1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm nhận Chùa Keo

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi CongTuThaiBinh, 28/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CongTuThaiBinh

    CongTuThaiBinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Cảm nhận Chùa Keo

    Sau nhiều năm rời quê hương mà chưa kịp tới thăm Chùa Keo, một danh lam thắng cảnh của Thái Bình, tôi quyết định một lần cùng gia đình tới thăm vãn cảnh ngôi chùa mà đã trở thành biểu tượng của Thái Bình này.

    Vì đúng vào dịp ngày mùa, nên trên mặt đường các con đường tuyến tỉnh, tuyến huyện đều được rải một lớp "thảm rơm" thơm mùi lúa mới. Chùa Keo cũng hoà nhập vào không khí ngày mùa của bà con nông dân bằng những đống rơm, bao thóc xấn đầy sân đình trước mặt. Một hình ảnh mà làm tôi nhớ lại cái ngôi đình và sân đình làng tôi, cũng một thời được đưa vào làm kho chứa thóc của hợp tác xã. Tuy ngày đó còn rất trẻ con nhưng tôi vẫn nhớ nơi đây đã từng là trung tâm của các hoạt động tập thể, vui lắm. Cứ đến vụ mùa, thóc của HTX đều được mang ra đây để tuốt rồi nhập vào kho luôn. Tiếng máy tuốt lúa chạy vù vù - biểu trưng của một thời đại công nghiệp hoá ở phía trước mặt...

    Vào sâu bên trong chùa, chúng tôi được tận mắt chiêm ngưỡng Gác Chuông Chùa Keo, một hình ảnh thật thân quen. Tuy đã được nhìn nhiều lần qua TV và báo chí, tôi không khỏi choáng ngợp trước một vẻ đẹp thật là cổ kính, thật Việt Nam, mà các nghệ nhân đất Thái Bình đã xây dựng nên cách đây cả hàng mấy trăm năm.

    Khi lên tới tầng trên cùng của Gác Chuông, chúng tôi được anh hướng dẫn viên giới thiệu rất hay về lịch sử ngôi chùa. Ngôi chùa được xây dựng trong vòng 18 năm (nếu tôi nhớ chính xác). Trong quá trình xây dựng, nhân dân trong vùng đã giã thủng 36 cối đá giã gạo để cấp dưỡng cho những người tham gia xây dựng chùa. Để ghi nhớ công ơn những người đã góp phần xây dựng nên ngôi chùa, nhân dân sau này đã dùng chính 36 cối đá đó để tạo cái giếng hình như có tên gọi là "Giếng cối đá quây". Thật là một cách thể hiện tình cảm đặc biệt có một không hai.

    Cũng qua lời giới thiệu của anh hướng dẫn viên về tầm quan trọng của ngôi chùa chúng tôi được biết, chính vì ý giá trị lịch sử và văn hoá của ngôi chùa mà trải qua bao nhiêu biến động lịch sử, ngôi chùa vẫn còn được nguyên vẹn cho đến ngày nay. Ngay kể cả trong thập niên 70-80 với phong trào "công hữu hoá chùa chiền" thì Chùa Keo vẫn được đặc cách nằm ngoài danh sách đó.

    Qua trò chuyện với anh, tôi được biết anh là nhân viên của Sở Văn Hoá tỉnh. Cùng ở Sở VH về đây công tác có cả thảy 8 người. Cám ơn các anh, những người đã góp phần không nhỏ giúp du khách thập phương khi đến thăm Chùa Keo không chỉ biết đến một vẻ đẹp bên ngaòi của cảnh quan ngôi chùa mà cả những giá trị văn hoá "phi vật thể" đằng sau nó.

    Tuy nhiên, niềm vui của du khách thập phương khi thăm chùa sẽ được trọn vẹn hơn nếu như được chính các ni cô trong chùa làm công việc giới thiệu về ngôi chùa của mình. Làm sao, không gian yên tĩnh của ngôi chùa không bị những đống rơm, những bao tải thóc ngày mùa "đến ở trọ". Làm sao, chúng ta có thể bảo tốn những giá trị văn hoá VN để nó không bị tác động bởi những chính sách có tính chất "thời vụ", đã từng xảy ra.


    Một ngày cuối tuần JUNE/2003

    (P/S: Chức năng Upload ảnh của mạng TTVN hiện không hoạt động, tôi sẽ upload ảnh chụp Chùa Keo lên sau, ảnh rất đẹp)
  2. t9g68

    t9g68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    1.254
    Đã được thích:
    0
    Một ngôi chùa nằm trong chốn tĩnh mịch giúp ta cảm thấy thư thái hơn. Càng nhìn chùa, càng liên tưởng ra rồng bay trên các mái ngói. Lại nghĩ đến cuộc đời con người. Suy cho cùng, ở đâu cũng có nhiều người hắt hủi ta, ghen ghét kèn cựa với ta. Chỉ có ngôi chùa là không bao giờ hắt hủi ta. Lúc nào ở gần chùa ta đều thấy không có gì phải suy nghĩ, không sợ mất cắp, không sợ nọ, không sợ kia.
    t9g68

Chia sẻ trang này