1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm nhận đêm nhạc 6/7 " Hát cho nhau nghe "

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi let_it_be1911, 07/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. starhacker

    starhacker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    692
    Đã được thích:
    0
    Hic hic, mọi người nói chuyện nghe phê vật, số mình vô duyên không được dự buổi họp mặt độc đáo này. Thôi lần sau đành làm chân lon ton theo anh Hiển vậy hị hị, em hông bít hát cũng hông bít đàn chỉ di nghe anh Pimpim hát thôi

    Mess with the best, die like the rest

  2. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Đúng là chỉ cần một lần ấn tượng mà cả nhà đã vui thế này rồi, thích nhỉ ?
    home thì đi chơi với songbird21.
    Cháu cũng vừa qua hàng net của bác netinventor ngồi chơi cả tiếng đồng hồ.
    Nhạc Tranh càng thêm nổi tiếng....
    mail list dài ơi là dài, cứ online là phải chat..hic...

    Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
    Dù hôm nay tôi chưa nhìn Hà Nội
    Dù hôm nay em chưa đến Qui Nhơn
    Nhưng sao lòng tôi vẫn chưa mất niềm tin.
  3. Nguoinuocngoai

    Nguoinuocngoai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    577
    Đã được thích:
    0
    Rôm rả quá!!!
    Như thế này mà bắt mọi người 1 tháng mới được gặp nhau tụ tập 1 lần thì cũng hơi buồn nhỉ, nhưng mà không sao, có những người offline riêng cơ mà, đúng không nhỉ ?.... Một tháng một lần, nếu em Nguyet-ca bận rộn quá không liên hệ được nhiều chuyện, cứ msg cho nguoinuocngoai, gì chứ khâu tổ chức thì OK đi, chắc sẽ không để mọi người thất vọng đâu.
    Thứ 2, họp buổi chiều ý, có thể coi là một buổi offline bất thường không nhỉ? Nghe mà vui quá...
    -----------------------------------
    Tình hình chiến sự thế giới dạo này thế nào rồi nhỉ?
  4. luunguyen

    luunguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Chào Nguyệt - Ca và các bạn !
    Mình rất mê Nhạc Trịnh và rất mong đuợc gia nhập hội với các bạn, chỉ có điều mình ở xa quá, không có điều kiện để họp mặt cùng mọi nguời. Nhân đây mình gởi đến các bạn bài cảm nhận của mình về Nhạc Trịnh và hơn hết đây là bài viết mình muốn gởi đến nguời tri âm : Nguyệt Ca.
    Tù nhỏ, tôi vốn rất thích nghe nhạc. Còn nhớ, khi ấy ba tôi dành dụm nhũng đồng tiền luơng ít ỏi của mình để mua một cái máy đã cũ kĩ nhằm giúp cậu con trai thoã mãn sở thích nghe nhạc. Lúc vui tôi thuờng nghe Boney M, những tiết tấu sôi động của nhóm nhạc này khiến tâm hồn tôi vui . Nhưng điều mà khiến tôi thanh thản và có một cái nhìn sâu sắc về cuộc sống chính là nhũng bài hát của Trịnh Công Sơn. Nhũng ca khúc như : Gia tài của mẹ, Nguời con gái Việt Nam da vàng, Hát trên nhũng xác nguời, Huế- Sài Gòn - Hà Nội...hun đúc cho tôi tình yêu quê huơng, đất nuớc. Khi tôi chập chũng bước vào đời và tình yêu đến với tôi cũng lầ lúc những ca khúc: Tình xa, Tình sầu, Biển nhớ, Diễm xưa...đã định hướng cho tôi hiểu thế nào là một tình yêu đẹp. Những ca từ: Người ngỡ đã quên đi, như lòng cố lạnh lùng , người ngỡ đã xa xăm bỗng về quá thênh thang, ôi áo xưa ***g lộng đã xô dạt trời chiều...mãi còn in sâu vào tiềm thức của tôi cho đến bây giờ và mãi về sau.Khi vào Đại Học ở Sài Gòn, tôi may mắn được gặp người nhạc sỹ tài hoa : Trịnh Công Sơn. Đó là một người đàn ông gầy gò, thoạt nhìn ta cứ ngỡ với vóc dáng ấy thật khó tin rằng ông có một khả năng lao động ghê gớm. Dường như : âm nhạc vốn đã nằm sâu trong từng thớ thịt, từng giọt máu , hơi thở của ông, thế cho nên mỗi lời Trịnh nói ra điều hàm chứa tính triết lý sâu sắc và cái hồn âm nhạc đã ẩn chứa vào đó. Trong giảng đường, tôi may mắn được học bộ môn Mỹ Học do người bạn thân của Trịnh Công Sơn giảng dạy , đó là giáo sư : Hoàng Thiệu Khang , rất tiếc người thầy mà sinh viên chúng tôi rất mực yêu mến này đã sớm ra đi mãi mãi, trong bài giảng của thầy, thầy rất thường sử dụng Nhạc Trịnh để minh hoạ, và minh hoạ rất hay, lôi cuốn. Ra trường , tôi vào đời với một mớ kiến thức học được , nhưng tôi đã sớm bị thực tế cuộc sống quật ngã, và lúc đó ca từ của Trịnh : Đừng tuyệt vọng tôi ơi, đừng tuyệt vọng... đã kéo tôi trở lại với cuộc sống. Nói cách khác cuộc sống của tôi từ lúc sinh ra cho đến giờ có sự góp sức rất lớn của nhac Trịnh...
    5
  5. luunguyen

    luunguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    TP Qui Nhơn, nơi mình đang sinh sống và công tác là nơi Trịnh đã từng đến và đó cũng là nơi bắt nguồn cảm hứng cho Trịnh viết bài : Biển Nhớ. Tại quán Cà Phê Thu Vàng, đường Trần Cao Vân vẫn còn lưu lại bút tích của Trịnh khi ông đến đây thăm bạn bè. Nếu bạn nào có dịp đến Qui Nhơn, tôi sẽ mời đến đó một lần cho biết. Bạn đã bao giờ nghe nhạc Trịnh vào lúc 4 giờ sáng chưa ? Khi vừa tỉnh dậy sau giấc ngủ vùi, bạn sẽ thực sự thẩm thấu hết cái hồn trong từng ca từ của nhạc Trịnh, các bạn hãy thử đi, rồi xem là tôi nói đúng hay sai. Lẽ đương nhiên , mỗi người có một cách thưởng thức nhạc riêng, nhưng với tôi thì đó là khoảng thời gian mà tôi thích nghe nhạc Trịnh nhất. Thú vui thứ 2 là được ngồi thu lu trên gác trọ vào những buổi chiều mưa để tận hưởng sự ngọt ngào của : Tình yêu như trái phá con tim mù loà, một mai thức dậy chợt buồn như lá cây...( Tình Sầu), chiều nay còn mưa sao em không lại, nhỡ mai trong cơn đau vùi làm sao có nhau, hằn lên nỗi đau...(Diễm xưa). Bạn nào đã được xem phim " Tội lỗi cuối cùng" chưa ? Nếu bạn đã xem phim đó thì khi ca từ " Đi về đâu hỡi em, khi trong lòng không chút nắng, giấc mơ đời xa vắng..." của ca khúc " Đời gọi em biết bao lần" cất lên lúc nhân vật "Hiền Cá Sấu" bước những bước loạng choạng trong rừng cao su thật không thể chê vào đâu được và đó là lúc ta cảm nhận hết cái hay của ca khúc này . Tôi nhớ không nhầm thì ca khúc " Đời gọi em biết bao lần" được bầu chọn là ca khúc nhạc phim hay nhất đấy , đúng không các bạn ?.
    Được tasti sửa chữa / chuyển vào 04:02 ngày 17/07/2002
  6. luunguyen

    luunguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Lys !
    Mình rất vui khi bạn đã gởi mail cho mình. Nếu như box có nhiều người như bạn thì mình tin chắc rằng box nhac Trịnh sẽ ngày càng lớn mạnh và thực sự trở thành nơi lý tưởng dành cho tất cả những ai yêu thích nhac Trịnh. Bạn có thể làm những điều mà bạn thấy cần thiết ! Mình hứa sẽ tiếp tục viết bài gởi lên box để chúng ta cùng chia sẻ nỗi niềm với nhau, bằng tất cả tấm lòng của người yêu thích nhạc Trịnh.
    5
  7. luunguyen

    luunguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn !
    Mình rất vui khi box của chúng ta đã vui vẻ đuề huề. Home à ! Đúng là sống trong đời sống cần có một tấm lòng...! Anh mong chú cũng như mọi người trong box luôn vui vẻ, hạnh phúc , những ai còn đi học thì sẽ học giỏi hơn và nhất là có một mùa hè thú vị.
    .
    5
    Được Nguyet-ca sửa chữa / chuyển vào 12:34 ngày 17/07/2002
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    hiiiiii, home thật là sung sướng khi mà luunguyen tha thứ cho home!!có lẽ bài viết của luunguyen cũng được NC sửa tí chút đi!!Nhưng cốt là ở tấm lòng!!Không sao đâu!! home đã cảm thấy ân hận lắm rùi, hi vong rằng em và anh sẽ là bạn tốt của nhau, và cùng nhau xayy dựng box trịnh ngày càng vững mạnh hơn!!
    Một buổi sáng mùa xuân
    Một đứa bé yên nằm
    Bờ môi dường thầm hỏi
    Có thiên đàng hay không??
    Luôn khóc thương cho những số phận!!
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Để tạ lỗi với bác luunguyen, em xin post 1 bài viết của tác giả Nguyễn thanh ty bên dactrung, về cuộc đời của trịnh ở Qui NHơn, quê hương bác

    Về một quãng đời của Trịnh Công Sơn (Quy Nhơn 1962-1964)


    nhạc sĩ: tcs

    Nguyễn Thanh Ty
    Hai năm tại trường Sư phạm Quy Nhơn 1962-1964
    Tôi học chung một khóa Sư phạm với Trịnh Công Sơn, khóa I, ngày 22- 4-1962 khóa đầu tiên mở ra ở Quy Nhơn. Tên gọi là khóa Thường Xuyên 2 năm. Tiêu chuẩn thi vào ít nhất phải cóTú Tài Ị Tuy nhiên, khóa ấy đa số thí sinh đều đã có TúTài II, một số đã có một hoặc hai chứng chỉ Đại học. Trong số 300 giáo sinh được chấm đậu đa phần đều là người Huế, chiếm khoảng 60 phần trăm, 40 phần trăm còn lại rải rác các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Nha Trang lên tận các tỉnh cao nguyên như Đà Lạt, Lâm Đồng, Pleiku, KonTum...
    Đa số chúng tôi lúc ấy đều là con nhà nghèo, hoặc học hành dở dang hoặc không đủ khả năng tài chánh vào Sàigòn hoặc ra Huế để vào Đại học. Cho nên cố thi vào Sư phạm để chắc chắn trong hai năm sẽ có công ăn việc làm nuôi bản thân và giúp gia đình. Nhắc lại ở đây, lúc ấy, Bộ Giáo Dục và Bộ Y Tế rất thiếu nhân viên. Khóa nào vừa đào tạo xong là được bổ nhiệm liền, lương lại tương đối cao. Trong khi những ngành khác như Công chánh,Nông Lâm Súc tốt nghiệp ra trường, nằm nhà nhiều năm vẫn chưa được tuyển dụng.
    Trịnh công Sơn theo ban Pháp văn, tôi theo ban Anh văn. Những ngày mưa gió ủ ê,không đi ra ngoài được vì đất nhão, chúng tôi nằm khoèo ở nhà, Sơn kể cho tôi nghe về cuộc đời Sơn, nhiều chuyện vui buồn lẫn lộn. Chuyện gia đình Sơn là một trong những chuyện buồn. Cha mất sớm, gia đình khánh kiệt, má Sơn phải chật vật lắm mới nuôi nổi bầy con. Sơn phải bỏ học, về lại Huế, phụ giúp mẹ. Sư phạm Quy Nhơn là con đường ngắn nhất có thể giúp Sơn đạt được ý nguyện này. Đơn giản vậy thôi!
    Hiệu trưởng trường là thầy Đinh thành Chương. Trường Sư Phạm và trường Kỹ Thuật Quy Nhơn được ngân sách Mỹ tài trợ xây cất rất qui mô và tân kỳ, tọa lạc tại Khu Sáu, sát bờ biển, khoảng giữa đường từ phố Quy Nhơn đến Ghềnh Ráng, nơi thi sĩ Hàn Mặc Tử an nghỉ ngàn thu. Đến một chút nữa là Quy Hòa, Trại Cùi, ở đó có nhiều bà Xơ tận tụy một đời chăm sóc cho bệnh nhân mắc phải chứng nan y, bệnh phong cùi. Lúc bấy giờ, thành phố Quy Nhơn hãy còn tiêu điều, xơ xác. Ngay con đường chính Gia Long chạy từ Núi Một (ga xe lửa ) đến bến Cảng hãy còn nhiều ngôi nhà đổ nát, vôi vữa hoang tàn trong chiến tranh chưa có ai dọn dẹp. Đường Lê Lợi chạy từ trung tâm phố thẳng ra biển còn rất nhiều nhà tranh, vách lá. Gợi lại một vài cảnh cũ để cho thấy chính phủ lúc ấy có dụng ý khi cho xây hai ngôi trường đại qui mô, đem về đây hơn một ngàn giáo sinh và học sinh kỹ thuật mỗi năm là để vực dậy nền kinh tế ở đây.
    Để giới thiệu và quảng bá rộng rãi cho nhiều nơi biết tiếng về trường Sư Phạm, Ban Giám Đốc trường cho thành lập Ban văn nghệ, sẽ trình diễn một chương trình độc đáo chưa từng có ở Quy Nhơn từ trước đến giờ. Trịnh Công Sơn được bầu làm trưởng ban chịu trách nhiệm tổng quát, Thanh Hải phó ban thứ nhất chịu trách nhiệm về nhạc, Võ văn Phòng phó ban thứ hai chịu trách nhiệm một vở kịch thơ nhan đề ??oTiếng cười Bao Tự???. Tôi được chọn phụ trách phần thổi sáo đệm thơ trong suốt vở kịch dài hơn 45 phút. Trong dịp này tôi mới biết và quen Trịnh Công Sơn. Buổi trình diễn được dự trù đúng vào ngày Song Thất năm đó (7/7/1962) chứ không phải đợi đến ngày mãn khóa như Đinh Cường nói.
    Trong thời gian này,Trịnh Công Sơn sáng tác trường ca ??o Tiếng hát Dã Tràng??? hay gọi ngắn hơn là ??oDã Tràng ca??? làm tiết mục mở màn mà cũng là tiết mục đặc sắc nhất, công phu nhất. Nhạc trưởng Trịnh Công Sơn với ban hợp xướng do anh tuyển chọn gần 50 người, khổ công trong ba tháng trời tập luyện đã thành công tuyệt vời trước sự ngac nhiên đầy thích thú của quan khách và khán giả. Tôi không ở trong ban hợp xướng đó nên không thuộc bài này chỉ nhớ lõm bõm câu được, câu mất xin ghi ra đây:
    Tiếng Hát Dã Tràng
    Dã tràng...Dã tràng... Dã tràng...
    Dã tràng xe cát biển Đông, Dã tràng xe cát hoài công.
    Trùng dương ơi...Trùng dương ơi vỗ sóng vào bờ ...
    ...Thôi còn gì nữa đâu, còn gì nữa đâu...Đời lên cơn đau...
    Xuân , Hạ, Thu, Đông bốn mùa làm rét mướt...
    Tôi gọi tên tôi giữa nước non ngàn...
    Cũng trong thời gian học Sư phạm, anh còn sáng tác những nhạc phẩm khác như Biển nhớ, Nhìn những mùa thu đi, Nắng Thủy tinh và một số nhạc thiếu nhi cho chúng tôi sử dụng đi thực tập, dạy các em nhỏ. Những bản nhạc ngắn, dễ hát, dễ nhớ như Ông Tiên vui, Ông mặt trời. Tôi xin ghi lại một bài tượng trưng:
    Ông Tiên vui.
    Ông Tiên vui,ông có cái râu dài.
    Đêm ông về nằm yên trên đỉnh mây.
    Hôm em lên Ông chợt đi đâu vắng!
    Lúc em về,em buồn đến ngẩn ngơ.
    Ông Tiên vui Ông có cái căn nhà,
    trên ngọn đồi hằng đêm Ông ghé qua.
    Hôm em lên Ông chợt đi đâu vắng!
    Lúc em về em buồn đến ngẩn ngơ.
    Xin nhắc lại ở đây, Quy nhơn lúc ấy còn nghèo lắm. Cả thành phố có mỗi một quán kem duy nhất, vừa bán kem, vừa bán cà phê thuốc lá, bia, trà. Đó là quán Phi Điệp, nằm trên đường Phan Bội Châu, đối diện với hội trường Quy Nhơn, nơi đã trình diễn văn nghệ. Mỗi buổi chiều hoặc tối, anh chị em nào có tiền thì vào quán kêu một bình trà ngồi với nhau nhâm nhi nghe nhạc. Khá một chút nữa thì kêu chai bia với một tô bò viên gân, ngầu pín của ông ba tàu đậu cái xe phở trước cửa quán. Thế là sang lắm rồi. Còn những anh chị nào ??obô xu??? thì ra biển ngồi ngắm trăng suông. Biển Quy Nhơn là biển bùn nên cát ở đó màu vàng xỉn trông dơ dáy,không trắng như biển Nha Trang. Dọc theo bãi biển là một hàng dương, chạy dài đến bệnh viện Nguyễn Huệ là xóm chài. Tuyệt nhiên không có một lều quán hay kiosque nào bán cà phê, bia rượu gì cả. Trịnh Công Sơn và Tôn Nữ Bích Khê có hẹn hò ra đó với ông Đinh Cường thì cũng chỉ để ngắm trăng vàng vỡ vụn trên sóng biển mà thôi.
    Một buổi sáng mùa xuân
    Một đứa bé yên nằm
    Bờ môi dường thầm hỏi
    Có thiên đàng hay không??
    Luôn khóc thương cho những số phận!!
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Đang còn dài nữa, nhưng post thế thôi!!
    Một buổi sáng mùa xuân
    Một đứa bé yên nằm
    Bờ môi dường thầm hỏi
    Có thiên đàng hay không??
    Luôn khóc thương cho những số phận!!

Chia sẻ trang này