1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm nhận của bạn về Thơ Mới

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi ltv_dhl, 07/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. M0on1989

    M0on1989 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp)
    4. Cố hương, cố nhân, cố viên
    Tôi vẫn cho rằng thế giới nghệ thuật của một thi sĩ lãng mạn, xét đến cùng, là sự đan dệt của ba hệ thống hình tượng cơ bản: Tôi - Người tình - Thế giới. Trong đó đóng vai trò trung tâm và quyết định đến toàn bộ diện mạo của thế giới nghệ thuật ấy phải là hình tượng cái Tôi. Bởi vì, cũng lại xét đến cùng, toàn bộ thế giới nghệ thuật của một nghệ sĩ chính là thế giới tâm tình của nghệ sĩ được tượng hình hoá, hình sắc hoá mà thôi. Hình tượng Người Tình, về thực chất là một đối ảnh của chính cái tôi thi sĩ. Còn thế giới xung quanh bao giờ cũng là thế giới thuộc về cái tôi: hoặc cái tôi ấy đang phổ lòng mình vào thế giới, hoặc cái tôi ấy thấy thế giới xung quanh vận vào mình. Đối với một nam thi sĩ, bộ ba ấy là Tôi - Em - Thế giới. Chúng chẳng qua chỉ là tam diện nhất thể mà thôi. Nói một cách khác, thế giới nghệ thuật của nghệ sĩ là một cõi thống nhất, trong đó bất cứ một hình sắc nào cũng mang khí huyết hồn vía của cái Tôi kia. Thế giới Nguyễn Bính không nằm ngoài qui luật chung đó. Cái Tôi Nguyễn Bính sẽ phổ những lỡ dở của nó vào mọi hình sắc của cõi thơ ấy, mà đồng hoá tất cả thành những vang bóng của cùng một cái tôi, kể cả cố nhân, cố hương và cố viên.
    Tôi muốn phức tạp hoá một chút xung quanh chữ "cố". Chữ cố đầu tiên với Nguyễn Bính phải là "cố thủ". Phải, thi sĩ của hồn quê đã cố giữ cho được chân quê. Chân quê với hồn thơ Nguyễn Bính tựa như đất mẹ đối với thần Ăngtê vậy. Nó là truyền thống, là giá trị văn hoá, là lẽ sống, là nguồn sống đối với hồn thơ quê. Nó là "của tin còn một chút này", là vật thiêng, là bảo vật của đất quê. Cố giữ với hi vọng nó sẽ thoát khỏi cơn biến thiên. Vật đổi sao dời, tao đoạn qua đi, rồi vẫn sẽ còn chân quê thuần khiết. Nhưng ngay cả lúc "van em em hãy giữ nguyên quê mùa", thi sĩ cũng đã thấy thật khó tin là nó không thay đổi. Trong cơn biến thiên ấy, "cả đến ông giời cũng đổi thay?.... kia mà! Nếu quả có một đức tin bất di bất dịch rằng chân quê bất chấp thời thế, dù có biến thiên thế nào, nó vẫn cứ là một hằng số, thì chắc chắn đã không có Nguyễn Bính. Thơ Nguyễn Bính là tiếng nói của lo âu chứ không phải của đức tin. Nó nghiêng về bồn chồn, phấp phỏng, hoang mang hơn là đinh ninh, xác tín, kiên định. Cơn biến thiên đang làm cho tất cả những gì Nguyễn Bính cố níu giữ trở thành xưa cũ. Nó gỡ khỏi tay, giằng khỏi tay Nguyễn Bính tất cả những gì thân thương nhất ném trả vào dĩ vãng.
    Vì thế, mới có chữ "cố" thứ hai. Cố là "cũ", là"xưa". Phải, nói đến Nguyễn Bính là phải nói đến "Cố hương", "cố nhân". Mà nằm sâu trong lòng cố hương là "cố viên" (vườn cũ, vườn xưa), và nơi lưu giữ những kỉ niệm từng có với cố nhân cũng là "cố viên". Cố hương, cố nhân và cố viên là những hình bóng da diết nhất trong cái vẫn được gọi bằng chân quê của Nguyễn Bính.
    *
    Một trong những nét giúp chúng ta phân biệt rất rõ Nguyễn Bính với các nhà Thơ Mới khác là quan niệm luyến ái. Quan niệm luyến ái của Nguyễn Bính nghiêng về truyền thống: tình yêu gắn liền, thậm chí đồng nhất với hôn nhân. Nhân duyên trong thơ Nguyễn Bính không có chủ trương những cái tình gần gũi, cái tình xa xôi, cái tình trong giây phút, cái tình ngoài thiên thu [4] ... theo điệu sống hiện đại mà những cái tôi thuần đô thị bấy giờ chủ trương và hăng hái. Trái lại, chưa gì đã toan tính chuyện trăm năm. Cứ thích trói buộc nhau vào hôn nhân với những cau trầu "Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông / Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào!". Vì thế mà, phải đận cau héo, giầu vàng thì đôi bên trầm luân trong nước mắt của mặc cảm phụ phàng. Thế giới tình yêu của chàng thôn dân - nho sinh là một thế giới hoà hợp êm đềm dựa trên một luyến ái quan truyền thống. Nhưng cơn biến thiên đã làm cho cái thế giới tình yêu cổ truyền kia bị vỡ vụn. Cái tôi thành một tình nhân lỡ dở. Thế là tất tật mọi thứ đều lỡ dở theo.
    *
    Ngoài hình tượng cái tôi, nhân vật của Nguyễn Bính thuộc về hai đối tượng lớn: tình nhân lỡ dở và những thân phận lỡ dở khác. Nghĩa là, thế giới Nguyễn Bính đều là những mảnh đời lỡ dở. Tình nhân lỡ dở có hai dạng: thứ nhất, không có được - do lỡ dở mà giai nhân chẳng thành tình nhân; thứ hai, không giữ được - do một lỡ dở nào dó mà tình nhân đã trở thành cố nhân. Tất cả khiến cho mọi cuộc tình của cái tôi ấy [5] đều dang dở lỡ làng.
    Này là những giai nhân có tên: nào Oanh (Oanh, Nhớ Oanh), nào Dung (Oan nghiệt), nào Nhi (Hoa và rượu)... Này là những giai nhân không tên: nào cô hái mơ già, người con gái ở lầu hoa, những cô gái miền sông Hương núi Ngự, người hàng xóm, người con gái vườn Thanh... Có những trường hợp do nàng lạnh lùng quá, giấc mộng nhân duyên cứ thế trôi xuôi rồi tuột mất: "Cô hái mơ ơi / Chẳng trả lời nhau lấy một lời / Cứ lặng mà đi rồi khuất bóng / Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi", "Rồi như sông Nhuệ lạnh lùng trôi / Cô lạnh lùng đi chẳng trả lời / Những tiếng lòng chàng tha thiết gọi / ở trên gác vắng lạnh lùng ơi !". Có lúc chính những dẩm dở không đâu đã làm ra dang dở. ấy là cái đám cô nàng nhà lắm bưởi nhiều hoa. Ngày nào cũng cất công "đường gần tôi cứ đi vòng cho xa" rồi, thế mà ma xui quỉ khiến thế nào lại "lên cơn sĩ diện hão", suy bụng ta ra bụng người: "Một hôm thấy cô cười cười / Tôi yêu yêu qúa nhưng hơi mất lòng /Biết đâu rồi chẳng nói chòng: / Làng này khối đứa phải lòng mình đây", thế là lỡ duyên: "Từ ngày cô đi lấy chồng / Gớm sao có một quãng đồng mà xa / Bờ rào cây bưởi không hoa / Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo". Cũng có khi do nàng bèo bọt quá "Nàng bèo bọt quá em lăn lóc","Em đi dệt mộng cùng người / Lẻ loi xuân một góc trời riêng anh", vả chăng, em cũng không phải là không bèo bọt: "Hàng xóm có người con gái lẻ / ý chừng duyên nợ với nhau đây / Chao ôi ba bốn tao ân ái / Đã đủ tan tành một kiếp trai / Tôi rờn rợn lắm giai nhân ạ / Đành phụ nhau thôi kẻo đến ngày / Khăn gói gió đưa sang xứ lạ / Ai cười cho được lúc chia tay". Mà thường khi là do những cách trở xa xôi "Nhớ Oanh tôi nhớ cô Oanh / Xa xôi cách trở hỏi tình thắm phai". Rất nhiều khi là bởi những cách trở không đâu: "Nhà nàng ở cạnh nhà tôi / Cách nhau cái giậu mùng tơi xanh rờn". Có thế thôi mà hai người đành sống giữa cô đơn, và rồi cuối cùng mùng tơi cách trở đã hoá thành âm dương cách trở: "Đêm qua nàng đã chết rồi / Nghẹn ngào tôi khóc qủa tôi yêu nàng". Họ vĩnh viễn chẳng thể thành đôi lứa. Đau đớn tiếc thương thì đà quá muộn. Cũng không ít cuộc họ đã có được nhau, họ đã thề thốt đủ đằng, nhưng rồi những dự cảm mơ hồ về rủi ro, những ám ảnh khôn nguôi về nghèo túng, lo sợ vì đồng tiền làm cho khốn đốn, hay đơn giản chỉ vì những xui khiến tối tăm nào đó... thế là kẻ lỡ duyên, người lỡ thì, đâm ra lỡ cả đôi đường. Giai nhân lỡ dở hoá thành cố nhân: "Xây bao nhiêu mộng thế mà / Đến nay phải gọi người là cố nhân".
    Không biết do mình lỡ dở nên chỉ toàn chú ý đến những phận lỡ dở - đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu? đồng bệnh tương liên? "cùng một lứa bên trời lận đận"? - hay do những kiếp lỡ dở cứ ám vào mình, mà thế giới nhân vật Nguyễn Bính toàn những mảnh đời lỡ dở. Người mẹ goá này tiễn con đi lấy chồng (Lòng mẹ), người mẹ goá khác đang dằn lòng uỷ thác bầy con dại cho đứa con gái lớn để mình đi bước nữa (Bước đi bước nữa), ông chồng chết non trăng trối người vợ trẻ những lời đắng chát (Giối giăng), cô gái miền rừng van xin người yêu:"Nhà em cách bốn quả đồi / Cách ba ngọn suối cách đôi cánh rừng / Nhà em xa cách quá chừng / Em van anh đấy anh đừng thương em". Cô gái phải cầm lòng từ chối lời ngỏ của người yêu vì gia cảnh nặng nề, "Chưa trọn đạo con, tròn nghĩa chị / Lòng nào dám tưởng đến duyên tơ". Rồi thì cô lái đò, anh lái đò dang dở giấc mộng tình duyên, dở dang giấc mơ quan trạng, dở dang đến mọi toan tính đường đời: "Lang thang anh dạm bán thuyền / Có người giả chín quan tiền lại thôi". Rồi nàng trinh nữ vội lìa đời khi mới chớm xuân xanh, ngang trái tang thương đến nỗi cái tôi ấy tưởng như cả "kinh thành Hà nội chít khăn xô"... Nhưng có lẽ điển hình nhất cho những mảnh đời lỡ dở đó phải là cô gái trong "Mưa xuân" và người chị "Lỡ bước sang ngang" (Nhiều bài khác Nguyễn Bính sẽ gọi đích danh là chị Trúc - Thư gửi chị Trúc, Khăn hồng, Xuân Tha Hương, Xuân lại tha hương, Xuân vẫn tha hương). Một cô bé vừa mới thành thiếu nữ khi những hạt mưa xuân đầu tiên lất phất bay về, lòng phơi phới nhận lời hẹn đầu tiên, vội vàng đến với cuộc hò hẹn đầu đời. Thế mà lỡ: "Chờ mãi anh sang anh chả sang / Thế mà hôm nọ hát bên làng / Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn / Để cả mùa xuân cũng lỡ làng". Thật là sái! Cuộc lỡ dở đầu đời ấy rồi sẽ như cái điềm chẳng lành, cái dớp định mệnh dễ làm dang dở cả những mùa xuân sau. Mình em lầm lụi trên đường về / Nào ngắn gì đâu một dải đê / áo mỏng che đầu mưa nặng hạt / Một mình thêm tủi với canh khuya". Một người chị "đã liều nhắm mắt đưa chân" đến hai lần sang ngang mà lỡ bước vẫn hoàn lỡ bước. Cuộc tình thứ nhất kết thúc bằng: "Mười năm gối hận bên giường / Mười năm nước mắt bữa thường thay canh /Mười năm đưa đám một mình / Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên / Mười năm lòng lạnh như tiền / Tim đi hết máu cái duyên không về". Thế rồi một chàng nghệ sĩ xuất hiện. Và chị lại quyết định sang ngang. Nhưng rồi tình cũng đoạn: "Rồi đêm kia lệ ròng ròng / Tiễn đưa người ấy sang sông, chị về / Tháng ngày qua cửa buồng the / Chị về nhặt cánh hoa lê cuối mùa", "Thế là tàn một giấc mơ / Thế là cả một bài thơ não nùng"... Những mảnh đời lỡ dở, ngang trái, oan nghiệt cứ châu tuần xung quanh cái tôi ấy. Mỗi bước đi trên đường đời là lại gặp những số phận dang dở lỡ làng. Thế giới thơ Nguyễn Bính chan đầy nước mắt đau thương. Đọc thơ Nguyễn Bính ai cũng phải mủi lòng cám cảnh.
    Nhìn kĩ có thể thấy họ vừa là nạn nhân của cơn biến thiên trong thời ấy, vừa là nạn nhân của một thứ tiền duyên nghiệp chướng nào đó. Trong những năm được học chữ Hán cùng người cậu, hẳn các môn "nho y lý số", chẳng ít thì nhiều, cũng đã nhập tâm vào cái anh chàng con nhà nho cũ kia. Để rồi lớn lên, cái nhìn lí số cũng nhuốm lên nhỡn quan của Nguyễn Bính, khiến thi sĩ nhìn nhận và lí giải cả mình và những thân phận lỡ dở như là bi kịch trớ trêu của số mệnh: "Trót đà mang số sinh ly / Bao giờ tôi mới được về cố hương?", "Còn tôi giời bắt làm thi sĩ", "Mẹ thì mất sớm giời đày làm thơ", "Ai bảo mắc vào duyên bút mực / Suốt đời mang lấy số long đong"... Tất cả những con người ấy đều bị số phận đày đoạ trong nỗi lận đận bởi chữ tình chữ duyên. "Đoái thương thân chị lỡ làng / Đoái thương phận chị dở dang những ngày", "Mẹ cũng không mong sướng lấy mình / Nhưng mà số phận bắt điêu linh"... Điều này cho thấy bi kịch lỡ dở biểu hiện trong thế giới thi ca Nguyễn Bính dường như vượt ra ngoài vòng thời thế, mà nó là chuyện của nhân thế. Nói cách khác, định mệnh đã chọn cái thời ấy để đày họ vào vòng trầm luân của cơn biến thiên.
    *
    Cũng phải thấy thêm rằng, thế giới nhân vật Nguyễn Bính rất gần gũi với những thân phận đau khổ trong văn học dân gian, đặc biệt là bao người phụ nữ tủi phận tủi duyên trong những bài hát than thân. "Thân em như hạt mưa sa / Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày", "Em như giếng nước bên đàng / Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân", "Thân em như miếng cau khô / Người thanh tham mỏng người thô tham dày","Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc / Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay", "...", ...Các môtip dân gian đã từ ca dao dân ca nhập thân vào thơ Nguyễn Bính. Những mảnh đời lỡ dở hôm nay như là sự nối dài tự nghìn xưa. Những số phận nổi chìm, lận đận dang dở về công danh, lỡ làng về tình duyên nghìn đời nay sau những luỹ tre, bên những bến nước, những dòng sông... bao giờ cũng khiến con người xót xa cám cảnh. Vào cuộc biến thiên ấy, có thể họ có thêm những màu sắc mới, nhưng họ vẫn là những chị em ruột rà của những cô gái xưa, từng gửi lòng vào những tiếng hát than thân làm héo hắt những luỹ tre, dang dở những cánh đồng, goá bụa những thân cò thân vạc... Đúng là Nguyễn Bính viết nhiều về những mối duyên quê, nhưng là mối duyên lỡ dở oan trái. Nguồn lệ chảy trong thơ Nguyễn Bính vẫn chảy bao đời trong tiếng hát than thân.
    Vì tha hương nên mới có cố hương. Cố hương chính là quê hương trong lòng kẻ tha hương. Có lẽ luôn ở trong nỗi khắc khoải của đứa con xa nên hình ảnh quê hương mới thân thương đến thế. Tôi không muốn nói rằng, trong lòng những người tại quê thì quê hương không đẹp. Nhưng đúng là niềm canh cánh, nỗi day dứt, cùng những đau đáu khắc khoải đã choàng lên hình sắc quê kiểng những chất thơ mà người không phải xa quê chẳng thể nào có được. Có thể vì miếng cơm manh áo, vì những xô đẩy trong đời, con người phải rời bỏ quê hương bản quán, phải li hương. Tiếng gọi bức xúc nhất bấy giờ là một tiếng gọi có phần ích kỉ: làm sao để sướng hơn. Nhưng rồi xa quê, con người nhân bản, con người tình nghĩa thức dậy. Nó thức dậy khi trong lòng ta vỡ ra một khoảng trống không gì bù lấp được. Khoảng trống thăm thẳm ấy chính là nỗi quê. Là nỗi vắng thiếu một điểm tựa trong tâm linh. Nó là một nỗi mồ côi. Mồ côi quê quán. Và nỗi hoài hương trở dậy, cồn lên trong lòng. Bấy giờ trong lòng con người lại thống thiết một tiếng gọi khác, tiếng gọi hoàn thiện nhân cách, bản ngã. Như thế, thời ấu thơ ta sống trong lòng quê, khi đi xa, quê sống trong lòng ta. Càng đi xa, quê càng thao thức trong lòng. Càng khổ nghèo càng thương nhớ. Quê thức dậy nghĩa là quá khứ thức dậy. Nghĩa là con người đang sống về ngày trước. Nhớ quê cũng chính là nhớ mình. Nhớ quê là đời sống bản thể, nếu như ai cũng thật sự có một bản thể. Nhớ quê là nhớ một phần đời của mình. Là nhớ cái thiên đường tuổi nhỏ. Vì thế, kẻ nhớ quê là kẻ bị mất thiên đường và đang khao khát trở lại thiên đường. Không phải chỉ được sống tuổi thơ trong sung sướng, trong tươi đẹp thì nó mới là thiên đường. Niềm luyến tiếc những phần đời đã qua bao giờ cũng có chức năng cải biến tất cả thành thiên đường hạnh phúc, bất chấp những cay đắng khổ ải. Không ai yêu sống, thiết tha sống bằng một người sắp phải lìa bỏ cuộc sống. Cũng như thế, có lẽ không ai yêu quê nhớ quê bằng một kẻ phải xa quê, mất quê. Nguyễn Bính là tiếng nói cố hương trong kẻ xa xứ. Nguyễn Bính là nỗi hoài hương dằng dặc trong lòng kẻ li hương.
    Tô Hoài đã thật tinh nhậy khi khẳng định rằng: "Chỉ có quê hương mới tạo nên được từng chữ từng câu Nguyễn Bính (...) Thơ và cuộc đời ràng buộc nhà thơ. Trước sau và mãi mãi, Nguyễn Bính vốn là nhà thơ của tình quê, chân quê, hồn quê" [6] . Niềm thiết tha với quê hương là cội rễ của những sáng tạo Nguyễn Bính nhất. Nhưng, phải nói thêm, niềm thiết tha kia chỉ thực sự thức dậy khi cái tôi ấy xa quê. Quê hương trong Nguyễn Bính chính là cố hương. Hơn thế nữa, là cố hương trong mặc cảm lỡ dở lưu đày: "Trót đà mang số sinh li / Bao giờ tôi mới được về cố hương". Mặc cảm ấy đã khiến cho Nguyễn Bính tạo ra hình tượng thế giới trong thơ với diện mạo tổng quát như là trường lưu lạc lưu đày của những thân phận lỡ dở: "Em vốn đường dài thân ngựa lẻ / Chị thì sông cái chiếc đò nan / Quê người đứng ngóng mây lưu lạc / Bến cũ nằm nghe sóng lỡ làng".
  2. M0on1989

    M0on1989 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Đã thành trường lưu lạc thì đương nhiên mặc cảm này cũng sẽ khiến cảm quan thi ca Nguyễn Bính làm nốt phần việc tiếp theo: phân lập thực tại thành hai miền không gian đối lập: quê mình - quê người. Cái tôi luôn là kẻ trôi dạt từ miền không gian này đến miền không gian kia như những chuyến giang hồ nhưng thực ra là những chuyến lưu đày, vừa bởi chuyện áo cơm, vừa do sự đẩy đưa của cảnh đời, sự run rủi của số phận. Đến đâu cũng chỉ toàn lỡ dở. Chân bước tới quê người, lòng gửi nơi quê nhà. Quê người có khi được gọi theo đúng lời kẻ quê là "thiên hạ", có khi là "xứ người": "Bơ vơ trong xứ người xa lạ", "Mấy thu mưa gió ngoài thiên hạ", "Quê người đắng khói, quê người cay men". Trong cái gọi là "quê người" ấy, đô thị là vùng nhân sinh gây sầu tủi nhất. Có lẽ trong cảm nhận của cái tôi kia, đô thị là hoàn toàn tương phản, thậm chí thù địch với thôn hương. Nếu quê mình là thiên đường thì quê người là chốn lưu đày. Nếu quê mình là nơi đoàn tụ, thì quê người là chốn lưu lạc. Nếu quê mình là vun trồng nuôi dưỡng, thì quê người, nhất là đô thị lại tàn phá tiêu huỷ. Nếu quê mình là thanh đạm bình ổn, thì đô thị quê người là nhiễu loạn bấp bênh. Nếu quê mình là thôn ổ nghĩa tình, thì quê người là "cái biển tiền người ta". Nếu quê mình là đất lành nôi ấm, thì quê người là cái "sòng đời". Hình tượng thế giới trong thơ Nguyễn Bính là sự đối lập ấy, nhiều khi cực đoan đến gay gắt. Coi cái tôi Nguyễn Bính là cái - tôi - phản - đô - thị, một phần không nhỏ còn bởi chính điều đó.
    Quê mình, quê nhà của Nguyễn Bính hiện lên tập trung nhất ở gương mặt của thôn Vân, từ cảnh sắc đến con người, từ nhịp sống đến mọi nguồn sinh thú, tất tật đều bình dị mà thần tiên: "Thôn Vân có biếc có hồng / Hồng trong nắng sớm, biếc trong vườn chiều / Đê cao có đất thả diều / Giời cao lăm lắm có nhiều chim bay / Quả lành nặng trĩu từng cây / Sen đầy ao cá cá đầy ao sen / Hiu hiu gió quạt trăng đèn / Với dăm trẻ nhỏ thả thuyền ta chơi / Ăn gỏi cá đánh cờ người / Thần tiên riêng một góc trời thôn Vân./ Ơi thôn Vân hỡi thôn Vân / Nơi nao kết dải mây Tần cho ta / Từ nay khi nhớ quê nhà / Thấy mây Tần biết đó là thôn Vân.". "Ở đây vô số những trời xanh / Và một con sông chảy rất lành / Và những tâm hồn nghe rất đẹp / Từng chung sống dưới mái nhà tranh / Sao chẳng về đây múc nước sông / Tưới cho những luống có hoa trồng / Xuân sang hoa nụ rồi hoa nở / Cánh **** vờn hoa loạn phấn hương / Sao chẳng về đây có bạn hiền / Có hương có sắc có thiên nhiên / Sống vào giản dị ra tươi sáng / Tìm thấy trong lòng một cảnh tiên.". Ở chính giữa thôn Vân thân thương ấy là "Nhà tôi": "Nhà tôi có một vườn dâu / Có giàn đỗ ván có ao cấy cần ? Hoa đỗ ván nở mùa xuân /Lứa dâu tháng tháng, lứa cần năm năm / Em tôi là gái mười lăm / Quét sân chạy chợ chăn tằm sớm trưa / Thầy tôi dạy học chữ nho / Dạy dăm ba đứa học trò loanh quanh / Có gì, tiếng cả nhà thanh / Cơm ăn đủ bữa, áo lành đủ thay...".
    Có thể nói đó là thiên đường chân quê của Nguyễn Bính. Người ta vẫn thấy, trong dòng thơ quê, nổi lên những gương mặt Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Anh Thơ... Ai cũng viết về quê với những nét thật trìu mến. Đoàn Văn Cừ trội về tập tục quê, Bàng Bá Lân nổi về sinh hoạt quê, Anh Thơ vẫn được coi là mạnh về cảnh quê. Còn Nguyễn Bính dường như thâu gồm tất cả vào mình thành một thứ là hồn quê. Nguyễn Bính không thiếu cảnh sắc, không thiếu phong tục, cũng không thiếu đời sống trốn quê kiểng. Nhưng viết về bất cứ cái gì, Nguyễn Bính cũng gọi dậy cái hồn. Chính niềm thiết tha khắc khoải của một kẻ tha hương đã là ngọn gió nâng đỡ cho cánh diều hồn quê trong Nguyễn Bính luôn bay lượn. Chính niềm khắc khoải ấy mới mang lại hồn vía cho mỗi nét bút viết về chân quê của Nguyễn Bính. Căn nhà kia, mảnh ao kia, mảnh vườn kia, luống hoa, ruộng dâu nữa... có gì ghê gớm đâu mà bỗng nhiên lay động đến vậy? Đúng thế, chúng không được vẽ theo lối mĩ lệ hoá, tân kì hoá. Nhưng chúng sống trong một khí quyển riêng, hiện ra trong một vầng sáng riêng của mảnh hồn Nguyễn Bính. Mảnh hồn mang trong nó những dự cảm lo âu, những nỗi bất an của kẻ tha hương, nỗi bơ vơ của kẻ mất thiên đường. Nó chỉ còn biết tìm ở chốn kia, ở những thứ quê mùa kia sự bấu víu duy nhất. Đó cũng là mảnh hồn mồ côi bản quán hương thôn.
  3. M0on1989

    M0on1989 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    *
    Có lẽ, cố viên là điểm tụ day dứt nhất của hồi ức cố hương. Viết về Nguyễn Bính, nhiều người đã đề cập đến vườn, như một môtip lặp đi lặp lại, một tín hiệu mang nhiều giá trị thẩm mĩ của thi sĩ. Điều ấy cho thấy việc tiếp cận Nguyễn Bính đã đi vào chiều sâu. Tiếc rằng, việc hình dung về nó đôi khi lại chệch ra ngoài vùng thi cảm Nguyễn Bính. Đúng là đối với một thôn dân, nếu ruộng nghiêng về chức năng sản xuất, thì vườn lại nghiêng về chức năng văn hoá. Nhưng dùng kí ức tập thể của tộc người Việt để giải thích, rằng quá trình dịch chuyển của người Việt là đi từ vườn xuống ruộng, theo nguyên lí tâm linh cái gì cũ hơn thì thiêng hơn, nên Nguyễn Bính viết về vườn nhiều hơn ruộng, thì đã thông thái một cách vô lối. Thơ Tagor (Ấn Độ), Thơ Lorka (Tây Ban Nha), thơ Puskin, Êxênhin, Paxternac (Nga), thơ Ôcxtaviô Pat (Mêhicô), thơ Rôngxa,Veclen, Apôline, (Pháp)... cũng đầy rẫy những vườn thì sao? Rồi cũng là thi sĩ Việt nam, những Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa... viết rất nhiều về ruộng thì sao? Trong họ không có kí ức tập thể của người Việt ư? Tôi cho rằng cần phải tìm nguyên nhân ở chỗ khác. Trước hết là từ đặc trưng của khuynh hướng Lãng mạn. Cũng hướng tới cái Khổ của con người, nhưng khuynh hướng lãng mạn chưa quan tâm nhiều đến cái khổ của lao động. Lao động chưa phải là đề tài thực sự của lãng mạn. Cái họ quan tâm nhiều hơn là nỗi khổ vì cô đơn của con người. Nếu quan tâm đến nỗi khổ trong lao động, hẳn nó phải nói đến ruộng nhiều hơn, vì nỗi nhọc nhằn trong vườn chẳng thấm gì so với trên ruộng. Đây cũng là điều phân biệt Nguyễn Bính với ca dao dân ca. Và quan trọng hơn là nguyên nhân từ chính Nguyễn Bính. Là thôn dân, nhưng Nguyễn Bính thuộc tip thôn dân - nho sinh. Đời sống hàng ngày ít gắn với ruộng, trái lại, gắn với vườn nhiều hơn. Đồng thời, nó cũng còn là cái tạng riêng của mỗi tâm hồn nữa. Có thể cùng trong một môi trường sinh trưởng, nhưng người này nặng nợ với vườn, người kia lại tha thiết với ruộng. Bởi vậy mà chúng có những vị thế khác nhau trong kí ức và trong thi ca từng người.
    Nói ngay Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, cả ba đều có những ám ảnh vườn, nhưng mỗi vị một khác. Với Xuân Diệu là vườn tình, nó có bóng dáng của những hoa viên, nơi dành riêng cho luyến ái trần thế. Với Hàn Mặc Tử, vườn lại là "chốn nước non thanh tú", có bóng dáng những vườn Êđen trong Kinh thánh, hay Đào nguyên trong văn chương Đạo giáo. Dù là tình tiên duyên tục thì vẫn cứ là vườn tình. Còn Nguyễn Bính, vườn là quê. Dù nhiều khi gắn với giấc mơ quan trạng, về thời trước (Thời trước, Xóm ngự viên, Bóng ****, Truyện cổ tích, Hoa và rượu...), thì vườn vẫn là gốc quê, chân quê: "Hoa chanh nở giữa vườn chanh / Thầy u mình với chúng mình chân quê". Vườn là cố hương: "Sương phủ lưng đồi rặng núi xa / Thương ôi, lữ khách nhớ quê nhà / Mấy thu mưa gió ngoài thiên hạ / Vườn cũ còn chăng cúc nở hoa?". Vườn là cái nôi của tình mẫu tử: "Vườn cũ hoa mai chắc nở rồi / Cánh mai an ủi đến xa xôi / Mẹ ơi! một sớm thăm hoa rụng / Nhặt giữ giùm con dăm cánh thôi!". Vườn là hương hoả tiên tổ, là chốn đi về, là nơi bén rễ đầu tiên, cũng là nơi bám rễ cuối cùng của đứa con trôi dạt chân trời góc biển: "Xin thầy mẹ cứ yên tâm / Đừng thương nhớ một vài năm con về / Thầy ơi đừng chặt vườn chè / Mẹ ơi đừng bán cây lê con trồng". Trong lời van xin ấy, ta có thể nghe thấy rõ nỗi bất an của một linh hồn trước nguy cơ bị bật gốc khỏi cố hương, nguy cơ bị tước đi điểm bấu víu cuối cùng. Ta có thể thấy rõ hơn về ý nghĩa của cố viên đối với Nguyễn Bính, khi cái tôi ấy có ý thức rành mạch mà chua xót về vườn nhà mình (quê mình) và vườn nhà người (quê người): "Em giồng được một cây lê / Hẹn bốn năm nữa thì về hái hoa / Nhưng là vườn đất người ta ?Mình là khách trọ một và đêm thôi". Dù hoa có đẹp thì lòng vẫn cứ dửng dưng, lạnh lẽo, vì đó là hoa vườn người, nở cho người, mang tết đến cho người, chứ đâu phải cho mình: "Hoa mai quán trọ trắng như sương / Chen với hoa đào dưới khóm dương... Quán trọ xuân này hoa lại nở / Lại ngồi xem tết tết người ta". Nỗi chua xót này là mối tâm cảm của một lữ thứ, một kẻ đơn côi. Nhưng ta cũng thấy âm u ẩm ướt trong ấy, mối xúc động kiểu tâm lí tư hữu thuộc con người tiểu nông - chỉ thực sự thấy an vui khi nó là "của mình". Lãng mạn Nguyễn Bính, căn bản, vẫn là lãng mạn tiểu nông.
    Mà, nhớ về vườn thì không thể vắng thiếu những cây cỏ thảo mộc thân thương. Đọc thơ Nguyễn Bính có thể thấy hiện tượng phổ biến này: mỗi thi phẩm thường có một nền tảng không gian vườn tược, và mỗi một mối tình hay gắn với một cái cây. Vườn kia, cây kia có khi là nơi nảy nở, có khi là chốn tiêu tan, có khi là chứng nhân, có khi là nạn nhân của một mối duyên lỡ dở nào đó. Nào là cây chanh: "Hoa chanh nở giữa vườn chanh", cây cam: "Ra vườn nhặt những hoa cam rụng / Về bỏ đầy nồi cất nước hoa", cây bưởi: "Bờ rào cây bưởi không hoa / qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo", cây mai: "Nhà nàng ở gốc cây mai trắng", cây dương: "Nhà ta ở dưới gốc cây dương", nào là cây cau, giàn giầu: "Nhà em có một giàn giầu /Nhà anh có một hàng cau liên phòng", cây chè: "Sáng giăng chia nửa vườn chè / Một gian nhà nhỏ đi về có nhau", cây dâu: "Cành dâu cao lá dâu cao / Lênh đênh bóng bườm trôi vào mắt em", cây mùng tơi: "Nhà nàng ở cạnh nhà tôi / Cách nhau cái giậu mùng tơi xanh rờn", rồi thì cây xoan: "Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay / hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy...Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay / Hoa xoan đã nát dưới chân giày", cây lê: "Tháng ngày qua cửa buồng the / Chị ngồi nhặt cánh hoa lê cuối mùa", mà chả ít khi là cây không tên: "Ngày qua ngày lại qua ngày / Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng"... Không ít tứ thơ được lập theo cách xoay quanh những cái cây nào đó (Chân quê, Qua nhà, Tương tư, Mưa xuân, Cô hái mơ, Người hàng xóm, Thời trước v.v...).
    Lối cấu tứ ấy khiến cho không gian trong mỗi bài thơ Nguyễn Bính từa tựa như một sân khấu nhỏ, trên đó bài trí một cảnh quê, mà ở trung tâm của cảnh bao giờ cũng phải là một cái cây nào đó, vừa để tạo cảnh trí, vừa như một đạo cụ để nhân vật của một mối duyên quê lỡ dở tựa vào mà thổ lộ tâm tư. Ví như thi phẩm "Ngày trước", cấu tứ xoay quanh vườn chè, "Mưa xuân" xoay quanh hoa xoan, "Cô hái mơ" xoay quanh rừng mơ, hay "Qua nhà" xoay quanh cây bưởi: Thi phẩm mở ra những hứa hẹn với cây bưởi đầy hoa: "Lối này lắm bưởi nhiều hoa / Đi vòng để được qua nhà đấy thôi ", nhưng rồi lỡ dở. Nàng đi lấy chồng mất rồi, thế là bưởi ta cũng không ra hoa nữa. Những thứ khác cũng buồn lây mà cô quạnh trống không: "Bờ rào cây bưởi không hoa / Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo". Đặc điểm này cho thấy phần sâu sắc nhất trong hồn thơ Nguyễn Bính hoàn toàn thuộc về đất quê. Quê không chỉ đi vào cảnh vào tình, mà đã can thiệp rất sâu vào cấu trúc hình tượng cũng như cấu tứ của các thi phẩm.
    *
    Niềm thiết tha với cố hương cũng đem lại cho hồn thơ Nguyễn Bính một phân lập tương ứng về thời gian. Trong bốn mùa, Nguyễn Bính nghiêng về Xuân hơn cả. Mùa hạ thường đem lại cho thi sĩ những ức chế, mùa thu mùa đông khắc sâu niềm mất mát khổ đau. Chỉ có mùa xuân mới thực là mùa của hồn thơ Nguyễn Bính. Điều này cũng dễ hiểu. Mùa xuân là lúc thời gian bắt đầu một vòng quay mới. Đất quê lại vào kì mang mẻ sinh sôi. Cả xứ đồng lại khởi sắc. Thiên nhiên hồi sinh sau những ngày tháng già cỗi tiêu điều. Lộc xuân nảy nở trong đất, trong cây, trong hồn người. Sau những nhọc nhằn vất vả, người quê được chút mát mặt đón xuân. Người ta tạm quên đi những nỗi lo đồng tiền bát gạo tháng ba ngày tám để sống trong rộn ràng lễ hội. Những đêm tình mùa xuân đây đó nơi những đám hội chèo, bên những vệ đê, trong những vườn cam, dưới những gốc bưởi... Mùa xuân còn là mùa của cuộc đoàn tụ thiêng liêng đối với kẻ tha hương. Nhất là vào dịp tết, vẫn cứ trôi dạt xứ người thì cái tôi ấy càng thấm thía nỗi đơn côi. Những lúc như thế, tỉnh rượu tàn canh, tiếng gọi cố hương càng dội sâu vào cõi lòng trống hoang cô quạnh. Mùa xuân là mùa của nỗi hoài hương dằng dặc (Xuân tha hương, Xuân lại tha hương, Xuân vẫn tha hương...). Ta hiểu vì sao, cái duyên quê của cố hương trong thơ Nguyễn Bính chỉ đậm đà vào lúc xuân về: "Đã thấy xuân về với gió đông / Với trên màu má gái chưa chồng / Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm /Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong / Từng đàn con trẻ chạy xun xoe / Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe /Lá nõn cành non ai tráng bạc / Gió về từng trận gió bay đi / Thong thả nhân gian nghỉ việc đồng / Lúa thì con gái mượt như nhung / Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng / Ngào ngạt hương bay **** vẽ vòng / Trên đường cát mịn một đôi cô / Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa / Gậy trúc dắt bà già tóc bạc / Tay lần tràng hạt miệng nam mô".
    Có thể nói, khi phân lập thành quê mình - quê người, Nguyễn Bính đã có những quan niệm thật dứt khóat. Quê người có thể có các mùa, nhưng không thể có mùa xuân. Đặc biệt, khi quê người lại là đô thị, kinh kì thì nhất định: "Kinh kì bụi quá xuân không đến". Chẳng những không có xuân, mà đó còn là chốn chôn vùi những mùa xuân: "Giữa nơi thành thị gió mưa phai / Chết dần từng nấc, rồi mai mốt / Chết cả mùa xuân, chết cả đời". Mùa xuân chỉ về với quê mình. Mùa xuân là độc quyền của quê mình. Quê mình như một xứ sở vĩnh viễn xuân. Đó không hẳn là sự thiên vị trong cảm nhận thời gian của cái tôi tiểu nông nhất nhất coi "làng mình là hơn cả". Xét đến cùng, nó xuất phát từ mặc cảm lỡ dở, mặc cảm đơn côi của một con chim lìa đàn "bơ vơ trong xứ người xa lạ", hoài niệm cố hương đã làm cho mảnh đất quê hiện lên với bao ưu ái. Như là nơi cứu rỗi cho linh hồn côi cút bơ vơ.
    Đối với Nguyễn Bính, chất thơ quyến rũ nhất của đất trời xuân chính là mưa xuân. Mưa xuân là đặc sản của thiên nhiên xứ bắc, cũng là đặc sản của hồn thơ Nguyễn Bính. Hoàn toàn có thể gọi Nguyễn Bính là thi sĩ của mưa xuân. Trong màn mưa xuân, cố hương hiện lên thân thương thế mà cũng thần tiên đến thế. Trong số những thi sĩ viết về mưa xuân, chỉ có Nguyễn Bính mới có cái ngơ ngác này: "Nào ai nhìn thấy rõ mưa xuân / Tơ nhện vừa giăng tơ trắng ngần / Bươm **** cứ bay không ướt cánh...Lá ngửa lòng tay hoa đón mưa", cũng chỉ có Nguyễn Bính nghe ra giọng chuông ẩm ướt, mới nhận thấy thời gian luyến không gian, luyến cảnh bằng màn tơ phảng phất lơ lửng, nửa như sương đậm nửa mưa thưa ấy: "Làng bên ẩm ướt giọng chuông mờ / Chiều xuân lưu luyến không đành hết / Lơ lửng mù sương phảng phất mưa". Không biết Nguyễn Bính phải cám ơn mưa xuân hay mưa xuân phải mang ơn Nguyễn Bính, khi những lời thơ mang được hồn mưa nhập vào hồn Việt. Nhất là những câu: "Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay / Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy". Đọc những câu như thế mới thấy ngay trong cả những gì mơ hồ không đâu nhất, vẫn cứ rưng rưng lên những điệu hồn quê, phơi phới lên những nét duyên quê. Quyện trong hơi thơ ấy có nhịp tim đầy hi vọng của cô gái quê sắp đi đến cuộc hò hẹn đầu đời, mà xem ra còn lẫn cả nỗi phấp phỏng của một cái tôi vốn đầy dự cảm lo âu về những lỡ dở cứ đợi con người đâu đó nữa. Tôi muốn nói, ngay trong từng hạt mưa xuân hư thoảng đương tô điểm cho cố hương, cũng mang một phần hồn cái tôi lỡ dở. Nó khiến cho niềm cố hương tha thiết đến se lòng.
    [1]Chữ dùng của Hoài Thanh, trong Thi nhân Việt nam
    [2]Chữ của Hoài Thanh, trong Thi nhân Việt nam
    [3]Phan Ngọc, ?oẢnh hưởng văn học Pháp tới văn học Việt nam trong giai đoạn 1932-1940?, Tạp chí Sông Hương, số 3+4/1992.
    [4]Chữ dùng của Lưu Trọng Lư, Bài diễn thuyết tại nhà khuyến học Qui nhơn (tài liệu đã dẫn)
    [5]Phải nói là "của cái tôi ấy" là để tránh đánh đồng con người thi sĩ ngoài đời và cái tôi thi sĩ trong thơ. Nhà thơ Trúc Đường, anh trai Nguyễn Bính, tiết lộ rằng: Nguyễn Bính chỉ hiện ra như một nạn nhân đáng thương trong thơ thôi. Còn ngoài đời, Nguyễn Bính "gặt hái" không phải là ít.
    [6]Tô Hoài, ?oLời giới thiệu?, Tuyển tập Nguyễn Bính, NXB Văn học Hà nội, 1986, tr.19-23.
    Nguồn: Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2003.
  4. M0on1989

    M0on1989 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Có phải thơ cho ta biết : Xuân Diệu & Huy Cận là hai nhà thơ đồng tính ái ?
    Xuân Diệu là một nhà thơ lớn. Nhiều người đã viết về ông và nhiều nhất là về thơ tình của ông. Nhưng trong thơ tình của Xuân Diệu, những đối tượng nào được ông yêu thì hình như chưa có ai bàn đến. Trong khi, đó lại chính là điểm hứa hẹn nhiều chuyện thú vị.
    Chúng ta nên biết là suốt đời Xuân Diệu không có vợ, không có con. Ông sống độc thân cho đến lúc mất, vào năm 1985, lúc 69 tuổi. Trong bài ''Khung cửa sổ'', Xuân Diệu tả cuộc sống của mình như sau:
    Anh có nhà, có cửa
    Nhưng không vợ, không con
    Sợ cái bếp không lửa
    Sợ cái cửa không đèn.
    Những đêm đi xa về
    Tận xa nhìn cửa đóng
    Không ánh sáng đón mình
    Chẳng có ai trông ngóng.
    Cảm giác ngậm ngùi mỗi lần nói đến chuyện tình yêu đã xuất hiện trong thơ Xuân Diệu ngay trước năm 1945, lúc Xuân Diệu còn là một thanh niên. Lúc đó, khi nhìn những người đẹp, ông đã chua chát tự nhủ thầm:
    Ta thấy em xinh khẽ lắc đầu
    Bởi vì ta có được em đâu.
    Cũng có khi ông trách móc:
    Lòng ta là một cơn mưa lũ
    Đã gặp lòng em là lá khoai.
    Mưa biếc tha hồ tuôn giọt ngọc
    Lá khoai không ướt đến da ngoài.
    Những cảm giác như vậy xuất hiện nhiều lần trong thơ Xuân Diệu. Có thể nói là mặc dù rất đa tình, Xuân Diệu ít khi được thoả mãn. Lý do chính của tình trạng này có thể làm nhiều người kinh ngạc: Xuân Diệu là một người đồng tính luyến ái.
    Ở Hà Nội, trong giới quen biết với Xuân Diệu, hình như đã có nhiều người biết chuyện này. Tuy nhiên, ít ai dám công khai nói ra, có lẽ vì sợ cái uy thế của Xuân Diệu và của Huy Cận. Người đầu tiên dám đề cập đến chuyện này một cách công khai chính là Tô Hoài trong cuốn Cát bụi chân ai xuất bản năm 1993 tại Hà Nội. Tô Hoài kể, trước năm 1945, ông được gặp Xuân Diệu vài lần, lần nào cũng diễn ra cái cảnh:
    Xuân Diệu và Huy Cận lên Nghĩa Đô, ở chơi cả buổi và ăn cơm. Dịu dàng, âu yếm, Xuân Diệu cầm cổ tay tôi, nắm chặt rồi vuốt lên vuốt xuống. Bốn mắt nhìn nhau đắm đuối. Xuân Diệu gắp thức ăn cho tôi. Cử chỉ thân thiết quá, hơi lạ với tôi, nhưng mà tôi cảm động. Tôi sướng mắt nhìn tập thơ Thơ thơ khổ rộng nhà in Trung Bắc phố Hàng Buồm. Hai chữ Xuân Diệu nét chì sắc gọn, không phải chữ gỗ dẹp đét.
    Thỉnh thoảng, Xuân Diệu lại lên nhà tôi. Vẫn nắm tay cả buổi, nhìn tha thiết. Xuân Diệu yêu tôi. (tr. 168-69)
    Cũng trong cuốn hồi ký này, Tô Hoài kể là trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, lúc ở căn cứ Việt Bắc, hằng đêm Xuân Diệu hay sang giường các bạn trai của ông để tỏ tình, âu yếm. Các bạn trai của ông rất sợ, vì vậy cứ đêm đến là họ...đi tị nạn sang các nhà khác, không ai dám ở chung với Xuân Diệu:
    Mọi công việc cơ quan lặng lẽ, nhưng cứ tối đến thì nháo lên, nháo lên một cách âm thầm. Các chàng trai trẻ vào ngủ lang trong xóm. Thằng Đại trắng trẻo, mũm mĩm thì biến là phải. Nhưng cả thằng Nghiêm Bình cao to hiên ngang thế, tối cũng lẳng lặng vác cái ghi ta đi. Bốn bên lặng lẽ như tờ. (tr. 171)
    Mặc dù Tô Hoài đã được Xuân Diệu vuốt tay và nhìn đắm đuối trước năm 1945 như ông đã kể, nhưng hình như ông cũng chưa hiểu hết mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Cho nên đêm đầu tiên ghé lại khu văn nghệ sĩ ở căn cứ địa Việt Bắc, ông đã an nhiên ngủ lại trong căn nhà này chung với Xuân Diệu. Nửa đêm, lúc ông đang ngủ mê, thì:
    Bàn tay ma ở đâu sờ vào. Không phải. Tay người, bàn tay người đầy đặn, ấm ấm. Hai bàn tay mềm mại xoa lên mặt lên cổ rồi xuống dần xuống dần [...].
    Trời rạng sáng. Xuân Diệu trở về màn mình lúc nào không biết. Tôi he hé mắt nhớ lại những hứng thú khủng khiếp. Những cảm giác nồng nàn kích thích trong bóng tối đã trơ ra khi sáng bạch. Tôi chạy xuống cánh đồng giữa mưa. (tr. 170)
  5. M0on1989

    M0on1989 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp)
    Cuối cùng, khi chuyện vỡ lỡ, tổ chức đem Xuân Diệu ra kiểm thảo. Tô Hoài viết tiếp:
    Cuộc kiểm điểm Xuân Diệu kéo dài hai tối. Hồi ấy chưa biết phương pháp chỉnh huấn, nhưng hàng ngày chúng tôi làm việc giờ giấc nghiêm ngặt, mỗi tổ buổi chiều trước giờ tăng gia lại hội ý rút kinh nghiệm, hướng sửa chữa và công việc ngày mai của từng người. Cả cơ quan họp đến khuya. Chỉ có ông Phan Khôi lên buồng vẫn mắc màn sẵn đi ngủ từ chặp tối, bỏ ngoài tai mọi việc.
    Xuân Diệu chỉ ngồi khóc, chẳng biết Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Trọng Hứa, Nguyễn Văn Mãi, cả lão Hiến, thằng Nghiêm Bình, thằng Đại và mấy thằng nữa, có ai ngủ với Xuân Diệu không, nhưng cũng không ai nói ra. Tôi cũng câm như hến. Lúc rồ lên, trong đêm tối quyến rũ, mình cũng điên kia mà. Không nói cụ thể việc ấy, nhưng ai cũng to tiếng gay gắt ?otư tưởng tư sản, phải chừa đi.? Xuân Diệu nức nở ?otình trai của tôi... tình trai? rồi nghẹn lời, nước mắt lại ứa ra.
    Ít lâu sau, trong một cuộc họp ban chấp hành, Xuân Diệu bị đưa ra khỏi ban thường vụ. Và cũng thành một cái nếp kéo dài, từ đấy không ai nhắc nhở đến những việc chủ chốt trước kia Xuân Diệu đã phụ trách. Bỗng dưng, Xuân Diệu thành một người hiếm thì giờ chỉ chuyên đi viết. Mà Xuân Diệu cũng tự xa lánh mọi công tác. (tr. 171-2)
    Đó là chuyện ngoài đời. Chuyện này tuy có thể thoả mãn óc tò mò của chúng ta, tuy nhiên nó lại không đáng bàn và cũng không nên bàn nhiều. Dù sao nó cũng là chuyện riêng tư và chúng ta có bổn phận phải tôn trọng chuyện riêng tư đó. Điều đáng nói hơn là chúng ta thử tìm những biểu hiện đồng tính luyến ái trong thơ của Xuân Diệu.
    Trong đoạn hồi ký trên, Tô Hoài có nhắc đến chi tiết: Xuân Diệu nức nở nói về ''tình trai'' của mình. Tình trai là tình giữa hai người con trai với nhau. Chữ ''tình trai'' gợi cho chúng ta nhớ, trong tập Thơ thơ, tác phẩm đầu tay xuất bản năm 1938 của Xuân Diệu, có một bài thơ nhan đề là ?~Tình trai?T như sau:
    Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine
    Hai chàng thi sĩ choáng hơi men
    Say thơ xa lạ, mê tình bạn
    Khinh rẻ khuôn mòn, bỏ lối quen.
    ...
    Kể chi chuyện trước với ngày sau
    Quên ngó môi son với áo màu
    Thây kệ thiên đường và địa ngục
    Không hề mặc cả, họ yêu nhau.
    Bài thơ viết về chuyện hai nhà thơ Rimbaud và Verlaine của Pháp nhưng qua đó ngụ ý của Xuân Diệu là nói đến chuyện của mình. Yêu bạn trai, ông quên cả chuyện ?ongó môi son với áo màu?, tức là phụ nữ. Mối tình trai này tha thiết đến độ ?oThây kệ thiên đường và địa ngục / Không hề mặc cả, họ yêu nhau.?
    Cũng trước năm 45, Xuân Diệu có bài thơ nhan đề là ?~Tặng bạn bây giờ?T:
    Ta biết ngày mai em có vợ
    Đi làm hai bữa, tối về thăm
    Cơm xong, chén nước chờ bên cạnh;
    Em bế thằng con được mấy năm.
    Chỉ mấy năm thôi, đủ phận chồng
    Chàng trai tơ mởn đã thành ông
    Không còn mộng dễ ngày tươi trẻ
    Mắt sáng phai rồi, má hóp không.
    Em ngồi trông vợ thấy nàng tiên
    Là một người thôi, mộng hão huyền
    Ta bước bên đường kêu gọi mãi
    Nhớ người bạn cũ thuở anh niên.
    Em nghe tê tái dưới hàng mi
    Tiếc thuở say nồng, nhớ bạn si
    Khép mắt buồn xa, em sẽ bảo:
    - Có chàng Xuân Diệu thuở xưa kia...
    Từ trước đến nay, đọc bài thơ trên, ít ai chú ý đó là bài thơ tả mối tình của một người đồng tính luyến ái. Người được tác giả gọi bằng em một cách tha thiết lại là một người con trai. Nhà thơ yêu người con trai đó và ghen tức trước viễn tượng là một ngày kia người con trai sẽ lấy vợ ?oTa biết ngày mai em có vợ.?
    Sau này, có thời gian Xuân Diệu sống hẳn với một thanh niên tên là Hoàng Cát. Ông làm bài ?~Đời anh em đã đi qua?T tả lại quãng đời hạnh phúc này:
    Đời anh em đã đi qua
    Sáng thơm như một luồng hoa giữa đời
    Hiểu làm sao hết, em ơi
    Bốn năm kỳ diệu đất trời nhờ em
    Ngôi nhà, cánh cổng, trái tim
    Khóm cây, con mắt ngày đêm đón mừng.
    Em đi, anh ngóng trông chừng
    Anh về, miệng đã gọi lừng: em ơi!
    Bữa ăn thành một hội vui
    Có em gắp với, rau thôi cũng tình
    Cảnh thường cũng hoá ra xinh
    Có em, anh hết nghĩ mình bơ vơ ...
    Khi Hoàng Cát đi bộ đội rồi phải rời Hà Nội vào chiến trường miền Nam, Xuân Diệu làm bài thơ đưa tiễn đầy nước mắt nhan đề là ?~Em đi?T với lời đề ?oTặng Hoàng Cát? như sau:
    Em đi, để tấm lòng son mãi
    Như ánh đèn chong, như ngôi sao.
    Em đi, một tấm lòng lưu lại
    Anh nhớ thương em, lệ muốn trào.
    Ôi Cát! Hôm vừa tiễn ở ga
    Chưa chi ta đã phải chia xa!
    Nụ cười em nở, tay em vẫy
    Ôi mặt em thương như đoá hoa.
    Em hỡi! Đường kia vướng những gì
    Mà anh mang nặng bước em đi
    Em ơi, anh thấy như anh đứng
    Ôm mãi chân em chẳng chịu lìa.
    Nhưng bóng em đi khuất rồi,
    Đứa lìa khúc ruột của anh thôi!
    Tình ta như mối dây muôn dặm
    Buộc mãi đôi chân, dẫu cách vời.
    Em hẹn sau đây sẽ trở về
    Sống cùng anh lại những say mê
    Aùo chăn em gửi cho anh giữ
    Xin gửi cùng em cả hẹn thề!
    Một tấm lòng em sâu biết bao
    Để anh thương mãi, biết làm sao!
    Em đi xa cách, em ơi Cát
    Em chớ buồn, nghe! Anh nhớ, yêu...
    (Đêm 11/7/1965, 23 giờ 30)
    Hoàng Cát đi rồi, Xuân Diệu buồn vô cùng. Trong bài ?~Đời anh em đã đi qua?T, còn có một đoạn cuối nói đến nỗi buồn trống vắng người yêu của Xuân Diệu:
    Từ đây anh lại trong đời
    Bữa ăn ngồi với một đôi đũa cầm
    Giường kia một bóng anh nằm
    Phòng văn một sách đăm đăm sớm chiều.
    Xin nhắc lại là Hoàng Cát, người được Xuân Diệu gọi là ''em'', em Cát,người em có khuôn mặt như đoá hoa, là một người con trai. Và chúng ta thấy, dù người yêu là con trai thì tình cảm của Xuân Diệu vẫn dạt dào và nồng cháy. Nếu chúng ta đừng để ý đến chuyện đồng tính luyến ái của nhà thơ thì đây là một bài thơ tình rất mực đằm thắm. Nó góp một tiếng nói tương đối đẹp vào kho tàng thơ tình vô cùng giàu có của Xuân Diệu.
  6. M0on1989

    M0on1989 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Một vấn đề khác cũng rất quan trọng là: ai cũng biết người bạn thân nhất của Xuân Diệu là Huy Cận. Chúng ta không thể không thắc mắc: nếu Xuân Diệu là người đồng tính luyến ái, vậy thì Huy Cận là người như thế nào?
    Chúng ta nên biết là Huy Cận có hai đời vợ, mà người vợ trước không ai khác hơn là chính em gái ruột của Xuân Diệu. Tuy nhiên, cái chuyện Huy Cận có vợ, một hay hai đời vợ cũng vậy, không có ảnh hưởng gì đến cái kết luận có thể có: ông cũng là một người đồng tính luyến ái, hoặc ít nhất là lưỡng tính luyến ái (bi***ual).
    Một điều nữa chúng ta cũng cần biết là suốt đời, lúc nào Xuân Diệu và Huy Cận cũng ở bên nhau, như hình với bóng. Từ giữa thập niên 30, họ đã chơi thân với nhau, khi cả hai còn là học sinh trung học. Lúc nào họ cũng cặp kè bên nhau. Trừ khoảng thời gian Xuân Diệu phải đi làm việc ở Mỹ Thọ, họ sống chung với nhau một nhà. Có thời gian, từ năm 1939 đến 1940, Xuân Diệu và Huy Cận sống tại số 40 phố Hàng Than, Hà Nội. Hai người sống trên gác, phía dưới là vợ chồng nhà thơ Lưu Trọng Lư. Rồi đến thời kháng chiến chống Pháp, họ cũng quanh quẩn với nhau ở chiến khu Việt Bắc. Sau năm 1954, họ sống với nhau trong căn nhà ở số 24 Cột Cờ, sau đó đổi thành đường Điện Biên Phủ ở Hà Nội. Huy Cận và vợ con ở trên gác, Xuân Diệu sống phía dưới. Trong một bài thơ, Huy Cận tả:
    Đêm đêm trên gác chong đèn
    Cận ngồi cặm cụi viết dòng thơ bay
    Dưới nhà bút chẳng ngừng tay
    Bên bàn Diệu cũng miệt mài trang thơ
    Bạn từ lúc tuổi còn thơ
    Hai ta hạt chín chung mùa nắng trong
    Ánh đèn trên gác, dưới phòng
    Cũng là đôi kén nằm trong kén trời
    Sáng ra gõ cửa: ?oDiệu ơi,
    Nghe dùm thơ viết đêm rồi xem sao?.
    Diệu còn ngái ngủ: ?oĐọc mau!
    Nghe rồi, xem lại từng câu mới tường?.
    Dưới nhà trên gác thông thương
    Dòng thơ không dứt giữa luồng tháng năm...
    Trong bài thơ, Huy Cận dùng chữ ?~hai ta?T, ?~Hai ta hạt chín chung mùa nắng trong?T. Người Việt Nam không ai dùng chữ ?~hai ta?T hay ?~đôi ta?T để chỉ hai người bạn cùng phái. Cách xưng hô như vậy rất lạ. Trong bài ?~Nửa thế kỷ tình bạn?T in trong tập Xuân Diệu, con người và tác phẩm xuất bản tại Hà Nội năm 1987, Huy Cận kể tỉ mỉ hơn về mối quan hệ giữa ?~hai ta?T đó như sau:
    Tựu trường năm 1936, chúng tôi gặp nhau lần đầu tiên ở trường tú tài Khải Định, Huế. Anh Diệu học năm thứ ba, tôi vào học năm thứ nhất. Hai đứa đọc thơ cho nhau nghe, và ?~đồng thanh tương ứng?T, kết bạn với nhau gần như tức khắc... Tựu trường 1937, anh Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo Ngày nay, tôi học năm thứ hai ban tú tài... Anh Diệu và tôi viết thư cho nhau hàng tuần... Năm 1938, tôi ra sống với Diệu ở chân đê Yên Phụ. Ở đó Diệu viết ?~Truyện cái giường?T, một số bài thơ, còn tôi thì viết ?~Buồn đêm mưa?T, ?~Trông lên?T, ?~Đi giữa đường thơm?T và mấy bài khác... Tựu trường năm 1939,... hai chúng tôi cùng sống ở gác 40 phố Hàng Than, Hà Nội... Cuối năm 1940, Diệu đi làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho... Chúng tôi tạm sống xa nhau, buồn đứt ruột, hàng tuần viết thư cho nhau, có tuần hai, ba lá thư... Hè 1942, tôi đậu kỹ sư canh nông và cuối năm bắt đầu đi làm ở Sở nghiên cứu tầm tang. Diệu điện hỏi tôi: ?~Diệu từ chức được chưa??T, tôi điện trả lời: ?~Từ chức ngay! Về ngay Hà Nội!?T. Chúng tôi sống trên gác Hàng Bông (số nhà 61), tiếp tục làm thơ.
    Xuân Diệu và Huy Cận sống với nhau, gắn bó với nhau đến nỗi nhà xuất bản họ lập ra hồi đó cũng mang tên là Huy-Xuân, tức là ghép hai chữ đầu của tên hai người lại với nhau, như tên của một tình nhân hay một cặp vợ chồng trẻ. Rồi trong bài ?~Mai sau?T, Huy Cận lại giới thiệu Xuân Diệu như người bạn thân thiết, hay đúng hơn, như một tình nhân thân thiết của mình:
    Người ta bảo bà mẹ chàng hay khóc
    Chia gia tài cho con quí: lệ đau
    Chàng là con một bà mẹ hay sầu
    Nên trọn kiếp mắt chàng thường đẫm lệ
    [...]
    Chiều nay đây nửa thế kỷ hai mươi
    Viết dăm câu tôi gửi lại vài người
    Những thế hệ mai sau, làm bè bạn
    Hỡi ai đó, có nhớ lòng Huy Cận
    Gọi gió trăng mà thỏ thẻ lời trên
    Rất thương yêu, xin nhớ gọi giùm tên
    Rất an ủi của bạn chàng: Xuân Diệu.
    Bài thơ trên đã công khai bày tỏ tình cảm của Huy Cận đối với Xuân Diệu. Ngoài ra, bài ?~Vạn lý tình?T rất nổi tiếng của Huy Cận cũng hé lộ một số chi tiết rất đáng chú ý:
    Người ở bên này, ta ở đây
    Chờ mong phương nọ, ngóng phương này
    Tương tư đôi chốn, tình ngàn dặm
    Vạn lý sầu lên núi tiếp mây
    Nắng đã xế về bên xứ bạn
    Chiều mưa trên bãi, nước sông đầy
    Trông vời bốn phía không nguôi nhớ
    Dơi động hoàng hôn thấp thoáng bay
    Cơn gió hiu hiu buồn tiễn biệt
    Xa nhau chỉ biết nhớ vơi ngày
    Chiếu chăn không ấm người nằm một
    Thương bạn chiều ôm, sầu gối tay.
    Chi tiết đáng chú ý nhất chính là chữ ?~bạn?T được lặp lại hai lần trong bài thơ, trong câu ?~Nắng đã xế về bên xứ bạn?T và câu ?~Thương bạn chiều hôm, sầu gối tay?T. ?~Bạn?T chứ không phải là người yêu. Chúng ta nhớ lại sự kiện khi Xuân Diệu phải đi làm việc ở Mỹ Tho, Huy Cận sống ở Hà Nội, và lời kể của Huy Cận: "Hai đứa phải sống xa nhau, buồn đứt ruột." Một chi tiết khác quan trọng không kém, đó là câu ''Chiếu chăn không ấm người nằm một''. Lúc này Huy Cận còn là học trò, chưa lập gia đình, chưa có vợ con. Người nằm chung chăn, chung chiếu với ông không phải là vợ ông, mà chính là người bạn trai của ông. Điều này sẽ rõ hơn, thuyết phục hơn, khi chúng ta đọc thêm bài ?~Ngủ chung?T cũng của Huy Cận, in trong tập Lửa Thiêng, xuất bản năm 1940:
    Ôi rét đêm nay mấy học trò
    Ngủ chung giường hẹp, trốn bơ vơ
    Cô hồn vạn thuở buồn đơn chiếc
    Có lẽ đêm nay cũng ngủ nhờ.
    Lạnh lùng biết mấy tấm thân xương!
    Ân ái xưa kia kiếp ngủ giường.
    Đâu nữa tay choàng làm gối ấm,
    Còn đâu đôi lứa chuyện canh sương
    Trốn tránh bơ vơ, chạy ngủ lang,
    Hồn ơi! có nhớ giấc trần gian
    Nệm là hơi thở, da: chăn ấm,
    Xương cọ vào xương bớt nỗi hàn ?
    Bài thơ tả cảnh ngủ chung của học trò cùng phái tính, giữa những người bạn trai với nhau. Ở Việt Nam, đó là chuyện bình thường. Nhưng chúng ta hãy để ý kỹ: cả ngôn ngữ lẫn cảm xúc trong bài thơ này lại thấp thoáng những dấu hiệu không bình thường, chẳng hạn như chuyện ?~ân ái?T: ''Ân ái xưa kia kiếp ngủ giường''; rồi ?~đôi lứa?T: ''Còn đâu đôi lứa chuyệän canh sương'', Rồi chuyện ?~nệm là hơi thở?T, ?~da là chăn ấm?T, rồi chuyện ?~xương cọ vào xương?T, v.v... Đọc kỹ bài thơ, chúng ta thấy ngay tính chất không bình thường của nó. Có lẽ, cùng với bài ?~Tình trai?T và bài ?~Em đi?T của Xuân Diệu, bài ?~Ngủ chung?T này của Huy Cận là những bài thơ tiêu biểu nhất cho chuyện đồng tính luyến ái trong thơ Việt Nam.
    Nguồn: http://www.tienve.org/hom...wArtwork&artworkId=75
  7. tang_long_ngoa_ho

    tang_long_ngoa_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Từ lâu rồi đọc thơ Xuân Diệu,mình cũng thấy lạ.Những bài thơ ông viết về tình yêu với cô gái nào đó,có thể cảm thấy rất rõ đó không phải là một tình cảm có thật ngoài đời. Thường thì mỗi nhà thơ trữ tình đều có một người nào đó là nguồn cảm hứng,thường là người yêu hoặc người bạn đời.Chẳng hạn với Xuân Quỳnh là Lưu Quang Vũ,với Hàn Mặc Tử là Mộng Cầm,nhưng với Xuân Diệu thì chả biết là ai?
    Nhưng mình nghĩ,giả sử trong trường hợp 2 nhà thơ trên có bị đồng tính thật chăng nữa,cũng không nên nói rộng ra làm gì.Nhà thơ Xuân Diệu đã mất lâu lắm rồi,nên để ông yên nghỉ.Vả lại nhắc đến những nhà thơ thì nên nhắc đến những đóng góp của họ cho nền văn thơ nước nhà thôi.Đồng tính có thể coi như một dạng bệnh,họ bị bẩm sinh và không thể thay đổi được,nên chính bản thân họ cũng rất khổ tâm chứ không phải không.Bởi vậy nếu tình cờ biết ai bị đồng tính thì mình không nên chê bai bêu riếu người ta,làm vậy là nhẫn tâm vì có khi làm hỏng cả danh dự sự nghiệp của người ta
  8. M0on1989

    M0on1989 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Mình bít điều đó , tư liệu mình đưa lên đây cho mọi ng cùng tham khảo chỉ mang giá trị khám phs 1 chút và để mọi người hiểu hơn 1 chút về 1 khía cạnh thật trong những sáng tác về tình yeu của Xuân Diệu chứ không hề có ý bêu rếu , chê bai . Mình biết những điều này từ những năm còn đi học cấp 3 , nhưng khi phân tích , cảm thụ 1 tác phẩm thơ Xuân DIệu chẳng hạn , chả ai lại đi cảm nhận nó dưới góc độ đồng tính cả . cái cần tìm hiểu sâu bên trong là tình yêu của người với người , của người yêu với người yêu . Và có lẽ chính điều đó mà bao lâu nay , dù cả những người bít chuyện thật về đời tư Xuân Diện , cũng chẳng ai có thể phủ nhận : XUân DIệu mãi mãi là nhà thơ của Tình Yêu
  9. M0on1989

    M0on1989 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Nói đến Thơ Mới còn phải nói đến Nguyễn Bính và những tác phẩm :"Chân quê " của ông . Lâu lâu mình thử ngồi đọc những lời thảm bình về thơ Nguyễn Bính xem sao
    Xa cách [1]
    Nhà em cách bốn quả đồi
    Cách ba ngọn suối, cách đôi cánh rừng
    Nhà em xa cách quá chừng
    Em van anh đấy, anh đừng thương em.
    Cái hơn người ở Nguyễn Bính là hồn quê. Điều này từ lâu đã trở thành hiển nhiên. Nhưng cứ giả định: chỉ viết riêng bằng hồn quê đó thôi, liệu Nguyễn Bính có như là Nguyễn Bính mà ta vẫn thấy nữa không? có khác một nhà ca dao không? Nguyễn Bính trước hết vẫn là một nhà Thơ mới. Tôi cho rằng: chính một sự hoà hợp nào đó giữa hồn Thơ mới và hồn quê mới làm nên tác giả "Lỡ bước sang ngang" (1940), "Tâm hồn tôi" (1940), "Hương cố nhân" (1941), "Mây Tần" (1942), "Mười hai bến nước" (1942), v.v... Cố nhiên, nói hoà hợp là đối với cả một hồn thơ, là thuộc cấu trúc bề sâu của một điệu tâm hồn. Còn ở từng bài, có thể bài này phong vị ca dao trội hơn, bài kia chất Thơ Mới lại đậm hơn là hoàn toàn thông thường. Trách Nguyễn Bính không "quê mùa hẳn", cũng như coi yếu tố Thơ Mới chen vào làm mất tính cách thuần khiết ca dao là chỗ hỏng, chỗ đáng chê của Nguyễn Bính, e rằng oan cho cái tạng thơ ấy.
    Trong một thi phẩm như "Xa cách", cũng có thể thấy ít nhiều nét dáng của mối hoà hợp đó.
    Thực ra, bài thơ này không có một tựa đề riêng. Theo Tuyển tập Nguyễn Bính (Nxb Văn học, 1986), thì nó là bài thứ tư trong chùm thơ "Vài nét rừng" gồm bốn bài tứ tuyệt viết năm 1938 tại Phú Thọ:
    Nhà em cách bốn quả đồi
    Cách ba ngọn suối cách đôi cánh rừng
    Nhà em xa cách quá chừng
    Em van anh đấy, anh đừng yêu em.
    Tự dưng, bài thơ xui người đọc liên tưởng đến một bài ca dao quen thuộc:
    Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
    Thất bát sông cũng lội
    Tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua
    và một dị bản của nó:
    Yêu nhau mấy núi cũng trèo
    Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua
    Nói riêng về những bài này, người ta có thể tán rằng: việc lặp lại ba lần từ "mấy" đã tỏ rõ quyết tâm vượt qua mọi cách ngăn, ngáng trở. Nhưng phần riêng, tôi thấy, việc thu vén các số từ xác định mang mầu sắc kể lể (tam, tứ, thất, bát, tứ cửu, tam thập lục...) vào trong một số từ không xác định là "mấy" (bao nhiêu) đã làm giảm lòng yêu của tôi đối với bài ca dao thứ hai đi nhiều lắm. Bởi cái mãnh liệt bồng bột mà mộc mạc đã theo lối thu vén kia mà "xuống cấp" rồi. Nếu nằm yên định ở câu ca dao sau là một cái tâm "đạm" (ít ra cũng bằng lòng với khuôn khổ 6-8 thông thường của câu lục bát), thì ở bài trước lại là một cái tâm bội phần "nồng" hơn. Vẻ xốc nổi, bất chấp mọi ngáng trở, đầy thanh niên tính của nó cứ bốc dần lên theo "cấp số nhân" của những số từ đã hết sức xác định lại còn pha lối Hán Việt, đến nỗi đã phá vỡ luôn cả cái khuôn khổ mực thước của đôi câu lục bát... Đấy hẳn phải là chàng trai đặc sệt ca dao! Và Nguyễn Bính cũng đã từng đặc sệt ca dao khi viết: "Cách mấy mươi con sông sâu / Và trăm ngàn vạn nhịp cầu chênh vênh" - một kiểu dùng số từ theo lề lối quê, bằng những lời quê.
    Nghĩ thế, tôi đã yên trí: yếu tố Thơ mới của "Xa cách" là cách nói ngược. Cũng nói chuyện cách trở sơn khê, ca dao thì nghiêng về lối nói thuận theo chiều tăng tiến, còn ở đây, Nguyễn Bính lại ngả về lối nói nghịch theo đà lui giảm chăng? Tôi đã nhầm. Nguyễn Bính vẫn rất ca dao ở lối nói nghịch như vậy. Một người chị xa xưa của cô gái kia chẳng từng nói nghịch như thế để giấu lòng mình và nhân đó mà ướm lòng người đấy sao?
    Nhà em có bụi mía mưng
    Có con chó dữ, anh đừng lại qua.
    Hoá ra là một cách giả đò - nét tâm lí dường như đã thuộc hẳn về thiên tính nữ. Ca dao Nam Bộ cũng đã rất tinh trước kiểu "giả đò" đó:
    Thò tay mà bứt ngọn ngò [2]
    Thương anh đứt ruột giả đò ngó ngơ
    Vẻ "thật như đếm" của chàng trai phăng phăng lặn lội kia, cũng như điệu bộ giả đò của hai cô gái này, đằng thì nói thuận đằng thì nói nghịch, cả hai đều hoàn toàn chân quê, nghĩa là vẫn mộc mạc giản đơn.
    Khác xa với những chị em ruột trong ca dao, cô gái trong "Xa cách" của Nguyễn Bính "phức tạp" và "rắc rối" hơn nhiều.
    Nếu nghe vào những trở ngại mà nàng nêu ra cùng với cái giọng than van, tuồng như không thể thống thiết hơn đó, dễ tin rằng: mong anh đừng yêu em là hoàn toàn thực lòng. Một niềm tin như thế thật... ngây thơ, thật dễ... bị lừa. Tình thật của người nói được giấu kín trong cái trình tự giảm dần của các số từ: "bốn" xuống "ba", rồi xuống "hai" (đôi), cuối cùng lại biến thành "quá chừng". Thì ra đây không phải "tổng số" những cách trở, mà là "cấp số lùi" của những ngáng trở. Anh không hiểu em ư? Tuy 4 quả đồi nhưng chỉ có 3 ngọn suối, rồi chỉ có 2 (đôi) cánh rừng thôi! Chữ "đôi" là biến thể của 2 này không chỉ bởi nhu cầu gieo vần. Tinh vi hơn, trong đó còn chứa đựng cái ý giảm thiểu hơn nữa so với 2. Bởi "đôi" trong trường hợp này gần với "vài", với "đôi chút" nghĩa là ít ỏi chả đáng kể gì... Có cái gì đó như oái oăm, lại như điệu đà, nhưng ẩn chứa một điều ngang trái, trớ trêu có thật nào đấy trong mối duyên này. Đó phải là cái rắc rối của một cô gái vốn chân quê giờ đã hít thở bầu không khí của Thơ mới. ẩn náu trong ***g ngực cô giờ đây không còn là trái tim đơn giản thuần phác nữa. Trong nhịp đập của nó đã chứa đầy những rạo rực, băn khoăn không yên định, đầy trăn trở của Thơ mới. Nó làm nên một cõi lòng đa đoan: băn khoăn mà thắm thiết, ái ngại mà đầy khích lệ, chối từ mà không nguôi gắn bó, tuyệt vọng mà khắc khoải hi vọng... Tóm lại là một nỗi khổ sở, bất an rất Thơ mới. Thì nó chính là Nguyễn Bính, chừng mực hơn, cái tôi của cô gái kia chính là sự phân thân của Nguyễn Bính, sự phân thân của cái khối tình lỡ, với đầy rẫy những lỡ làng, lỡ bước, lỡ dở, lỡ duyên, Vâng từ ân ái lỡ làng, Để cả mùa xuân cũng lỡ làng... mà tác giả "Lỡ bước sang ngang" đã đem phổ vào hầu khắp các trang thơ của mình. Ở đây, Nguyễn Bính đã mượn cái "giả đò" truyền thống kia, rồi đẩy nó lên đến cực điểm để diễn tả một cái tôi phức tạp, éo le, nghịch tình, nghịch cảnh ấy.
    Như thế, tôi muốn nói rằng: hồn thơ Nguyễn Bính là sự đồng thể theo một kiểu nào đó của hồn quê (yếu tố dân gian) với khối tình lỡ đầy uẩn khúc (yếu tố Thơ mới) đó. Sự hoà quyện này đã làm cho nỗi tủi hờn phổ biến trong các câu ca than thân thuở trước nhập vào nỗi tủi sầu hiện đại, nó cứ nghẹn ngào da diết suốt mọi tiếng thơ của nhà Thơ mới chân quê này.
  10. M0on1989

    M0on1989 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Dầu sao, tôi không nghĩ đây là một điển hình cho sự hoà hợp giữa hai "nguyên tố" đó ở Nguyễn Bính. Vì "Xa cách" chưa phải bài thơ hay nhất của thi sĩ.
    Núi Bò, Xuân 1991
    Tương tư
    Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
    Một người chín nhớ mười mong một người
    Gió mưa là bệnh của giời
    Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
    Hai thôn chung lại một làng,
    Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
    Ngày qua ngày lại qua ngày
    Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
    Bảo rằng cách trở đò giang
    Không sang là chẳng đường sang đã đành
    Nhưng đây cách một đầu đình
    Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?
    Tương tư thức mấy đêm rồi
    Biết cho ai, hỏi ai người biết cho?
    Bao giờ bến mới gặp đò
    Hoa khuê các **** giang hồ gặp nhau?
    Nhà em có một giàn giầu
    Nhà anh có một hàng cau liên phòng
    Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
    Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
    Hoàng Mai, 1939
    (Rút từ tập Lỡ bước sang ngang - 1940)
    Tương tư là nỗi nhớ nhau của tình yêu đôi lứa. Nhưng trong cuộc đời, tương tư lại thường là nỗi nhớ đơn phương. Người này nhớ, mà đôi khi cứ ngỡ người kia vô tình lắm, chẳng hề biết, chẳng muốn biết rằng mình đang khổ sở vì tương tư. Thực tình, nhớ là hiện thân của yêu: một tâm hồn đang nhớ là một trái tim đang yêu; một tâm hồn ngừng nhớ là dấu hiệu chắc chắn của một trái tim đã ngừng yêu. Cho nên có kẻ nào yêu mà chẳng từng tương tư. Nguyễn Bính cũng thế! Chàng trai chân quê này tương tư và đã trải đến tận cùng những cung bậc tương tư, nói khác đi, là đã bị mọi cung bậc của tương tư dày vò đến khổ sở.
    Yêu nhau, mà xa nhau, tất sẽ nảy sinh nhung nhớ. Nhớ nhung, thực chất, là khát khao được có nhau, gần nhau. Xa cách về không gian và thời gian chính là duyên cớ để tương tư. Vì thế mà trong bản chất tình cảm, tương tư là một khao khát, một nỗ lực vượt không gian và chiến thắng thời gian [3] . Không gian, thời gian vô cớ trở thành kẻ thù của những tình nhân bị xa cách. Và đây là những kẻ thù nghìn lần đáng ghét. Bởi trong nỗi tương tư, khoảng cách dù là ngắn cũng trở thành diệu vợi, nghìn trùng; một khoảnh khắc cũng thành đằng đẵng, thăm thẳm. Đôi khi chỉ tấc gang cũng thành vực thẳm. Thậm chí, với một tình nhân giàu dự cảm thì dầu chưa xảy ra xa cách, đã khắc khoải tương tư rồi:
    - Vừa thoáng tiếng còi tàu
    Lòng đã Nam đã Bắc
    - Nên cả lúc gần anh
    Mà lòng em vẫn nhớ
    (Xuân Quỳnh)
    *
    Trong bài thơ của mình, Nguyễn Bính đã nói lên nỗi tương tư nghìn đời của những lứa đôi. Ngay những lời mở đầu đã vẽ ra một nỗi tương tư chan chứa cả cảnh sắc thôn làng:
    Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
    Một người chín nhớ mười mong một người.
    Chỉ vì có một chàng trai thôn Đoài đang gửi lòng say cô gái thôn Đông mà cuối cùng đã thành thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông. Cách nói bóng gió tạo hiệu quả không ngờ là hai miền không gian đang nhớ nhau. Điều này đâu phải vô cớ. Khi người ta tương tư, cảnh vật xung quanh cũng bị cuốn vào nỗi tương tư, không gian bao quanh cũng ngập tràn nhung nhớ. Người ta có nhìn bằng con mắt khách quan nữa đâu! Cảnh vật nhuốm màu tương tư cả rồi. Câu thứ hai đặc Nguyễn Bính! ấy là giọng kể lể. Một câu thơ được viết toàn bằng số từ! Không gian tương tư thật rõ. Câu bát có xu hướng kéo dài, nó càng dài hơn bởi giọng kể lể và chất đầy những số từ thậm xưng theo lối thành ngữ. Mỗi người đứng ở một đầu câu thơ, thăm thẳm, vời vợi. Giữa họ là một khoảng không diệu vợi. Nỗi tương tư giăng mắc một nhịp cầu "chín nhớ, mười mong", khởi lên từ đầu này và chấp chới, và mơ mòng tới đầu kia. Kế đó là một sự lí giải:
    Gió mưa là bệnh của giời,
    Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
    So sánh mình với giời, ngông là thế mà thấy cũng chấp nhận được. Bởi cả hai có cùng một căn bệnh. Tôi và Giời hoá ra là hai kẻ đồng bệnh. Thế mà chưa hết đâu, cái tôi này còn toan tính hạ thấp cả giời trong so sánh đó nữa. "Gió mưa là bệnh của giời", thì bệnh đó là một thứ tật, một thói hư, giời giở chứng ra - một thứ bệnh nội sinh có sẵn! Còn "Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng" thì là căn bệnh mắc phải do "ngoại nhập". Từ ngày yêu nàng, tôi mới mắc bệnh này. Coi tương tư là một thứ "bệnh", mới kể lể được những khổ sở của cái Tôi mang bệnh. Mà bệnh này đã mắc thì... phi em vô phương cứu chữa. Trong câu thơ, thấy có cái giọng chấp nhận một thực tế, một qui luật tất yếu không cưỡng lại nổi. Cái Tôi hiện ra vừa như một tình nhân đắm đuối vừa như một nạn nhân tự nguyện rước bệnh, rước khổ sở vào thân. Có phải khi yêu, lời chân thành nào cũng hoá khôn ngoan thế chăng? Có phải thế là sự khôn ngoan... dễ thương?
    *
    Hình như tương tư thường bắt đầu bằng kể lể, giãi bày, và rồi chẳng mấy ai chịu dừng lại ở đó. Sẽ còn là trách móc, hờn giận, sẽ còn là dằn dỗi đơn phương, khát khao đòi hỏi... cũng đơn phương. Nghĩa là bệnh tương tư sẽ mỗi ngày một thêm trầm trọng. Mà "kì" nhất là, cũng một không gian ấy thôi, nhưng khi đã kể lể nỗi khổ của mình - cho mình, thì nó bỗng dài ra vô tận, trái lại, đến khi trách móc, "kể tội đối phương" thì nó lại thu hẹp đến kiệt cùng:
    Hai thôn chung lại một làng
    Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
    Mở ra, "Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông", tưởng chừng nghìn trùng cách trở. Đến đây, té ra sự cách trở đã hoàn toàn triệt tiêu: tuy hai thôn nhưng thực ra chỉ có một làng. Quái lạ thay là tâm lí tương tư! Khoảng cách có vậy mà khéo co giãn, biến hoá làm sao!
    Nhưng xem chừng, hay nhất vẫn là sự kể lể về thời gian:
    Ngày qua ngày lại qua ngày,
    Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
    Ngày trước, tả mối tương tư Kim - Kiều, Nguyễn Du cũng thấy cái nghịch lí trữ tình của thời gian :
    Sầu đong càng lắc càng đầy
    Ba thu dọn lại một ngày dài ghê
    Một ngày thôi mà ngỡ đã ba thu. Thế cũng đã quá ư... trầm trọng! Dầu sao, đó vẫn là nỗi tương tư được nói bằng giọng người trần thuật, ngoài cuộc. Còn lời thơ Nguyễn Bính vẫn nguyên sự sốt ruột, khắc khoải của người trong cuộc, y như lời lẽ của người đang ngồi bóc lịch đếm từng ngày rề rà chậm chạp trôi qua một cách vô tình, thậm chí như cố tình trêu ngươi vậy! "Ngày qua ngày lại qua ngày", câu thơ đi nhịp 3/3, chia thành hai vế, vế này là sự lặp lại của vế kia theo lối trùng điệp. Chữ "lại" chứa đựng một ngán ngẩm. Vừa hi vọng, vừa như thất vọng. Mỗi ngày mới đến nhen lên một hi vọng, để đến cuối ngày, hi vọng tàn đi thành vô vọng. Tất cả gợi được nhịp vận hành lặp đi lặp lại rời rã của những ngày đợi chờ, mong mỏi mà vô vọng vẫn hoàn vô vọng. Câu thứ hai vẽ ra một người nóng lòng chờ đợi cùng cái cây (Nhân vật trữ tình trong thơ Nguyễn Bính thường bộc bạch tâm trạng cùng với một cái cây nào đó. Đây thì chẳng rõ là cây gì. Chỉ biết nó cũng nặng trĩu tương tư! Hay đó là cây tương tư?!). Thời gian với kẻ tương tư chẳng vô hình. Nó có màu: ấy là màu vàng héo. Mỗi ngày qua để lại một dấu vết nhỡn tiền trên vòm lá. Cái cây là một nhân chứng, một cuốn lịch thiên nhiên, một tri kỉ câm lặng, một kẻ đồng nạn - nạn nhân của sự hững hờ của ai kia. Anh đợi em khi cây hãy còn xanh, đến nay cây đã vàng hết cả rồi, vậy mà... Đợi chờ làm cây héo úa, làm người héo hon! Cái cây kia là hình ảnh khác của anh! Cái cây kia chính là anh. Tả cảnh ngụ tình là thế! Phải nói chữ "nhuộm" thật đắt. Cũng viết về sự thay đổi sắc màu trên cây cỏ, khi Thuý Kiều tiễn biệt Thúc Sinh, Nguyễn Du viết:
    Người lên ngựa kẻ chia bào
    Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
    Chữ "nhuốm" rất động. Nói được sự biến đổi đang diễn ra, chưa hoàn tất. Nó cũng trực tiếp! Dường như sắc màu này vốn từ cuộc chia li ở câu trên đã hắt sang câu dưới, đã phổ vào cảnh vật nên mới "nhuốm". Nó là sự lây lan từ tinh thần con người xâm nhập vào cây cỏ. Còn chữ "nhuộm" của Nguyễn Bính gợi được thời gian. Bởi xem chừng nó tĩnh hơn. Quá trình diễn biến đã hoàn tất: lá xanh đã biến thành lá vàng rồi! Sắc thái kể lể đậm hơn. Thời gian đợi chờ của anh đằng đẵng, dằng dặc đến nỗi đủ để nhuộm một cây xanh thành hẳn thành cây lá vàng cả rồi! Lời thơ vì thế mà khổ sở, khắc khoải bội phần.

Chia sẻ trang này