1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm Nhận Nhật Bản.

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi osakasea, 28/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phamcungky

    phamcungky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Đúng như bạn nói, người Nhật rất tốt trong giao tiếp, họ rất tận tình, khi đã giúp bạn là giúp đến nơi đến chốn, tuy nhiên tất cả điều này chỉ có nghĩa là với tình bằng hữu mà không đụng chạm đến quyền lợi riêng tư, nghĩa là người Nhật không từ bỏ thủ đọan nào để nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi hoặc để sinh lợi cho họ. Ví dụ dễ hiểu nhất là họ đã gây ra nạn đói năm Ất dậu làm hơn 2 triệu người VN chết đói vì quyền lợi kinh tế, đã dập tắt phong trào cứu nước ?oĐông du? của cụ Phan bội Châu chỉ vì quyền lợi chính trị đối với Pháp và gây không biết bao tội ác tại các nước Á châu khác đặc biệt là Trung hoa và Triều tiên, họ đã bắt trên 200 ngàn người Triều tiên về Nhật, nam giới thì cho lao động khổ sai trong các hầm mỏ ở vùng đông bắc giá lạnh, phụ nữ thì bắt đi dân công làm thú giải khuây cho quân đội viễn chinh, thế mà mới có chừng 10 người Nhật bị Bắc Triều tiên bắt cóc mà họ đã làm ầm lên đòi cấm vận. Còn bây giờ Nhật là nước viện trợ ODA cho VN nhiều nhất, điều này có phải phát xuất từ tình hữu nghị không? Đương nhiên câu trả lời là ?oNO?, các bạn có biết mặt trái của vấn đề không ?
  2. sarusuberi

    sarusuberi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị được giữ nguyên sự "trong sáng" cho topic, ko tuyên truyền, đẩy vấn đề đi quá thành kích động thù hằn...
    Nói đến quyền lợi riêng tư, lòng tham ai chả có, chỉ khác nhau ở chỗ ít hay nhiều thôi. Thủ đoạn cũng vậy, chả ai ko. Khác nhau ở chỗ có điều kiện và đủ sức mà dùng ko thôi...
    Bác gì cứ lên án người Nhật thủ đoạn (!?)... Em cung mong người Việt mình cũng giỏi thủ đoạn như họ để thay vì "Nhật bản là nước viện trợ ODA nhiều nhất cho Vn" mà thành "VN là nước viện trợ nhiều nhất cho Nhật bản"...
    Hic, thiển nghĩ, nếu được như vậy thì bất chấp thủ đoạn nào ta cũng nên làm...
    PS. Xin lỗi tác giả của topic vì đã góp những lời mà nd ko gắn với chủ đề.
    Đợi bác viết tiếp.
  3. osakasea

    osakasea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2003
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn phamcungky, chào các bạn:
    Tôi có quan điểm cởi mở với ý kiến của các bạn. Mọi vấn đề nên nhìn nhận theo nhiều góc độ và theo quan cảnh chung chứ không nên đi vào chi tiết.
    Có nhiều người cùng chia xẻ suy nghĩ với bạn. Ví dụ như bà ngoại của tôi, bà tôi không bao giờ quên đước những khoảng thời gian kinh khủng trong cuộc đời của bà với lính Nhật khi bà còn trẻ. Tôi có nhiều bạn bè người Hàn Quốc, họ chảy nước mắt và nghiến răng khi kể những chuyện đã xảy ra với họ và thái đọ của họ ra sao khi nghĩ về người Nhật.
    Tuy nhiên chúng ta cần những chứng cớ và phân tích của chúng ta cho bất cứ một nhận xét nào. Bạn đã để ngỏ ý kiến đã lâu rồi, nếu bạn thực sự quan tâm thì có thể nêu quan điểm để chia xẻ cùng mọi người.
    Thân
  4. osakasea

    osakasea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2003
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn, lâu rồi bận bịu quá nên không theo đuổi chủ đề được. Bữa nay xin viết tiếp trò chuyện với các bạn. Có lẽ cũng nên tìm hiểu những chính sách của chính phủ Nhật và những cảm nhận về những gì nước Nhật làm một chút nhé.
    Trước chiến tranh thế giới thứ II Nhật là một nước phát xít và da tiến hành xâm lấn bành trướng Đông Á. Di chứng lịch sử tồi tệ do quân đội Nhật còn để lại tâm lý người dân những nước này rất nặng nề. Một số cảm nhận không tích cực về hình ảnh của Nhật như các bạn đã biết là chính người Nhật đã phải trả giá như họ bị phản đối kinh te ở Philippine, phản đối tay chay văn hóa ở Hàn Quốc và Trung Quốc, chống đối tâm lý ở Việtnam... Trước thời gian đó nữa thì những lãnh chúa Nhật cho bắt những người Triều Tiên làm nô lệ, tuy nhiên họ vẫn duy trì những bản sắc văn hoá của họ và tạo ra một nền công nghiệp gốm sứ đặc sắc ngay tại Nhật, ho cung c
    lafm cho nhaf caafm quyeefn lusng tusng trongmotoj soos casc chinsnh sasch quoosc tijch cura chisnh phu, do vaayj thif ist nhieeuf nguwowfi Nhaajt ddax trar gias cho nhuwxng vieejc lafm trong quas khuws cura hoj.
    Sau chi
  5. osakasea

    osakasea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2003
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Sau chiến tranh thế giới thứ II, Nhật bị ép buộc thực thi nền chính tri dân chủ và từ bỏ tất cả các tham vọng chính trị thế giới. Không có cách nào khác Nhật Bản tập trung phát triển kinh tế và chỉ duy nhất do sự lớn mạnh của ảnh hưởng cộng sản trong khu vực mới làm cho vai trò của Nhật trở nên quan trọng trong thế giới Phương Tây...
    Trở lại vấn đề quan hệ giữa Nhật Bản và các nước trong khu vực Viễn Đông, Nhật Bản muốn xoa dịu những người hàng xóm trong thế yếumới của họ. Mặc dù không chính thức nhận đền bù ngay những tổn hại do họ gây ra trong chiến tranh, họ bắt đầu có những chương trình khu vực thông qua những hội hũu nghị họ dành những chi phí tái thiết ở những nước bị chiếm đóng trước đây.
    Khoảng năm 1950 Nhật tham gia hiệpđịnh Colombo và việc này đánh dấu ý định hợp tác nghiêm túc của Nhật Bản trong việc tasi thieest As Chaau vaf xây dựng hình ảnh mới của Nhật Bản trên thế giới.
    Những năm 60 và 70 nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh và Nhật có nhiều chi phí hơn cho các nước nước Dông Á. Nguồn tài chính và năng lượng này thông qua một cơ quan có nhiều ảnh hưởnh của nhiều bộ riêng rẽ và viện trợ Nhật lớn tới mức người ta xem xét nó trở thành một cớ quan độc lập. Cơ quan hợp tác nước ngoài JICA được thành lập sau khi dược nghị viện thông qua về cơ chế.
    Khác với các cơ quan khách như Quỹ tiền tệ quốc tế hay Ngân hàng thế giới, JICA viện trợ cho các nước đang phát triển với rất ít điều kiện. Viện trợ Nhật tăng không ngừng và trở thành nhà viện trợ lớn nhất thế giới cho các nước đang phát triển. ODA Nhật BẢn trải dài cho tất cả các lĩnh vực và đi sâu vào các dự án chi tiết ở các quốc gia Châu Á. Có thể nói từ xây dựng nhà cửa dduwowfng xas ở Thái Lan, cho đến cải tạo giáo dục ở Việtnam, hay tasc ddoojng thể chế chisnh trij ở Malaysia. Từ những năm 80, Nhật tăng viện trợ và trải rộng đến Châu Âu, Châu Phi.
  6. osakasea

    osakasea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2003
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Thưa các bạn, câu hỏi chúng ta có thể nghĩ đến là tại sao người Nhật đem nhiều tiền bạc đi cho không các nước khác như vậy, nhất là trong tình cảnh khó khăn hiện tại của kinh tế Nhật?
    Các bạn thấy chiến tranh vùng Vịnh cũng làn cho các công ty hàng không Vieejtnam khốn khổ trong các chặng bay nội địa vì giá nhiên liệu tăng, dịch cúm gà ở Hong Kong nhưng làm cho mấy chú ở tận Châu Âu chết quay, mất bản quyền tràn lan ở châu Á làm đe doạ cả nghành công nhiệp phần mềm ở Mỹ.. Nếu ai cứ ở đó soosng thì cần gì cứu giúp nhau làm gì.
    Viện trợ của các nước phát triển chẳng qua là một hình thức họ tự cứu họ mà thôi. Với phương châm giúp người cũng là giúp mình nên các nuớc phát triển đua nhau xây dựng các phương thức viện trợ hữu hiệu cho các nước ở thế giới thứ ba.
    Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, vì các nước đang phát triển vừa nghèo vừa dốt, có tiền mooi oong chia nhau nhậu ngay cho đã suy nghĩ kế hoạch dài lâu làm gì cho mệt. Cứ như thế thì những khỏan viện trợ tiếp theo bị đình chỉ lại, và cuối cùng thì mục đích đề ra không đạt được.
    Cho nên một phần du học sinh có học bổng của chính phủ Nhật là nhằm mục đích đào tạo lafm cho nhuwxng booj phaajn cura cow quan nhaf nuwowsc có khả năng để có thể tiếp tục tiếp nhận viện trợ vaf giari quieest casc bafi toasn kinh tees trong ddast muwowsc cura mifnh sau khi hocj xong...
  7. osakasea

    osakasea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2003
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta hãy xem qua xem tiền được viện trợ như thế nào.
    Một ông Nhật quan liêu được cử đến một nước ngắm nghía xem cái nước ddang phast trien khốn khổ ấy cần cái gì, dĩ nhiên là thằng cha này tìm ra khối thứ để có thể viết báo cáo. Kết quả là tiền Nhật chảy như thác qua các ngân hàng cho một cái dự án cụ thể nào đó, ví dụ như một csi trường trung học cắm cờ Nhật tung bay ở Sơn La và làm lộn xộn hết cả những kế hoạch của bộ giáo dục người ta, các vị phụ huynh có chức có quyền vượt nút băng rừng gửi con cái học trái tuyến cho có chất lượng trường Nhật!
    Hoặc coong ty Toyota bán xe chậm quá, thôi chúng tôi cho tiền anh xây cao tốc để dân anh mua xe của chúng tôi mà chạy. Hoặc viện trợ vài cái máy giá thị trường nhưng cung cấp phụ tùng giá cắt cổ không viện trợ...
  8. osakasea

    osakasea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2003
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Mấy cái kiểu này bị thế giới người ta nói quá nên mới bỏ gần đây thôi. Tuy nhiên viện trợ cho Đông Âu ngo và CHÂU Phi đen hôi làm cái quái gì?
    Tra lowfi hooj tooi vowsi!
  9. bmglong

    bmglong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn
    Tôi rất thích đọc những bài viết cảm nhận về nước Nhật của các bạn.
    Tôi đang tìm hiểu thông tin về nước Nhật trước khi có một quyết định cuối cùng
    mà có lẽ đây là quyết định rất quan trọng sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời tôi.
    Tôi đang làm việc trong cho một công ty phần mềm nhỏ của Mỹ và hiện nay tôi nhận được lời mời làm việc
    cho một dự án của Nhật từ một công ty khác, nếu nhận lời tôi sẽ đi training 6 tháng tại Nhật.
    Điều mà tôi lo lắng là tôi sẽ phải làm việc với người Nhật với một phong cách hoàn toàn khác
    với người Mỹ. Phải nói là tôi rất thích làm việc với người Mỹ, họ thẳng thắn và đánh giá đúng năng lực làm việc của mình.
    Nhưng nếu bõ lỡ cơ hội đến xư sỡ Phù tang mà lâu nay chỉ biết đến qua sách vỡ thì tôi cũng rất tiếc.
    Mong rằng qua diễn đàn này các bạn sẽ giúp tôi có thêm thông tin để có một quyết định cho mình.
  10. osakasea

    osakasea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2003
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn, phần viết của những post trước bị lỗi nhiều quá. Mong các bạn bỏ qua cho nhé.
    Xin tiếp tục viết một chút về viện trợ Nhật Bản.
    Nhật tăng cường viện trợ trải rộng tới Đông Âu và Châu Phi là đe dành phiếu bầu lọt vào nhm những nước thường trực bảo an của hội đồng liên hiệp quôc. Theo cơ chế bầu của tổ chức này thì mỗi nước có một phiếu bầu, Nhật tranh thủ phiếu bầu của những nước này bằng cách chi viện trợ mặc dù không có nhiều lợi ích kinh tế.
    Qua việc gửi quân tham gia những nghĩa vụ quốc tế và hoà nhập một cách toàn diện vào vận động thế giới, Nhật mong muốn trở thành một cường quốc không chỉ về kinh tế. Mặc dù không có ý đồ cá mập như anh Tàu nhưng Nhật mong muốn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến an ninh khu vực. Thật ra thì đây cũng là một đảm bảo cho việc phát triển kinh tế bên cạnh trở nên độc lập hơn với anh bạn đồng minh Hoa Kỳ.
    Trung Quốc luôn miệng hảo hảo nhưng tham lam ăn nuốt, có cơ lấn lướt Nhật về mọi mặt. Ngoài sụ song hành phát triển kinh tế cùng các quyền lợi sát sườn thì tồn tại một mối đe doạ về an ninh mà Nhật Bản không muốn bị lép vế. Muốn làm được điều này thì Nhật chi nhiều để tinh nhuệ hoá quân đội, xúc đẩy thay đổi hiến pháp dể có một quân đội chính quy và tăng cường vai trò quốc tế. Kết quả khả quan khi anh Tàu mặc dù quân đông đất rộng nhưng tinh nhuệ thiện chiến còn kếm xa Nhật nhiều, cũng như vai trò quốc tế cua Nhaat đang trở nên rõ ràng hơn. Tất cả những điều đó được tính toán kỹ với sự tham gia của đồng yên Nhật.
    Nhật cũng khéo léo hơn với các nước nhận viện trợ măc dù có nhiều bất đồng. Lấy ví dụ như Việtnam khi xâm chiếm Campuchia, không tuân thủ yếu cầu rút quân của liên hợp quốc và bị cấm vận thì Nhật vẫn duy trì kênh liên lạc với chính phủ cộng sản ở Việtnam với một số lượng viện trợ đáng kể. Điều đó phần nào giải thích thái đọ hữu hảo của nhà cầm quyền Việtn hiện tại đối vowsi quyền lợi Nhật ở Việtnam hiện nay. Hay miến Điện với các quan chức ham thích hối lộ tiêu xài viện trợ cho cá nhân và cho chi phí quân sự nhưng Nhật vẫn duy trì kênh liên lạc này cho dù Châu Âu và Mỹ phản đối, chẳng ngạc nhiên gì vào năm nữa đát nước này ổn định lại thì những hợp đồng kinh tế và kinh doanh Nhật sẽ được ưu ái!
    Quay trở lại vấn đề, chắc chắn nước Nhật đã thay đổi và sẽ thay đổi rát nhanh. Ngay cả trong nước Nhật nhiều người vẵn chưa thích ứng với sự thay đổi cần có và họ phản đối làm cho chính phủ ông Koizumi vất vả hơn. Theo ý kiến cá nhân tôi, ông ấy đáng được đúc tượng tưởng thưởng.
    Thế giới đang thay đổi theo chiều hướng gần nhau hơn về địa lý mà cũng xa nhau hơn về khoảng cách giàu nghèo, ổn định hơn về giá trị nhưng bất ổn về xung đột. Trong sự thay dổi này Nhật có vai trò quan trọng hơn với thế giới, thân thiện hơn và quiết định hơn.
    Không còn một hình ảnh một nước Nhật phát xít nữa. Không có những lẽ hội và những ràng buộc từ xa xưa thì nước Nhật như một bản copy của Mỹ. Mỹ là tiêu chuẩn và họ muốn copy nhanh hơn nữa.
    Có thể bạn đã xem phim Samurai rồi, trong phim này ông vua trẻ có nói là cho dù có hiện đại hoá và học tập người ngoài thế nào đi nữa thì người Nhật vẫn là người Nhật. Thỉnh thoảng ai đó kêu ca về những quái thai mà xã hội Nhật có, nhưng hãy nhìn xem cả đất nước họ phát triển một cách tổng thể, dưới một cái nhìn bao quát!
    Dù thế nào đi nữa thì tôi không chuyên về đè tài này và cách nhìn của tôi chỉ mang tính cá nhân, tôi không nghĩ mọi người đều đồng ý với tôi cũng như các vấn đề liên quan đển chính trị khác, bao giờ cũng không có đáp án chuẩn. Chỉ là cảm nhận của cá nhân tôi mà thôi.
    Chúc các bạn một ngày vui.
    Osakasea

Chia sẻ trang này