1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm nhận Nhật Bản!

Chủ đề trong 'Thanh Hoá' bởi samuraivn, 16/10/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. samuraivn

    samuraivn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Cảm nhận Nhật Bản!

    Chào các Bạn,
    Trong số chúng ta ai cũng đã được nghe nói không ít thì nhiều về Nhật Bản - Đất nước mặt trời mọc - Một nước có nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Vậy người Nhật sống và làm việc ra sao? Đất nước Nhật có những đặc trưng gì? Nền văn hoá của Nhật Bản như thế nào?
    Để trả lời những câu trả lời đó tôi xin mạn phép các MOD để mở topic Cảm nhận Nhật Bản này để có thể đem đến cho các bạn những thông tin về đất nước và con người Nhật Bản. Xin được sự ủng hộ của các bạn và cũng xin nhận được những bài viết về cảm nhận của những người đã từng đặt chân đến Nhật Bản cũng như những kinh nghiệm khác như: làm thế nào để được đi Du học, sống, học tập và làm việc ở nước ngoài như thế nào,...

    Để mở đầu các bài viết cho topic này, tôi xin tặng các bạn những cảm nhận đầu tiên của tôi khi vừa đặt chân đến Nhật Bản sau đây:

    Tại sao tôi chọn đi Nhật!
    Nhật Bản là một nước ở khu vực châu Á nhưng lại có nền kinh tế phát triển thứ nhì thế giới, một nước đã ký hiệp ước không tham gia chiến tranh. Vậy thì cuộc sống của người Nhật như thế nào? Những suy nghĩ đó làm cho tôi có quyết định là sẽ quyết tâm đi du học tại Nhật. Mặc dù đã nghe kể là học tại Nhật thì vất vả hơn nhiều so với ở các nước khác, nào là học tiếng Nhật rất khó, nào là học ở Nhật phải miệt mài chăm chỉ, vân vân và vân vân. Nhưng càng nghe những điều đó thì trí tò mò của tôi đối với đất nước Nhật lại càng tăng lên. Do vậy mặc dù học bổng của tôi có quyền chọn đi học ở bất cứ các nước phát triển nào trên thế giới nhưng tôi vẫn quyết tâm đăng ký đi học tại Nhật để xem là tại sao cũng là một nước Châu Á mà con người Nhật lại làm được điều thần kỳ như vậy.

    Chuyến bay tới Nhật!
    Tôi đi vào giữa tháng 12 dương lịch, khi đó thời tiết của Hà Nội đã vào đông nhưng trời vẫn nắng ấm, ban ngày vẫn có thể mặc áo phông đi ra đường được. Chiều hôm đó trước khi ra sân bay, tranh thủ vào quán Internet đọc mail của Giáo sư hướng dẫn: "thời tiết ở bên này bắt đầu lạnh, bạn nên chuẩn bị quần áo ấm". Thế là biết thời tiết ở Nhật đã lạnh rồi, và sau khi xem dự báo thời tiết thấy Osaka 3-5 độ. Vậy là phải mặc áo ấm rồi đây! Ngày hôm trước đã đi cùng với mọi người mua quần áo ấm rồi, thế là hôm đó chỉ việc bỏ ra mà mặc thôi, nhưng mà thời tiết Hà Nội vẫn còn nóng, ai lại đi mặc áo ấm trời này. Nhưng mà hành lý lại nặng quá, thế là cuối cùng để không phải bỏ bớt hành lý lại thì tôi quyết định mặc thêm quần áo vào người, ngược lại với các thanh niên nhẹ ký đi khám nghĩa vụ quân sự thì thủ thêm 1-2 hòn đá trong túi để cho đủ cân thì đằng này tôi lại mặc tất cả quần áo có thể để cho nhẹ bớt hành lý. Mặc được càng nhiều càng tốt. Khi xuống sân bay Tân Sơn Nhất để chuyển máy bay thì được thông báo là nhiệt độ tại Thành phố HCM rất nóng, nhiệt độ là 25 - 27 độ, thế là chết rồi, nhìn quanh ai cũng mặc áo sơ mi còn mình thì một đống quần áo ấm trong người. Tôi đã thấy nhiều người nhìn mình với con mắt khang khác và điều đó càng rõ ràng hơn khi có một em tiếp viên hàng không xinh đẹp tiến đến để thông báo một lần nữa về thời tiết Sài Gòn. (Em chắc thương hại mình quá đây mà, chắc sợ mình ngất xỉu chăng?) Ai mà chẳng biết là Sài Gòn không có mùa đông, nhưng khổ một nỗi không còn tay nào để cầm áo ấm cả thì cởi ra làm sao được. Bên mình tôi là 2 túi hành lý nặng, lại một quyển sách truyện dày trước khi ra sân bay được một cậu bạn tặng để sang đọc cho đỡ quên tiếng Việt (Hihi, tâm lý quá nhưng mà chẳng thương cái thân thằng bạn này tý nào cả). Rồi mọi việc đều diễn ra bình thường, chỉ mỗi tội cảm thấy nóng thôi (có thể nhiệt độ cơ thể lên đến 40 độ chứ chẳng chơi). Khi đã bay lên trời rồi thì được thông báo máy bay sẽ hạ cánh sau khoảng 4 tiếng 30 phút nữa và thời tiết ở Nhật đang rất lạnh. Lạy chúa, thế là người cũng hiểu được tình cảnh của con lúc đó. Vậy là yên tâm làm một giấc ngủ và không còn lo lắng gì nữa.

    Đất nước mặtc trời mọc!
    Ở VN có lẽ chúng ta ai cũng nghe nói Nhật Bản là đất nước mặt trời mọc, tại sao lại vậy nhỉ? Mặc dù cũng đã tìm hiểu qua sách báo nhưng tôi vẫn rất tò mò về cái định nghĩ đó. Tại sao những nước khác ở múi giờ sớm hơn như England thì lại không được gọi như vậy. Và đây, những thắc mắc của tôi đã được giải đáp ngay sau khi ra khỏi sân bay Quốc tế Kansai.
    Như đã nói ở trên, bây giờ tôi không còn sợ cái lạnh nữa. Sau khi làm thủ tục nhập cảnh xong (tôi bị giữ lại mất 1 tiếng rưỡu tại phòng Hải quan của sân bay, đó lại là một kinh nghiệm nhớ đời nữa. Khi nào có dịp tôi sẽ kể cho các bạn nghe sau) tôi được Giáo sư đưa về trường. Và đây, cái cảm nhận của tôi về đất nước mặt trời mọc đây. Các bạn có biết thế nào không? Đó là nắng, nắng chói chang, mặc dù lúc đó mới là 7h30 (giờ Nhật). Nhưng mặc dù nắng như vậy nhưng nhiệt độ vẫn là 4 độ. Các bạn cũng không lạ là ở Việt Nam cũng có hôm trời nắng vào mùa đông, đúng không? Nhưng ở đây trong suốt mùa đông hầu như ngày nào cũng thấy mặt trời, có hôm đêm rất lạnh, sáng ra tuyết rơi phủ trắng đường thế mà ban ngày mặt trời vẫn hiển hiện như chưa bao giờ bị che khuất. Đó, đất nước mặt trời mọc là như vậy đó. Và bây giờ đây, thời tiết ở Nhật đang là mùa thu, hơi lạnh một chút nhưng hầu như không ngày nào tôi không thấy mặt trời. Thật tuyệt vời phải không các bạn!!

    Tạm thế đã nhé, chúc các bạn có những giờ phút vui vẻ. Xin tạm biệt và xin hẹn gặp lại. Bye bye.

    HP


    Được samuraivn sửa chữa / chuyển vào 16:38 ngày 17/10/2003
  2. ehhh

    ehhh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/04/2003
    Bài viết:
    496
    Đã được thích:
    1
    Lâu lắm mới thấy cái topic dài dài mai phải đọc mới được! bây giờ đói roài đi ăn cái đã!
  3. samuraivn

    samuraivn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn
    Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về cuộc sống của người Nhật ngoài công việc nhé. Bài viết này nói lên một trong những cách giải trí của người Nhật. Tuy nhiên nhân vật tôi trong truyện này là tác giả của bài viết mà tôi lại không phải là tác giả của bài viết đó đâu. (giải thích một tý nếu không có người hiểu nhầm thì chết tôi).
    --------------------------------------------------------------------------------------
    Tôi đi "bia ôm" ở Nhật Bản
    Nếu bạn có dịp ghé qua các thành phố của Nhật Bản vào ban đêm, những cô gái trẻ váy ngắn ?otối đa? sẽ giúi vào bạn các tờ rơi in hình các thiếu nữ có thân hình rực lửa, khêu gợi với dòng quảng cáo thật hấp dẫn ?oChỉ cần 3000 yên (Khoảng 420 ngàn đồng VN), quý khách sẽ được các cô gái trẻ đẹp chỉ khoảng 20 tuổi phục vụ nhiệt tình trong vòng 30-40 phút, bao gồm cả đồ uống tự do trong thời gian đó?. Những cô gái mặt bự son phấn đến từ Philíppin, Thái Lan...còn nhao ra cả ngoài đường níu kéo khách. Với các quý ông đã chuếnh choáng hơi men, thì đây là điểm mà khó có thể không dừng chân...
    Một ngày đầu thu năm 2003, Takano, anh bạn người Nhật tại thành phố Kobe, một tỉnh miền trung nước Nhật, hớn hở gọi cho tôi: ?oHôm nay tớ rỗi rồi, có đi ?obia ôm? cùng tớ không??. Chả là Takano cũng biết bập bẹ vài câu tiếng Việt. Thấy tôi ngần ngừ, Takano khích lệ: ?oTớ biết một điểm tuyệt vời lắm, toàn các em trẻ đẹp thôi, và lại cứ đi cho biết để xem có khác so với ở Việt Nam không?, nên đi sớm nhé, vì càng khuya thì giá tiền càng cao lên đấy?.
    Len lỏi qua các dãy phố nườm nượp khách đi lại, với những bộ mặt đỏ tía, phừng phừng hơi men của các quý ông đã qua các chầu nhậu. Hàng dãy dài các cô gái với đủ các kiểu trang phục ngắn hết cỡ, cầm hàng đống các tờ rơi mời chào. Takano kéo tay tôi: ?ođi thôi, tớ đã biết chỗ rồi?. Vừa đi vừa chạy, nhưng các cô vẫn kịp giúi vào tay, vào túi áo tôi hàng chục tờ quảng cáo đủ các loại: nào là ***-show (trình diễn khoả thân) do các cô gái dưới 20 và cả học sinh cấp III trình diễn, mát xa của Hàn Quốc, của Philíppin...nào là uống rượu với các người đẹp châu Âu, Mỹ, và Nam Mỹ....
    Sau khi chen vào một ngõ nhỏ, chúng tôi dừng chân trước một tấm bảng hiệu loè loẹt ghi rõ: từ 7:30-9:00 là 3000 yên/người, từ 9:00-12:00 là 4000 yên, từ 12:00-2:00 là 5000 yên (1 yên bằng khoảng 130 đồng VN) trong thời gian là 30 phút. Bốn gã thanh niên lực lưỡng trấn giữ ngay ở cửa ra vào. Thấy chúng tôi, cả bốn gã lon ton chạy đến: ?oQuý khách có vào không? Các em trẻ đẹp đang đợi đấy!?. Takano vẻ thành thạo: ?o Em Mikiko có ở đó không?? ?oDạ, có đấy ạ, quý khách cứ việc gọi em nó ra nhé...?.
    Vừa bước vào bên trong, hai thanh niên đã xun xoe chạy đến đưa hai chúng tôi một chiếc bàn đã được đánh số. Bên trong là một khu không gian mờ mịt khói thuốc và các ánh đèn mờ đủ loại, nhấp nháy liên hồi. Các dãy bàn ghế được xếp thành hàng, khi ngồi thụp xuống thì không thấy rõ nhau, nhưng khi ngồi cao lên thì vẫn thấy rõ cảnh tượng xung quanh. Tôi liếc nhìn sang bên cạnh: Một ông già đỉnh đầu hói bóng đang gục mặo vào ngực của một cô gái trẻ. Ở ghế bên phải thì cũng vậy, chiếc áo đang mặc trên người của cô gái đã như rơi hẳn xuống, và nàng đang ngồi chồm chỗm trên lòng của tay thanh niên, xả khói thuốc và lắc lư theo điệu nhạc. Chợt có tiếng ?oxin lỗi, xin quý khách vui lòng trả 4000 yên, quý khách có nhu cầu gọi tên em nào không ạ?? Tôi trả lời: ?oxin cho một bia, và em nào thì cũng được?.
    Chỉ khoảng 1 phút sau, hai em vận đồ đồng phục học sinh cấp III cười toét miệng chạy đến sà vào:?Xin lỗi các anh nhé, các anh có mệt không? Uống bia nhé, úi trời ôi, mồ hôi các anh đầm đìa thế này, để em lau mặt cho?. Tôi nghĩ thầm ?ođúng là dân xứ Phù Tang trong lĩnh vực gì cũng coi khách hàng như thượng đế thật?. Tôi hỏi cô gái bên phía tôi có uống gì không? Cô nhoẻn miệng cười: ?oem không uống đâu vì còn phải chạy đi chạy lại nhiều, anh cứ uống tự nhiên đi?. Cô hỏi:?Bộ anh mới vào đây lần đầu hả, thấy lóng ngóng quá, và cũng chưa thấy mặt anh bao giờ?. Tôi ngượng ngiụ trả lời: ?oTôi là người nước ngoài và đây là lần đầu tiên vào đây?. Cô véo tai tôi:?Cái anh này chỉ nói điêu là người nước ngoài, ở đây thì toàn người Nhật thôi, mà anh chẳng có vẻ gì là người nước ngoài cả đâu?. Tôi trả lời: ?oTôi là người nước ngoài thật đấy, anh bạn rủ tôi vào đây thôi, tiếng Nhật của tôi nếu nghe kĩ thì phát âm vẫn còn sai nhiều?. Cô dỏng tai nghe rồi bảo:? ừ nhỉ, tiếng Nhật của anh nghe cũng giống người Nhật đã sống lâu năm ở nước ngoài rồi ấy, những em nghe hiểu hết à? Em ngồi lên đùi anh có được không, em không nặng đâu?. Tôi cười: ?oHôm qua đi đá bóng, chân của anh bị đau em ạ? ?oThật thế hả, đã đỡ chưa anh, em ngồi bên cạnh anh nhé?. Tôi hỏi:? em là học sinh cấp III à?? ?oĐúng vậy anh ạ, bây giờ em đang rỗi nên tranh thủ đi làm thêm?.
    Lại có tiếng loa eo éo, cô thầm thì vào tai tôi:?Anh đợi em chút nhé, đông khách quá, em sẽ quay lại?, rồi chạy ra bàn khác. Lập tức lại có một nàng dong dỏng cao, khuôn mặt phong trần, nhưng đầy vẻ kiêu sa, đeo guốc long cong chạy đến:? Chào anh, em ngồi với anh có được không??. Tôi liếc nhìn sang bàn bên cạnh: lại một cô gái khác đang mân mê chòm râu của cụ hói lúc trước. Cô gái cười rất tươi: ?oChào anh, em là Hanako, nghe nói anh là người nước ngoài hả, anh là người nước nào đấy??. Tôi ngạc nhiên:?Sao em biết??, à, em Michiko (tên cô gái đầu tiên) bảo em đấy.?. Thoáng một cái cô lại xin lỗi và chạy đi nơi khác. Tôi liếc nhìn đồng hồ, cô đã ngồi với tôi khoảng 5 phút.
    Cứ như thế, tiếp theo là 5 cô gái trẻ khác nữa thay phiên chạy đến chỗ chúng tôi, cô nào cũng dong dỏng cao, xinh tươi và niềm nở: ?oEm lần đầu tiên được gặp đàn ông Việt Nam đấy, các anh tài thật đấy, đánh thắng cả Mỹ. Trừ VN ra, trên thế giới này chưa nước nào thắng được Mỹ đâu...?. Rồi cô nào cũng giúi cho tôi một tấm thiếp ghi tên tuổi và địa chỉ cửa hàng của mình, và dặn: ?olần sau anh lại đến đây nhé?.
    Loáng một cái, ba mươi phút đã trôi qua, và tôi cũng kịp cạn ba cốc bia vại, mỗi cốc 500ml và thường ở nơi khác là bán giá 500 yên (khoảng 70 ngàn tiền Việt)/cốc. Cô cuối cùng là Fumiko âu yếm nhắc nhở tôi:? Anh và bạn của anh hết thời gian rồi đấy, anh về hay là ở lại đây với em? Em muốn nói chuyện cùng anh, anh ngồi thêm một tiếng nữa nhé, chỉ bốn ngàn yên/tiếng nữa thôi?. Tôi trả lời:? Mình phải hỏi bạn mình xem sao đã nhé?. Anh bạn tôi nháy mắt bảo:? Đủ rồi, tớ sẽ dẫn cậu đi nơi khác nữa?. Tôi hỏi:? Có cần phải đưa thêm tiền cho các em không??. Takano phẩy tay:?Không cần đâu, mình chưa bao giờ đưa cả, mà ở đây không có tục lệ ấy?. Lúc này, hai em học sinh cấp III đầu tiên tất tả chạy đến:? Các anh về hả anh, tiếc thật đấy? Lần sau quay lại nữa các anh nhé, để em tiễn các anh ra cửa?. Hai nàng còn toét miệng vẫy vẫy cho đến tận khi hai chúng tôi đi khuất.
    Takano bảo tôi:? Đây là kiểu nhà hàng bia ôm, phần lớn khách hàng là người có tuổi đến đây cho ?othoải mái? đầu óc. Khách hàng chủ yếu đến đây vì chuyện đó chứ chỉ uống bia lấy lệ thôi. Ở đây thì ôm thoả mái, nhưng không bao giờ có chuyện đến Z hoặc có chuyện phải đưa tiền cho các em. Nhà hàng có khoàng 40 em luôn xinh tươi trẻ đẹp. Có nhiều nhà hàng có 100% là các em học sinh cấp III trẻ măng đấy?. ?oKhu vực này có khoảng 3 cửa hàng giống kiểu thế này?. ?oCó rủ được các em đi khoản ấy không?? Takano trả lời:? Có thể có nhưng rất hiếm, vì cửa hàng cấm nhân viên quan hệ riêng với khách hàng, và gặp nhau ngoài địa điểm của quán, thường thì không hẹn được các em này đâu mà các em chỉ toàn rủ đến cửa hàng của mình thôi. Nếu các em ấy thích quan hệ thì là do tình cảm thôi, chứ không làm chuyện ấy vì tiền. Nếu muốn khoản Z thì phải tìm đến chỗ, chuyên nghiệp khác cơ?.
    Rẽ sang một ngõ khác, hai gã thanh niên chạy đến đon đả:? Mời quý khách vào trong này nhé, toàn các thiếu nữ trẻ đẹp đến từ năm châu!?. Takano nheo mắt:? Năm châu thật hả, châu Phi có không??. Hai gã cười nịnh: ?oDạ, sắp có rồi ạ, bây giờ thì mới có bốn châu thôi, bọn em đang tuyển mộ, tìm được người đẹp Phi châu khó vô cùng?. Chúng tôi ngồi đợi khoảng năm phút thì màn trình diễn bắt đầu. Sân khấu gồm một lối đi cao cao giữa hai hàng ghế và khách thì ngồi ở hai bên. Các cô gái được gọi là đến từ Pháp, Anh, Mỹ, Tàu, Thái Lan, Hàn Quốc lần lượt bước ra ngoáy mông, lắc ngực rồi cởi dần các đồ trang phục đến khi không còn mảnh vải trên người nữa. Khi các cô chổng mông, chìa ngực trước mặt, khách hàng tuyệt đối không được sờ soạng gì hết. Tiếp theo là màn uống rượu vang. Cô gái mang ly rượu vang nho nhỏ kẹp giữa đùi mình và khách nếu muốn uống thì phải vục mặt xuống đùi cô mới uống được, khách nào không thích uống thì thôi. Tôi hỏi cô bằng tiếng Anh: ?oEm đến từ đâu đấy?? ?oDạ, em đến từ Mỹ ạ? ?oEm đến đây bao lâu rồi? ?oDạ, mới được khoảng sáu tháng? ?oNói thật chứ, em không phải là người Mỹ có phải không? Vì tiếng Anh của em thật ra là hơi khác tiếng Anh Mỹ, và em không phải là bản xứ?. Cô thì thầm ?oĐừng nói ra anh nhé, mấy ông Nhật ở đây phần lớn không biết tiếng Anh nên em cứ nói vậy, vì họ chuộng Mỹ quá nên đóng giả Mỹ, em đến từ Colombia?. Gần cuối là cảnh diễn làm ?oViệc ấy? thực sự trên một cái bàn tròn to quay tròn để khách hàng nhìn cho rõ, cô gái vừa nãy thực hiện với một tay đàn ông Nhật khoảng bốn mươi tuổi. Mấy quí ông trạc tuổi năm mươi, sáu mươi ở bàn đối diện mặt đầy vẻ kích thích, cứ nhấp nhổm lên xuống để nhìn cho rõ. Màn trình diễn tất cả khoảng một tiếng, với giá 6000 yên. Cuối cùng là một cô gái Nhật Bản phải nói thực sự là đẹp, trông như người mẫu, khoác áo bước ra. Theo từng bước chân của cô là các mảnh quần áo rơi xuống sàn. Cuối cùng khi ngọn đèn tắt phụt, chỉ tập trung vào mỗi cô trong trạng thái Eva, làm tất cả các quí ông đều đứng lên vỗ tay lốp đốp.
    Trên đường đi về, Takano giải thích với tôi: Đây là quán ghi hai chữ Hán - Cưỡi ngựa - nghĩa là toàn gái làm tiền chuyên nghiệp. Với giá khoảng 2 vạn yên (khoảng 2.4 triệu tiền Việt) mỗi giờ và có thể hoạt động tại chỗ. Đằng kia là chỗ mà khách hàng có thể gọi gái, nhưng phải đến nhà nghỉ, khách sạn, hoặc có thể ngay tại nơi ở của mình, giá cả thì mềm hơn, khoảng 1.5 vạn yên (1.8 triệu đồng tiền Việt) mỗi giờ, và thường phải trả tiền taxi cho cô gái nữa. Đến một góc tối, năm sáu bà già khoảng sáu mươi, sáu lăm gì đó chạy túa ra: ?oĐi chơi không các con, toàn các em trẻ đẹp thôi, giá chỉ khoảng 1.2 vạn yên (1.5 triệu đồng Việt Nam) mà, các con cứ đến tận nơi xem, ưng em nào thì chọn em ấy?. Takano kéo tay tôi: ?oĐi thôi, nơi đây toàn gái xấu thôi, có đứa còn đến 40 tuổi rồi ấy?. Tôi chợt nhớ ra và kể với Takano: ?oTrong một lần có người Việt Nam sang Nhật làm việc, có một bác ?omáu? đồ của Nhật quá, muốn thử xem thế nào, bác ấy nhờ Taxi đưa đến cũng trúng cái nơi ghi chữ ?ocưỡi ngựa? ấy. Khi nhẩm tính số tiền 2 vạn yên ước giá khoảng 2 tấn thóc, bác ấy dùng dằng đôi ba phút rồi cũng tặc lưỡi thử cho biết mùi đời trước khi về hưu. Khi trở về khách sạn, nửa đêm bác ấy gọi điện và rón rén vào phòng tôi kể câu chuyện trên với vẻ mặt đầy tức giận ?oChú phiên dịch ơi, mình bị Nhật nó lừa rồi, lên gác, nó đưa ra một em ngoài bốn mươi tuổi, đầu lại hơi hói nữa, có lẽ bị mắc bệnh nấm nên trụi tóc. Mình chẳng biết nó là Nhật không vì mình cũng chỉ biết mỗi tiếng Việt thôi. Mình thất vọng quá, nhưng hai tấn lúa đã phải trả rồi, nên cũng nhắm mắt làm liều. Chả thấy hương vị gì chú ạ?. Tôi động viên: ?oThôi chú , việc đã lỡ rồi, chú không biết tiếng và là người nước ngoài nên chắc họ đưa ra đồ kém nhất đấy, cũng chẳng kiện cáo ai được gì đâu?. Nghe xong, Takano cười:? Có nhiều loại lắm, ở Nhật có câu lạc bộ hẹn hò qua Internet, qua điện thoại, mà thực chất là nơi gái làm tiền hò hẹn với khách hàng, ở đó thì toàn các em trẻ và tuổi cấp III cũng có. Tuổi cấp III thì giá trung bình 500-1000USD, ở Nhật pháp luật cấm quan hệ với các cô gái vị thành niên, nếu bị phát hiện ra sẽ dễ bị bỏ tù đấy. Học sinh cấp III ở Nhật làm đĩ thì chủ yếu là đua đòi, lấy tiền mua đồ trang điểm, mua sắm quần áo, và chi tiêu cá nhân, chứ không phải là do thiếu tiền, vì bố mẹ cũng đã lo khá đầy đủ. Lứa tuổi 40 mà đi làm thêm thì cũng khá nhiều đấy, nếu không biết cách thì dễ bị xơi dính đồ ấy lắm?.
    Sau đó khoảng một tuần, tôi gặp ông Kawagoe, một luật sư ở gần vùng tôi ở. Ông là người tốt thường xuyên giúp đỡ nhiệt tình cho người nước ngoài và lưu học sinh Việt Nam đang sống tại Nhật. Nghe tôi kể câu chuyện trên với anh chàng Takano xong, ông bảo: ?oThực ra ở Nhật Bản thì nghề đĩ điếm không được pháp luật cho phép, nhưng có nhiều thế lực ngầm maphia (Yakuza) đứng đằng sau các cửa hàng trên. Nhật Bản đang phải đối mặt với làn sóng gồm hàng vạn cô gái làm điếm mà phần lớn đến từ các nước châu Á, nhiều nhất là Philíppin, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, rồi Colombia?. Chợt mặt ông trầm hẳn xuống: ?oVì quá vội vã để đi đến với sự hiện đại, một số người Nhật đã đánh mất đi phẩm chất quý giá và những điều truyền thống của mình??
    Sưu tầm
    -------------------------------------------------------------------------------------
    Đúng như bài trên đã viết, những quán bia ôm kiểu đó rất phổ biến ở Nhật. Thành phố tôi đang ở là Osaka, nơi đó có một khu mà người Nhật thường gọi là khu ăn chơi. Đó là khu thương mại Namba. Ở đây có những khu phố đi bộ lúc nào cũng đông đúc. Sau khi đặt chân đến Nhật, được nghe nói về khu ăn chơi nổi tiếng này tôi và một anh bạn nữa liền đi đến đó xem sao. Thật tuyệt vời, đúng là khu ăn chơi nổi tiếng với đầy đủ các loại hình vui chơi giải trí. Mặc dù vậy, cả 2 chỉ biết đứng nhìn thôi vì vừa không biết tiếng Nhật, vừa không có tiền cho dù khi đi qua những quán Bia ôm hoặc tươi mát đều được các anh cò mồi tận tình mời chào. Những quán kiểu đó được kinh doanh một cách công khai với những bảng quảng cáo trông đã rất tươi mát rồi. Ngoài ra thỉnh thoảng trong hộp thư tại phòng ở của tôi lại nhận được những tờ rơi với hình ảnh quảng cáo rất độc đáo, có cả giá tiền và địa chỉ liên hệ nữa.Hi` hi`
    Được samuraivn sửa chữa / chuyển vào 16:37 ngày 17/10/2003
  4. kiepluhanh

    kiepluhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2003
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Kiểu này anh em box mình phải cố gắng gom góp đi 1 chuyến tới nhật mới được, NamBa thật hấp dẫn!
  5. samuraivn

    samuraivn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Hôm nay lại được xin tiếp tục hầu chuyện với mọi người. Tôi viết những dòng này cho chính tôi, cho các người bạn của tôi và cho tất cả các bạn. Chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ nhưng niềm vui, nỗi buồn, nỗi cô đơn và hạnh phúc để cho niềm vui được nhân lên và nỗi buồn sẽ giảm đi. Bây giờ tôi sẽ tiếp tục kể về cuộc sống của mình trong những ngày ở xứ sở Phù Tang này. Xin mời các bạn tiếp tục theo dõi.
    Ngày đầu tiên ở Nhật.
    Sau khi dời khỏi sân bay, tôi được Giáo sư đưa về Trường ĐH, ngôi trường tôi ở cách khá xa sân bay Kansai. Mặc dù đã học tập và công tác rất lâu ở một trường ĐH ở Việt Nam nhưng khi đặt chân đến trường này tôi vẫn rất bỡ ngỡ. Mọi thứ đều mới lạ và khác hẳn ở Việt Nam. Khi bước vào phòng thí nghiệm thì thấy toàn là máy móc và thiết bị thí nghiệm, mới nhìn qua cứ thấy mọi thứ ở đây xếp đặt rất lung tung. Nhưng đến bây giờ thì mới thấy chúng được bố trí một cách rất ngăn nắp và qui củ. Chúng tôi có thể sử dụng một cách rất tiện lợi và nhanh chóng mà không phải mất công đi tìm kiếm. Nhưng là vì mới đến nên mọi cái còn rất xa lạ. Tôi được Giáo sư giới thiệu về các thiết bị thí nghiệm, có nhiều thiết bị hầu như tôi chưa hề được học ở Việt Nam (đây là một thử thách thật sự, tôi nghĩ như vậy).
    Sau khi đưa tôi đi tham quan các phòng thí nghiệm và đưa đi giới thiệu với các phòng ban chức năng ở trong trường tôi được Giáo sư đưa đến chỗ nhà trọ mà Giáo sư đã đặt chỗ trước cho tôi. Vì ở Nhật thuê nhà trọ là rất đắt và nhiều khi phải thuê rất xa nên trước đó tôi đã nhờ Giáo sư tìm cho chỗ nào vừa rẻ, lại vừa gần trường. Chỗ tôi trọ ở ngay sát trường, nhưng mà do trường rất rộng nên để đến được chỗ làm việc thì cũng phải đi bộ hết 15 phút. Khu nhà trọ gồm 2 dãy dành cho các sinh viên kể cả người Nhật lẫn người nước ngoài. Mỗi phòng trọ chỉ khoảng 10 mét vuông. Bên trong chỉ đặt được mỗi 1 chiếc giường, 1 cái tủ, 1 cái bàn học và một bồn đánh răng rửa mặt. Với phòng trọ rất nhỏ như vậy thế mà tôi đã phải thuê hết 30 000 Yên/tháng (tương đương 4 triệu đồng Việt Nam), ngoài ra còn phải đặt cọc 35 000 Yên nữa (số tiền này không được lấy lại). Sau này tôi tham khảo thì đó là giá rẻ nhất ở khu vực đó. Khi đó tôi được Giáo sư đưa cho 1 cái lò sưởi (Cũng may mà Giáo sư rất tâm lý và chu đáo, nếu không thì chắc tôi chẳng biết xoay xở thế nào với cái rét ở đây). Sau khi làm xong các thủ tục nhận phòng và chia tay Giáo sư, khi đó tôi mới thấy buồn và cô đơn, thế là bắt đầu 1 cuộc sống mới, không người thân, không bạn bè và tôi sẽ lại sống lại quãng đời sinh viên mà tôi đã trải qua từ cách đây 5 năm trước.
    Chuyện cái máy giặt
    Đây là một câu chuyện rất buồn cười, bây giờ nghĩ lại mới thấy mình quá . Vì mặc dù đã sống ở Hà Nội gần chục năm nhưng điều kiện sống của người dân Hà Nội vẫn còn khác xa với ở Nhật. Nếu chỉ nói về chiếc máy giặt bình thường thôi thì lại chẳng có vấn đề gì cả. Nhưng đây lại là chiếc máy giặt công cộng.
    Sau khi chia tay với Giáo sư và về phòng mở hành lý ra thì ôi thôi một lọ tôm chua đã bị vỡ (do một người bạn mua cho trước khi lên đường), thế là bẩn hết quần áo ở bên trong. Sau khi đi quanh chỗ nhà trọ để tìm chỗ giặt (lại cứ tưởng là phải giặt bằng tay) thì thấy ngay một cái máy giặt. Mừng quá liền bỏ quần áo vào và bấm nút. Quái lạ, tại sao nó không hoạt động nhỉ? Loay hoay 1 hồi vẫn không làm sao cho nó hoạt động được (là vì không biết tiếng Nhật nên không thể đọc được thông báo). Cũng may vừa lúc đó chủ nhà xuất hiện, lạy chúa lúc nào người cũng xuất hiện đúng lúc. Sau khi chỉ trỏ một hồi thì mới hiểu ra là cần một đồng xu 100Yên. Cũng may là lúc ở sân bay đã nhờ được 1 em tiếp viên đổi được một số tiền xu Nhật (trong tình huống bị giữ lại ở sân bay). Thế là xong một việc rất quan trọng và học được một bài học kinh nghiệm to lớn.
    Sau khi giặt quần áo xong, tôi quay trở lại trường để dự một buổi seminar của định kỳ của phòng thí nghiệm (Chăm chỉ quá). Nhưng thật không may hôm ấy chỉ có sinh viên Nhật trình bày, thế là chẳng hiểu mô tê gì cả. Một cực hình trong 3 tiếng đồng hồ mà đến bây giờ vẫn phải chịu mỗi khi trong một buổi sseminar được trình bày với chỉ toàn là sinh viên Nhật.. Sau khi kết thúc buổi seminar, tôi về lại phòng trọ và đánh một giấc đến tận 9 giờ tối, trở dậy làm một gói mỳ tôm đem theo từ Việt Nam và lại tiếp tục ngủ. Thế là kết thúc ngày đầu tiên ở Nhật
    Qua bài viết này các bạn sẽ thấy tính cách của người Nhật qua hình ảnh của Giáo sư hướng dẫn đã kể trên. Người Nhật có tính cách là rất cẩn thận trong mọi công việc, nhiệt tình và rất nguyên tắc. Khi đã hẹn thì không bao giờ trễ hẹn. Nếu bạn phải chờ đợi khoảng 5 phút thôi thì sau đó bạn sẽ nhận được vô số lời xin lỗi từ người đó. Tuy vậy cũng không phải là tất cả người Nhật đều như vậy. Họ vẫn có người thế này người thế khác nữa.
    Thôi hôm nay tạm thời đến đây đã. Hẹn gặp lại các bạn hôm khác nhé. Chúc vui vẻ.
    Được samuraivn sửa chữa / chuyển vào 16:22 ngày 18/10/2003
  6. dt_vinhvn

    dt_vinhvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    0
    những ngày đầu bỡ ngỡ ai cũng thế thôi cũng như những SV từ các vùng quê ra thành phố học chắc chắn cũng có những cảm xúc như bạn, bạn hãy kể tiếp nhé tôi vẫn muốn theo dõi tiếp câu chuyện của bạn, lần sau bạn thử nói vè con gái Nhật nhé cả 1 nửa thế giới đấy chắc mọi người cũng muốn tìm hiểu chứ.
    phut boi roi
  7. zfzola

    zfzola Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    2.680
    Đã được thích:
    0
    Del !
    Nhân Chi Sơ
    Tính Bản Thiện
  8. doublemoon

    doublemoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2003
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    Anh Đăng đó hả? hihi, anh em mình lại gặp nhau ở đây nhỉ. Mà anh có nhận ra em ko thế?
    Nghe anh quảng cáo về nước Nhật của anh nhiều quá, kiểu này em cũng phải quảng cáo về cái xứ em đang ở mới được. Post vài cái ảnh của anh lên đây đi, như thế mới có tính thuyết phục cao.
    Anh rủ thêm Hảo lên đây nữa đi, anh em mình chat chit cho vui
    Mean what u say, say what u mean
  9. samuraivn

    samuraivn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Xin chào 2 nửa vành trăng (Doublemoon). Vì thực tế không thể có 2 mặt trăng được do vậy tôi tạm dịch như trên vậy. Có gì sai sót mong bạn chỉ bảo thêm.
    Rất vui là bạn đã tham gia vào BOX Thanh Hoá, hy vọng bạn sẽ tiếp tục post nhiều bài viết để chúng ta cùng nhau chia sẻ niềm vui đồng hương nhé.
    Nhưng rất tiếc là tôi không phải là Đăng, người mà bạn nói đâu. Lại thêm một niềm vui nữa là có một người giống mình (chắc là qua cách diễn đạt trong bài viết). Mà bạn là một thám tử có tài đó. Chỉ cần đọc một số bài viết ít ỏi thế mà bạn đoán được người viết thì xin bái phục, bái phuc.
    Một lần nữa mong được sự đóng góp của bạn cho BOX Thanh Hoá nhé.
    Chúc bạn có một ngày vui vẻ và hạnh phúc (nếu bạn là nữ).
    See you again,
    HP
  10. samuraivn

    samuraivn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Hi all,
    Mời các bạn đọc 1 bài về du học nhé. Tớ sưu tầm đấy để thấy đi du học có sướng không thôi.
    Trong hình dung của nhiều người, du học sinh là những người thật may mắn khi được sống, học tập, sinh họat ở những quốc gia phát triển. Điều đó chỉ đúng ở khía cạnh học tập, còn về đời sống, có một bộ phận du học sinh đã phải vật lộn với những khó khăn mà đôi khi sinh viên trong nước không hình dung nổi?
    Khi bị người văn minh chửi?
    Những bạn du học sinh ở Nhật có lẽ được xếp vào hàng những người vất vả nhất. Th. học ngành Văn hóa và ngôn ngữ châu Á tại Nagoya kể: ?oMình chỉ có học bổng một năm, mà chương trình thạc sĩ kéo dài 2 năm. Thế là ngay trong năm đầu tiên, mình đã kiếm một chân bồi bàn ở nhà hàng Tầu. Trong buổi chạy bàn đầu tiên, vì phải bưng một chồng đĩa quá nặng, mặt mình méo xệch đi. Ngay lập tức, bà chủ gọi vào, chửi một câu ?onhẹ nhàng văn minh? đến nỗi suốt đời mình không thể quên: ?oNày, bưng bát đĩa thì mày vận động cơ tay thôi, việc gì mày phải vận động cả cơ mặt chứ??
    Đồng Ngọc Chiến, đang học ở Shizuoka, một tỉnh cách Tokyo 200km kể: ?oTrong những ngày đầu tiên, chuyên bức xúc nhất với chúng tôi là việc làm thêm, muốn có tiền để sống và học thì phải đi làm, càng sớm càng tốt. Một số bạn có việc làm ngay do một số đàn anh truyền lại trước khi chuyển đi thành phố khác. May mắn cho những đứa nào bốc thăm nhận được việc làm sớm? Tôi biết có đứa gọi cả 70-80 cuộc điện thoại mà chẳng được một nơi nào nhận cả?.
    Chiến đã kiếm được công việc trong siêu thị, tại một quầy bán cá. Thời gian làm việc trung bình khoảng 6-7 tiếng/ngày, thứ bảy, chủ nhật có thể làm tới 10-15 tiếng. Cậu đã làm việc suốt 6 tháng đầu trong sự chửi rủa và chế giiễu của người đầu bếp vì tiếng Nhật còn yếu và chưa quen với cách làm việc. Khi trình độ giao tiếp đã khá hơn, Chiến và bạn bè lao vào làm việc: ?oSau những buổi đi làm về, đứa nào cũng phờ phạc, có đứa đi làm đến 2, 3 giờ sáng, về như cái xác xanh lè đầy dầu mỡ, có đứa ngủ chưa yên giấc, 2 giờ sáng đã lồm cồm bò dậy đi làm. Trời lạnh cóng, vẫn phải chui vào tủ đá âm mấy chục độ để lấy thực phẩm, rút tay lên 10 đầu ngón tay nhói buốt.
    Thế nhưng vẫn chưa sợ bằng cậu bạn tôi, làm việc phải tiếp xúc với thuốc tẩy, về nhà 10 đầu ngon tay và bàn tay rớm máu không cầm nổi quyến sách, hay có cậu phải làm việc ngoài trời mưa lạnh 1,2 độ, không có áo mưa, không giờ giải lao. Ngày thứ bảy, chủ nhật thường là vất vả nhất, về đến nhà là lăn ra ngủ nhiều khi quên cả cơm nước?. Phải đến lúc nỗi vất vả qua đi, Chiến mới bình tâm để viết những dòng kể lại như thế.
    Nhiều du học sinh ở nơi khác kể về những ngày phơi mình trên xa lộ làm công việc đếm và phân loại xe ô tô. Trần S kể: ?otụi mình may mắn mới kiếm được công việc này, phải trốn học vài ngày để đi làm. Đây là công việc thời vụ do bên giao thông thuê. Cũng còn may là số tiền kiếm đựơc cũng khá, bù đắp phần nào sự nặng nhọc của việc ?ođứng đường? suốt ngày?
    Sưu tầm.
    --------------------------------------------------------------------------------------------------
    Have a good time.
    Hp

Chia sẻ trang này