1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm nhận Phú Quang

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Augustan, 16/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    tui thì tui rất thích nhạc của PQ vì nhạc của ông rất dể hát và dễ đệm đàn guitar
    có bác nào tham dự nhiều cuộc ca hát của sinh viên thì chắc là sẽ thấy nhiều bài hát của PHÚ QUANG được hát lên nhỉ?

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  2. Augustan

    Augustan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    3.037
    Đã được thích:
    0
  3. Augustan

    Augustan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    3.037
    Đã được thích:
    0
  4. Augustan

    Augustan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    3.037
    Đã được thích:
    0
    Đâu phải bởi mùa thu
    Nhạc: Phú Quang - Thơ: Giáng Vân
    Em ru gì lời ru cho đá núi
    Ðá núi tật nguyền vết sẹo thời gian
    Em ru gì lời ru cho biển khơi
    Biển khi biết bao giờ ngừng lặng
    Em ru gì lời ru cho anh
    Một thời đam mê một thời giông tố
    Em ru gì cho ta khi bao ngày phôi pha
    Câu hát ngân lên bỗng tắt nửa chừng
    Thôi đừng hát ru thôi đừng day dứt
    Lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu
    Em ru gì lời ru bao tiếc nuối
    Tiếc nuối một đời ước vọng tàn phai
    Em ru gì lời ru cho ngày mai
    Thời gian có bao giờ trở lại./.​
    .........
    Tôi chập chững những bước đầu tiên trên con đường đi tới tương lai của mình và đã ngã quỵ ngay những bước đầu tiên đó. Thất bại như lưỡi dao cứa vào nguồn sống tôi đau nhói. Tôi giãy giụa, hụt hẫng trước những mâu thuẫn giữa ước mơ và thân phận trước những niềm tin vào chính mình đang mất đi.
    Rồi bạn cũng hiểu, chẳng khuyên răn, trong căn phòng nhỏ bạn dạo một khúc đàn và hát cho tôi nghe. Bài hát mở đầu với tông thấp, âm điệu tự sự về những điều bình thường mà tất yếu nhất trong cuộc sống: "Em ru gì lời ru cho đá núi, đá núi tật nguyền vết sẹo thời gian. Em ru gì lời ru cho biển khơi, biển khơi biết bao giờ ngừng lặng". Giọng hát của bạn đượm buồn và quá đỗi chân thành, cái chân thành của một người đã nếm rồi những cuộc bể dâu. Tôi thấy lòng mình ấm lại, bình thản suy ngẫm về qui luật muôn đời vẫn tiếp diễn: đá núi vẫn âm ỉ nhức nhối trước những roi quất của thiên biến, thời gian và sóng vẫn xô mãi những nỗi niềm của biển - con người cũng thế, chỉ những ai không dám sống mới không va vấp, biết có va vấp để biết phải đứng dậy.
    Vẫn biết qui luật là thế nhưng đam mê và dông tố của con người lại bắt đầu từ những cảm xúc rào rạt thời trẻ - cuồng nhiệt ước muốn và cháy bỏng nghĩ suy. "Em ru gì lời ru cho anh, một đời đam mê, một đời dông tố. Em ru gì cho ta khi bao ngày phôi pha", tác giả như đã hóa thân vào những người trong cuộc nếm trải nên mới cảm nhận được khoảng thời gian là đằng đẵng "một đời", chứ không phải "một thời".
    Câu cuối của bài hát cũng là câu được lấy làm tựa đề lại ẩn chứa tất cả nội dung bài hát: "Thôi đừng hát ru, thôi đừng ray rứt, lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu". Trong ký ức của mỗi người, mùa thu bao giờ cũng là mùa lá trút và một hôm thấy phố phường bâng khuâng, những đợt lá chao nghiêng ta chợt nhận ra tiết thu đang về. Hệ lụy của đời sống có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, có nguyên nhân do ta tạo ra, có nguyên nhân ta không thể kiểm soát. Vấn đề còn lại là ta cứ sống cho trọn vẹn mình đi, cứ làm hết khả năng những điều ta cho là đúng. Tôi chợt nhớ đến câu nói của diễn giả tâm linh Darshani Deane: "Chúng ta đều là những kẻ đang tập kịch trên sân khấu cuộc đời... Biết mình chỉ là một diễn viên thì ta hãy cố gắng đóng trọn vai được giao phó, còn số phận nhân vật thì hãy để đạo diễn lo". Tôi nói điều này để thể hiện sự đồng cảm với bạn và ngước nhìn lên, bạn chia sẻ với tôi bằng một nụ cười trong ánh mắt, tôi thấy mình đang đọc được những gì muốn nói trong đôi mắt ấy: cứ làm đúng, sống tốt - đó là hạnh phúc chân chính nhất.
    Bao năm trôi qua rồi nhưng bài hát "Ðâu phải bởi mùa thu" của nhac sĩ Phú Quang vẫn mãi là bàn tay bao dung nâng đỡ, vỗ về cho những nỗi gian truân trong đời tôi, đời bạn và mỗi khi mất mát, đau khổ, mỗi khi chưa đạt được ước muốn dù đã cố gắng hết mình thì tôi lại bật lên tiếng hát "đâu phải bởi mùa thu".
    (Trích từ người không biết tên)
    Được augustan sửa chữa / chuyển vào 00:10 ngày 19/09/2003
  5. Augustan

    Augustan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    3.037
    Đã được thích:
    0
    Đâu phải bởi mùa thu
    Nhạc: Phú Quang - Thơ: Giáng Vân
    Em ru gì lời ru cho đá núi
    Ðá núi tật nguyền vết sẹo thời gian
    Em ru gì lời ru cho biển khơi
    Biển khi biết bao giờ ngừng lặng
    Em ru gì lời ru cho anh
    Một thời đam mê một thời giông tố
    Em ru gì cho ta khi bao ngày phôi pha
    Câu hát ngân lên bỗng tắt nửa chừng
    Thôi đừng hát ru thôi đừng day dứt
    Lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu
    Em ru gì lời ru bao tiếc nuối
    Tiếc nuối một đời ước vọng tàn phai
    Em ru gì lời ru cho ngày mai
    Thời gian có bao giờ trở lại./.​
    .........
    Tôi chập chững những bước đầu tiên trên con đường đi tới tương lai của mình và đã ngã quỵ ngay những bước đầu tiên đó. Thất bại như lưỡi dao cứa vào nguồn sống tôi đau nhói. Tôi giãy giụa, hụt hẫng trước những mâu thuẫn giữa ước mơ và thân phận trước những niềm tin vào chính mình đang mất đi.
    Rồi bạn cũng hiểu, chẳng khuyên răn, trong căn phòng nhỏ bạn dạo một khúc đàn và hát cho tôi nghe. Bài hát mở đầu với tông thấp, âm điệu tự sự về những điều bình thường mà tất yếu nhất trong cuộc sống: "Em ru gì lời ru cho đá núi, đá núi tật nguyền vết sẹo thời gian. Em ru gì lời ru cho biển khơi, biển khơi biết bao giờ ngừng lặng". Giọng hát của bạn đượm buồn và quá đỗi chân thành, cái chân thành của một người đã nếm rồi những cuộc bể dâu. Tôi thấy lòng mình ấm lại, bình thản suy ngẫm về qui luật muôn đời vẫn tiếp diễn: đá núi vẫn âm ỉ nhức nhối trước những roi quất của thiên biến, thời gian và sóng vẫn xô mãi những nỗi niềm của biển - con người cũng thế, chỉ những ai không dám sống mới không va vấp, biết có va vấp để biết phải đứng dậy.
    Vẫn biết qui luật là thế nhưng đam mê và dông tố của con người lại bắt đầu từ những cảm xúc rào rạt thời trẻ - cuồng nhiệt ước muốn và cháy bỏng nghĩ suy. "Em ru gì lời ru cho anh, một đời đam mê, một đời dông tố. Em ru gì cho ta khi bao ngày phôi pha", tác giả như đã hóa thân vào những người trong cuộc nếm trải nên mới cảm nhận được khoảng thời gian là đằng đẵng "một đời", chứ không phải "một thời".
    Câu cuối của bài hát cũng là câu được lấy làm tựa đề lại ẩn chứa tất cả nội dung bài hát: "Thôi đừng hát ru, thôi đừng ray rứt, lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu". Trong ký ức của mỗi người, mùa thu bao giờ cũng là mùa lá trút và một hôm thấy phố phường bâng khuâng, những đợt lá chao nghiêng ta chợt nhận ra tiết thu đang về. Hệ lụy của đời sống có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, có nguyên nhân do ta tạo ra, có nguyên nhân ta không thể kiểm soát. Vấn đề còn lại là ta cứ sống cho trọn vẹn mình đi, cứ làm hết khả năng những điều ta cho là đúng. Tôi chợt nhớ đến câu nói của diễn giả tâm linh Darshani Deane: "Chúng ta đều là những kẻ đang tập kịch trên sân khấu cuộc đời... Biết mình chỉ là một diễn viên thì ta hãy cố gắng đóng trọn vai được giao phó, còn số phận nhân vật thì hãy để đạo diễn lo". Tôi nói điều này để thể hiện sự đồng cảm với bạn và ngước nhìn lên, bạn chia sẻ với tôi bằng một nụ cười trong ánh mắt, tôi thấy mình đang đọc được những gì muốn nói trong đôi mắt ấy: cứ làm đúng, sống tốt - đó là hạnh phúc chân chính nhất.
    Bao năm trôi qua rồi nhưng bài hát "Ðâu phải bởi mùa thu" của nhac sĩ Phú Quang vẫn mãi là bàn tay bao dung nâng đỡ, vỗ về cho những nỗi gian truân trong đời tôi, đời bạn và mỗi khi mất mát, đau khổ, mỗi khi chưa đạt được ước muốn dù đã cố gắng hết mình thì tôi lại bật lên tiếng hát "đâu phải bởi mùa thu".
    (Trích từ người không biết tên)
    Được augustan sửa chữa / chuyển vào 00:10 ngày 19/09/2003
  6. Augustan

    Augustan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    3.037
    Đã được thích:
    0
    Hồi trước, đọc một ý kiến nhắc tới những nhạc sĩ phổ thơ hay trong âm nhạc Việt Nam, cũng đã định viết một vài dòng . Nhưng rồi cứ lần lữa mãi, nửa vì ngại cái chủ đề có vẻ ... mẫn cảm quá, nửa vì sợ mình chẳng là cái giống gì, tư cách chi mà lên tiếng lộn xộn . Thế rồi, cũng có một lúc ngồi lại và vung bút viết tá lả tùm lum, mong là nếu có gì mạo phạm, cũng xin bà con bỏ qua cho . Cũng xin nói trước, những gì mà lão sắp viết ra đây là những cảm nhận, những suy nghĩ của mỗi cá nhân lão thôi, không đại diện cho một ai hết . Mà lão, dốt đặc cán mai về nhận thức âm nhạc, vốn không mong đợi một ai sẽ nghe mình . Viết, chỉ là một cách để giải tỏa những trăn trở, về một khía cạnh của chủ đề mà lão yêu thích ... Âm Nhạc Việt Nam .
    Hồi đó, lần đầu tiên lão nghe người ta hát " Em Ơi, Hà Nội Phố" (thơ Phan Vũ), thích ghê ghê là . Lúc đầu, cung bậc trầm hơn, cứ như là kể lể, là tự sự " ... em ơi Hà Nội phố, ta còn em mùi Hoàng Lan, ta còn em mùi hoa sữa . Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ ... ai đó chờ ai, tóc xõa vai mềm ..." Rồi bài hát chợt vút cao say mê quyến luyến ... " Ta còn em ... ta còn em ..." để cuối cùng khổ nhạc cuối lại trở về với nguyên thủy, lại tình tự, kể lể . Cũng giống như cảm xúc của mỗi con người, có lúc thăng hoa lên chất ngất, rồi chìm xuống, đọng lại một nỗi nhớ, tiếc mông lung . Không phải cái ý thơ của Phan Vũ là như vậy đó ư ?
    Thế rồi, lão bắt đầu để ý đến người nhạc sĩ đằng sau bài hát - Phú Quang . Thời đó, Phú Quang chưa viết nhiều, và như nhiều người nói, người nhạc sĩ Hà thành này vẫn còn ở sau cái bóng của Trần Tiến . Một vài ca khúc khác ra đời, nhưng không đạt được cái huy hoàng của Em Ơi Hà Nội Phố . Thế rồi, lão quên, và lão đi xa ... Bẵng đi một thời gian, đến lượt Trần Tiến im lặng đi một lát, và Phú Quang bừng dậy, với một sắc thái mới, tung ra thị trường hàng loạt nhạc phẩm mới . Lão say sưa đón nhận, lắng nghe như muốn nhập vào từng cung nhạc giai điệu của những ca khúc được dày công hòa âm, phối khí, cũng như đã từng được bỏ nhiều tâm huyết viết giai điệu . Có những ca khúc đầy say mê như dành cho tuổi mới lớn, có những ca khúc đằm thắm như viết cho tuổi hoa niên . Lại có những ca khúc, đầy trăn trở ! Ý hẳn, Phú Quang đã phải chọn lọc kỹ càng lắm những gì ông đưa ra ở trên khuông nhạc . Lão còn nhớ, lão đã từng để máy chạy lui chạy tới những gần nửa giờ đồng hồ nghe một bài thôi, của Phú Quang, Siu Black hát . Giọng cô ca sĩ này cao và mạnh dễ sợ, lúc cần lên thì lên tràn cung mây, lại có chút khàn đục hay chi lạ, " em ru gì cho ta ... qua bao ngày phôi pha ..." Rồi lão bắt đầu làm quen với nhiều giọng hát mới, những Thu Phương, Mỹ Linh, Thanh Lam (lúc đó Trần Thu Hà chưa nổi), nhiều ca khúc mới mà lão yêu thích, như " Một Dại Khờ, Một Tôi" (thơ Nguyễn Trọng Tạo), hay " Biển, Nỗi Nhớ và ... Em" (thơ Hữu Thỉnh). Bài nào cũng hay, cô đọng, và cả cái giọng ca của những ca sĩ đã làm đình làm đám trên các sân khấu quê nhà nữa, đã góp phần đưa lão về với một trào lưu âm nhạc mới, và bắt lão đi tìm đọc những bài thơ mà từ đó, Phú Quang ghép nốt nhạc vào, cho từng lời từng câu ngân lên ...
    Lão thích Lê Đạt, càng thích ... Bóng Chữ ... Chiều Âu Lâu, bóng chữ động chân cầu ... Vườn thức một mùi hoa đi vắng ... Tóc hong mùi ca dao ... Câu nào cũng là thơ, câu nào cũng ẩn hiện một tứ thơ . Và một người bạn tặng lão một dĩa nhạc Phú Quang, có bài " Bóng Chữ" , Mỹ Linh hát . Lão cáo bệnh, về nhà bật máy nghe hát, ... " vườn chợt thức một mùa hoa đi vắng, vườn chợt thức một mùa hoa đi vắng ... em vẫn đây, mà em ở đâu ... Chiều Âu Lâu, bóng chữ động chân cầu ... chiều Âu Lâu, bóng chữ động chân cầu ..." Bài hát cô đọng quá, cấu trúc tinh tế quá, còn hơn cả bài thơ gốc của Lê Đạt . Mà hỡi ôi, cô đọng hơn cả bài thơ gốc của Lê Đạt thì chẳng còn là của Lê Đạt nữa, cả cái hình ảnh " thu rất em và xanh rất cao" đẹp như tranh vẽ huyền hoặc cũng mất theo . Còn lại, chỉ là giọng Mỹ Linh cao vút, thổn thức trên cả mức cần thiết . Và dàn nhạc vô tình hòa theo, trầm bổng lên xuống ... cay đắng theo !
    Rồi lão bắt đầu nghĩ nhiều về chuyện phổ nhạc từ thơ . Quả là khó lắm, vừa phải chọn chữ ra, chọn âm điệu thế nào để lột tả cái hồn của bài thơ . Viết cả nhạc lẫn lời, nhỡ có sao thì cũng chỉ bởi chính mình . Còn phổ thơ người khác mà không đạt thì vô tình đánh hỏng cả tên tuổi thi nhân, càng đánh hỏng tên tuổi mình trong lòng thính giả hâm mộ ... bài thơ . Khổ thế đấy ! Làng âm nhạc Việt Nam đã có nhiều tác giả rất thành công trong việc phổ thơ, như bác Phạm Đình Chương dùng " Đôi Bờ" để khơi mào cho " Đôi Mắt Người Sơn Tây" , biết dùng cái khổ đắc ý nhất của Quang Dũng để làm chỗ mấu chốt cho toàn bài hát, để hoàn toàn cuốn hút người nghe bằng cái ... buồn viễn xứ khôn khuây . Như bác Phạm Duy, với cả hàng chục bài nhạc phổ thơ của Huy Cận, của Xuân Diệu, của Hữu Loan . Bài nào cũng hay, cũng đáng được trân trọng .
    Rồi có người đem Phú Quang ra so sánh với một nhạc sĩ khác . Cách thức so sánh đã ... lạ, mà cái nội dung so sánh càng lạ . Hai người, một được đào tạo trường lớp kỹ càng, một có thể gọi là tự học mà thành . Hai người, cùng phổ thơ người ta, lại thuộc hai giai đoạn khác nhau, nên cái cấu trúc trong âm nhạc cũng có khác . Lại nữa, đem một nhạc sĩ viết nhạc ra so sánh với một nhạc sĩ ... chơi nhạc (?), dường như có chỗ ... khập khiễng thì phải !
    Phú Quang là một trong những nhạc sĩ Việt Nam được đào tạo trong một nhạc viện nước ngoài . Căn bản đã có, lại thêm tinh thần làm việc nghiêm túc, ông thành công trong việc phổ nhạc, hòa âm phối khí cho bài hát . Mỗi ca khúc là một sự phối hợp của nhiều nhạc cụ, của những biến chuyển ăn ý trong mỗi trường đoạn . Vì ông muốn nó được để đời . Cái sự nghiêm túc đối với âm nhạc của ông còn được thể hiện trong cái cách ông dạy con, đào tạo con trở thành nhạc sĩ . Nhưng nghiêm túc quá, đôi lúc lại làm cho ca khúc, và cả cái cách ông phổ nhạc thiếu đi sự uyển chuyển cần thiết để ở lại mãi với lòng người . Lấy thí dụ, " Biển, Nỗi Nhớ, và Em" , hay lắm chứ, vì bài hát kết hợp đúng ý với bài thơ, chỉ đổi một vài chữ khi cần thiết mà không thay đổi nội dung . Từ " Biển vẫn cậy mình dài rộng thế -- vắng cánh buồm một chút, đã cô đơn" qua " biển vẫn thấy mình dài rộng thế -- xa cánh buồm, một chút đã cô đơn" , nói chung tuy không tái tạo hoàn chỉnh cái ý, cũng đã thành công lắm rồi . Rồi từ " gió không phải là roi, mà vách núi phải mòn" trở thành " gió âm thầm không nói, mà sao núi phải mòn ..." , tuy ý không còn trọn, nhưng cũng tạm, vì cái tứ thơ của Hữu Thỉnh nó khó quá, lạ quá . Nói chung, là bài hát thành công . Nhưng đến bài " Bóng Chữ" thì nói thực, lão chẳng vừa ý lắm . Vừa ngắn, bố cục lại không trôi chảy, nên hết bài rồi mà cái ý vẫn còn sót lại trên trang thơ, không thấy trên trang nhạc . Tiếc ngẩn ngơ ! Rồi bỗng vu vơ thấy hình như vì Phú Quang nghiêm túc quá mà đánh rơi mất ý, cắt mất chữ mà chẳng bỏ được chữ thêm vào . Nhìn đi nhìn lại nhiều bài khác của Phú Quang, mơ hồ như nhận ra điều này, ông trung thành quá với bài thơ, không nhẹ nhàng sử dụng hai chữ " ý thơ" trong nhạc bản . Đối với lão, chẳng có gì sai trong chuyện đó, truyện có " phóng tác" , nhạc không " phổ thơ" được thì chua vào hai chữ " ý thơ" , miễn sao truyền đạt lại cái hồn của bài thơ đến người nghe là đạt rồi phải không ? Như bác Phạm Duy, nói ông " phổ nhạc" bài " Tiếng Sáo Thiên Thai" một cách cứng nhắc thì không đúng, vì tiết tấu đã đổi khác . Từ một bài lục bát có âm điệu lay lắt pha một chút nhớ nhung tiếc nuối, ông đã chuyển thành một bài ca có âm điệu lúc tươi vui như cảnh Thiên Thai, lúc ray rứt tiếc nhớ . Ví dụ như cái câu " Làn mây ngừng lại sau đèo -- mình cây nắng nhuộm, bóng chiều không đi" (?), được biến thể trở thành, " Hò ơi làn mây ơi, ngập ngừng sau đèo vắng, nhìn mình cây nhuộm nắng, và chiều như chìm lắng -- Bóng chiều ... không đi ." Thêm bớt một vài từ về lượng, mà giữ được trọn cái " chất" ở trong bài thơ, đó cũng là cái hay của tác giả .
    Cầm trong tay một xấp nhạc của Phú Quang, lão đọc ca từ của ông . Nói một cách trung thực, những ca khúc thành công nhất của Phú Quang là những ca khúc được phổ từ thơ . Lão dám nói, vì lão là một người nghe trung thành của nhạc ông, mà là người nghe, dù muốn dù không cũng có thể đề đạt nhận thức của mình về những ca khúc mình thích . Nhưng lão không muốn so sánh Phú Quang với bất cứ một ai khác, ngay cả ... Trần Tiến, vì công việc của Phú Quang khác với Trần Tiến, Phú Quang phải diễn tả ý cúa người khác, trong khi Trần Tiến viết ra những gì mình nghĩ, vốn có khác hơn ! Mà ngay cả việc hai người cùng phổ thơ vào nhạc, cái thiên hướng của mỗi người đã khác, thì sự vận dụng vào âm luật, vào ngữ cảnh, vào ca từ cũng khác, đem ra so sánh cũng chẳng công bằng cho bất cứ một ai ...
    Cuối cùng, cũng phải chốt lại ở một điểm . Có người hơn người ở nhạc lý, nhạc cụ, có người hơn người ở ... ca từ . Mà tiếng Việt mình, vốn hơi eo hẹp trong cái chuyện phân loại người làm công tác truyền bá văn hoá nghệ thuật . Viết nhạc, là nhạc sĩ; mà chơi nhạc, cũng là nhạc sĩ . Rồi thiên hạ lại đi so sánh người viết nhạc với người chơi nhạc nữa là chết ! Sao không đưa thêm vào cuốn tự điển ngôn ngữ Mít vài nhóm từ mới, đại loại như là nhạc công, nhạc ... sư, hay dài hơn như ... nhạc sĩ ... sáng tác, nhạc sĩ ... trình tấu để khỏi đêm dài lắm mộng ?
    Bởi vậy, những người " khôn" là những người chỉ nên nhìn nhận mình là " ca nhân cúa đời sống" , hay " con chim đến đậu chơi ở đầu ngọn lau ..." , mà không phải là nhạc sĩ nhạc sư gì hết ráo, hì hì hì ...
    (Bài viết của Baobatdong)
    Hãy tha thứ cho người không có lỗi!
  7. Augustan

    Augustan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    3.037
    Đã được thích:
    0
    Hồi trước, đọc một ý kiến nhắc tới những nhạc sĩ phổ thơ hay trong âm nhạc Việt Nam, cũng đã định viết một vài dòng . Nhưng rồi cứ lần lữa mãi, nửa vì ngại cái chủ đề có vẻ ... mẫn cảm quá, nửa vì sợ mình chẳng là cái giống gì, tư cách chi mà lên tiếng lộn xộn . Thế rồi, cũng có một lúc ngồi lại và vung bút viết tá lả tùm lum, mong là nếu có gì mạo phạm, cũng xin bà con bỏ qua cho . Cũng xin nói trước, những gì mà lão sắp viết ra đây là những cảm nhận, những suy nghĩ của mỗi cá nhân lão thôi, không đại diện cho một ai hết . Mà lão, dốt đặc cán mai về nhận thức âm nhạc, vốn không mong đợi một ai sẽ nghe mình . Viết, chỉ là một cách để giải tỏa những trăn trở, về một khía cạnh của chủ đề mà lão yêu thích ... Âm Nhạc Việt Nam .
    Hồi đó, lần đầu tiên lão nghe người ta hát " Em Ơi, Hà Nội Phố" (thơ Phan Vũ), thích ghê ghê là . Lúc đầu, cung bậc trầm hơn, cứ như là kể lể, là tự sự " ... em ơi Hà Nội phố, ta còn em mùi Hoàng Lan, ta còn em mùi hoa sữa . Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ ... ai đó chờ ai, tóc xõa vai mềm ..." Rồi bài hát chợt vút cao say mê quyến luyến ... " Ta còn em ... ta còn em ..." để cuối cùng khổ nhạc cuối lại trở về với nguyên thủy, lại tình tự, kể lể . Cũng giống như cảm xúc của mỗi con người, có lúc thăng hoa lên chất ngất, rồi chìm xuống, đọng lại một nỗi nhớ, tiếc mông lung . Không phải cái ý thơ của Phan Vũ là như vậy đó ư ?
    Thế rồi, lão bắt đầu để ý đến người nhạc sĩ đằng sau bài hát - Phú Quang . Thời đó, Phú Quang chưa viết nhiều, và như nhiều người nói, người nhạc sĩ Hà thành này vẫn còn ở sau cái bóng của Trần Tiến . Một vài ca khúc khác ra đời, nhưng không đạt được cái huy hoàng của Em Ơi Hà Nội Phố . Thế rồi, lão quên, và lão đi xa ... Bẵng đi một thời gian, đến lượt Trần Tiến im lặng đi một lát, và Phú Quang bừng dậy, với một sắc thái mới, tung ra thị trường hàng loạt nhạc phẩm mới . Lão say sưa đón nhận, lắng nghe như muốn nhập vào từng cung nhạc giai điệu của những ca khúc được dày công hòa âm, phối khí, cũng như đã từng được bỏ nhiều tâm huyết viết giai điệu . Có những ca khúc đầy say mê như dành cho tuổi mới lớn, có những ca khúc đằm thắm như viết cho tuổi hoa niên . Lại có những ca khúc, đầy trăn trở ! Ý hẳn, Phú Quang đã phải chọn lọc kỹ càng lắm những gì ông đưa ra ở trên khuông nhạc . Lão còn nhớ, lão đã từng để máy chạy lui chạy tới những gần nửa giờ đồng hồ nghe một bài thôi, của Phú Quang, Siu Black hát . Giọng cô ca sĩ này cao và mạnh dễ sợ, lúc cần lên thì lên tràn cung mây, lại có chút khàn đục hay chi lạ, " em ru gì cho ta ... qua bao ngày phôi pha ..." Rồi lão bắt đầu làm quen với nhiều giọng hát mới, những Thu Phương, Mỹ Linh, Thanh Lam (lúc đó Trần Thu Hà chưa nổi), nhiều ca khúc mới mà lão yêu thích, như " Một Dại Khờ, Một Tôi" (thơ Nguyễn Trọng Tạo), hay " Biển, Nỗi Nhớ và ... Em" (thơ Hữu Thỉnh). Bài nào cũng hay, cô đọng, và cả cái giọng ca của những ca sĩ đã làm đình làm đám trên các sân khấu quê nhà nữa, đã góp phần đưa lão về với một trào lưu âm nhạc mới, và bắt lão đi tìm đọc những bài thơ mà từ đó, Phú Quang ghép nốt nhạc vào, cho từng lời từng câu ngân lên ...
    Lão thích Lê Đạt, càng thích ... Bóng Chữ ... Chiều Âu Lâu, bóng chữ động chân cầu ... Vườn thức một mùi hoa đi vắng ... Tóc hong mùi ca dao ... Câu nào cũng là thơ, câu nào cũng ẩn hiện một tứ thơ . Và một người bạn tặng lão một dĩa nhạc Phú Quang, có bài " Bóng Chữ" , Mỹ Linh hát . Lão cáo bệnh, về nhà bật máy nghe hát, ... " vườn chợt thức một mùa hoa đi vắng, vườn chợt thức một mùa hoa đi vắng ... em vẫn đây, mà em ở đâu ... Chiều Âu Lâu, bóng chữ động chân cầu ... chiều Âu Lâu, bóng chữ động chân cầu ..." Bài hát cô đọng quá, cấu trúc tinh tế quá, còn hơn cả bài thơ gốc của Lê Đạt . Mà hỡi ôi, cô đọng hơn cả bài thơ gốc của Lê Đạt thì chẳng còn là của Lê Đạt nữa, cả cái hình ảnh " thu rất em và xanh rất cao" đẹp như tranh vẽ huyền hoặc cũng mất theo . Còn lại, chỉ là giọng Mỹ Linh cao vút, thổn thức trên cả mức cần thiết . Và dàn nhạc vô tình hòa theo, trầm bổng lên xuống ... cay đắng theo !
    Rồi lão bắt đầu nghĩ nhiều về chuyện phổ nhạc từ thơ . Quả là khó lắm, vừa phải chọn chữ ra, chọn âm điệu thế nào để lột tả cái hồn của bài thơ . Viết cả nhạc lẫn lời, nhỡ có sao thì cũng chỉ bởi chính mình . Còn phổ thơ người khác mà không đạt thì vô tình đánh hỏng cả tên tuổi thi nhân, càng đánh hỏng tên tuổi mình trong lòng thính giả hâm mộ ... bài thơ . Khổ thế đấy ! Làng âm nhạc Việt Nam đã có nhiều tác giả rất thành công trong việc phổ thơ, như bác Phạm Đình Chương dùng " Đôi Bờ" để khơi mào cho " Đôi Mắt Người Sơn Tây" , biết dùng cái khổ đắc ý nhất của Quang Dũng để làm chỗ mấu chốt cho toàn bài hát, để hoàn toàn cuốn hút người nghe bằng cái ... buồn viễn xứ khôn khuây . Như bác Phạm Duy, với cả hàng chục bài nhạc phổ thơ của Huy Cận, của Xuân Diệu, của Hữu Loan . Bài nào cũng hay, cũng đáng được trân trọng .
    Rồi có người đem Phú Quang ra so sánh với một nhạc sĩ khác . Cách thức so sánh đã ... lạ, mà cái nội dung so sánh càng lạ . Hai người, một được đào tạo trường lớp kỹ càng, một có thể gọi là tự học mà thành . Hai người, cùng phổ thơ người ta, lại thuộc hai giai đoạn khác nhau, nên cái cấu trúc trong âm nhạc cũng có khác . Lại nữa, đem một nhạc sĩ viết nhạc ra so sánh với một nhạc sĩ ... chơi nhạc (?), dường như có chỗ ... khập khiễng thì phải !
    Phú Quang là một trong những nhạc sĩ Việt Nam được đào tạo trong một nhạc viện nước ngoài . Căn bản đã có, lại thêm tinh thần làm việc nghiêm túc, ông thành công trong việc phổ nhạc, hòa âm phối khí cho bài hát . Mỗi ca khúc là một sự phối hợp của nhiều nhạc cụ, của những biến chuyển ăn ý trong mỗi trường đoạn . Vì ông muốn nó được để đời . Cái sự nghiêm túc đối với âm nhạc của ông còn được thể hiện trong cái cách ông dạy con, đào tạo con trở thành nhạc sĩ . Nhưng nghiêm túc quá, đôi lúc lại làm cho ca khúc, và cả cái cách ông phổ nhạc thiếu đi sự uyển chuyển cần thiết để ở lại mãi với lòng người . Lấy thí dụ, " Biển, Nỗi Nhớ, và Em" , hay lắm chứ, vì bài hát kết hợp đúng ý với bài thơ, chỉ đổi một vài chữ khi cần thiết mà không thay đổi nội dung . Từ " Biển vẫn cậy mình dài rộng thế -- vắng cánh buồm một chút, đã cô đơn" qua " biển vẫn thấy mình dài rộng thế -- xa cánh buồm, một chút đã cô đơn" , nói chung tuy không tái tạo hoàn chỉnh cái ý, cũng đã thành công lắm rồi . Rồi từ " gió không phải là roi, mà vách núi phải mòn" trở thành " gió âm thầm không nói, mà sao núi phải mòn ..." , tuy ý không còn trọn, nhưng cũng tạm, vì cái tứ thơ của Hữu Thỉnh nó khó quá, lạ quá . Nói chung, là bài hát thành công . Nhưng đến bài " Bóng Chữ" thì nói thực, lão chẳng vừa ý lắm . Vừa ngắn, bố cục lại không trôi chảy, nên hết bài rồi mà cái ý vẫn còn sót lại trên trang thơ, không thấy trên trang nhạc . Tiếc ngẩn ngơ ! Rồi bỗng vu vơ thấy hình như vì Phú Quang nghiêm túc quá mà đánh rơi mất ý, cắt mất chữ mà chẳng bỏ được chữ thêm vào . Nhìn đi nhìn lại nhiều bài khác của Phú Quang, mơ hồ như nhận ra điều này, ông trung thành quá với bài thơ, không nhẹ nhàng sử dụng hai chữ " ý thơ" trong nhạc bản . Đối với lão, chẳng có gì sai trong chuyện đó, truyện có " phóng tác" , nhạc không " phổ thơ" được thì chua vào hai chữ " ý thơ" , miễn sao truyền đạt lại cái hồn của bài thơ đến người nghe là đạt rồi phải không ? Như bác Phạm Duy, nói ông " phổ nhạc" bài " Tiếng Sáo Thiên Thai" một cách cứng nhắc thì không đúng, vì tiết tấu đã đổi khác . Từ một bài lục bát có âm điệu lay lắt pha một chút nhớ nhung tiếc nuối, ông đã chuyển thành một bài ca có âm điệu lúc tươi vui như cảnh Thiên Thai, lúc ray rứt tiếc nhớ . Ví dụ như cái câu " Làn mây ngừng lại sau đèo -- mình cây nắng nhuộm, bóng chiều không đi" (?), được biến thể trở thành, " Hò ơi làn mây ơi, ngập ngừng sau đèo vắng, nhìn mình cây nhuộm nắng, và chiều như chìm lắng -- Bóng chiều ... không đi ." Thêm bớt một vài từ về lượng, mà giữ được trọn cái " chất" ở trong bài thơ, đó cũng là cái hay của tác giả .
    Cầm trong tay một xấp nhạc của Phú Quang, lão đọc ca từ của ông . Nói một cách trung thực, những ca khúc thành công nhất của Phú Quang là những ca khúc được phổ từ thơ . Lão dám nói, vì lão là một người nghe trung thành của nhạc ông, mà là người nghe, dù muốn dù không cũng có thể đề đạt nhận thức của mình về những ca khúc mình thích . Nhưng lão không muốn so sánh Phú Quang với bất cứ một ai khác, ngay cả ... Trần Tiến, vì công việc của Phú Quang khác với Trần Tiến, Phú Quang phải diễn tả ý cúa người khác, trong khi Trần Tiến viết ra những gì mình nghĩ, vốn có khác hơn ! Mà ngay cả việc hai người cùng phổ thơ vào nhạc, cái thiên hướng của mỗi người đã khác, thì sự vận dụng vào âm luật, vào ngữ cảnh, vào ca từ cũng khác, đem ra so sánh cũng chẳng công bằng cho bất cứ một ai ...
    Cuối cùng, cũng phải chốt lại ở một điểm . Có người hơn người ở nhạc lý, nhạc cụ, có người hơn người ở ... ca từ . Mà tiếng Việt mình, vốn hơi eo hẹp trong cái chuyện phân loại người làm công tác truyền bá văn hoá nghệ thuật . Viết nhạc, là nhạc sĩ; mà chơi nhạc, cũng là nhạc sĩ . Rồi thiên hạ lại đi so sánh người viết nhạc với người chơi nhạc nữa là chết ! Sao không đưa thêm vào cuốn tự điển ngôn ngữ Mít vài nhóm từ mới, đại loại như là nhạc công, nhạc ... sư, hay dài hơn như ... nhạc sĩ ... sáng tác, nhạc sĩ ... trình tấu để khỏi đêm dài lắm mộng ?
    Bởi vậy, những người " khôn" là những người chỉ nên nhìn nhận mình là " ca nhân cúa đời sống" , hay " con chim đến đậu chơi ở đầu ngọn lau ..." , mà không phải là nhạc sĩ nhạc sư gì hết ráo, hì hì hì ...
    (Bài viết của Baobatdong)
    Hãy tha thứ cho người không có lỗi!
  8. khucmuathu

    khucmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Augustan, vì bạn là "người yêu nhạc Phú", vì topic mà bạn đã mở ra, Không là những cảm nhận bâng quơ mà là sự thấu hiểu và mạch lạc.
  9. khucmuathu

    khucmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Augustan, vì bạn là "người yêu nhạc Phú", vì topic mà bạn đã mở ra, Không là những cảm nhận bâng quơ mà là sự thấu hiểu và mạch lạc.
  10. Augustan

    Augustan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    3.037
    Đã được thích:
    0
    Đọc cái nick Khucmuathu của bạn, những người yêu nhạc Phú Quang đều nhận ra tên bạn trùng với tên một ca khúc rất thành công của ông: Khúc mùa thu - phổ từ thơ Hồng Thanh Quang. Và vì cái nick đó, tôi mạn phép viết vài lời về tác phẩm này dù rằng không biết tên của bạn có liên hệ gì với ca khúc đó không?
    Khúc mùa thu
    Thơ: Hồng Thanh Quang
    Vẫn biết ta giờ không trẻ nữa,
    Sao thương ai ở mãi cung Hằng?
    Lời nguyện cũ trên đầu như nguyệt quế
    Ðâu chịu nhòa khi tới giữa mùa trăng.
    Tôi đã yêu như chết là hạnh phúc,
    Tôi đã quên mình chỉ để nghĩ về em.
    Người - đàn - bà - giấu - đêm - vào - trong - tóc,
    Còn điều chi em mải miết đi tìm?
    Tôi đã đến cùng em và tôi biết
    Em cũng là như mọi người thôi.
    Nhưng chưa hết cuộc yêu, tôi đã hiểu
    Em ám ảnh tôi trọn một kiếp người.
    Ngay cả nếu âm thầm em hóa đá,
    Bầu trời lặng yên cũng đã vỡ rồi.
    Mênh mông quá, khoảng trống này ai lấp
    Khi thanh âm cũng bất lực như lời.
    Sẽ chỉ còn quầng Thu thuở ấy
    Nỗi cô đơn vằng vặc giữa trời.
    Người - đàn - bà - giấu - đêm - vào - trong - tóc,
    Em tìm gì khi thất vọng về tôi?
    Đoạn flute dạo đầu êm ái của ca khúc dẫn dắt chúng ta vào một không gian tràn đầy kỷ niệm tuy buồn nhưng ngọt ngào. Rồi bỗng dưng tiếng piano đột ngột vút cao dồn dập dường như báo trước một điều gì đau đớn khủng khiếp sắp sửa xảy ra. Rồi giai điệu lại đột ngột trở về sự yên bình như chưa hề có điều gì xảy ra, nhưng nào ai đoán trước được có điều gì sắp diễn ra trong cái vỏ bọc bình yên đó.
    Vẫn biết ta giờ không trẻ nữa,
    Sao thương ai ở mãi cung Hằng?
    Lời nguyện cũ trên đầu như nguyệt quế
    Ðâu chịu nhòa khi tới giữa mùa trăng.

    Một người đàn ông khi thừa nhận mình đã không còn trẻ nữa là lúc ở họ có sự bất lực và thất vọng ghê gớm. Ta đâu còn trẻ nữa. Ta biết rõ điều đó. Nhưng sao trong ta vẫn còn rõ ràng những lời hẹn ước, những câu thề thốt của một thời trai trẻ. Như nhà thơ Lê Mạnh Tuấn cũng đã từng thổ lộ:
    Mến yêu ơi
    Ta cuồng say khát vọng
    Ta đau đáu một cánh buồm xa lắc
    Tuổi xuân đi qua rồi
    Sao trái tim đơn côi còn chất chồng vụng dại
    Những sợi tóc rối mềm tê tái dáng em...

    Không thể quên, những kỷ niệm cũ như vòng nguyệt quế không bao giờ lụi tàn, chiếu xuống đời ta một thứ ánh sáng huyễn hoặc như một nỗi ám ảnh, một sự day dứt, báo trước những ngày còn lại của cuộc đời ta sẽ luôn bị dày vò trong sự bấn loạn nội tâm.
    Tôi đã yêu như chết là hạnh phúc,
    Tôi đã quên mình chỉ để nghĩ về em.
    Người - đàn - bà - giấu - đêm - vào - trong - tóc,
    Còn điều chi em mải miết đi tìm?

    Phải! Ta đã yêu em như thế đó. Ta đã hy sinh cuộc đời mình cho em như đó là điều tất yếu, như dòng sông rồi cũng phải về với biển, như trăng khuyết rồi lại tròn, như đàn chim đến mùa lại quay về tổ. Tiếng nhạc piano một lần nữa lại vút lên dồn dập như khẳng định một lời tuyên thệ của trái tim. Vòng nguyệt quế của số phận đã đặt lên đầu ta một lời nguyện ước như một minh chứng cho tình yêu mãnh liệt, một tình yêu giúp vượt qua mọi trở ngại và sẵn sàng coi ?ochết là hạnh phúc?. Có ai coi chết là hạnh phúc không? Ta đó! Vậy mà em, người - đàn - bà - giấu - đêm - vào - trong - tóc, em còn chưa hài lòng ở ta điều gì, còn mãi kiếm tìm điều gì trong hành trình đi tìm hạnh phúc?
    Tôi đã đến cùng em và tôi biết
    Em cũng là như mọi người thôi.
    Nhưng chưa hết cuộc yêu, tôi đã hiểu
    Em ám ảnh tôi trọn một kiếp người.

    Ta cứ ngỡ em, người ?" đàn ?" bà - dấu ?" đêm ?" vào ?" trong ?" tóc, là một người đàn bà huyền bí dưới sự ràng buộc của định mệnh. Nhưng không, ta đến với em với tất cả sự chân thành của trái tim và bằng tình yêu chân thành đó, ta đã nhận ra em cũng như bao người đàn bà khác, có vui buồn, có đau khổ và cả sự khát khao hạnh phúc nữa. Nhưng vào khoảnh khắc đó, ta cũng hiểu thêm một điều rằng, em, người ?" đàn ?" bà ?" như ?" bao - người ?" đàn ?" bà ?" khác, mới chính là người sẽ ám ảnh ta trọn cả đời này. Ta nhận ra rằng cuộc đời này nếu thiếu em sẽ trở nên nhàm chán, sự tồn tại này nếu mất em sẽ trở thành vô nghĩa. Vậy mà ta cảm giác rằng điều đó đang ở rất gần ta, làm tim ta đau nhói. Cảm giác đó cũng được nhà thơ Lê Mạnh Tuấn nhắc đến:
    ... trái tim đau đã vắt kiệt đêm rồi
    Em vẫn xa, xa mãi

    Em đã ra đi dù rằng ta đã cho em tất cả mọi thứ ta có, ngay cả sự tồn tại của mình:
    Ngay cả nếu âm thầm em hóa đá,
    Bầu trời lặng yên cũng đã vỡ rồi.
    Mênh mông quá, khoảng trống này ai lấp
    Khi thanh âm cũng bất lực như lời.

    Còn lại ta một mình với sự cô đơn, sự im lặng hãi hùng. Em đi rồi, nhưng nỗi ám ảnh về hình bóng của em thì dường như không bao giờ chấm dứt. Ngay cả nếu em có thành tượng đá, thành tro bụi thì cái sự im lặng của hư vô đó cũng đủ làm cho mọi thứ trong ta vỡ oà. Một mình ta với đêm dài câm lặng. ?oMênh mông quá, khoảng trống này ai lấp?. Nếu bạn đã từng nghe Lê Dung hát câu này thì mọi lời bình luận sẽ trở nên thừa thãi. Mất em rồi, mọi thứ trong ta đều trở nên trống rỗng. Ta tuyệt vọng trong sự bất lực của thanh âm.
    Sẽ chỉ còn quầng Thu thuở ấy
    Nỗi cô đơn vằng vặc giữa trời.
    Người - đàn - bà - giấu - đêm - vào - trong - tóc,
    Em tìm gì khi thất vọng về tôi?

    Rồi ta nhận ra rằng, mùa Thu xưa sẽ chỉ còn là một quầng Thu mờ ảo. Nhưng trong cái mờ ảo, mơ hồ, hư hư thực thực đó thì nỗi cô đơn của ta lại sáng vằng vặc như chưa từng và sẽ không bao giờ tắt. Nó chiếu rọi trên đầu ta như một sự thất vọng ghê gớm, một sự ám ảnh định mệnh đã được dự báo ngay từ lúc ?ochưa hết cuộc yêu?. Vào lúc đó, ta lại thấy em trở thành huyền bí, hư ảo. Dường như cái cảm giác thấu hiểu em là một người - đàn - bà - như - bao - người - đàn - bà - khác tan biến. Ta chợt nhận ra ta chưa hiểu gì em cả. Cả cuộc đời này ta không hiểu gì em cả. Câu cuối cùng ?oEm tìm gì khi thất vọng về tôi?? làm chúng ta bàng hoàng về sự thay đổi đột ngột trong suy nghĩ của người đàn ông. Chính ta, phải chính ta đã làm em thất vọng. Em đã đến với ta nhưng ta đã làm được gì cho em, có lẽ chả gì cả. Ta đã yêu em bằng tình yêu mê muội. Em thất vọng. Em đã ra đi. Lời nguyện thề ư, chết là hạnh phúc ư? Từng đó là chưa đủ. Em cần ở ta một cái khác. Cái gì ư? Chính ta cũng không hiểu. Đến bây giờ ta vẫn không hiểu. Và nỗi cô đơn sẽ mãi vằng vặc trên đầu như sự trừng phạt cho kẻ thất bại trong trò chơi của số phận. Với âm hưởng chậm và nhẹ nhàng, đoạn cuối ca khúc như một một sự thừa nhận, thừa nhận trong sự bất lực.
    Toàn bộ ca khúc có một âm hưởng buồn, nhưng ở các cung bậc khác nhau, lúc thì là nỗi buồn da diết, sâu lắng, lúc thì cuộn cuộn trào dâng, đau đớn đến tột cùng, lục lại tê tái cắt da cắt thịt, lúc lại cay đắng xót xa. Phú Quang đã phổ nhạc rất thành công bài thơ cùng tên của Hồng Thanh Quang với chỉ ba thay đổi nhỏ về từ ngữ, làm cho bài thơ hay lên rất nhiều dưới sự trân trọng từng nốt nhạc. Với sự tinh tế của mình, Phú Quang đã chọn Lê Dung là người thể hiện ca khúc. Tôi cho rằng không còn ai có thể thể hiện xuất sắc Khúc mùa thu hơn người ca sĩ tài hoa đã quá cố này.
    Hãy tha thứ cho người không có lỗi!

Chia sẻ trang này