1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm Nhận Văn Học Quán (Quán đã đổi tên kính mong các Bác ghé lại quán)

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi aqcharles, 03/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Định bụng không bình gì nhưng cách viết của ntt09 làm nhiều người nghĩ là đi chệch hướng mất. Không nên lan man nó sang cái Bác hướng nhé. Bác có thể bình tác giả tác phẩm nhân vật hay bất cứ cái gì liên quan đến văn học nhưng xin Bác chừa cho cái xu hướng ghép , so sánh và lôi về chánh trị. Okie? Bác lan man nhiều quá không có cốt đâu !!Hoan nghênh Bác post bài vào CC cũng như TTVN !!
  2. Voodoo_XP

    Voodoo_XP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Bài của ntt09 rất có nội hàm, hoa mỹ mà làm gì, bác có vẻ am tường những vấn đề thực chất của VH hiện đại Trung Quốc đấy. Với hệ thống giá trị hiện nay Quách Mạt Nhược không bao giờ được đánh giá như một học giả có nhân cách văn hoá, tiếc rằng bác chưa nhắc đến Thẩm Tòng Văn, con ngựa vằn không thể thuần phục, người nhà quê đích thực, sống trong rừng đỏ mà hồn văn không dễ nhiễm đỏ...
  3. Coquette

    Coquette Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Hị hị vâng nhà em xin lỗi các bác đem một đống chữ Tàu bỏ vào giữa chiếu.
    Nhà em đọc truyện này của Uất Đạt Phu cảm xúc lẫn lộn, muốn chia sẻ với các bác, cơ mà chịu không tìm được bản dịch tiếng Việt, cũng chả có tiếng Anh, muốn dịch sang tiếng Việt nhưng tạm thời chưa có điều kiện, đâm ra có bản lưu sẵn trong máy cứ thế bê lên vậy thôi, mong các bác thông cảm :'''')
    Bác nào có bản dịch tiếng Việt chia sẻ được với bà con thì quý hóa quá ạ.
    Được Coquette sửa chữa / chuyển vào 15:16 ngày 28/02/2005
  4. Coquette

    Coquette Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Thưa bác,
    Đọc những dòng bác viết em thiết nghĩ bác cũng là người có chữ, em không dám coi thường. Luận điểm (1) của bác đã được nhiều học giả chứng minh từ lâu, nên em không dám bác bỏ và cũng miễn bình gì luận thêm. Tuy nhiên em cũng xin ngỏ ý tán thành phát biểu của bác aqcharles rằng ta nên tránh đưa ra những so sánh mang màu sách chính trị, vừa mất vuivừa ít ăn nhập với chủ đề chính của cuộc thảo luận, phỏng ạ? Ngoài ra em cũng xin lưu ý bác là các ý a, b, c mà bác nêu ra không mấy liên quan đến luận điểm (2), hoặc không có quan hệ nhân quả - chặt chẽ, bác ạ.
    Quay lại chủ đề, em xin đưa ra một câu hỏi nhỏ thế này: Chả là đọc các tác phẩm trước 1949, em nhận thấy một nỗi cô đơn lớn bao trùm hầu hết các nhân vật - từ Khổng Ất Kỷ, AQ, chị người làm trong "Chúc Phúc" cho đến nhân vật "tôi" trong "Cố Hương" của Lỗ Tấn, từ cậu lưu học sinh trong "Trầm luân" của Uất Đạt Phu, nàng tiểu thư trong "Cầu Vồng" của Mao Thuẫn cho đến anh phu xe của Lão Xá, vợ chồng trí thức trong "Đêm lạnh" của Ba Kim... Theo các cao nhân thì đâu là nguyên nhân dẫn đến tâm trạng cô đơn chung ấy? Nỗi cô đơn ấy có liên quan gì đến sự phát sinh chủ nghĩa cá nhân ở một số nhân vật? Và liệu "lửa hồng cách mạng" có phải là liều thuốc hiệu nghiệm cho những tâm hồn cô độc ấy?
    Vâng, đọc đến đây chắc hẳn các bác khó lòng kiềm chế việc liên hệ với văn học Việt Nam cùng giai đoạn. Tuy nhiên, em mong các bác tạm nhắm mắt làm ngơ trước các Tản Đà, Chế Lan Viên, Huy Cận... nhà ta mà chỉ tập trung vào các bác hàng xóm người Tàu thôi đã ạ.
    (À, mà hình như bộ gõ có vấn đề, làm em gõ toát mồ hôi mới được ngần này, chữ nghĩa ý tứ cũng ít nhiều trôi đi mất)
    Được Coquette sửa chữa / chuyển vào 16:45 ngày 28/02/2005
  5. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1

    Mình hoàn toàn đồng ý với C về các quan điểm trên của bạn vì Ntt đi nhiều nhưng không cô đọng được mình nói gì mà lại cứ đá sang những cái không cần thiết , hy vọng các bạn khác cũng giúp đỡ hợp tác.
    Về vấn đề nhân vật cô đơn chưa có lối thoát mà C đưa ra mình cũng có cách nhìn tương tự. Thực ra vấn đề cô đơn của nhân vật và ngọn lửa cách mạng (ngọn cờ đỏ) được đưa ra ở đây khá sát nhau, đơn giản bởi bối cảnh nền, bối cảnh ra đời của tác phẩm và chiều hướng lịch sử sau này đã chứng minh 2 vấn đề đó. Chúng nên được đặt cạnh nhau.
    Trước hết xin chưa nói đến ngọn cờ đỏ, ví dụ mà mình đưa ra là nhân vật của Ba Kim là Anh Em Giác Huệ. Chạy suốt chiều dài của ba tác phẩm Gia - Xuân - Thu, người thanh niên trí thức Ba Kim một mình giằng xé trong đấu tranh với tất cả giáo lễ phong kiến, xã hội bất công và đầy rẫy những hiểm nghịch. Một mình Anh lang thang cô đơn đến vô tận và con đường giải phóng sau cùng mà Anh đưa đơn giản chỉ là bỏ nhà ra đi và lên con tàu định mệnh qua Pháp. (Bởi lúc ấy Kách Mệnh chưa nổ ra). Tác phẩm đã kết thúc nhưng thiếu đi 1 hồn, một ngọn lửa ấm kách mệnh.
    Theo mình sự cô đơn, chưa có phương hướng rõ ràng của nhân vật trong các tác phẩm giai đoạn này thực sự nên xét đến yếu tố ngọn lửa hồng kách mệnh. Chính ngọn gió cờ đỏ sau này xuất hiện mới là cái nền so sánh để sự cô đơn kia, sự chưa có phương hướng kia nổi bật thêm. x
    Có thể mình diễn đạt cũng chưa nổi bật được ý mình nói, xin các bạn lượng thứ
  6. hoantoanmayman

    hoantoanmayman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    892
    Đã được thích:
    0

    Văn học thì tớ chỉ khoái đọc chứ cũng ít khi nghiền ngẫm, thấy topic đổi tên xong nhìn cũng ngô nghê cũng đáng yêu, nên cũng đú theo cả nhà phát:
    Vấn đề chính trị ở đây rất quan trọng, thời kỳ nào cũng vậy, nó ảnh hưởng toàn diện nên không thể nói là không liên quan đến Văn học, sau CM, cũng nhà văn ấy cũng tác gia ấy, họ đã sáng tác rất nhiều và những tác phẩm của họ đều đúng đường lối CM của Đảng. Một số nhà văn sau CM dần có thể đã không viết tiếp nữa hoặc họ viết không theo hướng như trên và không công khai tác phẩm của mình, điều đó khiến họ ở thời điểm hiện tại không được coi là nhà văn tiêu biểu, không xuyên suốt chặng đường phát triển, và đương nhiên chúng ta không thể mang tư tưởng sáng tác của họ ra để phân tích được, thậm chí một số người không được nhắc đến nữa khiến sau này càng ít người biết đến. Vì là CM thành công nên định hướng của nó được áp đặt cho tất cả các phương diện đặc biệt là văn học, xuất bản phải thông qua kiểm duyệt của Bộ Chính trị nên chuyện xuất bản những tác phẩm khác luồng là chuyện viễn tưởng, đương nhiên phân tích nó lại càng là chuyện không thể, do đó theo đúng logic, chúng ta chỉ có thể phân tích và cảm nhận theo một hướng đã được định hướng sẵn và sự cảm nhận của chúng ta là có sự can thiệp của chính trị. Vì vậy tớ nghĩ không nên cứ dương lá cờ không nói đến chính trị lên để phủ nhận lí lẽ của người khác mà chúng ta cần có cái nhìn nhận khách quan chính diện.
    Với văn học trước 1949 của TQ, các bạn hẳn còn nhớ về CM Tân Hợi, đó là đỉnh cao của cách mạng Tư sản dân chủ mà tớ nhớ không nhầm lúc đó tư tưởng Tam Dân của Tôn Trung Sơn là một tương tưởng tư sản cấp tiến, đọc chuyện của Lỗ Tấn có thể nhận ra được nét này, những phần tử trí thức đều mang tư tưởng cấp tiến nhằm cải cách khiến nước nhà trở nên hùng cường. Như vậy có thể nói họ bế tắc vì CM chưa thắng lợi, CM ở đây là CM Tư sản, trong AQ chính truyện đâu có nói đến cách mạng Vô sản như năm 1949. Cũng như ntt09 nói, qua các tác phẩm của Lỗ Tấn, cách viết của ông phản ánh thực sự hoàn cảnh sống và tư tưởng của con người, cách viết ấy tớ thấy giống như văn hiện thực phê phán trước năm 45 của VN lắm, và có lẽ nếu Lỗ Tấn sống được đến năm 1963 thì chắc rằng chúng ta bây giờ càng hận Giang Thanh hơn nữa.
    Cảm nhận theo cách đã được dậy khi còn ngồi ghế nhà trường thì không có gì lạ, thậm chí là nhàm, nhưng khi xã hội ngày càng tiến bộ và dân chủ thì chúng ta nên có cảm nhận của riêng mình, theo cách của mình. Nếu không có những cái riêng thì có lẽ đổi tên lại là Phân Tích Văn Học Quán thì hợp hơn, mô phỏng theo đồng chí AQ thôi chứ tên đặt kiểu này tớ vẫn thấy không xuôi, cứ cọc cạch thế nào ấy. Tất cả đều chỉ biết một con đường thì có bao nhiêu bông hoa bao nhiêu lá cỏ ở hai bên vệ đường cũng sẽ chẳng còn là con số không thể thống kê được. Linh tinh vài câu ngông cuồng, cả nhà đừng chấp!!!

    Được hoantoanmayman sửa chữa / chuyển vào 01:38 ngày 01/03/2005
  7. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1

    Dạ cảm nhận thì rộng hơn chứ Bác HTMM? đâu chỉ dừng là phân tích mà cả bình luận bình giảng chú giảng, phê bình . . .

Chia sẻ trang này