bồ công anh vàng rực ven đường và trên các triền đồi trong thành phô?T. Những con đường tím ngát tử đinh hương mà tôi vẫn say mệ Những đóa hoa trà sắc hồng sắc trắng nở bung thật hào phóng từ những cái nụ ngỡ là nhỏ bé. Hoa linh lan trắng như những chùm chuông bé xinh xinh, hoa lưu ly tím mong manh một lời nhắn nhủ ?oxin đừng quên tôi?, hoa chuông biêng biếc như ?onhững giọt trời xanh trên mặt đâ?Tt?. Hoa cúc áo, hoa păng xê, hoa mõm chó và vô vàn những loài hoa tôi chẳng biết tên nở tưng bừng trong các nhà vườn ven ô. Một chút nữa thôi, uất kim hương và huệ tây sẽ ào ạt phủ màu lên những vườn hoa và công viên. Hoa thuốc phiện sẽ đỏ thắm nồng nàn trên các cánh đồng. Rồi bao nhiêu loài hoa đồng nội khác.... Tôi yêu bản giao hưởng màu sắc xuân hè tưng bừng mà tinh khôi ấỵ Tôi yêu và tôi nhớ....
    Tôi nhớ những buổi chiều muộn đi dạo trên Thành Cổ, lắng nghe tiếng giày mình lộp cộp gõ trên đá chân mèo, nhìn dòng người qua lại và nghe tiếng đàn quay của một ông lão vui tính. Tôi nhớ công viên Lazienki và các buổi trình tấu piano ngoài trờị. Muà hè, vào mỗi cuối tuần, mọi người đều có thể đến đây nghe các nghệ sỹ chơi nhạc Chopin, bên tượng đài của ông, giữa vườn hoa hồng mênh mông. Đám thanh niên thường nằm lăn ra cỏ, vừa nghe nhạc vừa ngó nghiêng trời mây, nhường chỗ cho các bậc lớn tuổi mũ áo chỉnh tề. Nhớ căn nhà nhỏ ở Zelazowa Wola, nơi Chopin đã chào đời, cây cầu nho nhỏ, một dòng nước xinh, tiếng đàn piano réo rắt theo từng bước chân trong vườn. Và nhớ trường Tổng Hợp của tôi, nơi có căn nhà Chopin từng sống thời niên thiếụ. Hóa ra những gì gắn với Chopin đã thân thiết với cuộc sống của tôi tự bao giờ. Tôi đã yêu bản Tristesse bằng mối tình đầụ. Mà sao laị là Tristesse, tại sao lại là tiếc nuối nhỉ. Tôi chợt nghĩ đến một câu nói : ?oBâ?Tt cứ sự thay đổi nào cũng mang trong nó chút tiếc nuối?. Đang có một thay đổi lớn trong cuộc sống của tôị. Và rồi cuộc đời sẽ còn đem đến cho ta bao nhiêu đổi thay dâu bể? Ôi, bản Tristesse định mệnh của tôi! Những thành phố tôi đã đi qua, những con người tôi đã gặp và yêu mến, những kỷ niệm trong trái tim tôi, bao âm hưởng, bao sắc màu và hình ảnh, tiê?Tp nối theo nhau, cuốn theo nhau, quyện vào nhau, tan trong nhau, để vang lên tha thiết và nồng nàn như bản Tristesse tôi sẽ mang theo suốt cuộc hành trình dài trên mặt đất nàỵ. Trong cuộc hành trình â?Ty, giống như người phi công trên sa mạc trong truyện Hòang Tử Bé mà Hoàng Phủ Ngọc Tường có lần đã nhắc, tôi sẽ không được phép nản chí và gục ngã, bởi vì những người thân yêu và bạn bè không tin là tôi sẽ gục ngã, và tôi không thể phụ lòng tin ấy, không thể phụ Tristesse của tôị. Tôi sẽ phải đứng dậy và bước tiếp như người phi công kiạ. Cuối cùng, tất cả những gì ta có được trong cuộc đời này đều bắt nguồn từ tình thương yêu và lòng tin của những người thân thiết quanh tạ Không có sự tin yêu của người thân, của bạn bè, có lẽ ta đã tan biến từ lâu trong cát bỏng sa mạc.
    Cảm ơn Tristesse, cảm ơn Cuộc Đời, cảm ơn Tình Yêu và Tình Bạn....
    Hà Nội, tha?Tng 5/2003
    (Tristesse là tên tiếng Pháp một bản nhạc của Chopin, tên của bản nhạc này tiếng Ba Lan là Zal, có nghĩa là ?oniềm tiếc nuối? hoặc ?onỗi buồn?. Mặc dù bản nhạc thường được biết đến với tên ?oNỗi buồn?, nhưng theo cảm nhận của riêng tôi, nó là ?oNiềm tiếc nuối? ?)
    Tôi yêu những gì đến tự nhiên, những câu nói thành thật, và yêu ngày nắng... Tôi yêu quần jeans và áo trắng, yêu trăng sáng ngày rằm, và tôi cũng yêu ...anh!
     
  7. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Mỗi lần nghe nhạc tôi hay bật bài Dieu Tristesse của Chopin, lắng nghe và cảm nhận 1 nỗi buồn khó tả toát ra từ hơi thở giai điệu của bản nhạc. Trong sâu thẳm của tâm hồn như bị ngư tụ lại và niềm tiếc nuối từ đâu đó kéo về...
    Giữa không và có
    Ranh giới mong manh
    Hư hư ảo ảo
    Không không có có ...
  8. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Bạn ơi, concerto và symphony khác nhau thế nào? Làm sao để phân biệt hai thứ này
     
    -----------------------
    Những mảnh vỡ của kỉ niệm - mong manh như sợi nắng Rơi vào bóng đêm ...
  9. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    nói 1 cách đơn giản ,đó đều là thể loại giao huởng !
    nếu như giao hưởng chỉ có dàn nhạc độc tấu thì concerto lại có sự "đối thọai" giữa dàn nhạc và ( các ) nhạc cụ độc tấu !!!
    cho nên theo tôi thấy thì concerto " năng động " hơn trong khi giao huởng thì lại ấn tượng hơn !!!!!!!
  10. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Giao hưởng - Symphonie - trong tiếng Hy Lạp có nghiã là giao hòa âm hưởng. Nó là hình thái cao nhất của nhạc đàn. Có thể ví giao hưởng như tiểu thuyết trong văn học, có chương mục, lớp lang, tả cảnh, tả tình, nhanh - chậm, dày - mỏng, chi tiết - tổng quát, dồn dập - thư giãn, ồn ào - tĩnh lặng, hùng tráng - bi ai, kệch cỡm - duyên dáng, hài hước - trầm tư, náo nhiệt - đơn côi, bão táp - thanh bình v.v? Tất thảy những gì con người cảm nhận trong thiên nhiên và cuộc sống đều được diễn cảm qua màu sắc âm thanh của các nhạc cụ được các nhạc công - bằng kỹ thuật và nhạc cảm - trao linh hồn cho những nốt nhạc nằm trên giấy, nhưng đó là những thông điệp mà người sáng tác gửi cho chúng ta, cho nhân loại.
    Âm nhạc giao hưởng là cách gọi chung cho bất kỳ tác phẩm âm nhạc nào viết cho dàn nhạc giao hưởng (Thế nào là dàn nhạc giao hưởng? Vấn đề này sẽ được đề cập ở chuyên mục Dàn nhạc).
    Một số thể loại hay được sử dụng :
    * Loại nhiều chương:
    - Biến tấu, tổ khúc, liên khúc giao hưởng hay còn gọi là ?obản giao hưởng?.
    * Loại một chương:
    - Khởi nhạc (ouverture), bắt nguồn từ các khúc dạo đầu trong các vở opera, sau được phát triển hoàn chỉnh và mang tính độc lập.
    - Giao hưởng thơ, fantasie, rhapsodie, capriccio.
    * Loại kết hợp :
    - Concerto viết cho nhạc cụ độc tấu và dàn nhạc giao hưởng có 3 chương, ở mỗi chương đều có những đoạn gọi là cadenza dành riêng cho nhạc cụ độc tấu, phô diễn khả năng kỹ thuật điêu luyện của nhạc công.
    - Dàn nhạc giao hưởng kết hợp với giọng hát lĩnh xướng, hợp xướng, thanh xướng kịch, cantate, requiem, messa v.v?
    Trong thể loại kết hợp, còn phải kể đến âm nhạc giao hưởng dùng trong loại hình nghệ thuật khác như opera, ballet, operette, điện ảnh, kịch nói, kịch múa, lễ hội v.v ?
    Ở thời kỳ tiền cổ điển, một số nhạc sĩ quan tâm đến giao hưởng như Richter, Stamitz, Gossec, Sammartini. Song thời đại đánh dấu bước ngoặt lịch sử cho loại hình nghệ thuật này, nâng giao hưởng thành thể loại hàng đầu và đỉnh cao của âm nhạc hàn lâm phải kể đến trường phái cổ điển Vienne với 3 đại diện thiên tài Haydn, Mozart, Beethoven (nửa sau thế kỷ XVIII). Với 104 bản giao hưởng, J.Haydn được mệnh danh là ?ocha đẻ của giao hưởng?. Với 41 bản giao hưởng, W.A.Mozart đã để lại cho nhân loại như một món quà của Thượng đế, vượt lên trên khả năng của con ngườ, được mệnh danh là ?osức mạnh của thần Apolon?. Khác với họ, L.van Beethoven chỉ viết 9 bản giao hưởng, nhưng đã làm nên một kỳ tích vĩ đại trong lịch sử giao hưởng. Tính siêu việt trong âm nhạc của ông đã đặt nền tảng vô cùng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ của giao hưởng ở các thời đại sau.
    Chủ đề nội dung của các bản giao hưởng rất phong phú và đa dạng. Các hình tượng nghệ thuật được diễn tả bằng những chủ đề âm nhạc mang tính chất khác nhau, tương phản bởi tốc độ, màu âm, nhịp điệu, sắc thái... được vận hành và phát triển liên tục.
    Những chủ đề đối chọi và bổ sung cho nhau tạo nên sự thống nhất xuyên suốt cho tác phẩm âm nhạc.
    Một bản giao hưởng cổ điển thường có 4 chương
    * Chương I: Nội dung chính của tác phẩm được trình bày trong chương này. Mâu thuẫn kịch tính được xây dựng qua cấu trúc sonate (hình thức lớn và phức tạp). Tốc độ thể hiện tương đối nhanh.
    * Chương II: Thong thả, chậm rãi, khoan thai, ngâm vịnh. Thường được thực hiện ở hình thức (cấu trúc), ba đoạn phức. Đôi khi chương II là trung tâm trữ tình của tác phẩm.
    * Chương III: Bức tranh sinh hoạt nhẹ nhàng, vui tươi, hoạt bát, dí dỏm, bình dị với nhịp điệu của các vũ khúc dân gian.
    * Chương IV: Đôi khi còn gọi là Chương kết, tốc độ nhanh, cuồng nhiệt. Nhân tố mới nhưng thường tái hiện những gì đã xuất hiện trong các chương trước, xen kẽ rồi tổng hoà, khẳng định để tạo tính logic, quán xuyến toàn bộ tác phẩm. Cấu trúc lớn : sonate, rondo hoặc rondo-sonate tạo điều kiện để các nhạc sĩ triển khai tài nghệ của mình.
    Tuy nhiên, mỗi khuôn mẫu cũng chỉ là qui ước hữu hạn so với sức sáng tạo vô hạn của con người. Ước mong chinh phục thế giới diệu kỳ của âm thanh vẫn luôn hấp dẫn các nhạc sĩ qua mọi thời đại.
    (Trich tu bai cua PGS.TS Minh Cam)
    Chó hư

Chia sẻ trang này