1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm nhận Phú Quang

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Augustan, 16/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. trangsoidaynuoc

    trangsoidaynuoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2004
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
  2. nguoiyeumusic

    nguoiyeumusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2005
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Không nên đặt một quy chuẩn chung nào về mục đích sáng tác của các nhạc sĩ cả . Tất nhiên fần lớn các nhạc sĩ sáng tác là để bộc lộ tâm tư tình cảm, nhưng âm nhạc không chỉ đơn giản như vậy. Âm nhạc dùng để diễn tả những "sắc thái", trong đó có cảm xúc, tình cảm con người, và còn có nhiều sắc thái khác nữa.
    Người VN và người Á Đông vốn dĩ sống thiên về tình cảm nên những nhạc sĩ như Phú Quang, TCS được nhiều người đồng cảm cũng là chuyện bình thường. Nhưng những cái đầu ấu trĩ kiểu Nguoiachau thì lúc nào cũng chỉ nghĩ đến chuyện Cao - Thấp, Hơn - Thua, cho rằng PQ cũng thường thôi nhưng lại thấy nhiều người thích ông ấy như vậy nên không hài lòng. Chả có ai mang ông ấy đặt lên vị trí cao cả ông trẻ Nguoiachau ạ! Đơn giản đó chỉ là sự trùng hợp. Tình cảm trong các bài hát của ông ấy giống tình cảm của nhiều người, cũng như TCS thôi, cho nên nhiều người nghe các ông ấy và nói nhiều về các ông ấy. Còn so sánh về tài năng, để làm gì vậy, có 1001 nhạc sĩ thì có fải tất cả đều ngang bằng nhau về tài năng đâu. Cái quan trọng là họ làm người nghe hiểu mình và muốn nghe tác phẩm của mình. Ai cũng có những khán giả riêng của mình, ngay như TCS vĩ đại của các cậu cũng không thiếu những người không thích nghe đâu.
    Còn chuyện PQ nổi muộn cũng dễ hiểu, vì âm nhạc của ông ấy là âm nhạc của hoài niệm, nên các tác phẩm sau khi ra đời cần có thời gian để ngấm. Còn nhạc TCS mang nhiều tính thời sự hơn, ngay từ những buổi đầu sáng tác, hơn nữa ông ấy lại ở thế hệ trước PQ, nên nổi trước PQ là đương nhiên.
    Trong topic này có đến 2 ông tên Sơn (1 già 1 trẻ, 1 sống 1 chín) được lôi vào đây để hạ bệ PQ rồi đấy, đúng là trò hề .
  3. songokuna

    songokuna Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/12/2007
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta thấy những nhạc phẩm nổi tiếng của PQ đều là phổ thơ của một ai đó chẳng hạn như :Nỗi nhớ, Im lặng đêm Hà Nội, Em ơi Hà Nội phố,...PQ diễn giải điều tế nhị đó bằng cách :"đó là sự đồng điệu giữa tôi và tác giả bài thơ."
    Chúng ta không nên bắt bẻ điều đó làm gì nhưng hãy nghĩ đến vai trò của người nghệ sĩ.Người làm nghệ thuật phải có những băn khoăn day dứt ...về thời đại mình đang sống...ít ra là như vậy.Chẳng hạn các nhờ thơ Thơ Mới :Chủ nghĩa lãng mạn,. các nhà thơ muốn thoát khỏi những điều kiện ngột ngạt của xã hội bảo hộ thời thơ mới bằng cách tưởng tượng, trốn vào trong cái thế giới vô cùng lý tưởng ấy.Trong hoàn cảnh mất nước, sống giữa cái xã hội hủ lậu, ngột ngạt ấy thì sự đối lập là dễ hiểu.Trong đó chất chứa nỗi buồn thời đại ,ước mơ khát vọng....trong âm nhạc thời kì đó có sáng tác của các nhạc sĩ như Văn Cao (Buồn tàn thu ,Thiên Thai ..) ,Đặng Thế Phong (Con thuyền không bến ) ,TCS (Sương đêm, Ướt mi,..).
    Còn trong nhạc của của PQ thì có điều gì ngoài cái thứ "đồng điệu " đó.Có cái gì thời đại nó chất chứa trong đó.....?Tôi không nói đến tài năng hay sự yêu ghét mà nói đến "tầm " của người nghệ sĩ.
    Nhạc Trịnh chúng ta thấy hay bởi "những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi" (Văn Cao ) ...Ông đã nói :Muốn đưa một chút triết học vào âm nhạc...
    Các ca khúc Da Vàng đã đưa ông lên một tầm cao hơn Nhưng về phía Trịnh Công Sơn, không thể phủ nhận rằng ông đã trở thành một tên tuổi đặc biệt nhờ vào dòng nhạc này.Trong nhạc ông chúng ta thấy hơi thở của thời đại.
    Các nhạc sĩ khác như Văn Cao (Buồn tàn thu,Suối mơ ,Thiên Thai ..) Đặng thế Phong (Con thuyền không bến ) ....thể hiện rõ điều đó.Hay thế hệ các nghệ sĩ (Huy Cận ,LT,XD ,TLVĐ) ....
    Đáng lẽ một người như PQ nói:Được học bài bản ở LX ,sáng tác hàng trăm bài hát ,...thì phải có cái gì đọng lại về thế hệ ,thời đại chứ.Nếu chúng ta đặt ông vào thời kì nào cũng được vì âm nhạc của ông nó nhàng nhàng như vậy.
    Và chúng ta tự hỏi rằng cái mới trong nhạc của ông là gì ? Quả là khó thấy điều mới mẻ đó.
    Dĩ nhiên không ai áp đặt sự yêu hay ghét lên các cá nhân trong xã hội nhưng chúng ta nên nhìn nhận đóng góp của nguời nghệ sĩ trong sự phát triển của nghệ thuật.PQ có nhiều lần nhắc đến họ Trịnh với vẻ "bất phục " ,tôi nhớ trong một bài phỏng vấn.Nhà báo hỏi sao tác phẩm của PQ sao giống nhau đến vậy và ông PQ trả lời "nhiều người cũng nói các nhạc phẩm của TCS cũng na ná nhau ".Ô hay ,ông ta không lí giải nổi điều đó mà thay bằng lấy một ví dụ nực cười.Tôi chưa nghe ai đó nói nhạc của TCS giống nhau bao giờ -chỉ nghe đến PQ mà thôi.
    .....
  4. khoaitayxanh

    khoaitayxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2006
    Bài viết:
    486
    Đã được thích:
    1
    Tớ đọc có nhầm không nhỉ. Tên topic là cảm nhận Phú Quang. Không hề thấy quy định là vào đây chỉ được quyền khen. Cấm chê. Nếu có biển cấm phê phán, tớ sẽ không bàn một từ. Việc nhìn một hiện tượng qua nhiều góc nhìn không có hại gì cả, chỉ làm giàu có kiến thức của ta mà thôi. Sự đóng góp của ông về âm nhạc chắc hơi khó thống nhất. Vì quả thật là nó rất giống lời nhận xét của Lê Minh Sơn. Quả thực tôi chưa bao giờ nhìn thấy chân dung PQ trong âm nhạc cả. (ảnh thì báo đăng đầy).
  5. nguoiyeumusic

    nguoiyeumusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2005
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Xin mạn phép bác chủ topic và PQ''s fans cho tôi được tranh luận thêm về PQ.
    @Nguoiachau :
    - Hà Nội ngày nay so với Hà Nội trong nhạc Phú Quang là đã khác xa nhau rồi, và thêm 10 năm nữa thì còn khác nữa. (không hiểu cậu có ở HN bao giờ chưa) Đó là tính thời đại trong âm nhạc đó .
    - Nhạc thính phòng, bán cổ điển và Pop của VN có 1 thời kỳ chịu ảnh hưởng của âm nhạc Nga, trong đó PQ là 1 điển hình nổi bật. Sự ảnh hưởng này theo thời gian cũng mất dần, giờ đây âm hưởng nhạc Nga trong ca khúc VN gần như là không tìm thấy. Vậy đó có phải tính thời đại không .
    Rõ rồi nhé, tính thời đại có cả trong nội dung và hình thức nghệ thuật.
    @khoaitay : Cậu vẫn đang làm trò hề, có thể cậu thấy tôi có vẻ bức xúc nên cậu muốn đùa cợt. Tôi không dùng từ Cấm mà tôi dùng từ Không Nên. Cậu vào topic chỉ đọc cái tiêu đề thôi à, cậu không đọc bài đầu tiên của người mở topic để xem mong muốn của họ là gì sao.
    Làm giàu thêm kiến thức? Cậu thật uyên thâm. Thế cậu nghĩ những người mê PQ họ không đọc những bài phỏng vấn PQ bao giờ à, họ không biết PQ chịu ảnh hưởng của nhạc Nga sao, họ không biết Gam trong các bài hát của PQ thế nào sao, họ không biết là PQ là nhạc sĩ không khai thác nhiều đề tài và hình thức thể hiện khác nhau sao, họ cũng không đủ nhận thức về âm nhạc để có thể so sánh giữa PQ và TCS sao, mà fải đợi những người lỗi lạc như các cậu vào đây giảng giải.
    PS: Tôi sẽ không vào đây nữa và nếu các cậu muốn tranh luận thêm về PQ để vớt vát cái danh dự của mình (sau khi đã chót làm 1 số trò hề) thì mời mở topic khác. Ở đó tôi hứa sẽ nâng các cậu từ Hề lên mức Danh Hài .
  6. chet_duoi_vo_duoc_coc

    chet_duoi_vo_duoc_coc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Rất đồng ý với ý kiến của bác nguoiyeumusic, em chỉ xin bổ sung vài điều như sau:
    - Nhạc Phú Quang trong mảng ca khúc có 2 đề tài chính chủ đạo, đó là về Hà Nội và về những người phụ nữ. Trong nền âm nhạc Việt Nam không có nhạc sĩ nào đặc tả Hà Nội rõ ràng và nhiều cảm xúc với một lượng tác phẩm dành cho đề tài này lớn như ông.
    Hà Nội trong âm nhạc của ông hiện lên là một Hà Nội cổ kính rêu phong và bảng lảng khói sương. Người ta tìm thấy trong những tác phẩm của ông những nóc nhà thờ đầy gió, những mặt hồ bảng lảng sương khói? Đó là những hình ảnh đậm nét rất riêng của Hà Nội mà những ai không từng sống ở đây, gắn bó với mảnh đất này sẽ không bao giờ có thể cảm nhận được!!! Người nghe cảm nhận rõ trong tác phẩm của ông một Hà Nội lãng mạn và hào hoa, và cả một Hà Nội của những trận bom B52 rải thảm, nơi ngôi nhà của ông đã bị thay thế bằng bức tượng tưởng niệm những người đã hi sinh năm ấy.
    Chủ đề nổi bật thứ hai là về những người phụ nữ. Đây là chủ đề mà những ai nghe và say mê nhạc của ông mới để ý đến, nhưng nó lại chiếm một số lượng không nhỏ các ca khúc của ông, và rất nhiều trong số đó được ông chăm chút rất kĩ càng, từ giai điệu, ca từ đến hòa thanh phối khí. Điển hình của nhóm này là các bản ?oRomance? (hiện tại theo em biết là đã có từ 1 đến 4, bác nào cần nghe có thể liên hệ với em, còn theo lời Phú Quang thì ông sẽ viết đủ 10 bản để tặng cho Nhạc viện)
    Phần hình thức nghệ thuật bác nguoiyeumusic đã nói rất rõ ràng rồi, em thấy không phải bàn thêm gì nữa.
    - Theo lời bác songokuna, vì Phú Quang là nhạc sĩ chuyên phổ thơ, nên ông không định hình được phong cách của mình và không có hơi thở của thời đại. Ở trên em đã nói rất kĩ về tính thời đại trong tác phẩm của ông rồi. Bác có đưa ra rất nhiều dẫn chứng, chứng tỏ rằng bác là người đọc nhiều hiểu rộng, chỉ phải tội đã trót mê bác Trịnh và các bác tiền chiến rồi nên cái nhìn hơi thiên lệch một chút. Xin thưa với bác là ở Mỹ cũng có ông Jack London chỉ toàn viết về băng tuyết Alaska và những con chó sói nhưng chưa ai phủ nhận được sự vĩ đại mà ông đã đóng góp cho văn học thế giới. Tương tự với nhà thơ Exenhin của Nga, người gắn liền tên tuổi của mình với những bài thơ tình bất hủ? Vậy đâu cứ phải phản ánh xã hội thế này thế khác mới là có hơi thở thời đại, thưa bác??? Và Franc Schubert, nhà soạn nhạc thiên tài của thế giới với hơn 800 ca khúc trong đó phần lớn là phổ thơ, hẳn ông ta cũng không có tí hơi thở thời đại nào trong những tác phẩm của mình???
    - Những tác phẩm của Phú Quang có thể dẽ dàng nhận ra là đều có một phong cách rất rõ ràng và không lẫn với ai cả. Và như thế thì bị gọi là giống nhau sao? Điều ấy thì nghe nhạc Trịnh cũng thấy rõ lắm chứ?Chỉ một câu hát cất lên là đủ để người ta nhận ra đó là tác phẩm của ai, đối với cả hai ông. Đó là sự định hình phong cách. Chẳng phải chính bác đã trích dẫn lời của cố nhạc sĩ Văn Cao về nhạc Trịnh đó sao: ? những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi". ?oNhư một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi" chẳng phải chính là một nhận xét về phong cách (hay là cái mà các bác gọi là ?ogiống nhau? ) trong nhạc Trịnh đó sao???
    - Còn với bác khoaixanh thì đọc bài viết cuối cùng của bác em thấy thật hài hước. Không ai cấm bác khen chê, nhưng như em đã nói, khen hay chê thì đều phải đúng, và phải biết mình là ai trước khi chê người khác. Không phải cứ hạ thấp người khác là mình sẽ cao lên đâu bác ạ, có thể điều đó phản tác dụng, làm chính mình thấp đi đấy!!!
    Em là một người yêu nhạc nói chung, và nhạc Phú Quang nói riêng bên cạnh những dòng nhạc khác như Rock, Classic? Thật lòng chỉ coi đây như một nơi để những người yêu nhạc Phú Quang nói chung có thể chia sẻ cảm xúc của mình qua những tác phẩm của ông, không phải nơi để tranh cãi. Rất mong các ý kiến của các bác sau này sẽ mang tính tích cực hơn và có đóng góp thực sự cho diễn đàn, chứ không phải là để thỏa cái lòng yêu-ghét của mình. Em nói thế có gì không phải mong các bác cứ đóng góp.
    Nhân tiện em cũng muốn nói là em đã thu lượm được khoảng hơn 80 bản thu mp3 các ca khúc của Phú Quang, trong đó có một số bản được phối theo nhiều cách khác nhau. Bác nào cần chia sẻ có thể liên hệ trực tiếp với em ạ.
    Được chet_duoi_vo_duoc_coc sửa chữa / chuyển vào 15:52 ngày 02/06/2008
  7. candich

    candich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2008
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Tôi biết khi đánh giá PQ theo một cách khác fan của PQ thì sẽ có một sự phản cảm lớn cho Topic nhưng đó lại là việc làm tốt cho ông ta.Việc đánh giá hay phê bình một nhạc sĩ là việc làm ngay người trong nghề cũng e dè huống hồ gì là chúng tôi-kẻ nghiệp dư trong âm nhạc.Khiêm tốn luôn là việc làm khôn ngoan nhưng có khi nếu dấu kín mãi thì nó là điều trì trệ.Không ai chê ông ta cả ,không ai chê một nhạc sĩ .Chỉ chê ai đó làm cho nghệ thuật nó méo mó và không tiến bộ mà thôi.
    Viết về Hà Nội ư ,rất nhiều người đã viết về điều đó-một chủ đề cũ mèm về một thành phố nhàm chán.Rốt cuộc vẫn cái không khí đó ,vẫn cái mà họ gọi là nhà cổ sơn vàng khè ,bụi bay lả tả ,toalet cổ xưa ,vẫn cái hồ mà nguời ta hay ngồi hôn và sờ nhau ở đó ,............Nói chung chán lắm rồi.cũ lắm rồi.
    Một nghệ sĩ phải có sự "sáng tạo " tức là anh ta phải có cái mới trong âm nhạc của mình.PQ thì sao -lê la tìm thơ của người khác rồi học các bậc đàn anh ghép vào là thành bài hát HNội.Chợt nhớ lời hoạ sĩ Bùi Xuân Phái :Tôi vẽ phố cổ nhưng dứt khoát không bao giờ sống ở đó.Vậy là ông ta PQ -làm hài lòng dân HN bằng cách phổ thơ HN và ăn theo các bậc đàn anh để tạo ra các bài hát phổ thơ tuyệt đỉnh.Dĩ nhiên người HN thích nhưng người nơi khác thấy nó lặp lại và èo uột lắm.Không nghe nổi.Cảm xúc gần như nhau ,hơi thở gần như nhau .............chán lắm.
    Nói ông ta hay và lớn thì tôi hoàn toàn không chấp nhận.Chỉ là một kẻ viết nhạc làng nhàng vậy thôi....Làng nhàng ,thiếu cá tính ,thiếu nhiều thứ lắm ,....................................................
    (xin đừng nói tôi thiếu khiêm tốn bởi tôi chỉ là một kẻ nghe nhạc đánh giá dựa vào sự so sánh giữa các nhạc sĩ mà thôi ).
    Tôi chưa thấy ông ta có câu trả lời nào nó có vẻ nghệ sĩ cả hay thậm chí các bài viết của ông ta nữa.Kiểu như vừa vẽ tranh ,viết văn ,làm thơ ,viết nhạc ,...như Trịnh hay Văn Cao thì xa lắm.Thế mà đôi khi hắn ta tự nhận mình ngang bằng.Ôi Chúa tôi.
  8. chet_duoi_vo_duoc_coc

    chet_duoi_vo_duoc_coc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi cậu nhưng người như cậu thì không đáng để lịch sự với nữa! Sao lại phải đăng kí một nick mới để vào đây nói những điều lảm nhảm và vô văn hóa như thế nhỉ??? Phải chăng là cậu đã bị khóa quá nhiều nick vì lí do tương tự rồi??? Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu nick của cậu không bị khóa khi Mod đọc những dòng này? Thủ đô thiêng liêng của cả nước thì cậu gọi là thành phố nhàm chán, và hình ảnh gắn liền với nó trong cậu là toilet và những đôi ngồi sờ soạng nhau, như thế chắc ai cũng đánh giá được con người cậu. Hãy có một chút tự trọng đi, đừng vào đây để rồi tự xỉ vả mình nữa!!!
  9. cohisu

    cohisu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2007
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Mình là một Fan của Phú Quang,có thể nói tóm tắt như thế này
    Thứ 1 : Cái ông j trên kia chê vì thiếu hiểu biết nhiều về nhạc Phú Quang nên mới nói ra những lời lẽ thiếu hểu biết về nhạc PQ như vậy,vd bạn nghe thử : dịu dàng ơi,chiều không em,dạ khúc,tình khúc 24,im lặng đêm hà nội,phía tối tâm hồn tôi...,hay đặc biệt như bài Đâu phải bởi mùa thu hay bài Nỗi nhớ mùa đông chẳng hạn.Bất kỳ ai có tâm hồn yêu nhạc trữ tình sau khi nghe hết những bài trên ko thể nói là ko hay đc ( trừ khi tâm hồn ko đủ khả năng cảm nhận nhạc PQ )
    Thứ 2 : nghe ông nói về chuyện PQ viết toàn bài về HN cũ rích nhàm chán... nếu là người biết thưởng thức âm nhạc thì phải hiểu mình thưởng thức là thưởng thức giai điệu của bài hát,chứ ko phải ca từ của bài hát đó.Tâm hồn nhạc sỹ nằm ở Giai Điệu ,đấy là cốt lõi,còn lời nhạc là chủ đề mà tác giả muốn gửi gắm.Nghe thấy hay mà lại bảo là viết về HN là cũ rích thì là thiếu hiểu biết hê hê
    Thứ 3 : Cũng có cái đúng khi ông kia bảo PQ so mình với Trịnh hay Văn Cao,ở đây mình ko dám bàn về Văn Cao vì chưa kinh qua nghiên cứu kỹ càng,nhưng có thể nói PQ mà muốn so với Trịnh thì đúng là chưa đủ tầm ^_^ , nhạc PQ có thể dễ đi vào lòng người hơn,dễ rung động hơn so với nhạc Trịnh,nhưng nhạc Trịnh là một cái j đó bất hủ,ko có nhạc sỹ nào hiện tại và quá khứ của VN có thể so sánh đc.Cái ngông của PQ gây nên nhiều khó chịu nhưng cũng là cái tôi để ông sáng tác nhạc :)
    Thanks !
    Được cohisu sửa chữa / chuyển vào 23:01 ngày 05/06/2008
    Được cohisu sửa chữa / chuyển vào 23:02 ngày 05/06/2008
    Được cohisu sửa chữa / chuyển vào 23:08 ngày 05/06/2008
  10. hanh114212

    hanh114212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2004
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    0
    Chán, không có việc gì hay sao mà thích bình luận nhạc nhẽo linh tinh thế nhỉ?
    Thứ nhất: Tôi là một người thưởng thức cũng khá nhiều các thể loại nhạc, mỗi thể loại tôi nhặt ra cho mình một vài bài ưa thích.
    Thứ 2: So sánh bao giờ cũng sẽ có phần lệch lạc, Phú Quang có những bài hát phổ thơ thật tuyệt vời, cái mà người ta gọi là "Sự hoà quyện tuyệt vời giữa thi ca và âm nhạc". Nhưng để so sánh với những bài hát của TCS thì không thể. Vì TCS có cả tâm hồn thi ca trong năng khiếu tuyệt vời về âm nhạc.
    Thứ 3: Đừng nên đánh giá người khác làm gì khi chưa biết mình làm được gì cho xã hội!
    Thế thôi, đơn giản vậy thôi. Thưởng thức âm nhạc có 2 loại: Một loại là dùng các thanh âm để mường tượng một cảnh tượng, tình cảm, tâm tư.... Một loại là vừa các thanh âm, vừa giọng hát, vừa câu chữ "ca từ" để thể hiện rõ ràng những gì đã viết trong bài nhạc đó. Khi đã có ca từ, thì ca từ cũng là tâm hồn của bài hát!
    Vài nhời về âm nhạc!
    NVH

Chia sẻ trang này