1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm nhận Phú Quang

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Augustan, 16/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ck3zw

    ck3zw Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    708
    Đã được thích:
    0
    Đô?ng ý!!!!
  2. setartar

    setartar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2007
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    co ai co the cho em bai dieu gian di cua phu quang , nhac khong loi khong ah!
  3. cuon211

    cuon211 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2007
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    0
    TẤT CẢ NHẠC PHÚ QUANG BÀI NÀO CŨNG CÓ NÈ http://socbay.com/music.aspx?q=h%C6%B0%C6%A1ng+t%C3%ACnh+y%C3%AAu&radio1=Mp3#Ph%C3%BA%20Quang
    ĐIỀU GIẢN DỊ NÈ BẠN J ƠI http://socbay.com/music.aspx?q=h%C6%B0%C6%A1ng+t%C3%ACnh+y%C3%AAu&radio1=Mp3#%C4%90i%E1%BB%81u%20gi%E1%BA%A3n%20d%E1%BB%8B
  4. MIC_21

    MIC_21 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/01/2006
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Nhạc của Phú Quang à? Rất hay, có nét riêng & có phần dễ hát nữa. Đặc biệt thích những bài: "Biển, nỗi nhớ & em", "Im lặng đêm Hà Nội", "Em ơi Hà Nội phố" & "Mơ về nơi xa lắm". Rất cảm ơn người nhạc sỹ tài ba đã viết cho mọi người những bản tình ca đẹp, sâu lắng mà không lẫn với ai. Nghe nhạc của anh tôi thấy tâm hồn mình thư thái & yên ổn hơn.
    @all: Tôi không biết nhiều các bài hát của Phú Quang, ACE cho hỏi câu hát này có phải của Phú Quang không nhé:
    "... Tôi nghe vơi đi bao nỗi nhọc nhằn/
    Ai cầm tay ai dạo bước thong dong/
    bỏ lại đằng sau một ngày lo lắng/
    lặng nhìn Hồ Gươm vừa tan sắc nắng/
    giữa lòng đời mênh mông/
    có một chiều như thế - Hồ Gươm".
    Câu kết hình như cũng là tên của bài hát này sao đó. Nghe thì thấy rất Phú Quang, nhưng không biết có phải không nhỉ.
  5. nhattuanhidro

    nhattuanhidro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2006
    Bài viết:
    1.767
    Đã được thích:
    0
    Ko fải của PQ. Bài hát của PQ là bài : Tôi muốn mang Hồ Gươm đi. Tớ thích nhất câu điệp khúc:
    Tôi muốn mang Hồ Gươm đi trú đông
    Nhưng làm sao.......
    Mang nổi được Sông Hồng
    Chị Ngọc Anh hát bài này hay nhất!
  6. hanh114212

    hanh114212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2004
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    0
    Mình đang nghe bài "Ngọn nến"
    ĐÚng thực sự, nó mang lại cho mình những cảm giác thực tế, Những cảm nhận về những mùa Noel có em tôi.
    Còn giờ đây, đang phải ngồi một mình.
    Đúng là: "...cho ta nhớ một thời trai trẻ..."
    Và """"Bài thánh ca cho ta cho em, và ngọn nến long lanh trong đêm.."
  7. TrienNguyen

    TrienNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Ngôn Ngữ Nhạc Tiền Chiến - Vẻ Đẹp Ngọc Trai
    Nhạc tiền chiến là dòng nhạc đầu tiên của tân nhạc Việt Nam mang âm hưởng trữ tình lãng mạn xuất hiện vào cuối thập niên 1930.
    Bối cảnh ra đời của nhạc tiền chiến cũng chính là bối cảnh ra đời của tân nhạc Việt Nam. Đó là Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20, xuất hiện sau phong trào Thơ Mới và dòng văn học lãng mạn vài năm.
    Ban đầu khái niệm nhạc tiền chiến dùng để chỉ dòng nhạc mới tiếng Việt theo âm luật Tây phương trước khi nổ ra chiến tranh Việt - Pháp, sau khái niệm này mở rộng, bao gồm một số sáng tác trong chiến tranh (1946?"1954) cùng phong cách trữ tình lãng mạn, như "Dư âm" của Nguyễn Văn Tý, "Sơn nữ ca" của Trần Hoàn, và cả sau 1954 đối với một số nhạc sĩ miền Nam như Phạm Đình Chương, Cung Tiến...
    Năm 1938 được coi là điểm mốc đánh dấu sự hình thành của tân nhạc Việt Nam với những buổi biểu diễn và thuyết trình của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên tại Hà Nội. Bài hát được công nhận ca khúc đầu tiên của tân nhạc là "Cùng nhau đi Hồng binh" của Đinh Nhu sáng tác 1930. Các bài hát tiền chiến thường có giai điệu trữ tình và lời ca giàu chất văn học, chạm đến ngưỡng của ngôn ngữ thi ca. Chính ca từ mang tính kinh điển ấy làm say mê bao nhiêu thế hệ thính giả Việt Nam.
    Có người lạc bước vào trong xứ hoa đào, kể lại rằng:
    ...dừng chân bên hồ nghe chiều rơi,
    Nghe hơi giá len vào hồn người chiều xuân mây êm trôi.
    ....Đường trần nhìn hoa **** rồi lòng trần mơ **** hoa,
    Lâng lâng trong sương khói rồi bàng hoàng theo khói sương...
    Giờ này nhìn sương khói mà thầm mơ màu hoa trên má ai.
    (Ai lên xứ hoa đào- Hoàng Nguyên)
    Mộng và Thực nhờ sương khói với hoa đào đã hôn phối với nhau, đan quyện thành lời ca say đắm hồn người. Đâu là hoa đào? Và đâu là mộng khói sương?
    Có phải vì con người vẫn muôn đời là loài có trái tim hướng thượng đầy khát khao hạnh phúc, nên mới có một "Bến Xuân" siêu thực la đà liêu trai đầy cám dỗ ngọt ngào của Văn Cao - người đàn ông hiếm hoi nụ cười:
    Hồn mùa ngây ngất trầm vương, dìu nhau theo dốc suối nơi ven đồi. Còn thấy chim ghen lời âu yếm ...
    Cũng vì cánh chim hờn ghen ấy, đưa tin sai lạc mà:
    Nhờ bóng chim uyên nhờ gió đưa duyên
    Chim với gió, bay về chàng quên hết lời thề. Áo đan hết rồi, cố quên dáng người ...

    (Buồn Tàn Thu- Văn Cao)
    Người phụ nữ đan áo đã xong, vắng tin, đành tự ru lòng một điều không thể. Với đôi chữ "cố quên", tâm trạng đó đã là cái gì khắc khoải nhớ. Và nỗi nhớ đưa ta về đâu?
    Thuyền ơi đưa ta tới đâu? Tìm trăng, trăng khuất đã lâu... Có ai nhớ, ai nơi giang đầu?
    (Đêm Tàn Bến Ngự- Dương Thiệu Tước)
    Tất cả những gì làm được chỉ là câu hỏi đồng vọng giữa đêm suông. Người trai đã ở chốn nào?
    Nhưng đường quá xa vời, hương trời vẫn mê mải. Lòng tôi sao vẫn còn biên giới ! Lòng tôi sao vẫn ngừng nơi đây?
    ( Bên cầu biên giới- Phạm Duy)
    Biên giới ấy là đường biên mong manh của hữu thức, hay của lòng người trai, vốn đầy chặt những mâu thuẫn của thời đại? Không cần câu trả lời, bởi nếu trả lời được, thì ca từ sẽ ra đi. Chỉ có câu hỏi mới tồn tại. Cũng như chỉ có nỗi cách xa, thổi bùng những cành khô thương nhớ:
    Biệt ly sóng trên dòng sông... Biệt ly ước mong hoàng hôn, êm đềm về ru ấm tâm hồn.
    (Biệt Ly- Dzoãn Mẫn)
    Chia xa, chỉ có đêm đen màu nhung lụa mới ủ ấm được hồn người, chứ buổi chiều muộn giao thời màu tím biếc thì gây nên bao nông nỗi:
    Chiều tím chiều nhớ thương ai, người em tóc dài
    ... Từ đấy đàn nhớ thanh âm chùng dây vĩ cầm

    (Chiều Tím- Đan Thọ)
    Ca từ đẹp như một nỗi đau - chùng dây vĩ cầm. Sự so sánh phi thực hoá rất uyển chuyển làm cho thính giả như thấy sự cô đơn thấu suốt qua người:
    Quạnh hiu về thấm không gian, âm thầm như lấn vào hồn
    (Hoài Cảm- Cung Tiến)
    Nhiều người bảo rằng, ca từ nhạc tiền chiến quá bi ai. Nhưng có mấy ai đồng điệu và tương thông với người khác không phải bằng sự dung nhiếp ôn tồn của nỗi buồn? Nhạc sỹ, cũng là nghệ sỹ, cảm nhận cuộc đời bằng chính sự cúi xuống thật gần với thống khổ, gần với con người, như lời ca từ nào của Trịnh: "cúi xuống. cúi xuống thật gần, cho máu tim về lại... cho bóng đổ dài"; chứ nào phải bằng niềm vui? Mà nỗi buồn trong ca từ tiền chiến, dường như không là sự hằn học, giận dỗi với đời sống, mà nâng niu đời sống bằng hoài cảm len lén, bằng cái bàng bạc lan toả nồng ấm của tình người trước oái ăm kiếp người. Nếu cho rằng, hạnh phúc của người nghệ sĩ là sáng tạo và tìm thấy sự đồng cảm của công chúng với những sáng tạo của mình thì Đoàn Chuẩn là triệu phú; Từ Linh lại nghèo khổ cùng cực nhưng cả hai đều giàu có hơn người. Nghe Đoàn Chuẩn- Từ Linh:
    Hoa lan hương màu trắng như duyên em thầm kín, trong hương thu màu tím buồn. (Cánh hoa duyên kiếp)
    Thuyền ơi sao mê say nhiều quá
    đường mê không ai ngăn cản lối
    (Chuyển bến)
    Em tôi đi màu son lên đôi môi
    Khăn xoan bay lả lơi trên hai vai

    (Gửi người em gái)
    Ngày mai, người em nhỏ bé ngồi trong thuyền hoa tình duyên đành dứt (Lá đổ muôn chiều)
    Đấy, chỉ là những "người em". Không gọi người yêu của mình bằng gì khác, mà bằng hình ảnh "người em" có phần lững lờ, mong manh, bé dại. Cách đó có gợi cho ta cái gì tiếc nuối tuổi hoa ngọc? Có khơi lên bao mùa sầu vương thơ trẻ?
    Mỹ từ (xin gọi thế cho ca từ tiền chiến) mang hơi hướng liêu trai đẫm đẫm, chất triết lý chở nặng hơi thở đời sống mà không hề dung tục. Vẻ đẹp của tâm hồn và trí tuệ dựa vào nhau trong lời hát, đưa người nghe về một cõi bờ phôi dựng đỉnh bình yên. Xã hội hiện đại càng lúc càng khiến những vòng xoáy rộng mãi ra với xu hướng hướng ngoại mãnh liệt, thì vẻ đẹp hướng nội thoát sáng và thanh u sâu sắc trong nội hàm của mỹ từ ấy càng có sức thu hút nam châm. Kiêu sa mà không hãnh tiến, sang trọng mà giản dị, ở nó mang đầy đủ sự tinh tuý chắt lọc của ngôn ngữ thi ca. Dường như sự khu biệt thơ với lời ca ấy là không thể:
    Thánh giá xa vời lắm với chuông chiều ngân
    Hồn thánh thoát mưa dương cầm buồn tối âm thầm
    (Giáo đường im bóng- Nguyễn Thiện Tơ)
    Diễn đạt giản dị thế thôi đã với tới một lời cầu nguyện cho người. Tiếng chuông chiều huân tập hàng hàng lời vô nghĩa về ẩn mình trong góc tối của lặng yên. Điều này chính là cái tiêu chí mà nghệ thuật "hậu - hiện đại", gọi là Độ Không của viết lách, sự thâm trầm cương quyết không chịu để lộ mình qua ngôn ngữ - vẻ đẹp có niềm bí hiểm lấp lánh của nụ cười nàng Mona Lisa trong tranh Da Vinci.
    Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật. Nghệ thuật thì không phải là cái gì khó hiểu, xa lánh và chán ghét con người, (thời nay, chuyện như thế không hiếm), mà là sự xích lại gần nhau trong đời sống hữu hạn. Nhạc tiền chiến có âm hưởng ấy trong ca từ của chính nó, mặc cho thẩm mỹ quan, và thị hiếu có thay đổi bao nhiêu. Cho nên tôi có một so sánh, xin hiểu trong sự tương đồng, rằng vẻ đẹp của ngôn ngữ nhạc tiền chiến lấp lánh trong mình một vẻ đẹp ngọc trai, dù có chịu trầm mình trong tầng tầng lớp cát thời gian.
    Tại Việt Nam sau 1975, phần lớn những ca khúc tiền chiến không được lưu hành. Cho tới năm 1987, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đưa ra quyết định "cởi trói văn nghệ", một số bản nhạc tiền chiến mới được trình diễn trở lại.
    Những năm đầu thế kỷ 21, những ca khúc đầu tiên của dòng tân nhạc ấy vẫn thường xuyên được các ca sĩ trẻ trình diễn và thu âm. Một vài người trong số đó đã thành danh nhờ dòng nhạc này. Mong rằng họ, những người chuyển tải thông điệp âm nhạc, đừng để ngọn lửa tình yêu nhạc tiền chiến trong mình tắt đi.
  8. hanh114212

    hanh114212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2004
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    0
    Hi!
    Mình thấy nhiều người thích nhạc Phú Quang, nhưng chưa thấy mọi người tổ chức một buổi offline nào để cảm nhận, thưởng thức và trình bày nhạc Phú Quang nhỉ?
    Nếu có thể, chúng ta tổ chức một buổi offline đi!
    Tháng tư rất tuyệt cho các hoạt động offline mà!
  9. Gwangju07

    Gwangju07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2007
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Xét về âm nhạc, không thể phủ nhận những bản nhạc của nhạc sỹ Phú Quang thật nhiều cảm xúc, sâu lắng. Những bản nhạc cứ du dương, cùng với những ca từ giàu chất thơ mà vẫn thật gần gũi. Mỗi lần nghe "Nỗi buồn", "Trong miền ký ức" hay "Dương cầm lạnh", tôi thấy mình như phiêu du, bay bổng trong những xúc cảm mà khó có ngôn từ nào cắt nghĩa nổi. Không phải là mơ, là ảo, mà là cảm xúc được trở về vẹn nguyên sau những vất vả đời thường.
    Ai đã từng nghe nhạc Phú Quang, có lẽ sẽ không giấu nổi cảm xúc khi nghe "Có một ngày" qua tiếng hát đầy truyền cảm của ca sỹ Khánh Du. Những khúc trầm, khúc bổng, lúc nhẹ nhàng, lúc gào thét. Cảm giác như chạm được vào trái tim người đàn ông đang thổn thức.
    Được Gwangju07 sửa chữa / chuyển vào 17:26 ngày 08/05/2008
  10. hunghpt

    hunghpt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Mình rất thích nhạc Phú Quang. Vừa trữ tình, sang trọng lại cực kỳ lãng mạn!

Chia sẻ trang này