1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm nhận cuộc sống

Chủ đề trong '7X - Chi hội Hà Nội' bởi dearfriend, 28/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. viahe

    viahe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2003
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Càch 'Ăy mẮy ngà?y, mẶt lĂ?n mì?nh 'ang lơ ngơ ơ? Bơ? HĂ?, cùfng cò mẶt ngươ?i 'à?n Ăng tiẮn lài â?ocĂ ơi, tĂi vư?a xuẮng tà?u, bì mòc tùi mẮt hẮt tiĂ?n. BĂy giơ? tĂi chì? cò?n cò 500 bàc, tĂi xin cĂ 2000 nưfa 'Ă? kiẮm bưfa cơmâ? Mì?nh 'ứng ngĂ?n ra nhì?n, 'Ă?y vè? nghi ngơ? vì? nhưfng cĂu chuyẶn kiĂ?u Ắy 'àf nghe 'Ă?y tai. â?oTĂi xin cĂ, tĂi cf́n rơm cf́n cò? lày cĂâ?â?. KhĂng thĂ? chìu 'ựng hơn 'ược nưfa, lùc tùi lẮy tiĂ?n 'ưa cho Ăng ta. Ngươ?i 'à?n Ăng 'ò cà?m ơn rẮi rìt, mẶt càch rẮt thực lò?ng, rĂ?i vẶi vẶi và?ng và?ng 'i khuẮt. Mì?nh 'ứng nhì?n theo, thĂ?m hy vòng rf?ng cò thĂ? lĂ?n nà?y, mì?nh gf̣p 'ược mẶt ngươ?i nòi thẶt.
    Đứa bàn 'i cù?ng bà?o â?obàn thẶt..., tớ gf̣p nhưfng chuyẶn như thẮ nhiĂ?u lf́m rĂ?iâ?. Già?i thìch cho nò hiĂ?u tài sao lài xư? sự như thẮ â?okhĂng phà?i là? khĂng biẮt, nhưng cò 'iĂ?u khĂng thĂ? chìu 'ựng 'ược khi ngươ?i ta bà?o â?otĂi cf́n rơm cf́n cò? lày cĂ...â?. tự cà?m thẮy rf?ng mì?nh khĂng cò quyĂ?n, khĂng cò tư càch và? khĂng xứng 'àng 'ược ngươ?i ta nòi thẮ với mì?nh. Tự thẮy bẮt nhĂfn lf́m. Vì? thẮ nĂn mới cho ngươ?i ta tiĂ?n 'Ă? ngươ?i ta 'i cho nhanh, 'Ă? 'ơf phà?i nghe thẮy nhưfng cĂu lày lùc van xin là?m cho con ngươ?i ta bì hè?n 'i, phà?i hà mì?nh 'Ắn như thẮ. Mà? thẶt ra thì? cùfng vư?a vf̣n là? ngươ?i ta chì? xin chư?ng Ắy và? trong tùi mì?nh cùfng cò chư?ng Ắy tiĂ?n lè?â?. Lỳ do chì? 'ơn già?n như thẮ thĂi
    Quà? thực lùc 'ò là? cà?m giàc cù?a mì?nh lùc rùt tiĂ?n ra 'ưa cho ngươ?i 'à?n Ăng 'ò. Nhưng khi 'ưa tiĂ?n rĂ?i, dù? vĂfn ỳ thức rf?ng chuyẶn nà?y nhiĂ?u phĂ?n già? hơn là? thẶt, vĂfn thĂ?m mong rf?ng cĂu chuyẶn 'ùng như nhưfng 'iĂ?u ngươ?i 'à?n Ăng Ắy nòi, 'Ă? 'ược cò mẶt cà?m giàc rf?ng mì?nh vư?a là?m mẶt viẶc thực sự xứng 'àng và? cò ỳ nghìfa, chứ khĂng chì? là? 'Ă? thò?a màfn mẶt chùt gì? 'ò cù?a bà?n thĂn mì?nh. Nhưng cuẶc 'ơ?i nà?y vĂfn thẮ, thẶt, già?, tẮt, xẮu,... vĂfn lĂfn lẶn và? khò phĂn biẶt như thẮ...
  2. Lemon

    Lemon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/11/2002
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Cuộc sống này thật giả khó lường trước được, họ tìm đủ trăm phương ngàn kế để có được đồng tiền dù nó có trong sạch hay không trong sạch đi chăng nữa.
    Tớ đã chứng kiến thấy hai bà ăn xin nói chuyện với nhau:
    Một bà hỏi bà kia:
    - Hôm nay bà kiếm được bao nhiêu
    bà kia tay vừa đếm tiền vừa nói: Cũng chẳng nhiều hơn hôm trước, khoảng có gần 100 K.
    Hichic, cả ngày mình đi làm ở cơ quan chưa chắc đã bằng ngày người ta đi kiếm tiền bằng cách ăn xin.
    Dù bạn có là ai, bạn cũng không thể quên đi được. Chỉ có hương vị chanh tươi mát, chỉ có hương vị chanh tuyệt vời
  3. dearfriend

    dearfriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    0
    Đôi mắt
    (theo lời kể của một nhân vật có thực)
    "... Mày biết không, hồi bé tao nghịch lắm, thường đi cùng bọn trẻ con trong xóm quậy phá lung tung. Thời ấy sinh ra cái trò bọn con trai thường đi trêu chọc chị em phụ nữ, điển hình nhất là làm cái hành động xxx Một hôm tao đi một mình lúc chập choạng tối, tao gặp một con bé trông khá xinh đi ngược chiều lại, tao mới xxx, thế rồi nó ngước mắt lên nhìn tao "
    Ngừng lại một chút, cười với một vẻ khó hiểu rồi kể tiếp:
    " Mày biết không, cho đến bây giờ(hắn cũng già rồi) tao vẫn không quên được đôi mắt ấy, nó không giống như người khác thường sợ hãi hay tức giận. Trong nó có một sự ngỡ ngàng dường như không tin nổi tao vừa làm cái việc ấy ... Từ hồi ấy tao thôi không làm cái trò ấy nữa"
    Love me two times
    One for tomorrow
    One just for today.
  4. viahe

    viahe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2003
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Đi phát qua?. Gặp hai cô bé tên la? Thơ va? Ngọc. La? Thơ, la? Ngọc, ma? các em pha?i nga?y nga?y đi khắp các ne?o đươ?ng Ha? Nội đê? ăn xin, đê? bán bông tăm, đê? chịu đựng cái ghe? lạnh hắt hu?i cu?a mọi ngươ?i. La? Thơ, la? Ngọc, ma? ?onha?? cu?a các em chi? la? một khoa?nh chiếu đu? đê? đặt lưng với cái giá 1000đô?ng/nga?y đêm trên sa?n ximăng chật chội â?m thấp bên bơ? sông Tô Lịch. La? Ngọc, ma? sao em lại có một vết sẹo da?i trên mặt, pha?i chăng la? vết dao?
    Gặp hai cô bé khác. 12, 13 tuô?i, xinh xắn. Nhưng hi?nh như ngươ?i ta không ai nơf khen nhưfng cô bé lang thang bán dạo la? xinh, la? đẹp, du? em rất xinh, một ve? đẹp dịu da?ng va? thu?y mị. 12, 13 tuô?i đâ?u, các em đaf biết gật đâ?u nói dối khi có ngươ?i ho?i ?ochi? mu?a he? mới đi như thế na?y thôi chứ??. 12, 13 tuô?i, các em đaf rất tha?n nhiên tra? lơ?i ?oBơ? Hô?, Ba La, Sơn Tây? khi có ngươ?i ho?i ?oThế em chi? đi bán ơ? quanh quanh chôf na?y thôi hay co?n đi nhưfng đâu nưfa?, trong khi chị co?n chă?ng biết Ba La la? ơ? đâu. 12, 13 tuô?i, ma? em đaf biết níu tay chị ?ochị ơi, đi va?o nha? đi, đư?ng đứng trước ngof nha? ngươ?i ta ...?, với một ve? sợ hafi, van na?i. Pha?i chăng điê?u em không nói hết la? ?ongươ?i ta chư?i đấy? ?" cuộc đơ?i đaf dạy em biết sef gặp pha?i nhưfng gi?, va? pha?i biết né tránh nhưfng gi?, pha?i không em?
    Lo?ng chu?ng xuống với lơ?i em nhắn nhu? ?ocác chị nhớ va?o đây chơi với bọn em?. Chợt nhớ lại một nga?y xưa đến chu?a ĐQ cufng tươ?ng không vê? nô?i với nhưfng níu kéo, hẹn ho?, va? ý nghif ngay hôm sau sef trơ? lại đê? trao cho các em nhưfng bức a?nh đaf chụp. Vậy ma? rô?i hơn 1 năm sau mới quay lại, nhi?n thấy nhau, vâfn nhận ra nhau nhưng chă?ng ai gọi ai, ho?i ai, chi? cươ?i. Bức a?nh ấy bây giơ? vâfn ơ? đâu đó trong album, với nét bút cu?a mi?nh ?oCác em đaf cho chị thấy mi?nh Ngươ?i hơn, va? ră?ng được yêu thương qua? thật la? hạnh phúc?...
    Chao ơi la? cuộc sống...
  5. thuphuong20

    thuphuong20 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    3.851
    Đã được thích:
    7
    10h sáng thứ 7
    Hôm nay là ngày thanh minh.BV liên tục nhận các ca cấp cứu tai nạn giao thông.
    Lại 1 tiếng còi xe cứu thương rú lên.Ko biết là tai nạn gì đây.Trên cáng là 1 cậu bé chừng 14t.Chân trái của em bị băng chặt,vậy mà máu vẫn chảy ra ào ạt .Chiếc túi nilon bao quanh chân em giờ đây đang trĩu xuống vì máu quá nhiều.Vội vàng đưa em qua phòng chụp X quang.Tôi rùng mình.Nửa bàn chân của em đã đứt hẳn.Nửa còn lại gần như nát bét.Chắc chắn em sẽ ko giữ đc bàn chân này nữa.Em còn nhỏ quá
    Người bố của em,gương mặt chưa hết thảng thốt ,kể lại:" Cháu sinh năm 88.Cháu đã chuyển đến 5 trường học mà vẫn ko có gì tiến triển.Cháu đang học lớp 8.Cách đây vài ngày,cháu tự ý bỏ học đi chơi.Tôi nhốt cháu ở nhà,nó bẻ khoá trốn đi chơi.Cực chẳng đã,tôi phải đưa nó đi theo đến chỗ làm để quản lí.Hôm nay là ngày đầu tiên cháu nó theo tôi đi.Nó bị tấm tôn rơi đúng vào chân.Lại bị 2 thanh sắt nghiền vào.Biết thế này tôi đã để cháu ở nhà.Con tôi liệu có còn giữ đc chân ko ....?"
    Biết trả lời thế nào cho ngwuời bố ấy đây?
    Vài người xung quanh chép miệng xì xào: Âu cũng là nhân quả cả thôi
    Là nhân quả?Nhưng em đó năm nay mới 14 t
    Có gì đâu mà khóc
    Hạnh phúc chỉ là điều bịa đặt
    Nên tình yêu là chuyện viển vông thôi.....
  6. lebinhminh

    lebinhminh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2002
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Nói về người ăn xin thì đừng quá hoài nghi về họ.
    Quê tôi có một vùng những ngày nông nhàn cả làng kéo nhau đi ăn xin (tôi còn nghe đồn là họ được chủ tịch xã cấp giấy... nữa cơ). Những đồng tiên của họ khi đưa vào trao đổi thì toàn là tiền lẻ với đơn vị thấp nhất và nhầu nhĩ một cách thảm hại như chính con người họ. Chính vì thế mà mỗi lần nhận lại tiền thừa nếu quá lẻ mọi người thường bảo nhau "tiền Hậu Lộc" đấy. Hồi đó tôi thấy không ưa bất cứ thứ gì dính dáng đến cái làng ăn xin đó cho đến năm tôi vào ĐH.
    Tôi học cùng lớp với một cô bạn là dân Hậu Lộc "chính hãng" và thật sự ngạc nhiên về sức chịu đựng gian khổ của cô bạn đó. Rồi thân quen nhau, cô kể cho tôi nghe nguồn gốc của việc ăn xin ở làng cô. Đó cũng là một cách lao động, họ chẳng có gì làm vào dịp nông nhàn, họ tản ra tứ xứ và tìm cách kiếm ăn. Không phải họ chỉ ăn xin không thôi mà họ còn làm những việc vặt để có được những đồng tiền nhầu nhĩ đó. Qua thời gian, họ thấy việc đi ăn xin cũng là cách rèn luyện sức chịu đựng mọi nỗi nhục nhằn của kiếp người khổ ải, họ muốn con cái họ sẽ hiểu được rằng họ đã phải làm những gì cho cho tương lai của chúng và thế là mỗi năm họ dắt chúng đi một lần làm... hành khất.
    Cô bạn tôi giờ đã thành đạt nhưng mỗi lần nhìn những đồng tiền lẻ nhầu nhĩ cô vẫn muốn chìa tay ra và nhận lại nó. Có lẽ những đồng tiền đó là cái nôi cho ngày hôm nay của cô... Thế nên đôi lúc nhìn những người ăn xin, chút hoài nghi len lỏi trong đầu tôi liền chấm dứt, dù sao cũng là một cách lao động nhục nhằn mà chẳng ai muốn...
    -------------------
    Trái tim này sẽ hát khúc du ca
    Phiêu bạt khắp cõi tình nơi nhân thế
    Sẽ cô đúc thành một kho chuyện kể
    Dành ru anh từ dâu bể đến bình yên

  7. dearfriend

    dearfriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay là một ngày buồn và căng thẳng, đến tối mình cảm thấy mệt mỏi, mình biết đó là cái gì, khi con mắt mệt mỏi tự nhiên cả người cũng mệt mỏi theo, chẳng cần phải lao lưc, con mắt không phải một phần của cơ thể sao? Thế là đi uống rượu.
    "Thế Hải vẫn chưa đi biển lần nào sao?" Hải cũng đến tầm gần 30 tuổi rồi, hoá ra vẫn chưa đi biển lần nào, thiên hạ cũng còn nhiều người lạc hậu. Lúc nó đi xuống, nó chào mình, "a, lâu lắm mới thấy" "ừ, ngủ à?" Lát sau đến lượt ông chủ hàng, cũng gần khoảng 40 tuổi, lúc trả tiền cho mình lại nói "gửi anh". Thế là chết ông này rồi, cái bệnh marketing đây mà, bây giờ đi vào đời kinh doanh ông mới hiểu phải nịnh người ta phải không?
    Nhưng như thế chưa hẳn đã hay,hay như thế nào còn tuỳ thuộc cuộc sống từng người, kể cả có nhiều người sống chẳng cần một mục đích gì cả, nhưng tóm lại, họ vẫn vui.
    What we got here is someone fail to communicate
    some men we just cant reach
    so we got what we have last week
    that is the way he want. So he get it
    I dont like it.
    Love me two times
    One for tomorrow
    One just for today.
  8. dearfriend

    dearfriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    0
    - Bà cho cháu xin chén nước
    - Bà không bán nước chè chén, chỉ bán nước chè tươi thôi
    - Thế thì nước gì đây hả bà?
    - Nước vối.
    ok nước vối. Một lát tôi hỏi lấy một điếu thuốc, bà chẳng buồn quay lại vẫn lúi húi trong nhà, bảo tôi tự túc lấy, tôi cũng hơi ngạc nhiên vì tuy điếu thuốc chẳng là gì nhưng những người bán hàng khác vẫn phải ngó ra đôi chút.
    Một ông thanh niên to béo đi đến, cười mãn nguyện, không nói không rằng cầm một cốc nước vối gần nửa lít uống một hơi hết. Uống xong lại bảo bà rót cho cốc nữa, rồi lại làm một hơi hết. Rồi lại một cốc nữa, lần này 2 hơi mới hết.
    - Khi nào bà chết ai bán nước vối hả bà?
    Bà trả lời thản nhiên:
    - Chết thì thôi. Chẳng ai bán nữa cả.
    Gã thanh niên cười hề hề rồi đứng dậy đi. 2 cái làn, một cái làn vẫn đầy ớt tươi, chắc đấy là tất cả số nước gã cần nạp vào người để bán hết chỗ ớt ấy. Còn bà bắt đầu làm tôi ngạc nhiên.
    Phía trong nhà tối và ẩm thấp, đồ đạc cổ và cũ kỹ, như ko thuộc về những người trẻ tuổi. Dưới gầm bàn có 3-4 phích nước, chắc bà bán cả nước sôi. Sâu trong nhà là cái bàn thờ còn mới lắm, treo ảnh một người đàn ông đẹp giai khoảng 40 tuổi, chắc là con bà mới mất. Bà có nước da trắng đẹp khoẻ mạnh, dù đã nhăn nheo, khuôn mặt bà có đường nét, và toát lên một vẻ hiền hoà, chắc hồi trẻ bà xinh lắm. Nhà mặt đường 4 mét, sâu vào trong khoảng 6 mét, với diện tích ấy bán đi rẻ cũng được 250 cây, đủ để bà mua ngôi nhà khác và sống đến 150 tuổi.
    - Bà ơi bà năm nay bao nhiêu tuổi?
    - Bà 85 rồi cháu ạ.
    - Bà bán nước ở đây được bao nhiêu năm rồi ạ?
    Bà hỏi đi hỏi lại mấy lần mới nghe ra, rồi cười:
    - Bà bán được 50 năm rồi. Lúc đầu bán nước chè tươi, nước sôi, rồi thì ai đi làm cần đun hâm cái gì bà làm tất. Hồi đầu đông khách lắm, phải xếp hàng. Nhưng từ khi có bếp dầu (có phải bà định nói bếp ga?) thì người ta không còn nhờ bà đun nấu nữa, bà chỉ bán nước vối và nước sôi thôi.
    Rồi chẳng cần hỏi bà tự trả lời:
    - Bà có một tí con trai và một tí con gái. Nhưng thằng con trai bà vừa mất, nó nằm bệnh 2 năm rồi.
    Tôi không sao nhịn được ngập ngừng hỏi bà : Thế anh ấy (hay mình phai gọi bằng chú nhỉ?) bị sao ...
    Bà bảo: Chú ấy bị ung thư phổi, uống nhiều thuốc lắm mà chẳng khỏi được(tôi vôi vàng vứt điếu thuốc trên tay) rồi chú đi như đi ngủ vậy, mồ hôi toát ra đầm đìa, rồi chú ấy thiếp đi. Con trai con gái bà đều làm nhà nước, không buôn gian bán lận gì cả.
    Đến đây bà như có giọt nước mắt, dù khuôn mặt vẫn có vẻ yên bình vốn có, mà cũng có thể không phải như vậy, vì mắt bà đã kèm nhèm sẵn. Tôi muốn nói một chuyện khác, nhung không biết nói chuyện gì. Thật may 2 mẹ con vừa ngồi hàng ăn sáng lúc trước lại đến uông nước, bà cầm cốc nước vối cho thằng bé uống cho khỏi đổ, thế là tôi có cơ hội đứng dậy.
    Có thể không phải là con bà không có trách nhiệm, mà cũng thể chỉ như tôi, cho rằng những người ấy không cần sự giúp đỡ, cái họ cần là sự thanh thản trong tâm hồn.
    Tự nhiên nghĩ muốn giúp một người thì phải giúp cho chót, còn như ta giúp họ nửa đường khuấy động sự yên bình của họ, rồi bỏ họ lại với những hoài vọng không thực hiện nổi, có phải hay đâu?
    Love me two times
    One for tomorrow
    One just for today.
  9. notatall

    notatall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    4.818
    Đã được thích:
    0
    Trên những chuyến xe buýt...
    Ngày ...
    Mình lại đi làm muộn. Xe buýt lừ đừ chạy tới. Cả bến có mỗi mình lên, đi muộn thú thật!!
    Trên xe không đông lắm nhưng chỗ ngồi thì chẳng còn chỗ nào trống cả, vài người đang đứng, nhìn quanh quất một hồi cuối cùng cũng thấy có cái ghế nhựa sau lưng bác tài đành kéo ra ngồi tạm. Bên cạnh cửa lên một cụ bà ngồi ngay ghế đầu tiên, ghế này những người đi xe buýt quen thường ưa thích vì có chỗ để chân rộng và tầm nhìn tốt. Mình đã chứng kiến mấy lần khi mọi người mới lên xe tranh nhau chỗ này, có lần có người vừa định ngồi xuống thì một người khác nhanh chân hạ mông xuống trước - cảnh tượng vừa buồn cười vừa buồn mếu. Cụ bà có lẽ nhiều tuổi hơn mẹ mình, dáng ngồi khá ung dung, vẻ mặt phúc hậu. Xe buýt chầm chậm qua các phố, vài điểm đỗ nữa trôi qua, khác với mọi người cụ không để ý đến các phố đi qua, các điểm đỗ. Dường như với người già, quang cảnh phố phường không còn là điều gì mới mẻ thu hút họ nữa. Mọi người lần lượt lên rồi xuống xe: Lên cửa trước, xuống cửa sau. Hình như câu nói của anh phụ xe ai cũng đã thuộc. Qui định của văn minh mà...
    Xe chầm chậm dừng lại một bến, vài người xuống xe đã tạp trung ra cửa sau cho nhanh. Xe dừng hẳn, chợt bà cụ đứng lên, có lẽ cụ ngại đứng lên khi xe chạy có thể bị đà xe xô ngã. Trên khuôn mặt cụ thoáng vẻ lúng túng, lưỡng lự. Thấy vậy mình nhắc cụ: "Cụ ơi, cụ đi xuống cửa phía sau". Cụ càng luống cuống hơn, có lẽ cụ ngại xe dừng lại lâu. Đúng lúc đó bác tài quay lại và nói: "Cụ cứ đi xuống qua cửa trước cũng được cụ ạ". Nghe thấy vậy, cụ mạnh dạn bước xuống cửa trước, xe tiếp tục lăn bánh, trên xe bác tài ngoảnh ra nói như thanh minh: "bà cụ già yếu rồi, ưu tiên cụ". Mình chợt mỉm cười, có lẽ bác chẳng cần nói câu đó và hay thật -trong cuộc sống có những điều ngoại lệ thật tuyệt vời!!
    Mình xuống xe bến cuối và vội vã chuyển xe khác để đến chỗ làm. Lần này may mắn còn vài ghế chưa có chủ. Kiếm một ghế an toạ xong thì một chị nên sau mang theo mấy bọc, có lẽ là vải mua về để làm hàng may. Chị mỉm cười xin phép mọi người và cẩn thận nhét mấy bọc đó vào gầm ghế và ngồi xuống ghế trống phía trước mình. Nhìn cách ăn mặc có lẽ chị làm hàng may, chị có vẻ hiền và ở chị không có cái vẻ của con buôn chuyên nghiệp. Xe chạy, phụ xe bắt đầu thu tiền vé lần lượt, từng người. Chị đưa ra 2.500đ như mọi người, người phụ xe dừng lại nhìn chị và hỏi:
    - Đi đâu?
    - Em đi Sóc Sơn. Chị đáp
    - Xe này không đi Sóc Sơn. Bến sau xuống nhé.
    Nói xong anh phụ tiếp tục đi thu vé mọi người. Mình hơi ngạc nhiên: Xe này có đi Sóc Sơn đấy chứ??
    Lát sau, anh phụ quay lại chỗ chị:
    - Mới đi xe buýt lần đầu hả?
    - Vâng - Chị đáp và cười đưa tiền mua vé. Không hiểu từ lúc nào chị đã đổi sang cẩm tờ 10.000đ
    - Phải có ý thức chứ - Anh phụ xe đáp và cầm tiền xé 1 vé cho chị sau đó trả lại 3.000đ
    Vẫn để ý đến chị, nên mình mới chợt vỡ lẽ. Mình hỏi:
    - Chắc chị mang hàng vải phải không?
    - Em đi lấy ít hàng ở chợ Đồng Xuân về ấy mà.
    Mình cười:
    - Đi buôn mà chị hiền quá.
    - Hiểu ý, hiểu ý mà anh. Hàng trả cho hàng thôi anh ạ, nhưng mà công nhận là "bẩn" quá.
    Thấy được thông cảm, chị cười và nháy mắt.
    Ừ, mình lại chợt mỉm cười đọc trên thành xe: "Không mang hàng hoá cống kềnh lên xe". Không biết có phải lại vừa có một ngoại lệ không, một ngoại lệ được giải bằng "hiểu ý". Mỉm cười một mình mà chợt thấy cay cay con mắt.
    Cuộc sống có lắm qui tắc thật kỳ lạ làm sao!!!???
  10. Vocanol

    Vocanol Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2001
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    1
    Giao thừa!.... ăn mặc thật đẹp đi chơi cùng thằng bạn. Hai thằng có một buổi tối thật vui vẻ cùng nhau nói về tương lai về những điều sắp làm về một niềm tin vào hạnh phúc. Bất chợt thằng bạn dừng xe lại "Chờ tao một lát...!?". Nó tiến đến một góc phố tối gần cầu chương dương. Mình nhìn theo, ánh mắt ngơ ngác không hiểu được điều gì và mình bất chợt thấy một bà cụ đang nằm co quắt bên vỉa hè. Thằng bạn mình rút ví ra và mừng tuổi cụ bằng món tiền mừng tuổi đầu tiên của cha mẹ nó. Nó cầm bằng hai tay và nói rất lễ phép"Cháu chúc bà năm nay luôn mạnh khoẻ và có nhiều may mắn hơn năm ngoái. Mừng tuổi bà"...
    Mình bất chợt thấy rùng mình không hiểu có phải là vì lạnh hay vì ngưỡng mộ nó nữa....
    Nightingale

Chia sẻ trang này