1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm nhận Phú Quang

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Augustan, 16/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. eyes-on-me

    eyes-on-me Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/04/2002
    Bài viết:
    321
    Đã được thích:
    0
    Không phải hình như, mà là thực sự có điểm chung, vì nó cùng xuất phát từ bài thơ của Vi Thuỳ Linh.
    Rõ ràng khi nghe Mỹ Lệ hát "Dòng sông không trở lại" của Bảo Phúc, người ta thấy được niềm khao khát mãnh liệt của một thời tuổi trẻ. Quang Lý hát "Dòng sông không trở lại" của Phú Quang, cũng là nỗi niềm day dứt ấy, nhưng sâu hơn, trầm hơn.
    Cả hai bài đều hay.
  2. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Thấy các bác say Phú Quang quá. Tôi thì công nhận ông là nhạc sĩ có tài nhưng mà để gọi nó là "Nhạc Phú" thì không thiểu sao không thể nuốt nổi được thưa các nhà "Phú học".
    "Phải chăng chính điều đó tạo nên cái hồn của nhạc Phú Quang, tạo nên một phong cách Phú Quang không bị pha trộn, không bị hoà lẫn với bất kỳ dòng nhạc nào hiện nay và có lẽ cả sau này nữa."
    Choáng quá!!! Loại nhạc Phú này kinh khủng quá. Có điều nghe nhạc Phú Quang thì thấy nó ảnh hưởng rất nhiều của nhạc Nga. Ôi, "nhạc Phú"
    "Thường thì chúng ta nghe nhạc không mấy khi để ý đến ý nghĩa của lời ca, chỉ thấy giai điệu hay hay, êm tai là thích thôi. Chỉ nghe mà không cảm nhận. Như thế thì mất đi một nửa ý nghĩa, một nửa cái hay của bài hát rồi, vì một bài hát được kết hợp giữa lời và nhạc mà. Ở nhạc Phú Quang thì hai cái này thuộc dạng ngoại hạng"
    Chắc tại bác mê Phú Quang quá nên "tẩu hoả nhập ma". Bác nhận định "Thường thì chúng ta nghe nhạc không mấy khi để ý đến ý nghĩa của lời ca, chỉ thấy giai điệu hay hay, êm tai là thích thôi" thì quá vội vã. Bác qua thử Box nhạc Trịnh mà xem!!! Hơn nữa: "vì một bài hát được kết hợp giữa lời và nhạc mà. Ở nhạc Phú Quang thì hai cái này thuộc dạng ngoại hạng" thì nghe chối quá vì Phú Quang chỉ có nhạc còn lời thì ông phần lớn phổ thơ.
    Tóm lại thì tôi không ghét Phú Quang đâu. Nhưng đừng nên xưng tụng ông những cái mà ông còn lâu mới vươn tới được.
  3. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Thấy các bác say Phú Quang quá. Tôi thì công nhận ông là nhạc sĩ có tài nhưng mà để gọi nó là "Nhạc Phú" thì không thiểu sao không thể nuốt nổi được thưa các nhà "Phú học".
    "Phải chăng chính điều đó tạo nên cái hồn của nhạc Phú Quang, tạo nên một phong cách Phú Quang không bị pha trộn, không bị hoà lẫn với bất kỳ dòng nhạc nào hiện nay và có lẽ cả sau này nữa."
    Choáng quá!!! Loại nhạc Phú này kinh khủng quá. Có điều nghe nhạc Phú Quang thì thấy nó ảnh hưởng rất nhiều của nhạc Nga. Ôi, "nhạc Phú"
    "Thường thì chúng ta nghe nhạc không mấy khi để ý đến ý nghĩa của lời ca, chỉ thấy giai điệu hay hay, êm tai là thích thôi. Chỉ nghe mà không cảm nhận. Như thế thì mất đi một nửa ý nghĩa, một nửa cái hay của bài hát rồi, vì một bài hát được kết hợp giữa lời và nhạc mà. Ở nhạc Phú Quang thì hai cái này thuộc dạng ngoại hạng"
    Chắc tại bác mê Phú Quang quá nên "tẩu hoả nhập ma". Bác nhận định "Thường thì chúng ta nghe nhạc không mấy khi để ý đến ý nghĩa của lời ca, chỉ thấy giai điệu hay hay, êm tai là thích thôi" thì quá vội vã. Bác qua thử Box nhạc Trịnh mà xem!!! Hơn nữa: "vì một bài hát được kết hợp giữa lời và nhạc mà. Ở nhạc Phú Quang thì hai cái này thuộc dạng ngoại hạng" thì nghe chối quá vì Phú Quang chỉ có nhạc còn lời thì ông phần lớn phổ thơ.
    Tóm lại thì tôi không ghét Phú Quang đâu. Nhưng đừng nên xưng tụng ông những cái mà ông còn lâu mới vươn tới được.
  4. linhrock

    linhrock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2002
    Bài viết:
    1.278
    Đã được thích:
    0
    Đừng gọi là các nhà "Phú học" . Cài từ này mỉa mai nhau quá . Khi người ta quá yêu ,quá thích một cái jì thì người ta có quyền gọi cái mà người ta yêu quý bằng bất cứ một cái tên nào đó . Tôi chỉ thấy có đúng một người trong topic này nói là " nhạc Phú" còn tất cả đều gọi là " nhạc Phú Quang "
    Lại mỉa mai nhau rồi . Ảnh hưởng của nhạc Nga thì có làm sao ? Nga là nôi của rất nhiều nhạc sỹ tài năng ,văn hoá của Nga cũng rất đáng để học hỏi ,ảnh hưởng là chuyện bình thường thôi .
    Thôi cũng chẳng tranh cãi nữa . Cái này nó thuộc về phần sở thích của mỗi người . Có ý kiến thế này thế nọ ,nhưng nói cái giọng mỉa mai với nhau là không được rồi
                                   ...Gồng mãi đôi chân nghe mỏi quá rồi ...
  5. linhrock

    linhrock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2002
    Bài viết:
    1.278
    Đã được thích:
    0
    Đừng gọi là các nhà "Phú học" . Cài từ này mỉa mai nhau quá . Khi người ta quá yêu ,quá thích một cái jì thì người ta có quyền gọi cái mà người ta yêu quý bằng bất cứ một cái tên nào đó . Tôi chỉ thấy có đúng một người trong topic này nói là " nhạc Phú" còn tất cả đều gọi là " nhạc Phú Quang "
    Lại mỉa mai nhau rồi . Ảnh hưởng của nhạc Nga thì có làm sao ? Nga là nôi của rất nhiều nhạc sỹ tài năng ,văn hoá của Nga cũng rất đáng để học hỏi ,ảnh hưởng là chuyện bình thường thôi .
    Thôi cũng chẳng tranh cãi nữa . Cái này nó thuộc về phần sở thích của mỗi người . Có ý kiến thế này thế nọ ,nhưng nói cái giọng mỉa mai với nhau là không được rồi
                                   ...Gồng mãi đôi chân nghe mỏi quá rồi ...
  6. guillotine

    guillotine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    thằng này một lần nghe Catinat cà phê sáng của Phú Quang,nghe xong tự nhiên mê luôn,lúc nào trong miệng cũng lẩm bẩm " Từng giọt từng giọt đắng,anh uống cạn lạ quen"
    Lúc đấy còn chả biết Mr Phú Quang là Mr nào,hehe
    Về sau ngồi nghe Hồng Hạnh hát "Chiều buồn không em" mà rợn cả người,lao ngay ra bưu điện gọi về Sài Gòn chỉ để nghe tiếng trả lời của nó.Đó là lần đầu tiên sau hàng tháng trời cảm thấy nhớ nó,nhớ dã man....
    -----------------------------
    Thank you all from the pit of my burning, nauseous stomach for your letters and concern during the past years. I'm too much of an erratic, moody person and I don't have the passion anymore, and so remember,it's better to burn out than to fade away.
    Peace, love, empathy.-----------------------------
  7. guillotine

    guillotine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    thằng này một lần nghe Catinat cà phê sáng của Phú Quang,nghe xong tự nhiên mê luôn,lúc nào trong miệng cũng lẩm bẩm " Từng giọt từng giọt đắng,anh uống cạn lạ quen"
    Lúc đấy còn chả biết Mr Phú Quang là Mr nào,hehe
    Về sau ngồi nghe Hồng Hạnh hát "Chiều buồn không em" mà rợn cả người,lao ngay ra bưu điện gọi về Sài Gòn chỉ để nghe tiếng trả lời của nó.Đó là lần đầu tiên sau hàng tháng trời cảm thấy nhớ nó,nhớ dã man....
    -----------------------------
    Thank you all from the pit of my burning, nauseous stomach for your letters and concern during the past years. I'm too much of an erratic, moody person and I don't have the passion anymore, and so remember,it's better to burn out than to fade away.
    Peace, love, empathy.-----------------------------
  8. Augustan

    Augustan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    3.037
    Đã được thích:
    0
    Tôi không có ý định tranh luận với Voldo, nhưng vì bạn trích dẫn bài của tôi nên có vài điều tôi cũng cần nói với bạn, cho phải phép.
    Bạn nói nhạc Phú Quang chịu ảnh hưởng của Nhạc Nga hay gì gì thì tôi không rõ lắm. Không phải chúng ta vẫn phải cử người sang đó để học hỏi hay sao? Không chỉ riêng Nga đâu nhé, chúng ta vẫn chịu ảnh hưởng của quá nhiểu thứ, đúng không? Miễn là nó vẫn mang đặc trưng riêng, là sự sáng tạo bằng nhiệt huyết của trái tim và bộ óc, thì đã đáng để ca ngợi lắm rồi. Tôi có thể khẳng định là nó khác nhiều so với nhạc Nga Sô đấy.
    Tôi không có kiểu chụp mũ như bạn. Tôi không nói là tất cả các nhạc sĩ trước đây cũng như hiện nay không ai để tâm trau chuốt ngôn từ. Thế hệ nhạc sĩ tiền chiến là điển hình. Những nó không nằm trong cái gọi là niềm đam mê của tôi. Nhạc Trịnh thì quá hay, không ai phủ nhận. Nhưng nhạc Trịnh đề cập nhiều đến những điều cao siêu, chuyện của nhân tình thế thái, của nhân loại (ảnh hưởng của cái gì thì không bàn nhé); còn Phú Quang thì ông lại đi vào những nỗi đau trong tình yêu, rất gần gũi với con người, làm cho người nghe thấy dường như là có mình ở trong đó, dường như là Phú Quang viết bài này cho chính mình vậy. Vì thế tôi vẫn thích Phú Quang hơn..
    Đúng là các bài hát của Phú Quang phần lớn là phổ thơ. Và phần lớn những bài hay đều được phổ từ thơ. Vậy, khi bạn công nhận nhạc Phú Quang là hay thì có vài điều đáng để bàn:
    Một là, tại sao trong bao nhiêu nhạc sĩ viết nhạc cho thơ thì chỉ có Phú Quang là được yêu thích, thậm chí mến mộ, trên góc độ một dòng nhạc. Các nhạc sĩ khác thường chỉ dừng lại ở một hoặc vài tác phẩm nào đó được công nhận, còn Phú Quang vẫn duy trì được tính liên tục trong sự yêu thích của người yêu nhạc. Nếu bạn cho việc viết nhạc cho thơ là dễ dàng thì chắc bây giờ đã không chỉ có Phú Quang độc chiếm trong lĩnh vực này.
    Hai là, để viết được nhạc hay cho thơ ai bảo không cần một người biết cảm nhận sâu sắc về thơ thì tôi xin ngả mũ trước người đó. Trong nhiều bài hát, sự sửa đổi của Phú Quang còn làm cho thơ hay hơn, giàu ngữ nghĩa và hình ảnh hơn. Trong tiết tấu gò bó của âm nhạc, phổ nhạc cho thơ để hay và giữ được nghĩa là một việc không hề đơn giản. Khó hơn rất nhiều so với viết nhạc rồi điền lời như người ta vẫn làm hiện nay.
    Ba là, phải là người chịu khó liên tục tìm tòi và cảm nhận thì mới có những bài hát từ những bài thơ hay đến vậy cho chúng ta thưởng thức. Thử hỏi, từ trước đến nay, ngoài Phú Quang ra, đã có nhạc sĩ nào tự mình tổ chức được đêm nhạc cho chính mình đều đặn hàng năm như vậy chưa? Thậm chí tổ chức miễn phí cho sinh viên như ở Đại học Ngoại ngữ năm 2003 vừa qua?
    Tôi cho rằng mình không quá lời khi viết về ông như vậy. Ngẫm xem, đã có ai được như ông, một dòng nhạc riêng và giàu cảm xúc đến vậy! Nói một cách trìu mến như Chiaki, Phú Quang là ?ongười đàn ông hát thơ?. Có thể mỗi người một sở trường. Tôi yêu cái sở trường của Phú Quang. Còn điều mà bạn gọi là ?oxưng tụng? thì chúng ta tự hiểu với nhau, thế là đủ.
    Tóm lại, mỗi người có một sở thích, một niềm đam mê khác nhau. Tôi không bắt bạn nuốt cái khó trôi, nên bạn không phải cố làm gì.
    Hãy tha thứ cho người không có lỗi!
  9. Augustan

    Augustan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    3.037
    Đã được thích:
    0
    Tôi không có ý định tranh luận với Voldo, nhưng vì bạn trích dẫn bài của tôi nên có vài điều tôi cũng cần nói với bạn, cho phải phép.
    Bạn nói nhạc Phú Quang chịu ảnh hưởng của Nhạc Nga hay gì gì thì tôi không rõ lắm. Không phải chúng ta vẫn phải cử người sang đó để học hỏi hay sao? Không chỉ riêng Nga đâu nhé, chúng ta vẫn chịu ảnh hưởng của quá nhiểu thứ, đúng không? Miễn là nó vẫn mang đặc trưng riêng, là sự sáng tạo bằng nhiệt huyết của trái tim và bộ óc, thì đã đáng để ca ngợi lắm rồi. Tôi có thể khẳng định là nó khác nhiều so với nhạc Nga Sô đấy.
    Tôi không có kiểu chụp mũ như bạn. Tôi không nói là tất cả các nhạc sĩ trước đây cũng như hiện nay không ai để tâm trau chuốt ngôn từ. Thế hệ nhạc sĩ tiền chiến là điển hình. Những nó không nằm trong cái gọi là niềm đam mê của tôi. Nhạc Trịnh thì quá hay, không ai phủ nhận. Nhưng nhạc Trịnh đề cập nhiều đến những điều cao siêu, chuyện của nhân tình thế thái, của nhân loại (ảnh hưởng của cái gì thì không bàn nhé); còn Phú Quang thì ông lại đi vào những nỗi đau trong tình yêu, rất gần gũi với con người, làm cho người nghe thấy dường như là có mình ở trong đó, dường như là Phú Quang viết bài này cho chính mình vậy. Vì thế tôi vẫn thích Phú Quang hơn..
    Đúng là các bài hát của Phú Quang phần lớn là phổ thơ. Và phần lớn những bài hay đều được phổ từ thơ. Vậy, khi bạn công nhận nhạc Phú Quang là hay thì có vài điều đáng để bàn:
    Một là, tại sao trong bao nhiêu nhạc sĩ viết nhạc cho thơ thì chỉ có Phú Quang là được yêu thích, thậm chí mến mộ, trên góc độ một dòng nhạc. Các nhạc sĩ khác thường chỉ dừng lại ở một hoặc vài tác phẩm nào đó được công nhận, còn Phú Quang vẫn duy trì được tính liên tục trong sự yêu thích của người yêu nhạc. Nếu bạn cho việc viết nhạc cho thơ là dễ dàng thì chắc bây giờ đã không chỉ có Phú Quang độc chiếm trong lĩnh vực này.
    Hai là, để viết được nhạc hay cho thơ ai bảo không cần một người biết cảm nhận sâu sắc về thơ thì tôi xin ngả mũ trước người đó. Trong nhiều bài hát, sự sửa đổi của Phú Quang còn làm cho thơ hay hơn, giàu ngữ nghĩa và hình ảnh hơn. Trong tiết tấu gò bó của âm nhạc, phổ nhạc cho thơ để hay và giữ được nghĩa là một việc không hề đơn giản. Khó hơn rất nhiều so với viết nhạc rồi điền lời như người ta vẫn làm hiện nay.
    Ba là, phải là người chịu khó liên tục tìm tòi và cảm nhận thì mới có những bài hát từ những bài thơ hay đến vậy cho chúng ta thưởng thức. Thử hỏi, từ trước đến nay, ngoài Phú Quang ra, đã có nhạc sĩ nào tự mình tổ chức được đêm nhạc cho chính mình đều đặn hàng năm như vậy chưa? Thậm chí tổ chức miễn phí cho sinh viên như ở Đại học Ngoại ngữ năm 2003 vừa qua?
    Tôi cho rằng mình không quá lời khi viết về ông như vậy. Ngẫm xem, đã có ai được như ông, một dòng nhạc riêng và giàu cảm xúc đến vậy! Nói một cách trìu mến như Chiaki, Phú Quang là ?ongười đàn ông hát thơ?. Có thể mỗi người một sở trường. Tôi yêu cái sở trường của Phú Quang. Còn điều mà bạn gọi là ?oxưng tụng? thì chúng ta tự hiểu với nhau, thế là đủ.
    Tóm lại, mỗi người có một sở thích, một niềm đam mê khác nhau. Tôi không bắt bạn nuốt cái khó trôi, nên bạn không phải cố làm gì.
    Hãy tha thứ cho người không có lỗi!
  10. Augustan

    Augustan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    3.037
    Đã được thích:
    0
    Có một bài viết rất hay của Xua bên Namdinhonline, tôi xin chuyển sang đây để các bạn cùng đọc
    Chuyện Không Bình Thường Số 8
    (đd)
    Tôi có biết một người siêng năng rất lạ. Yêu hoa thì tôi biết rất nhiều người yêu hoa (ai mà chẳng), nhưng siêng như anh ta thì khá là lạ. Tôi có cảm tưởng là suốt đời anh ta chắc hẳn phải bôn ba trên khắp các núi đồi, trèo đèo vượt thác, lội suối băng rừng để đi tìm những loài hoa rất lạ, những bông hoa rất quý. Và lần nào sau một chuyến trở về cũng vậy. Cũng lung linh một lẵng hoa không ngờ. Cũng rực rỡ một giỏ tặng phẩm của đất-trời-và-những-gì-ở-giữa. Có loài hoa tôi cũng có biết tên, đã từng thấy, nhưng riêng những đoá hoa mà anh hái được mang về ấy thì tôi chịu, không hiểu anh tìm ở đâu mà ra được. Lại cũng có những loài hoa (thường là) tôi chưa từng thấy bao giờ, chưa từng nghe đến tên, nhưng trông qua thì cũng đủ chảy cả hồn!
    Anh thật là có con mắt kinh khủng !
    Rồi cái lẵng hoa anh mang về ấy còn điều chi mà anh ta còn chưa hài lòng nữa. Ấy vậy mà anh ta vẫn, bằng con mắt kinh khủng của anh, nhìn ra được ở đây một chiếc cánh bất toàn, ở kia một chiếc lá lạc điệu...
    Anh quả thực là một người khó tính !
    Tôi lại cũng được biết có những người cắm hoa rất đẹp. (Và nghe đồn là còn có cả một nghệ thuật cắm hoa, và có người còn ra cả sách để dạy nữa. Lạ nhỉ. Tôi lại cứ tưởng có những thứ không học được ?" dù người ta cứ tin là dạy được. Tôi đã chờ mòn đời cho một trường đào tạo tâm hồn lãng mạn mà vẫn cứ còn chờ đây -- bằng con tim càng ngày càng chai ngắt của mình...). Nhưng phải chờ đến khi anh ta cắm hoa kìa. Gì chứ ?omôn? nầy thì tôi mù đặc (có môn nào chẳng?), chỉ biết (may mà cũng biết!) là sau khi anh ta cắm xong rồi thì tôi không dám tin vào đôi mắt của mình nữa...
    Anh thực là một người lắm tài !
    Nhưng nếu chỉ có thế thôi, mất bao nhiêu công sức và tốn bao nhiêu tài hoa, rồi thì hai, ba hôm sau hương nào cũng rồi tàn, hoa nào cũng rồi héo cả thì quả chỉ là Chuyện bình thường số 8. Và chắc hẳn là tôi đã không dám làm mất thì giờ của bạn.
    Nhưng tới đây thì tôi lại hơi kẹt. Thời buổi nầy mà còn đi tin những chuyện thần thoại, hay nói về những chuyện phù phép thì thật là khiếm nhã với người nghe ?" tôi cũng hiểu vậy. Nhưng làm sao tôi giải thích được bằng cách nào mà anh ta đã giữ được tất cả những bông hoa tuyệt trần ấy cứ tươi thắm mãi không tàn, ngát hương hoài không nhạt? Anh có những chiếc lọ chôn đứng được thời gian để cắm hoa vào trong đấy chăng? Hay anh có một công thức bí mật pha chế được một thứ dung dịch bất tử nào đó chứa trong những chiếc bình cắm hoa kia? Tôi thì vốn tánh không tò mò; vả chăng, một đời người quá ngắn để cái gì cũng cứ đòi phải được giải thích cho ra lẽ. Nhưng khi tôi được nhìn thấy lần đầu (và ngất lên xỉu xuống vài ba bận) trước một bình hoa mà anh đã bày cắm cách nay hơn hai thập niên, hoa vẫn cứ thắm tươi và hương vẫn cứ chết người, thì có cần ai phải thuyết phục gì cho tôi chăng?
    Anh đúng là... Phù Thuỷ !
    Vậy mà một hôm có một anh từ đâu đến, thò đầu vào, phang cho một câu, ?oTôi không phục anh. Anh chỉ chuyên đi thuổng hoa ở đâu về mà cắm thôi. Sao không giỏi tự làm lấy mà bày??. Rồi bỏ đi thẳng!
    ?oLàm lấy?? Làm hoa giấy ấy à? Trước đây người ta cũng có nhập về hoa giấy đủ màu sặc sỡ từ Trung Hoa, Thái Lan, Hàn quốc gì đấy phải không ạ, trông cũng muôn hồng nghìn tía lắm. Ấy vậy mà lại chóng... tàn -- đã tàn! Không dám xem thường trình độ của những người dù ngớ ngẩn, tôi nghĩ cái nhà anh ấy ý hỏi tại sao không tự trồng hoa lấy trong vườn nhà mà dùng ấy chứ gì? Có thể lắm chứ nhỉ, sao lại không? (Và anh cũng có trồng một ít đấy chứ). Nhưng tôi có muốn anh ta cứ bày đi cắm lại hoài một vài giống hoa dễ trồng nào đấy trong cùng một vuông vườn nhà, với cùng một chất đất, dù có đẹp đến đâu đi nữa nhưng rồi cũng sẽ khó mà thoát khỏi sự trùng lập hay đơn điệu? Vả chăng, tôi tin có những loài hoa hiếm quý đòi hỏi một khí hậu hay thổ nhưỡng độc đáo riêng biệt nào đấy; có loài chỉ mọc trên núi cao, hay chỉ dưới lũng thấp, trong rừng sâu, hay trên vách thác, v.v..., chưa kể có những loài hoa chỉ nở độc có một hay hai đóa gì đấy thôi, rồi chẳng bao giờ và chẳng ở đâu nữa. Và cuối cùng, tôi nghi ngờ chuyện có một đoá hoa nào của đất trời mà anh đã hay sẽ hái mang về lại đi buồn trách anh đã làm cho chúng bị bất tử...
    Dù sao đi nữa, và ai nói chi mặc lòng, tôi vẫn cứ thích anh ta chịu khó tiếp tục trèo đèo vượt thác dùm cho đời... (Và, thật khẽ, ...cho tôi nữa!).
    *​
    Lạ. Cứ mỗi lần nghĩ tới ?oanh ta? thì tôi không làm sao không nghĩ đến ông Phú Quang -- người nhạc sĩ chuyên trị thơ...
    Hãy tha thứ cho người không có lỗi!

Chia sẻ trang này