1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm nhận Phú Quang

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Augustan, 16/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chiaki_ruanhoc

    chiaki_ruanhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0

    Rồi em muốn được ra đi như thế, ra đi tràn đầy biết ơn...
    Theo lối mòn lần tìm đến vườn yêu?
    Tôi đã ngồi lặng đi trước bài hát này. Chạm vào những câu thơ tôi chưa cảm nhận được hết. Run rẩy. Ngập ngừng. Tôi đã nghe Ngọc Anh hát Romance 1, tự hỏi vì sao Phú Quang lại đổi tên bài thơ Vườn của Ý Nhi thành Romance 1. Hai cái tên khác xa nhau đến thế. Mà Phú Quang, tôi biết người đàn ông hát thơ ấy chắc hẳn phải có 1 lý do, lý do với tôi vẫn còn là bí ẩn. Romance 1 bắt đầu bằng đoạn dạo piano dài hơn một phút. Miên man.
    Em tìm đến góc xa nơi cuối vườn
    Em muốn trốn sâu vào sự bình yên
    sâu mãi, sâu mãi vào tình yêu của anh
    [​IMG]Tôi cầm cọ, vẽ một cô gái lặng lẽ giữa khu vườn. Có phải là vườn yêu trong câu hát ai đó đã từng cất lên buồn đau đến cháy lòng, quắt quay không nữa đây? Sao tôi có cảm giác người con gái trong câu hát này yếu đuối và nhỏ bé đến thế! Có gì như thể sự trốn chạy mà biết bến bờ nào mới là bình yên một khi sự cô đơn ngập tràn trong trái tim, khối óc. Lại nhớ đến ?oEm mong được trở về? của Olga Bergon, cũng buồn thắt lòng như thế! Giọng hát của Ngọc Anh đau đáu. Chị ấy hát nồng nàn mà sao chất chứa trong nó một điều gì mong manh!
    Đôi lần
    em nhìn tán cây mà ứa nước mắt
    vì mầu xanh
    vì sự trong trẻo.
    Hát lên những câu hát này, cảm giác như mình sắp khóc. ?oEm nhìn tán cây mà ứa nước mắt vì màu xanh?. Màu xanh ?" blue ?" cũng là nỗi buồn. Nhớ ai đó đã từng viết rằng: Anh có còn như tháng năm xưa ?" Khi em gặp và mất anh mãi mãi - Trời chẳng thương em cho anh ở lại ?" Mà vẫn xanh, xanh đến nghẹn lòng. Thầm nhắc mình đừng khóc, nhưng:
    [​IMG]Rồi em khóc rồi em khóc vì đốm nắng loang trên vạt cỏ
    Rồi em khóc vì giọt mưa trắng như giọt lệ
    vì phiến đá dần tan trong ly nước mùa hè.
    Và em nhớ, và em nhớ về bến sông xưa một chiều
    Và em nhớ về giọt mưa rớt trên đầu trần
    nhớ chiếc võng đơn sơ ngoài hiên vắng
    Không thể giấu lòng được nữa rồi cô gái ơi! Những giọt nước mắt rơi. Vụn vỡ. Gió oằn mình trăn trở. Lỡ cỡ. Dở dang. Nắng loang tràn nhưng lòng ôm trọn một chiều mưa lang thang. Khắc khoải lòng tôi câu hát Phú Quang?Lòng ướt mưa giữa mênh mang chiều nắng!
    Phú Quang đã đổi phép so sánh của Ý Nhi ?obông hoa trắng như giọt lệ? thành ?ogiọt mưa trắng như giọt lệ?. Chẳng biết cách so sánh nào hay hơn nữa. Bông hoa trắng như giọt lệ lạ hơn nhưng ?ogiọt mưa trắng như giọt lệ? lại quen thuộc hơn, gọi hình hơn. Ai đó đã từng nói? Mưa là giọt nước mắt của trời?. Giọng hát Ngọc Anh đến đoạn này càng cháy bỏng thêm. Hai cụm từ ?orồi em khóc?, ?ovà em nhớ? được lặp đi lặp lại, tạo cảm giác nỗi buồn cứ hoài day dứt, đi về theo từng hình ảnh đã khắc sâu trong ký ức về một chiều mưa, về nhịp võng đưa ngoài hiên vắng. Hình ảnh để lại trong tôi cảm xúc nhất là ?obến sông xưa một chiều?.
    [​IMG]?oBến sông xưa một chiều? - Cô gái ngồi tựa cửa, thấp thoáng phía xa con sông rắc bạc vụn. Nắng viền đường diềm lên ô cửa, thả tấm voan khắp người cô. Đôi mắt của cô ấy đẫm nước, lúc nào cũng như thầm thì ''Em ở đây. Em đang đợi anh đây...''. Nhưng người ấy chẳng bao giờ quay lại nữa! Và người ấy sẽ chẳng bao giờ hiểu nổi chút bơ vơ nơi bến sông con đò không người lái. Chiều rơi nhanh lữ khách không trở lại. Em một mình không có anh bên. Sẽ chẳng bao giờ anh xoá nổi một dòng tên. Năm tháng cũ ?" câu thơ buồn anh viết. Bến vắng lạnh lùng nhớ thương da diết. Ngôi sao ban chiều thắp vội một lời ru! (*)
    Rồi em muốn được ra đi như thế
    ra đi tràn đầy biết ơn
    ra đi
    mà trên đôi mi đã khép
    còn lăn chảy giọt nước mắt hân hoan.
    Ra đi lòng tràn đầy biết ơn, có phải là sự thanh thản? Thực lòng những câu hát này với tôi vẫn còn là ẩn số. Ra đi trên đôi mi đã khép, lẽ nào cô ấy sẽ đi về một nơi rất xa? Và cả những giọt nước mắt hân hoan nữa. Có những câu hát cứ mãi là ẩn số để tôi lang thang và kiếm tìm cho mình những cách lý giải khác nhau. Có thể khi khẽ hát lên câu hát này bạn nghĩ về một sự ra đi nào đó bạn từng biết. Còn tôi, mong cho con tàu trong hành trình ?ora đi tràn đầy biết ơn? của cô gái ấy sẽ có ga đỗ là chốn bình yên. Tiếng sao du dương và êm dịu thắp lên trong tôi một nguyện ước nhỏ nhoi, cô gái ấy ra đi thanh thản.
    [​IMG]Thôi hãy vui lên dù con đường hai ngả
    Tìm hạnh phúc bình yên trong ấm áp cơn mưa
    Tôi ra ga lòng lặng lẽ như xưa
    Một mình với mình thôi, không cần ai đưa tiễn. (**)

    (*) Hình ảnh trong truyện ngắn Bến đợi chồng - Nguyễn Thị Châu Giang và bài thơ Cho anh - Nguyễn Thanh Bình
    (**) Mùa lá rụng ?" Olga Bergon.
    Download bài hát Romance 1: Click!

    Ca sĩ: Ngọc Anh
    File: MP3 - 6.6 MB - 128Kbps
    Được chiaki_ruanhoc sửa chữa / chuyển vào 10:30 ngày 13/12/2003
  2. chiaki_ruanhoc

    chiaki_ruanhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0

    Khi nụ cười vỡ vào nước mắt, một dòng sông chảy ngược vào anh?
    ?o?Bài ca của tôi bao giờ cũng được hoài thai từ những giấc mơ tự cứu mình thoát khỏi những ám ảnh của quá khứ, thoát khỏi những kỷ niệm từng đêm đeo bám, réo gào được hồi sinh bằng âm nhạc. Mà kỷ niệm thì cứ nhiều thêm mãi theo thời gian??
    __________Phú Quang
    Có những dòng sông không trở lại bao giờ
    Có những tình yêu dật dờ theo từng con sóng
    Có những chiều chếnh choáng - tình yêu thở qua kẽ tay
    Cuộc đời là dòng sông chứa đầy nghịch lưu
    Ai lường được vòng xoáy dòng sông ấy?
    Đôi khi muốn mình là một triết gia để mà ngẫm nghĩ về cuộc đời. Ai đó đã từng nói ?oKhông ai tắm hai lần trên một dòng sông? và tự mình biết rằng sông trôi đi sẽ không bao giờ trở lại nữa. Thế mà ngoảnh lại vẫn không nguôi khát vọng. Rồi miên man nghĩ về dòng sông và dòng đời. Cũng là cái dòng chảy trôi của thời gian đấy, có trở lại bao giờ. Cũng là cái dòng xoáy ấy mà thôi, sông thì đầy nghịch lưu còn đời là những vòng xoáy cạm bẫy và vấp ngã. Tiếng hát Quang Lý bỗng dưng mà rõ ràng hơn, như muốn trút cả tâm tư và sự chiêm nghiệm vào hai câu hát: ?oCuộc đời là dòng sông chứa đầy nghịch lưu. Ai lường được vòng xoáy dòng sông ấy?.
    Đứng trên một cái cầu mà nhìn sông trôi để cảm nhận cuộc đời. Lắm lúc trong mình bừng cháy lên một khát khao như thế, để mà như Vi Thuỳ Linh: ?oTôi lại cố tìm tôi, được một lần nữa thơ ngây, trong chiều cao im lặng.? Và rồi nhận ra mình đấy, nhưng không phải mình của quá khứ đâu, mà lại sững sờ khi bắt gặp mình trong hiện tại:
    Bỗng một ngày chợt nghe mái đầu trắng sóng
    Rồi chợt nghe tiếng hát thảng thốt chiều
    Dừng chân nơi quán thời gian để bất chợt mà gặp lại mình đã ?omái đầu trắng sóng?. Sự bắt gặp lại chính mình ấy khiến tôi nhớ đến một câu thơ của Thảo Phương: ?oTa bước ra từ ta. Tìm về bóng cây xa lạ ...?. ?oTiếng hát thảng thốt chiều? - sông chiều?thời gian đã đi sang phía bên kia con dốc của một ngày giống như ta đã đi sang bên kia con dốc của cuộc đời. Bất chợt mà nhận ra điều ấy trong một thoáng dừng bước giữa dòng đời hối hả, như bất ngờ thức dậy sau giấc ngủ vùi bên cạnh một dòng trôi. Ngày xưa giống như những giai điệu lấp lánh sương mù đã trôi vào xa khuất.
    Anh vẫn nghe tiếng em từ miền xa vắng nào
    Anh vẫn chờ những điều chưa tới
    Anh khát khao khát khao bình yên giữa gió gào
    Có một bài hát khác cũng mang tên Dòng sông không trở lại:
    Sóng vẫn trôi cứ trôi, dù thương nhớ
    Sóng khóc ai nhớ ai, dòng trôi mãi
    Em vẫn nghe tiếng anh, từ khi vắng nhau thiếu nhau
    Còn nguyên nhung nhớ.....
    Thế là tôi nghĩ, hình như có một điểm chung nào đó giữa hai con người trong hai bài hát này: ?oAnh vẫn nghe tiếng em từ miền xa vắng nào?, thì ?oEm vẫn nghe tiếng anh, từ khi vằng nhau thiếu nhau?. Có phải đây là hai đầu nỗi nhớ từ hai đầu của một dòng sông? ?oAnh vẫn chờ những điều chưa tới?. Có điều gì như thể hư vô trong ?onhững điều chưa tới? ấy. Nhưng điểm nhấn của đoạn trên là ?oanh khát khao khát khao bình yên giữa gió gào?. Lãng du vô định suốt một kiếp người, cái bến cuối cùng người ta muốn hướng tới chính là sự bình yên trong tâm hồn. Bình yên, tưởng là đơn giản lắm, đã luôn là một góc trong tâm hồn rồi thì tại sao còn phải khát khao mới về được chốn ấy? Chẳng biết trả lời câu hỏi ấy như thế nào, tôi tự tìm cho mình câu trả lời bằng một câu hỏi khác:
    Những con sóng vật mình vào bờ đá - khuya lắm rồi... sao không ngủ - biển ơi!
    ... biển trăn trở sóng ru hoài vẫn thức
    (Sao không ngủ biển ơi - Thảo Phương)
    Nếu biết được vì sao biển không ngủ giữa ngàn lời ru của sóng người ta sẽ hiểu vì đâu mà con người phải khát khao tìm về đến bến bình yên. Đôi khi, một câu hỏi lại được trả lời bằng một câu hỏi khác, như thế.
    Khi nụ cười vỡ vào nước mắt,
    Một dòng sông chảy ngược vào anh...
    Đã định tìm cho mình một cách lý giải câu hát này, nhưng rồi lại thôi, bởi câu hát ấy đẹp quá, mà nếu cứ muốn lý giải nó ra sẽ là một sự khám phá ngốc nghếch với một vẻ đẹp vẹn nguyên. Hãy cứ để như thế này thôi để bạn tự nghe và cảm nhận.
    ?o?Bài ca của tôi bao giờ cũng được hoài thai từ những giấc mơ tự cứu mình thoát khỏi những ám ảnh của quá khứ, thoát khỏi những kỷ niệm từng đêm đeo bám, réo gào được hồi sinh bằng âm nhạc. Mà kỷ niệm thì cứ nhiều thêm mãi theo thời gian??
    Phải chăng kỷ niệm ấy chính là một dòng sông và giấc mơ tự cứu mình thoát khỏi những ám ảnh của quá khứ chính là ước mơ về một ?odòng sông chảy ngược vào anh?? Câu trả lời nhường lại cho các bạn.
    Tiếng hát của Quang Lý trong bài hát này vẫn thế, cháy bỏng và rực lửa. Giọng hát trầm ấm của người đàn ông ở cái tuổi bên kia con dốc của cuộc đời có thể lột tả hết được điều ẩn giấu rất sâu trong bài hát. Nhiều câu hát trải dài tạo cảm giác mênh mang như đang bềnh bồng trôi giữa những con sóng nhưng cũng có những câu hát là những điểm nhấn mà người ca sĩ hát như rút ruột ?ocuộc đời là dòng sông chứa đầy nghịch lưu?, ?oanh khát khao khát khao bình yên giữa gió gào? hay ?okhi nụ cười vỡ vào nước mắt, một dòng sông chảy ngược vào anh?.
    Dòng sông không trở lại được Phú Quang phổ từ thơ Vi Thùy Linh. Tôi cảm nhận được chất Vi Thuỳ Linh trong bài hát này. Vẫn là một Vi Thuỳ Linh với không gian và thời gian lẫn lộn giữa thực tại và quá khứ, Vi Thuỳ Linh với nỗi khát khao quắt quay thoát khỏi những ám ảnh để về với bến bờ của bình yên, Vi Thuỳ Linh của những hình ảnh đẹp ?ocuộc đời là dòng sông chứa đầy nghịch lưu?, ?okhát khao bình yên giữa gió gào? và đẹp nhất phải là ?okhi nụ cười vỡ vào nước mắt, một dòng sông chảy ngược vào anh?. Chất Vi Thùy Linh khá sâu đậm song ở bài hát này tôi cảm nhận được một Vi Thuỳ Linh ?ohiền? hơn, điềm đạm hơn - chỉ là cảm nhận của cá nhân tôi thôi.
    Download bài hát Dòng sông không trở lại: Click!
    Ca sĩ: Quang Lý
    File: MP3 - 4.6 MB - 128Kbps
    </hr>
    Còn một bài hát nữa có tên là The river of no return do Marilyn Monroe trình bày, cũng rất hay và tình cảm. Bạn thử tìm nghe xem, có điểm giao nhau nào giữa hai bài hát Dòng sông không trở lại của Phú Quang, của Bảo Phúc và bài hát ấy không nhé.
    Được chiaki_ruanhoc sửa chữa / chuyển vào 12:37 ngày 18/12/2003
  3. chiaki_ruanhoc

    chiaki_ruanhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0

    Khi nụ cười vỡ vào nước mắt, một dòng sông chảy ngược vào anh?
    ?o?Bài ca của tôi bao giờ cũng được hoài thai từ những giấc mơ tự cứu mình thoát khỏi những ám ảnh của quá khứ, thoát khỏi những kỷ niệm từng đêm đeo bám, réo gào được hồi sinh bằng âm nhạc. Mà kỷ niệm thì cứ nhiều thêm mãi theo thời gian??
    __________Phú Quang
    Có những dòng sông không trở lại bao giờ
    Có những tình yêu dật dờ theo từng con sóng
    Có những chiều chếnh choáng - tình yêu thở qua kẽ tay
    Cuộc đời là dòng sông chứa đầy nghịch lưu
    Ai lường được vòng xoáy dòng sông ấy?
    Đôi khi muốn mình là một triết gia để mà ngẫm nghĩ về cuộc đời. Ai đó đã từng nói ?oKhông ai tắm hai lần trên một dòng sông? và tự mình biết rằng sông trôi đi sẽ không bao giờ trở lại nữa. Thế mà ngoảnh lại vẫn không nguôi khát vọng. Rồi miên man nghĩ về dòng sông và dòng đời. Cũng là cái dòng chảy trôi của thời gian đấy, có trở lại bao giờ. Cũng là cái dòng xoáy ấy mà thôi, sông thì đầy nghịch lưu còn đời là những vòng xoáy cạm bẫy và vấp ngã. Tiếng hát Quang Lý bỗng dưng mà rõ ràng hơn, như muốn trút cả tâm tư và sự chiêm nghiệm vào hai câu hát: ?oCuộc đời là dòng sông chứa đầy nghịch lưu. Ai lường được vòng xoáy dòng sông ấy?.
    Đứng trên một cái cầu mà nhìn sông trôi để cảm nhận cuộc đời. Lắm lúc trong mình bừng cháy lên một khát khao như thế, để mà như Vi Thuỳ Linh: ?oTôi lại cố tìm tôi, được một lần nữa thơ ngây, trong chiều cao im lặng.? Và rồi nhận ra mình đấy, nhưng không phải mình của quá khứ đâu, mà lại sững sờ khi bắt gặp mình trong hiện tại:
    Bỗng một ngày chợt nghe mái đầu trắng sóng
    Rồi chợt nghe tiếng hát thảng thốt chiều
    Dừng chân nơi quán thời gian để bất chợt mà gặp lại mình đã ?omái đầu trắng sóng?. Sự bắt gặp lại chính mình ấy khiến tôi nhớ đến một câu thơ của Thảo Phương: ?oTa bước ra từ ta. Tìm về bóng cây xa lạ ...?. ?oTiếng hát thảng thốt chiều? - sông chiều?thời gian đã đi sang phía bên kia con dốc của một ngày giống như ta đã đi sang bên kia con dốc của cuộc đời. Bất chợt mà nhận ra điều ấy trong một thoáng dừng bước giữa dòng đời hối hả, như bất ngờ thức dậy sau giấc ngủ vùi bên cạnh một dòng trôi. Ngày xưa giống như những giai điệu lấp lánh sương mù đã trôi vào xa khuất.
    Anh vẫn nghe tiếng em từ miền xa vắng nào
    Anh vẫn chờ những điều chưa tới
    Anh khát khao khát khao bình yên giữa gió gào
    Có một bài hát khác cũng mang tên Dòng sông không trở lại:
    Sóng vẫn trôi cứ trôi, dù thương nhớ
    Sóng khóc ai nhớ ai, dòng trôi mãi
    Em vẫn nghe tiếng anh, từ khi vắng nhau thiếu nhau
    Còn nguyên nhung nhớ.....
    Thế là tôi nghĩ, hình như có một điểm chung nào đó giữa hai con người trong hai bài hát này: ?oAnh vẫn nghe tiếng em từ miền xa vắng nào?, thì ?oEm vẫn nghe tiếng anh, từ khi vằng nhau thiếu nhau?. Có phải đây là hai đầu nỗi nhớ từ hai đầu của một dòng sông? ?oAnh vẫn chờ những điều chưa tới?. Có điều gì như thể hư vô trong ?onhững điều chưa tới? ấy. Nhưng điểm nhấn của đoạn trên là ?oanh khát khao khát khao bình yên giữa gió gào?. Lãng du vô định suốt một kiếp người, cái bến cuối cùng người ta muốn hướng tới chính là sự bình yên trong tâm hồn. Bình yên, tưởng là đơn giản lắm, đã luôn là một góc trong tâm hồn rồi thì tại sao còn phải khát khao mới về được chốn ấy? Chẳng biết trả lời câu hỏi ấy như thế nào, tôi tự tìm cho mình câu trả lời bằng một câu hỏi khác:
    Những con sóng vật mình vào bờ đá - khuya lắm rồi... sao không ngủ - biển ơi!
    ... biển trăn trở sóng ru hoài vẫn thức
    (Sao không ngủ biển ơi - Thảo Phương)
    Nếu biết được vì sao biển không ngủ giữa ngàn lời ru của sóng người ta sẽ hiểu vì đâu mà con người phải khát khao tìm về đến bến bình yên. Đôi khi, một câu hỏi lại được trả lời bằng một câu hỏi khác, như thế.
    Khi nụ cười vỡ vào nước mắt,
    Một dòng sông chảy ngược vào anh...
    Đã định tìm cho mình một cách lý giải câu hát này, nhưng rồi lại thôi, bởi câu hát ấy đẹp quá, mà nếu cứ muốn lý giải nó ra sẽ là một sự khám phá ngốc nghếch với một vẻ đẹp vẹn nguyên. Hãy cứ để như thế này thôi để bạn tự nghe và cảm nhận.
    ?o?Bài ca của tôi bao giờ cũng được hoài thai từ những giấc mơ tự cứu mình thoát khỏi những ám ảnh của quá khứ, thoát khỏi những kỷ niệm từng đêm đeo bám, réo gào được hồi sinh bằng âm nhạc. Mà kỷ niệm thì cứ nhiều thêm mãi theo thời gian??
    Phải chăng kỷ niệm ấy chính là một dòng sông và giấc mơ tự cứu mình thoát khỏi những ám ảnh của quá khứ chính là ước mơ về một ?odòng sông chảy ngược vào anh?? Câu trả lời nhường lại cho các bạn.
    Tiếng hát của Quang Lý trong bài hát này vẫn thế, cháy bỏng và rực lửa. Giọng hát trầm ấm của người đàn ông ở cái tuổi bên kia con dốc của cuộc đời có thể lột tả hết được điều ẩn giấu rất sâu trong bài hát. Nhiều câu hát trải dài tạo cảm giác mênh mang như đang bềnh bồng trôi giữa những con sóng nhưng cũng có những câu hát là những điểm nhấn mà người ca sĩ hát như rút ruột ?ocuộc đời là dòng sông chứa đầy nghịch lưu?, ?oanh khát khao khát khao bình yên giữa gió gào? hay ?okhi nụ cười vỡ vào nước mắt, một dòng sông chảy ngược vào anh?.
    Dòng sông không trở lại được Phú Quang phổ từ thơ Vi Thùy Linh. Tôi cảm nhận được chất Vi Thuỳ Linh trong bài hát này. Vẫn là một Vi Thuỳ Linh với không gian và thời gian lẫn lộn giữa thực tại và quá khứ, Vi Thuỳ Linh với nỗi khát khao quắt quay thoát khỏi những ám ảnh để về với bến bờ của bình yên, Vi Thuỳ Linh của những hình ảnh đẹp ?ocuộc đời là dòng sông chứa đầy nghịch lưu?, ?okhát khao bình yên giữa gió gào? và đẹp nhất phải là ?okhi nụ cười vỡ vào nước mắt, một dòng sông chảy ngược vào anh?. Chất Vi Thùy Linh khá sâu đậm song ở bài hát này tôi cảm nhận được một Vi Thuỳ Linh ?ohiền? hơn, điềm đạm hơn - chỉ là cảm nhận của cá nhân tôi thôi.
    Download bài hát Dòng sông không trở lại: Click!
    Ca sĩ: Quang Lý
    File: MP3 - 4.6 MB - 128Kbps
    </hr>
    Còn một bài hát nữa có tên là The river of no return do Marilyn Monroe trình bày, cũng rất hay và tình cảm. Bạn thử tìm nghe xem, có điểm giao nhau nào giữa hai bài hát Dòng sông không trở lại của Phú Quang, của Bảo Phúc và bài hát ấy không nhé.
    Được chiaki_ruanhoc sửa chữa / chuyển vào 12:37 ngày 18/12/2003
  4. Augustan

    Augustan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    3.037
    Đã được thích:
    0
    Romance 1 - Bản tình ca của sự sống
    Thơ: Ý Nhi
    Nhạc: Phú Quang

    Tôi đã nghe Romance 1 không biết bao nhiêu lần. Dường như đó là nỗi niềm thương xót bất tận với một người con gái mà tôi chưa từng gặp, nhưng cũng rất có thể đã từng tồn tại trong tôi. Và biết đâu là một người nào đó đã từng hội ngộ.
    Em tìm đến góc xa nơi cuối vườn
    Em muốn trốn sâu vào sự bình yên
    Sâu mãi, sâu mãi
    Vào tình yêu của anh

    Trong trí tưởng tượng của tôi, góc vườn có cái gì đấy nhỏ bé, nhưng chính vì thế mà nó thật gần gũi, thân thương. Góc vườn, nơi xa khuất nhất, nơi ít người để ý nhất, dường như chứa đựng một nỗi cô đơn sâu thẳm. Phải chăng cô gái bé nhỏ tìm thấy nơi đó như một chỗ để chia sẻ nỗi cô đơn của riêng mình. Góc vườn từ lúc nào trở thành người bạn tâm giao. Không cần lời nói nhưng đó là sự đồng cảm, là sự chia sẻ lớn lao mà góc vườn đã dành cho cô gái.
    Rồi ở nơi đó, khi lang thang trong nỗi buồn, cô bắt gặp tình yêu của anh. Cô tìm thấy ở nơi anh một sự bình yên, một nơi che chở như cô đã từng biết với cái góc vườn của mình. Anh đã dang vòng tay rộng lớn ôm trọn lấy niềm cô đơn của cô. Cô muốn trốn, trốn sâu mãi nơi bình yên đó, mặc cho cuộc sống bên ngoài đang trôi đi vùn vụt với biết bao lo toan bề bộn.
    Đôi lần em nhìn tán cây mà ứa nước mắt vì màu xanh, vì sự trong trẻo
    Rồi em khóc, rồi em khóc vì đốm nắng loang trên vạt cỏ
    rồi em khóc vì giọt mưa trắng như giọt lệ
    vì viên đá dần tan trong ly nước mùa hè

    Nhưng rồi ở đó, nơi mà cô cảm thấy an toàn nhất thì những điều nhỏ nhoi nhất cũng lại làm cô rung động. Bởi cô quá nhạy cảm. Hay có điều gì đó bất an khiến cô phải băn khoăn suy nghĩ? Góc vườn, nơi có tán cây ngày ngày vẫn toả bóng mát. Góc vườn, nơi có những đốm nắng lọt qua kẽ lá loang trên vạt cỏ. Khung cảnh như thế thật đẹp, thật thơ mộng. Nhưng cô lại bật khóc, bật khóc chỉ vì nó quá đẹp nhưng lại quá mong manh. Như cuộc đời của cô vậy?! Phải chăng nỗi buồn trong cô quá lớn? Điều gì vậy hỡi cô gái bé nhỏ. Điều gì đã khiến em thấy giọt mưa như những giọt lệ đang rớt xuống như thương xót cho cuộc đời em? Điều gì khiến em thấy cuộc sống này mong manh, tan dần, tan nhanh như viên đá trong những ngày hè vậy?
    Và em nhớ, và em nhớ
    về bến sông xưa một chiều
    và em nhớ về giọt mưa rớt trên đầu trần
    nhớ chiếc võng đơn sơ ngoài hiên vắng

    Trong sự cô đơn đến tuyệt vọng, những kỷ niệm ngày nào lại hiện ra trước mắt. Phải rồi, trước nỗi buồn sâu thẳm, ai cũng tìm về những ký ức như là một sự giải thoát, ?omột phương cách hữu hiệu để thoát khỏi những bấn loạn nội tâm?. Ở nơi đó có cội rễ của sự bình yên, có những ngày hạnh phúc.
    Rồi em muốn được ra đi như thế
    Ra đi tràn đầy biết ơn
    Ra đi mà trên đôi mi đã khép
    Còn lăn chảy giọt nước mắt hân hoan.

    Nhưng rồi cô cũng nhận ra thực tế nơi mình đang tồn tại, nỗi buồn mà cô đang trải qua. Cái ngày xưa đó giờ đã xa, xa lắm rồi. Nó còn chăng chỉ là những kỷ niệm ngọt ngào nơi ký ức. Nhưng nó vẫn thật đẹp. Cô hiểu rõ rằng cuộc sống này thật tuyệt vời, nó mang lại cho cô nhiều điều kỳ diệu. Cô đã có tình yêu của anh, cô đã có những giây phút hạnh phúc. Chỉ chừng đó thôi là đủ, cô đã sẵn sàng ra đi, ra đi mà vẫn ?otràn đầy biết ơn, ra đi mà trên đôi mi đã khép còn lăn chảy giọt nước mắt hân hoan?. Có ai như em không? Có ai lại muốn ra đi, muốn từ bỏ cuộc sống này như thế không? Một sự tự nguyện nghe thật chua xót nhưng sao lại nhẹ nhàng vậy hỡi em?
    Với tôi, Romance 1 luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim. Tôi tìm thấy ở Romance 1 như một người tri kỷ, dường như người con gái trong đó cũng đang lắng nghe những tâm sự từ cõi lòng tôi, cũng như chính tôi đang nghe những thổn thức của cô vậy. Nỗi buồn khi được xẻ chia sẽ giảm đi một nửa. Phải chăng vì thế mà mỗi khi nghe Romance 1, tôi lại thấy yêu cuộc đời này hơn.
    Hãy tha thứ cho người không có lỗi!
    Được augustan sửa chữa / chuyển vào 21:29 ngày 21/01/2004
  5. Augustan

    Augustan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    3.037
    Đã được thích:
    0
    Romance 1 - Bản tình ca của sự sống
    Thơ: Ý Nhi
    Nhạc: Phú Quang

    Tôi đã nghe Romance 1 không biết bao nhiêu lần. Dường như đó là nỗi niềm thương xót bất tận với một người con gái mà tôi chưa từng gặp, nhưng cũng rất có thể đã từng tồn tại trong tôi. Và biết đâu là một người nào đó đã từng hội ngộ.
    Em tìm đến góc xa nơi cuối vườn
    Em muốn trốn sâu vào sự bình yên
    Sâu mãi, sâu mãi
    Vào tình yêu của anh

    Trong trí tưởng tượng của tôi, góc vườn có cái gì đấy nhỏ bé, nhưng chính vì thế mà nó thật gần gũi, thân thương. Góc vườn, nơi xa khuất nhất, nơi ít người để ý nhất, dường như chứa đựng một nỗi cô đơn sâu thẳm. Phải chăng cô gái bé nhỏ tìm thấy nơi đó như một chỗ để chia sẻ nỗi cô đơn của riêng mình. Góc vườn từ lúc nào trở thành người bạn tâm giao. Không cần lời nói nhưng đó là sự đồng cảm, là sự chia sẻ lớn lao mà góc vườn đã dành cho cô gái.
    Rồi ở nơi đó, khi lang thang trong nỗi buồn, cô bắt gặp tình yêu của anh. Cô tìm thấy ở nơi anh một sự bình yên, một nơi che chở như cô đã từng biết với cái góc vườn của mình. Anh đã dang vòng tay rộng lớn ôm trọn lấy niềm cô đơn của cô. Cô muốn trốn, trốn sâu mãi nơi bình yên đó, mặc cho cuộc sống bên ngoài đang trôi đi vùn vụt với biết bao lo toan bề bộn.
    Đôi lần em nhìn tán cây mà ứa nước mắt vì màu xanh, vì sự trong trẻo
    Rồi em khóc, rồi em khóc vì đốm nắng loang trên vạt cỏ
    rồi em khóc vì giọt mưa trắng như giọt lệ
    vì viên đá dần tan trong ly nước mùa hè

    Nhưng rồi ở đó, nơi mà cô cảm thấy an toàn nhất thì những điều nhỏ nhoi nhất cũng lại làm cô rung động. Bởi cô quá nhạy cảm. Hay có điều gì đó bất an khiến cô phải băn khoăn suy nghĩ? Góc vườn, nơi có tán cây ngày ngày vẫn toả bóng mát. Góc vườn, nơi có những đốm nắng lọt qua kẽ lá loang trên vạt cỏ. Khung cảnh như thế thật đẹp, thật thơ mộng. Nhưng cô lại bật khóc, bật khóc chỉ vì nó quá đẹp nhưng lại quá mong manh. Như cuộc đời của cô vậy?! Phải chăng nỗi buồn trong cô quá lớn? Điều gì vậy hỡi cô gái bé nhỏ. Điều gì đã khiến em thấy giọt mưa như những giọt lệ đang rớt xuống như thương xót cho cuộc đời em? Điều gì khiến em thấy cuộc sống này mong manh, tan dần, tan nhanh như viên đá trong những ngày hè vậy?
    Và em nhớ, và em nhớ
    về bến sông xưa một chiều
    và em nhớ về giọt mưa rớt trên đầu trần
    nhớ chiếc võng đơn sơ ngoài hiên vắng

    Trong sự cô đơn đến tuyệt vọng, những kỷ niệm ngày nào lại hiện ra trước mắt. Phải rồi, trước nỗi buồn sâu thẳm, ai cũng tìm về những ký ức như là một sự giải thoát, ?omột phương cách hữu hiệu để thoát khỏi những bấn loạn nội tâm?. Ở nơi đó có cội rễ của sự bình yên, có những ngày hạnh phúc.
    Rồi em muốn được ra đi như thế
    Ra đi tràn đầy biết ơn
    Ra đi mà trên đôi mi đã khép
    Còn lăn chảy giọt nước mắt hân hoan.

    Nhưng rồi cô cũng nhận ra thực tế nơi mình đang tồn tại, nỗi buồn mà cô đang trải qua. Cái ngày xưa đó giờ đã xa, xa lắm rồi. Nó còn chăng chỉ là những kỷ niệm ngọt ngào nơi ký ức. Nhưng nó vẫn thật đẹp. Cô hiểu rõ rằng cuộc sống này thật tuyệt vời, nó mang lại cho cô nhiều điều kỳ diệu. Cô đã có tình yêu của anh, cô đã có những giây phút hạnh phúc. Chỉ chừng đó thôi là đủ, cô đã sẵn sàng ra đi, ra đi mà vẫn ?otràn đầy biết ơn, ra đi mà trên đôi mi đã khép còn lăn chảy giọt nước mắt hân hoan?. Có ai như em không? Có ai lại muốn ra đi, muốn từ bỏ cuộc sống này như thế không? Một sự tự nguyện nghe thật chua xót nhưng sao lại nhẹ nhàng vậy hỡi em?
    Với tôi, Romance 1 luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim. Tôi tìm thấy ở Romance 1 như một người tri kỷ, dường như người con gái trong đó cũng đang lắng nghe những tâm sự từ cõi lòng tôi, cũng như chính tôi đang nghe những thổn thức của cô vậy. Nỗi buồn khi được xẻ chia sẽ giảm đi một nửa. Phải chăng vì thế mà mỗi khi nghe Romance 1, tôi lại thấy yêu cuộc đời này hơn.
    Hãy tha thứ cho người không có lỗi!
    Được augustan sửa chữa / chuyển vào 21:29 ngày 21/01/2004
  6. Augustan

    Augustan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    3.037
    Đã được thích:
    0
    Nghe lại Mùa Hạ Còn Đâu
    Đường phố trong anh mùa đông
    Hãy để mùa hạ yên nghỉ
    Chưa bao giờ tôi nghe Thu Phương hát như thế. Chậm lạ lùng. Rã rời. Bất thiết. Tiếng hát như không cất lên nổi dưới sức nặng của nỗi buồn. Cũng hình như chưa bao giờ tôi được nghe cái hồn của một bài nhạc lại có thể như đã nằm gọn đủ đầy trong làn hơi một tiếng hát như thế -- không cần lời gì cô đã hát; không cần ý gì thi và/hoặc nhạc sĩ đã gửi gấm trong ca từ. Mặc dù nghe đi nghe lại không biết bao nhiêu lần nhưng lần nào tôi cũng lo đứng tim, cứ như sợ tiếng hát ấy sẽ gục xuống đâu đó giữa chừng, ngưng quỵ, không... lết nổi đến hết bài. Cũng có những lần tôi lại nghe như có một nỗi gì quá đáng: thẫn thờ quá, buồn thảm quá, rã rượi quá; hình như có một điều gì hơi dư một chút chăng... Nhưng rồi tôi cũng hiểu làm sao mà dư nổi, nỗi buồn -- niềm hân hoan hạnh phúc thì có điểm tới cùng chứ nỗi buồn thì tôi sợ là không đâu. Vả chăng, làm gì cũng vậy: Phàm đã buồn thì phải buồn cho ra hồn, cho đến nơi đến chốn.
    Bài hát nầy nguyên được hát bởi Thanh Long ở Album 3 của Phú Quang. Nghe qua; nghe, và qua. Đúng là nhạc PQ; một... trong những ca khúc của Người. Nhưng không bị sững lại. Không để lại vết hằn. Cho đến khi đi lạc (do... chỉ đường của Quản trị box!) vào trang Văn hoá và nghệ thuật của Hà Nội (vào thẳng trang có bài hát nầy để nghe: Click! ), và lần nầy được nghe Thu Phương hát. Bỗng hoàn toàn là một bài hát khác. Hoà âm khác. Phối khí khác (và tiếng flute!). Rồi tiếng hát! Có thể nào hai tiếng hát, hai cách hát, đã từng có thể tạo nổi một khác biệt nơi cùng một bài hát đến như thế chưa nhỉ? Chỉ nói là khác thôi; thích, thì còn tùy mỗi người nghe. Và Thanh Long thì hãy nghe ông hát "Thế Rồi" của PQ để thấy ông hát hay đến chừng nào, chưa từng ông, và chưa từng ai: Click! . (Tôi hơi lấy làm lạ về bài Thế Rồi nầy: Dòng nhạc Phú Quang hiếm khi chịu nhường cái sang cả quý phái của nó để đổi lấy cái ?omùi mẫn? như ở đấy. Nhưng nghe cũng... ?ovui?, như đổi món.) Nhưng nghe Thanh Long hát Mùa Hạ Còn Đâu thì chắc chắn tôi sẽ chưa thèm chết đâu -- chẳng chút nào! Để dành cho phải đến khi nghe Thu Phương...
    (ở cuối bài)
    Đường phố trong anh mùa đông
    Hãy để mùa hạ
    .................................yên
    ..........................................nghỉ...
    Kinh khủng quá! Tôi ngờ rằng ở đây có một toa rập trắng trợn, một đồng loã ghê rợn giữa thi sĩ, nhạc sĩ, và ca sĩ. Không chắc được ai là chính phạm, ai tòng phạm đâu. Hãy để mùa hạ. Ngưng. Một ngắt thôi. Một sát na chơi vơi hụt hẫng -- chuẩn bị cho một tụt rơi tự do. Rồi... yên ... nghỉ... Tự dưng... ở đâu, ở đâu nhỉ, một đỉnh đồi cao dốc thoải, những hàng cây sao già cao vút, thanh thản... Trời trưa ngan ngát thẳm. Chân trời xa không ngấn nắng. Nghĩa trang thênh thang, yên ắng. Chỉ có tiếng của gió, thả xuống từ những tàng sao trên cao. Nhẹ êm như lời gió. Mênh mang mênh mông... Lạ! Không thấy mình trong đó, mênhmôngmênhmang, ô hay, ta gió! Yên... Nghỉ... Chùng xuống, giãn ra, toả lan, và tan không...
    Rồi tiếng flute. Hơn một phút rưỡi, sau tiếng ngân cuối cùng của người ca sĩ! Rất hiếm khi, hay không nhớ, hoặc có không, đã từng nghe khúc khép kết của một bài nhạc dài như thế (khúc dạo đầu lại chỉ đúng nửa phút). Tiếng flute. Như không muốn ngưng. Không muốn dứt. Không muốn kết. Cứ loang lan hoài vào vô cùng. Một phút rưỡi! Như ba dấu chấm mở vào thiên thu... Vậy mà tôi vẫn nơm nớp lo, cứ sợ nó sẽ dứt, mỗi lần nghe lại -- dầu cuối cùng thì nó vẫn phải dứt! Đành phải, lần đầu tiên, tôi để một bài hát tự lập lại trong nhiều giờ.
    Và tôi không phải nghe nữa. Cứ để nó tự loang vào mình, trải mình ra, và trôi mình đi... Không còn lời nhạc, ý, từ, gì nữa. Chỉ còn tiếng flute... Và một nỗi yên nghỉ mời gọi ôi thiết tha. Nhưng không thúc bách -- cứ nhẩn nha mà da diết như nhịp hát của Thu Phương...
    Bao giờ cũng vậy, với tôi, tiếng flute luôn mở rộng không gian ra, đẩy tôi ra ngoài trời, vào thênh thang những lời ru của gió. (Tiếng flute, có phải, chính là âm thanh của gió). Khác với, cũng với tôi, tiếng dương cầm lại đưa tôi vào một không gian gói lại, hay một căn phòng đóng kín. Loại âm thanh gõ chạm nầy như cần bốn vì tường để ngân vang; như đòi một không gian thật yên thật sạch và thật thanh trong để thánh thót -- thứ âm thanh quý phái của nhạc thính phòng, cái nhịp tim của những buổi hoà tấu nhạc, của thứ nhạc dù nghe một mình cũng không được phép mặc quần cộc; và một tiếng hắt hơi, nếu là ở chốn đông người, cũng sẽ làm nức lòng biết bao đao phủ thủ. Bỗng nhớ tới một ngoại lệ: Người đàn bà ngồi đánh đàn piano ngay trên bãi biển sóng reo trong phim ?oThe Piano?, cái hình ảnh đã xem sẽ không bao giờ quên. Bài nhạc đệm cho phim ấy, ?oThe Heart Asks Pleasure First? của Michael Nyman, nghe vài lần cũng dễ bị vướng trong đầu...
    Trở lại với Mùa Hạ Còn Đâu. Thực ra, trong ?ovụ? nầy, tôi nghĩ có lẽ nhà thi sĩ Hoàng Hưng là nhẹ tội nhất. Bài thơ của ông khá thơ, và nhẹ nhàng. Nhẹ nhàng một chút trách móc, một chút kể lể, một chút than thở, và hơn một chút cũng đành. Thực ra thì đâu đã đến nỗi nào. Chỉ có cái nhà ông nhạc sĩ là nhất định làm cho lớn chuyện ra! Rồi thêm chị ca sĩ, không biết từ đâu đến, lại theo hùa và đẩy thêm tới chỗ cực đoan, quá khích...
    Không, không, tôi không bảo (đổ cho) ông Phú Quang là đã bi thảm hoá ý thơ người ta bằng nét nhạc áo não đâu. Nhạc của ông chưa bao giờ ảo não; những nỗi buồn trong nhạc Phú Quang bao giờ cũng là những nỗi buồn thơm. Đến thèm. Đến thà! Không bi thảm thê lương như ?oSombre Dimanche? (Phạm Duy chuyển lời thành ?oChủ Nhật Buồn?) đã từng đẩy biết bao nhiêu cô cậu Parisiens xuống dòng sông Seine để tự trầm một thuở đâu. Buồn kiểu ấy thì không tinh vi chút nào cả. ?oThiếu phức tạp!? Chết đùng đùng như thế rõ ồn ào. Lại kém thi vị.
    Phú Quang, kiểu khác cơ!
    ...yên
    ...........nghỉ...
    Nghe đi các bạn, lúc nào thất tình, chán đời. Và chỉ muốn... yên... nghỉ...
    Tôi thì tạm thời cứ vẫn nấn ná trong tình trạng chờ đợi -- như tự bao giờ. Nhưng đến giây phút cuối đời, nếu có được và còn kịp chọn lựa, tôi sẽ xin nghe hai cái chữ êm ái như hơi giọng Thu Phương ấy, nhẹ thoảng và thênh thang như tiếng flute vi vu quyến quất kia, yên lành và an nghỉ thanh thản ở cuối âm ngân của một giòng nhạc Phú Quang. Hồn hẳn phải được tan thành gió...
    ... Ra đi tràn đầy biết ơn... ("Romance 1", PQ)
    Ấy là nếu chờ được. Chỉ sợ là mình không chờ nổi. Không chịu nổi. Một lần nghe lại nào đó Mùa Hạ Còn Đâu...
    2/04.
    (Bài viết của xua - NDOL)
    Hãy tha thứ cho người không có lỗi!
  7. Augustan

    Augustan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    3.037
    Đã được thích:
    0
    Nghe lại Mùa Hạ Còn Đâu
    Đường phố trong anh mùa đông
    Hãy để mùa hạ yên nghỉ
    Chưa bao giờ tôi nghe Thu Phương hát như thế. Chậm lạ lùng. Rã rời. Bất thiết. Tiếng hát như không cất lên nổi dưới sức nặng của nỗi buồn. Cũng hình như chưa bao giờ tôi được nghe cái hồn của một bài nhạc lại có thể như đã nằm gọn đủ đầy trong làn hơi một tiếng hát như thế -- không cần lời gì cô đã hát; không cần ý gì thi và/hoặc nhạc sĩ đã gửi gấm trong ca từ. Mặc dù nghe đi nghe lại không biết bao nhiêu lần nhưng lần nào tôi cũng lo đứng tim, cứ như sợ tiếng hát ấy sẽ gục xuống đâu đó giữa chừng, ngưng quỵ, không... lết nổi đến hết bài. Cũng có những lần tôi lại nghe như có một nỗi gì quá đáng: thẫn thờ quá, buồn thảm quá, rã rượi quá; hình như có một điều gì hơi dư một chút chăng... Nhưng rồi tôi cũng hiểu làm sao mà dư nổi, nỗi buồn -- niềm hân hoan hạnh phúc thì có điểm tới cùng chứ nỗi buồn thì tôi sợ là không đâu. Vả chăng, làm gì cũng vậy: Phàm đã buồn thì phải buồn cho ra hồn, cho đến nơi đến chốn.
    Bài hát nầy nguyên được hát bởi Thanh Long ở Album 3 của Phú Quang. Nghe qua; nghe, và qua. Đúng là nhạc PQ; một... trong những ca khúc của Người. Nhưng không bị sững lại. Không để lại vết hằn. Cho đến khi đi lạc (do... chỉ đường của Quản trị box!) vào trang Văn hoá và nghệ thuật của Hà Nội (vào thẳng trang có bài hát nầy để nghe: Click! ), và lần nầy được nghe Thu Phương hát. Bỗng hoàn toàn là một bài hát khác. Hoà âm khác. Phối khí khác (và tiếng flute!). Rồi tiếng hát! Có thể nào hai tiếng hát, hai cách hát, đã từng có thể tạo nổi một khác biệt nơi cùng một bài hát đến như thế chưa nhỉ? Chỉ nói là khác thôi; thích, thì còn tùy mỗi người nghe. Và Thanh Long thì hãy nghe ông hát "Thế Rồi" của PQ để thấy ông hát hay đến chừng nào, chưa từng ông, và chưa từng ai: Click! . (Tôi hơi lấy làm lạ về bài Thế Rồi nầy: Dòng nhạc Phú Quang hiếm khi chịu nhường cái sang cả quý phái của nó để đổi lấy cái ?omùi mẫn? như ở đấy. Nhưng nghe cũng... ?ovui?, như đổi món.) Nhưng nghe Thanh Long hát Mùa Hạ Còn Đâu thì chắc chắn tôi sẽ chưa thèm chết đâu -- chẳng chút nào! Để dành cho phải đến khi nghe Thu Phương...
    (ở cuối bài)
    Đường phố trong anh mùa đông
    Hãy để mùa hạ
    .................................yên
    ..........................................nghỉ...
    Kinh khủng quá! Tôi ngờ rằng ở đây có một toa rập trắng trợn, một đồng loã ghê rợn giữa thi sĩ, nhạc sĩ, và ca sĩ. Không chắc được ai là chính phạm, ai tòng phạm đâu. Hãy để mùa hạ. Ngưng. Một ngắt thôi. Một sát na chơi vơi hụt hẫng -- chuẩn bị cho một tụt rơi tự do. Rồi... yên ... nghỉ... Tự dưng... ở đâu, ở đâu nhỉ, một đỉnh đồi cao dốc thoải, những hàng cây sao già cao vút, thanh thản... Trời trưa ngan ngát thẳm. Chân trời xa không ngấn nắng. Nghĩa trang thênh thang, yên ắng. Chỉ có tiếng của gió, thả xuống từ những tàng sao trên cao. Nhẹ êm như lời gió. Mênh mang mênh mông... Lạ! Không thấy mình trong đó, mênhmôngmênhmang, ô hay, ta gió! Yên... Nghỉ... Chùng xuống, giãn ra, toả lan, và tan không...
    Rồi tiếng flute. Hơn một phút rưỡi, sau tiếng ngân cuối cùng của người ca sĩ! Rất hiếm khi, hay không nhớ, hoặc có không, đã từng nghe khúc khép kết của một bài nhạc dài như thế (khúc dạo đầu lại chỉ đúng nửa phút). Tiếng flute. Như không muốn ngưng. Không muốn dứt. Không muốn kết. Cứ loang lan hoài vào vô cùng. Một phút rưỡi! Như ba dấu chấm mở vào thiên thu... Vậy mà tôi vẫn nơm nớp lo, cứ sợ nó sẽ dứt, mỗi lần nghe lại -- dầu cuối cùng thì nó vẫn phải dứt! Đành phải, lần đầu tiên, tôi để một bài hát tự lập lại trong nhiều giờ.
    Và tôi không phải nghe nữa. Cứ để nó tự loang vào mình, trải mình ra, và trôi mình đi... Không còn lời nhạc, ý, từ, gì nữa. Chỉ còn tiếng flute... Và một nỗi yên nghỉ mời gọi ôi thiết tha. Nhưng không thúc bách -- cứ nhẩn nha mà da diết như nhịp hát của Thu Phương...
    Bao giờ cũng vậy, với tôi, tiếng flute luôn mở rộng không gian ra, đẩy tôi ra ngoài trời, vào thênh thang những lời ru của gió. (Tiếng flute, có phải, chính là âm thanh của gió). Khác với, cũng với tôi, tiếng dương cầm lại đưa tôi vào một không gian gói lại, hay một căn phòng đóng kín. Loại âm thanh gõ chạm nầy như cần bốn vì tường để ngân vang; như đòi một không gian thật yên thật sạch và thật thanh trong để thánh thót -- thứ âm thanh quý phái của nhạc thính phòng, cái nhịp tim của những buổi hoà tấu nhạc, của thứ nhạc dù nghe một mình cũng không được phép mặc quần cộc; và một tiếng hắt hơi, nếu là ở chốn đông người, cũng sẽ làm nức lòng biết bao đao phủ thủ. Bỗng nhớ tới một ngoại lệ: Người đàn bà ngồi đánh đàn piano ngay trên bãi biển sóng reo trong phim ?oThe Piano?, cái hình ảnh đã xem sẽ không bao giờ quên. Bài nhạc đệm cho phim ấy, ?oThe Heart Asks Pleasure First? của Michael Nyman, nghe vài lần cũng dễ bị vướng trong đầu...
    Trở lại với Mùa Hạ Còn Đâu. Thực ra, trong ?ovụ? nầy, tôi nghĩ có lẽ nhà thi sĩ Hoàng Hưng là nhẹ tội nhất. Bài thơ của ông khá thơ, và nhẹ nhàng. Nhẹ nhàng một chút trách móc, một chút kể lể, một chút than thở, và hơn một chút cũng đành. Thực ra thì đâu đã đến nỗi nào. Chỉ có cái nhà ông nhạc sĩ là nhất định làm cho lớn chuyện ra! Rồi thêm chị ca sĩ, không biết từ đâu đến, lại theo hùa và đẩy thêm tới chỗ cực đoan, quá khích...
    Không, không, tôi không bảo (đổ cho) ông Phú Quang là đã bi thảm hoá ý thơ người ta bằng nét nhạc áo não đâu. Nhạc của ông chưa bao giờ ảo não; những nỗi buồn trong nhạc Phú Quang bao giờ cũng là những nỗi buồn thơm. Đến thèm. Đến thà! Không bi thảm thê lương như ?oSombre Dimanche? (Phạm Duy chuyển lời thành ?oChủ Nhật Buồn?) đã từng đẩy biết bao nhiêu cô cậu Parisiens xuống dòng sông Seine để tự trầm một thuở đâu. Buồn kiểu ấy thì không tinh vi chút nào cả. ?oThiếu phức tạp!? Chết đùng đùng như thế rõ ồn ào. Lại kém thi vị.
    Phú Quang, kiểu khác cơ!
    ...yên
    ...........nghỉ...
    Nghe đi các bạn, lúc nào thất tình, chán đời. Và chỉ muốn... yên... nghỉ...
    Tôi thì tạm thời cứ vẫn nấn ná trong tình trạng chờ đợi -- như tự bao giờ. Nhưng đến giây phút cuối đời, nếu có được và còn kịp chọn lựa, tôi sẽ xin nghe hai cái chữ êm ái như hơi giọng Thu Phương ấy, nhẹ thoảng và thênh thang như tiếng flute vi vu quyến quất kia, yên lành và an nghỉ thanh thản ở cuối âm ngân của một giòng nhạc Phú Quang. Hồn hẳn phải được tan thành gió...
    ... Ra đi tràn đầy biết ơn... ("Romance 1", PQ)
    Ấy là nếu chờ được. Chỉ sợ là mình không chờ nổi. Không chịu nổi. Một lần nghe lại nào đó Mùa Hạ Còn Đâu...
    2/04.
    (Bài viết của xua - NDOL)
    Hãy tha thứ cho người không có lỗi!
  8. linhrock

    linhrock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2002
    Bài viết:
    1.278
    Đã được thích:
    0
    Cô đơn đến hoảng sợ ,đó là cảm giác khi nghe ca khúc Buổi sáng của Phú Quang . "Một mình ngậm sợi tóc . Thôi !cũng đỡ nhớ niềm vui " . Câu kết của bài hát là như vậy . Lạnh toát cả người khi tôi nghe bản nhạc buồn này vào một đêm khuya vắng .
    Mở đầu bằng những âm trầm và rồi là tiếng cao vút đến thê lương của tiếng Vilon ( tôi cũng không chắc nữa ) ,tiếp đến và những nốt nhạc rơi như giọt buồn . Giọng Ngọc Anh vang lên tha thiết và rất truyền cảm " Nhiều khi thức dậy lẻ loi ,cố hình dung một nự cười..." Ngay câu đầu tiên ,tôi đã cảm thấy sợ hãi vô cùng với câu " ...cố hình dung một nụ cười " Buồn và cô đơn đến thế ư ? Ta đã chẳng có thể cười chẳng thể vui mà chỉ hình dung lại cố tìm lại một cái thoảng qua của niềm vui của hạnh phúc . Dù có cố tìm trong ký ức ,trong hoài niệm nhưng vẫn chỉ là những hình ảnh nhạt nhòa chẳng thể thấy rõ nữa " ... Không thấy mặt trời mưa vẫn rơi ..." . Mệt nhoài về tinh thần ,ôm lấy nỗi cô đơn thì làm sao có thể tìm lại một nụ cười nhỉ ? Chỉ đành A.Q với suỹ nghĩ " ...Thôi ! Cũng đỡ nhớ niềm vui ",chỉ đỡ nhớ thôi làm sao mà tìm lại được niềm vui đây ?????
    Buổi sáng
    Lời : Phan Huyền Thư
    Nhạc : Phú Quang

    Nhiều khi thức dậy lẻ loi
    Cố hình dung một nụ cười
    Nhiều khi thẫn thờ nhặt sợi tóc
    Ngắt lại kỷ niệm một nhánh đen
    Giường chiếu thênh thang
    Tiếng chim gì chẳng rõ
    Thưa thớt trong mưa câu hát nào?
    Không thấy mặt trời
    Mưa vẫn rơi
    Một mình nhặt sợi tóc
    Thôi ! cũng đỡ nhớ niềm vui

    Được linhrock sửa chữa / chuyển vào 04:58 ngày 14/02/2004
  9. linhrock

    linhrock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2002
    Bài viết:
    1.278
    Đã được thích:
    0
    Cô đơn đến hoảng sợ ,đó là cảm giác khi nghe ca khúc Buổi sáng của Phú Quang . "Một mình ngậm sợi tóc . Thôi !cũng đỡ nhớ niềm vui " . Câu kết của bài hát là như vậy . Lạnh toát cả người khi tôi nghe bản nhạc buồn này vào một đêm khuya vắng .
    Mở đầu bằng những âm trầm và rồi là tiếng cao vút đến thê lương của tiếng Vilon ( tôi cũng không chắc nữa ) ,tiếp đến và những nốt nhạc rơi như giọt buồn . Giọng Ngọc Anh vang lên tha thiết và rất truyền cảm " Nhiều khi thức dậy lẻ loi ,cố hình dung một nự cười..." Ngay câu đầu tiên ,tôi đã cảm thấy sợ hãi vô cùng với câu " ...cố hình dung một nụ cười " Buồn và cô đơn đến thế ư ? Ta đã chẳng có thể cười chẳng thể vui mà chỉ hình dung lại cố tìm lại một cái thoảng qua của niềm vui của hạnh phúc . Dù có cố tìm trong ký ức ,trong hoài niệm nhưng vẫn chỉ là những hình ảnh nhạt nhòa chẳng thể thấy rõ nữa " ... Không thấy mặt trời mưa vẫn rơi ..." . Mệt nhoài về tinh thần ,ôm lấy nỗi cô đơn thì làm sao có thể tìm lại một nụ cười nhỉ ? Chỉ đành A.Q với suỹ nghĩ " ...Thôi ! Cũng đỡ nhớ niềm vui ",chỉ đỡ nhớ thôi làm sao mà tìm lại được niềm vui đây ?????
    Buổi sáng
    Lời : Phan Huyền Thư
    Nhạc : Phú Quang

    Nhiều khi thức dậy lẻ loi
    Cố hình dung một nụ cười
    Nhiều khi thẫn thờ nhặt sợi tóc
    Ngắt lại kỷ niệm một nhánh đen
    Giường chiếu thênh thang
    Tiếng chim gì chẳng rõ
    Thưa thớt trong mưa câu hát nào?
    Không thấy mặt trời
    Mưa vẫn rơi
    Một mình nhặt sợi tóc
    Thôi ! cũng đỡ nhớ niềm vui

    Được linhrock sửa chữa / chuyển vào 04:58 ngày 14/02/2004
  10. eyes-on-me

    eyes-on-me Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/04/2002
    Bài viết:
    321
    Đã được thích:
    0
    Không phải hình như, mà là thực sự có điểm chung, vì nó cùng xuất phát từ bài thơ của Vi Thuỳ Linh.
    Rõ ràng khi nghe Mỹ Lệ hát "Dòng sông không trở lại" của Bảo Phúc, người ta thấy được niềm khao khát mãnh liệt của một thời tuổi trẻ. Quang Lý hát "Dòng sông không trở lại" của Phú Quang, cũng là nỗi niềm day dứt ấy, nhưng sâu hơn, trầm hơn.
    Cả hai bài đều hay.

Chia sẻ trang này