1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm nhận Phú Quang

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Augustan, 16/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Đây là một trong những bài tôi thích nhất đấy. nghe xong thấy có cái gì nhẹ nhàng đọng lại.
    Đôi khi... đôi khi nhìn lại ta lại chợt thấy nhiều điều... phải không?
    honghoavi
  2. thiennthu

    thiennthu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/Am-nhac/2004/05/3B9D2C4F
    Người này hỏi trúng ý tôi thật
    "Có dư luận cho rằng, thông qua hình thức đêm nhạc tưởng nhớ các nhạc sĩ nổi tiếng, anh muốn nâng cao mình?"
    Nghe đến đêm nhạc Văn Cao, Trịnh Công Sơn và Phú Quang cứ chói tai làm sao ý. Rỏ ràng là khác đẳng cấp và cái gì cũng khác cả, vậy mà có đêm nhạc như thế được.
    Nếu muốn làm đêm nhạc tưởng nhớ các nhạc sĩ thì nên làm Văn Cao, Đoàn Chuẩn và Trịnh Công Sơn sẽ hợp lý hơn. Còn nhạc của ông chỉ nên làm chung với nhạc Trần Tiến, Dương Thụ v.v.
  3. thiennthu

    thiennthu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/Am-nhac/2004/05/3B9D2C4F
    Người này hỏi trúng ý tôi thật
    "Có dư luận cho rằng, thông qua hình thức đêm nhạc tưởng nhớ các nhạc sĩ nổi tiếng, anh muốn nâng cao mình?"
    Nghe đến đêm nhạc Văn Cao, Trịnh Công Sơn và Phú Quang cứ chói tai làm sao ý. Rỏ ràng là khác đẳng cấp và cái gì cũng khác cả, vậy mà có đêm nhạc như thế được.
    Nếu muốn làm đêm nhạc tưởng nhớ các nhạc sĩ thì nên làm Văn Cao, Đoàn Chuẩn và Trịnh Công Sơn sẽ hợp lý hơn. Còn nhạc của ông chỉ nên làm chung với nhạc Trần Tiến, Dương Thụ v.v.
  4. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Nhạc sĩ Phú Quang: Làm, chơi và ăn ngủ

    1. Làm
    Tuổi trâu (Kỷ Sửu), cho nên tôi suốt đời phải kéo cày là việc bình thường. Không như nhiều nghệ sĩ được rong chơi trong cuộc đời này, tôi nghiệm ra việc gì mình làm cũng phải quần quật như tù khổ sai. Chỉ có cái khác, người ta sau khi vác một đống đá thì chả có hứng thú gì, còn tôi sau khi ?ovác đá? thì được tận hưởng cái thành quả mình làm. Tôi cũng có một chiêm nghiệm khác, từ bé đến giờ, những cái mình làm ra chả bao giờ được người ta công nhận ngay, thậm chí đôi khi còn bị từ chối, ghẻ lạnh. Tuy thế, tôi cũng còn cảm thấy may mắn bù lại, sau một quãng thời gian nào đó, người ta nhận ra và chấp nhận nó. Có lẽ vì thế mà đời sống tác phẩm của tôi nó không đến nỗi phải chết yểu.
    Ngay từ nhỏ, tôi đã là người rất chịu khó học hành, nghiên cứu. Và cứ tưởng như thế là được đánh giá, ghi nhận. Nhưng hóa ra không phải. Riêng cái việc mình cố gắng để giỏi hơn người khác đã là điều rất đáng ghét đối với một số người. Để thỏa mãn cho sự đố kỵ đó thì người ta vu cho tôi cái tội kiêu căng, chúi mũi vào sách vở và không hòa đồng với quần chúng (các tội khác thì không có cớ để vu).
    Sau này, luôn luôn được đề cử trong danh sách hàng đầu đi học nước ngoài, nhưng tôi vẫn không được đi cũng chỉ vì ?otội danh? ấy. Nên chẳng còn cách nào khác là lại phải chúi mũi vào học ở trong nước, để ít nhất có thể sánh ngang với những người học ở nước ngoài. Mười năm sau, khi bạn bè tôi ở nước ngoài về, tôi nhận ra rằng, mình cũng chẳng thua kém họ lắm. Nhưng có một chút xót xa trong ý nghĩ bông đùa: mình cũng có một miếng bánh ngang họ, nhưng có điều miếng bánh ấy họ mua hết một đồng thì mình phải trả đến năm đồng.
    Cứ tưởng âm nhạc là nghiệp và nó có thể nuôi sống mình, nhưng không hẳn thế, để làm được cái mình thích thú thì không đơn giản. Nhớ lại lịch sử âm nhạc thế giới mới thấy thèm cái kiếp đời của Haydne, Bach. Họ chỉ có mỗi việc sáng tạo, còn sau lưng đã có các vị mạnh thường quân lo từ A đến Z. Còn nghệ sĩ bây giờ thì tay này viết lách, tay kia giành giật miếng cơm manh áo. Vì thế, tôi cũng đã thử đi vào con đường kinh doanh với sự ủng hộ của bạn bè. Cứ tưởng là ngon ăn, hóa ra là không phải thế. Cũng cực nhọc đủ điều. Một nhà hàng được mở ra. Với tư cách là một chú chim mồi, suốt ngày tôi phải lượn đi lượn lại đến xả cánh và luôn phải mỉm cười dù trong lòng cũng chẳng vui vẻ gì lắm.
    Sau 4 năm lăn lộn, tôi học được một điều quan trọng. Trong tất cả các loại hình nghệ thuật, thì khó khăn nhất là nghệ thuật kinh doanh. Bởi vì các loại hình nghệ thuật khác, người ta chỉ phải đối diện với chính bổn phận của mình, còn trong kinh doanh, người ta phải ?ođối diện? với trên, dưới, ngang, ngửa, sau, trước. Bởi thế khi có người mua lại cổ phần, tôi vội vã bán ngay. Lần này thì tôi lại như có cánh mà không phải bay từ bàn này sang bàn kia mà bay trên bầu trời.
    Sau gần 1 năm không phải toan tính về tiền bạc thì tôi lại phát hiện ra rằng: nghệ sĩ không thể sống bằng khí trời và nước lã. Sau vài đêm suy nghĩ kỹ lưỡng, tôi lại quyết định kinh doanh. Nhưng lần này thì kinh doanh ?ovốn tự có?. Người có quyền cấp phép bảo không ai cấp phép cho việc ấy. Tôi bảo rằng vốn tự có là trí tuệ chứ không phải các phần khác trên cơ thể. Thế là ?oCông ty Hỗ trợ và phát triển nghệ thuật Phú Quang? ra đời. Nhiều người hỏi tôi sao không viết tắt là PQ? Tôi muốn tên tôi là một đảm bảo cho công việc của mình. Nói theo kiểu nhà buôn, thì tên tôi là thương hiệu, chứ còn PQ thì có thể suy ra đủ thứ trên đời.
    2. Chơi
    Cái gì cũng thích và tôi vẫn thường nói đùa với mọi người: Cái gì của tôi cũng hư rồi nhưng rất may là chưa có cái gì hỏng.
    Ham chơi quá nên đành phải an ủi bằng câu nói đùa của người Hà Nội: Những người ham ăn ham chơi, sống 30 tuổi bằng người 100. Tuy vậy, tôi không thích những cái kiểu ăn chơi như bia ôm lắm. Hoàn toàn không phải vì khía cạnh đạo đức, mà trong quan niệm của tôi, thứ nhất đấy là việc ăn không ra ăn, chơi không ra chơi; thứ hai, vào đấy thì bất kể già trẻ lớn bé xấu đẹp sang hèn, nếu có một cơ số tiền nhất định nào đó thì đều được các em tôn vinh là người đàn ông tuyệt vời nhất. Cũng phải kể thêm một chút lý do e ngại mang ý nghĩa ?ovệ sinh?.
    3. Ăn ngủ
    Ăn ít. Khẩu vị theo kiểu ?obố cháu ở nhà quê?. Cơm thì thích đậu phụ, rau muống, cà pháo, mắm tôm. Thích ăn cá như người Nhật vì lý do bộ phận lọc mỡ của cơ thể thiết bị quá kém. Ra Hà Nội rất hay được bạn bè mời đi ăn các nhà hàng. Nhưng món mê nhất và ước ao nhất là bún đậu mắm tôm, sáng sớm ra thì bún riêu cua. Cả nhóm ăn ?onhè? ra cũng độ vài chục ngàn.
    Ngủ ít. Ngày chừng độ 6-7 tiếng. May quá, vừa rồi tôi đọc được trên một tờ báo nói: Ngủ trên 7 tiếng là dở. Ngủ 7 tiếng là tốt nhất. Dù hiểu biết của tôi có hạn, nhưng cũng tự khen là mình rất sách vở.
    Nói tất cả mọi chuyện như thế cũng chỉ để vui thôi. Cuộc sống không phải do mình có thể lập trình được. Tôi không mê tín lắm, nhưng rất tin là đời người ta có số. Chính bởi thế, khi nghĩ về chuyện dân gian, mình mới bật cười: Cũng là ?otrạng? cả thôi. Nước mình có Trạng Trình, Trạng Quỳnh, Trạng Lợn; hóa ra là có chữ, ít chữ và ngu dốt cũng đều có thể là trạng hết./.
    T. Hằng

  5. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Nhạc sĩ Phú Quang: Làm, chơi và ăn ngủ

    1. Làm
    Tuổi trâu (Kỷ Sửu), cho nên tôi suốt đời phải kéo cày là việc bình thường. Không như nhiều nghệ sĩ được rong chơi trong cuộc đời này, tôi nghiệm ra việc gì mình làm cũng phải quần quật như tù khổ sai. Chỉ có cái khác, người ta sau khi vác một đống đá thì chả có hứng thú gì, còn tôi sau khi ?ovác đá? thì được tận hưởng cái thành quả mình làm. Tôi cũng có một chiêm nghiệm khác, từ bé đến giờ, những cái mình làm ra chả bao giờ được người ta công nhận ngay, thậm chí đôi khi còn bị từ chối, ghẻ lạnh. Tuy thế, tôi cũng còn cảm thấy may mắn bù lại, sau một quãng thời gian nào đó, người ta nhận ra và chấp nhận nó. Có lẽ vì thế mà đời sống tác phẩm của tôi nó không đến nỗi phải chết yểu.
    Ngay từ nhỏ, tôi đã là người rất chịu khó học hành, nghiên cứu. Và cứ tưởng như thế là được đánh giá, ghi nhận. Nhưng hóa ra không phải. Riêng cái việc mình cố gắng để giỏi hơn người khác đã là điều rất đáng ghét đối với một số người. Để thỏa mãn cho sự đố kỵ đó thì người ta vu cho tôi cái tội kiêu căng, chúi mũi vào sách vở và không hòa đồng với quần chúng (các tội khác thì không có cớ để vu).
    Sau này, luôn luôn được đề cử trong danh sách hàng đầu đi học nước ngoài, nhưng tôi vẫn không được đi cũng chỉ vì ?otội danh? ấy. Nên chẳng còn cách nào khác là lại phải chúi mũi vào học ở trong nước, để ít nhất có thể sánh ngang với những người học ở nước ngoài. Mười năm sau, khi bạn bè tôi ở nước ngoài về, tôi nhận ra rằng, mình cũng chẳng thua kém họ lắm. Nhưng có một chút xót xa trong ý nghĩ bông đùa: mình cũng có một miếng bánh ngang họ, nhưng có điều miếng bánh ấy họ mua hết một đồng thì mình phải trả đến năm đồng.
    Cứ tưởng âm nhạc là nghiệp và nó có thể nuôi sống mình, nhưng không hẳn thế, để làm được cái mình thích thú thì không đơn giản. Nhớ lại lịch sử âm nhạc thế giới mới thấy thèm cái kiếp đời của Haydne, Bach. Họ chỉ có mỗi việc sáng tạo, còn sau lưng đã có các vị mạnh thường quân lo từ A đến Z. Còn nghệ sĩ bây giờ thì tay này viết lách, tay kia giành giật miếng cơm manh áo. Vì thế, tôi cũng đã thử đi vào con đường kinh doanh với sự ủng hộ của bạn bè. Cứ tưởng là ngon ăn, hóa ra là không phải thế. Cũng cực nhọc đủ điều. Một nhà hàng được mở ra. Với tư cách là một chú chim mồi, suốt ngày tôi phải lượn đi lượn lại đến xả cánh và luôn phải mỉm cười dù trong lòng cũng chẳng vui vẻ gì lắm.
    Sau 4 năm lăn lộn, tôi học được một điều quan trọng. Trong tất cả các loại hình nghệ thuật, thì khó khăn nhất là nghệ thuật kinh doanh. Bởi vì các loại hình nghệ thuật khác, người ta chỉ phải đối diện với chính bổn phận của mình, còn trong kinh doanh, người ta phải ?ođối diện? với trên, dưới, ngang, ngửa, sau, trước. Bởi thế khi có người mua lại cổ phần, tôi vội vã bán ngay. Lần này thì tôi lại như có cánh mà không phải bay từ bàn này sang bàn kia mà bay trên bầu trời.
    Sau gần 1 năm không phải toan tính về tiền bạc thì tôi lại phát hiện ra rằng: nghệ sĩ không thể sống bằng khí trời và nước lã. Sau vài đêm suy nghĩ kỹ lưỡng, tôi lại quyết định kinh doanh. Nhưng lần này thì kinh doanh ?ovốn tự có?. Người có quyền cấp phép bảo không ai cấp phép cho việc ấy. Tôi bảo rằng vốn tự có là trí tuệ chứ không phải các phần khác trên cơ thể. Thế là ?oCông ty Hỗ trợ và phát triển nghệ thuật Phú Quang? ra đời. Nhiều người hỏi tôi sao không viết tắt là PQ? Tôi muốn tên tôi là một đảm bảo cho công việc của mình. Nói theo kiểu nhà buôn, thì tên tôi là thương hiệu, chứ còn PQ thì có thể suy ra đủ thứ trên đời.
    2. Chơi
    Cái gì cũng thích và tôi vẫn thường nói đùa với mọi người: Cái gì của tôi cũng hư rồi nhưng rất may là chưa có cái gì hỏng.
    Ham chơi quá nên đành phải an ủi bằng câu nói đùa của người Hà Nội: Những người ham ăn ham chơi, sống 30 tuổi bằng người 100. Tuy vậy, tôi không thích những cái kiểu ăn chơi như bia ôm lắm. Hoàn toàn không phải vì khía cạnh đạo đức, mà trong quan niệm của tôi, thứ nhất đấy là việc ăn không ra ăn, chơi không ra chơi; thứ hai, vào đấy thì bất kể già trẻ lớn bé xấu đẹp sang hèn, nếu có một cơ số tiền nhất định nào đó thì đều được các em tôn vinh là người đàn ông tuyệt vời nhất. Cũng phải kể thêm một chút lý do e ngại mang ý nghĩa ?ovệ sinh?.
    3. Ăn ngủ
    Ăn ít. Khẩu vị theo kiểu ?obố cháu ở nhà quê?. Cơm thì thích đậu phụ, rau muống, cà pháo, mắm tôm. Thích ăn cá như người Nhật vì lý do bộ phận lọc mỡ của cơ thể thiết bị quá kém. Ra Hà Nội rất hay được bạn bè mời đi ăn các nhà hàng. Nhưng món mê nhất và ước ao nhất là bún đậu mắm tôm, sáng sớm ra thì bún riêu cua. Cả nhóm ăn ?onhè? ra cũng độ vài chục ngàn.
    Ngủ ít. Ngày chừng độ 6-7 tiếng. May quá, vừa rồi tôi đọc được trên một tờ báo nói: Ngủ trên 7 tiếng là dở. Ngủ 7 tiếng là tốt nhất. Dù hiểu biết của tôi có hạn, nhưng cũng tự khen là mình rất sách vở.
    Nói tất cả mọi chuyện như thế cũng chỉ để vui thôi. Cuộc sống không phải do mình có thể lập trình được. Tôi không mê tín lắm, nhưng rất tin là đời người ta có số. Chính bởi thế, khi nghĩ về chuyện dân gian, mình mới bật cười: Cũng là ?otrạng? cả thôi. Nước mình có Trạng Trình, Trạng Quỳnh, Trạng Lợn; hóa ra là có chữ, ít chữ và ngu dốt cũng đều có thể là trạng hết./.
    T. Hằng

  6. dieu_gian_di

    dieu_gian_di Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Tôi yêu nhạc Phú Quang, vậy thì không còn có lý do gì để mà từ chối viết vài dòng nữa rồi.
    Tôi nghe nhạc Phú Quang đã lâu, khoảng 5 năm rồi, khi bắt đầu biết đến ông là khi tôi còn là cậu sinh viên năm nhất, giương đôi mắt bỡ ngỡ, hiếu kỳ để nhìn Hà Nội, thế rồi chỉ vì yêu những bài hát của Phú Quang mà tôi yêu luôn cả Hà Nội.
    Hồi ấy cho đến bây giờ, lạ một nỗi là nghe và yêu nhạc của ông nhiều như vậy mà không thuộc bài nào cho ra hồn cả, có lẽ vì ông trời không phú cho tôi khả năng ca hát, mà hát nhạc của Phú Quang cũng khó lắm, dẫu biết vậy thì thỉnh thoảng vẫn nghêu ngao đôi câu, để cho đám bạn bè thường chỉ nghe mấy bài hát đầy rẫy ngoài hàng băng đĩa kia nhìn với ánh mắt khó hiểu. Phải, nhạc Phú Quang ít được nhiều người biết lắm, khi tôi giao lưu bạn bè, tôi nhắc đến Phú Quang thì cũng chỉ nhận được cái nhíu mày hời hợt.
    Hình như gần đây nhạc của Ông đang bắt đầu phổ biến, phải như vậy chứ, nghe để thấy khoảng lặng của sống xô bồ này chứ. Thường thì nghe nhạc của Ông thì phải nghe một mình, tôi chưa có người yêu, tôi vẫn tự tưởng tượng ra khi tôi buồn, tôi sẽ tới một quán café tĩnh lặng nào đó cùng người yêu tôi, nghe những bài hát của Ông, nếu như cô ấy hiểu và cũng yêu những bài hát của ông, thế là quá đủ, chỉ cần như vậy thôi.
  7. dieu_gian_di

    dieu_gian_di Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Tôi yêu nhạc Phú Quang, vậy thì không còn có lý do gì để mà từ chối viết vài dòng nữa rồi.
    Tôi nghe nhạc Phú Quang đã lâu, khoảng 5 năm rồi, khi bắt đầu biết đến ông là khi tôi còn là cậu sinh viên năm nhất, giương đôi mắt bỡ ngỡ, hiếu kỳ để nhìn Hà Nội, thế rồi chỉ vì yêu những bài hát của Phú Quang mà tôi yêu luôn cả Hà Nội.
    Hồi ấy cho đến bây giờ, lạ một nỗi là nghe và yêu nhạc của ông nhiều như vậy mà không thuộc bài nào cho ra hồn cả, có lẽ vì ông trời không phú cho tôi khả năng ca hát, mà hát nhạc của Phú Quang cũng khó lắm, dẫu biết vậy thì thỉnh thoảng vẫn nghêu ngao đôi câu, để cho đám bạn bè thường chỉ nghe mấy bài hát đầy rẫy ngoài hàng băng đĩa kia nhìn với ánh mắt khó hiểu. Phải, nhạc Phú Quang ít được nhiều người biết lắm, khi tôi giao lưu bạn bè, tôi nhắc đến Phú Quang thì cũng chỉ nhận được cái nhíu mày hời hợt.
    Hình như gần đây nhạc của Ông đang bắt đầu phổ biến, phải như vậy chứ, nghe để thấy khoảng lặng của sống xô bồ này chứ. Thường thì nghe nhạc của Ông thì phải nghe một mình, tôi chưa có người yêu, tôi vẫn tự tưởng tượng ra khi tôi buồn, tôi sẽ tới một quán café tĩnh lặng nào đó cùng người yêu tôi, nghe những bài hát của Ông, nếu như cô ấy hiểu và cũng yêu những bài hát của ông, thế là quá đủ, chỉ cần như vậy thôi.
  8. chiaki_ruanhoc

    chiaki_ruanhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Một bài không có trong album nào của Phú Quang cả: Hoàng Hôn Dốc. Đây là bài hát do Hồng Nhung thể hiện trong phim Dốc tình. Clip của bài này được quay ở Đà Lạt.
    Download
    [​IMG]
  9. chiaki_ruanhoc

    chiaki_ruanhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Một bài không có trong album nào của Phú Quang cả: Hoàng Hôn Dốc. Đây là bài hát do Hồng Nhung thể hiện trong phim Dốc tình. Clip của bài này được quay ở Đà Lạt.
    Download
    [​IMG]
  10. xua

    xua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
     
    chút nồng thơm cuối đời
     
    Hầu như bao giờ cũng vậy, nghe được thêm một bài nhạc chưa nghe của Phú Quang là khó tránh khỏi thêm một lần hạnh phúc. Khúc hát nghe xong, hạnh phúc cứ còn ở lại. Với mỗi lần nghe lại, nghe thêm. Nghe hoài, cảm xúc cứ vẫn chưa khô.
    Và lần nào cũng vậy, cũng cứ nghĩ nhạc Phú Quang đến thế là "hết". Để nơm nớp tiếc. Cho đến khi được nghe thêm một bài hát chưa được nghe khác. Và lần này là ca khúc Lời Rêu, phổ thơ Nguyễn Thị Hoàng.
    Lần này tôi không có cái may tìm ra được nguyên bản bài thơ, chỉ chép lại theo nghe -- và cả có khi phải đoán -- qua tiếng hát Ý Lan (tôi có biết đến nhưng chưa được nghe Hồng Ngọc hát trong CD có tên Chợt Nghe Em Hát ở trong nước). Nhưng sao tôi có vẻ thích đoán rằng bài nhạc là nguyên vẹn một bài thơ từ đầu đến cuối, cho dù rằng hiếm khi tôi thấy người nhạc sĩ tài hoa và khó tính này chịu đồng tình trọn gói và không táy máy vào với cái bài thơ mà ông chọn đem phổ nhạc. Tôi đoán vậy vì trọn bài nhạc nghe như một bài thơ rất vừa vặn khít khao, nêm chặt và đồng điệu; mỗi từ là ý, mỗi câu là thơ (rất thơ), nhịp nhàng trong một hơi thơ chung rất riêng. Tất nhiên, tự trong đoán đã là sai một nửa; huống chi tôi đoán thì còn thường là sai hơn một nửa xa lắm.
    Nhưng nhỡ mà tôi đoán không trật thì có nghĩa là ông Phú Quang lần này khá trúng số với một bài thơ rất thi trung hữu nhạc như vậy. Những nốt nhạc cứ đủng đỉnh bước theo mà "hát thơ" (cứ như ai cũng có thể "đủng đỉnh bước theo" như thế được vậy). Không có nghĩa là kém hay, hay thiếu liều chết người. Mà còn ngược lại là đàng khác, trong nghĩa Lời Rêu, tôi đoán (lại đoán!), một bài hát khá lạ trong giòng nhạc của ông (giai điệu rất dễ nghe, dễ thích; ca từ tương đối dễ hiểu và từ những câu thơ rất hay và rất đẹp) có lẽ sẽ là một nhạc phẩm Phú Quang được nhiều người thích hơn. So với những ca khúc khác của ông mà tôi... thích hơn. Bởi, thì đã đành nhạc PQ là nhạc nghe để buồn chơi (không ai nghe chơi để buồn) nhưng buồn đến độ như khi nghe Lời Rêu thì, nói đùa một chút, hại tim lắm. Còn nói thật một chút, thì là tội cho con tim của mình...

    ai đi qua xa vắng    để chiều run một mình mười hai năm tỉnh giấc    trắng đôi bờ tóc đenuống cùng nhau một giọt    đắng cay nào chia đôisay cùng nhau một giọt    trong mỗi đời pha phôisay cùng nhau người ơi    chút nồng thơm cuối đờivương dùm nhau sợi tóc   ràng buộc trời sinh đôicơn mưa như nước mắt    phủ kín đời muộn phiềnthời gian chung đã hết    tháng ngày riêng cũng phaingày mai ta bỏ đi   trần gian xin trả lạiđá tảng nào vô tri   chết một đời rêu xanh
    Ai. Đi qua. Xa vắng. Bài nhạc bắt đầu bằng những nốt ngắt chậm, rón rén một chút rã rời. Rồi chùng xuống, trải ra, để chiều run một mình. Đã nghe như lời than. Của... xa vắng. Nghe Phú Quang lại chợt nhớ Phú Quang, Dường như ai đi ngang cửa / Gió mùa đông bắc se lòng... thì nhẹ hơn, xa vắng hơn, nghe Phú Quang hơn. Như những nỗi buồn thường đem đến từ nhạc PQ, nhè nhẹ day dứt, hiu hắt, heo hút, và... ít hại tới sức khoẻ.
    Mười hai năm tỉnh giấc / trắng đôi bờ tóc đen. Đột ngột quá -- chiều còn đang mới khe khẽ run. Và trầm trọng quá -- không chỉ như Làm sao về được mùa đông / Mùa thu -- cây cầu -- đã gãy đâu. Không đem so sự cố cầu gãy với tóc bạc được, nhất là tóc-đôi-bờ (chứ tóc đàn ông thì dễ quá, như ông PQ có tâm sự, chỉ tốn có 100000 VND thôi...).Trắng tóc đen, đối chọi gây xốc mà sao vẫn êm mà sao rất thơ. Trắng tóc đen, nhưng chẳng hề vàng rêu xanh (rêu vàng thì thơ không bám). Chết, vẫn chết một đời rêu xanh. Chết xanh!
    Uống cùng nhau một giọt. Một giọt đắng cay nào. Chia đôi. "Cùng thở dài như nhau". Thế thì đá tảng đâu có vô tri như lời rêu ở cuối bài. Còn say cùng nhau một giọt / trong mỗi đời pha phôi, tôi nghe như vậy nhưng lại đọc thấy ở vài nơi là "chung một niềm đơn độc / trong mối đời pha phôi". Có quan trọng không nhỉ. Cho dù nếu chung một niềm đơn độc thì hợp hơn với cái chua xót chung/riêng, đôi/đơn, cùng/chia (mộng/thực) rất ám ảnh ở nhiều nơi: cùng nhau một, chia đôi, chung, đơn độc, say cùng nhau, vương dùm nhau, thời gian chung, tháng ngày riêng... Chung. Hay riêng.
    Say cùng nhau người ơi / chút nồng thơm cuối đời... Không hiểu nếu không ở vào cái tuổi để ngày ngày cứ phải chợt nghe mùa thu trắng trên đầu, hay nói một cách chính xác hơn, ở cái tuổi đâu cũng vài trăm năm lẻ như của tôi, người ta có lắng thấm xuống hết cái đẹp lặng người ở từng chữ và ở cả năm chữ của chút nồng thơm cuối đời không nhỉ. Tôi không nghe chút nồng thơm này là chút nồng thơm của những giọt rượu say cùng nhau người ơi được nối tiếp từ câu thơ trên (và nồng thơm không là của rượu thì say cũng không là say rượu). Mà là chút-nồng-thơm-cuối-đời. Chút gì vàng chiều nắng nuối nấn níu. Buồn và đẹp như những chiếc lá phong cuối thu, chỉ chín rực những sắc màu chưa từng ở phía cuối đời, vào những ngày... sắp rụng.
    Rồi vương dùm nhau sợi tóc / ràng buộc trời sinh đôi. Sợi tóc. Buộc trời. Không trời chia đôi mà trời sinh đôi -- chung mà riêng. Lại chung. Hay riêng. Hay chung. Và, vương dùm vương dùm.Tội nghiệp và thê thiết đến tê dại. Người ta có thể làm thơ đến thế sao. Tôi sợ quá những câu thơ như vậy, những nốt nhạc như vậy. Nghe phải xong, không biết phải thế nào, trong một nỗi bức xúc phải thế nào phải thế nào đó mới được. Phải thế nào nhỉ...
    Làm người nghe nhạc (và nhạc Phú Quang), ôi sao mà khổ. Phải chết đi chết lại bao nhiêu lần ?
     
    Được xua sửa chữa / chuyển vào 22:43 ngày 08/09/2004

Chia sẻ trang này