1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm nhận về Điện Biên hôm nay

Chủ đề trong 'Điện Biên' bởi tamhoncuada_spt, 16/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    Cảm nhận về Điện Biên hôm nay

    Tâm hồn của đá lập topic này để các bạn - những người con của mảnh đất ĐB hào hùng, những thành viên ( giống như ĐÁ ) không ở ĐB nhưng lại yêu mến ĐB.v...v...v.. viết ra cảm nhận của chính bản thân về Điện Biên nha

    Mặc dù ĐB không cách xa Thái Nguyên là mấy ( ĐÁ sống và học tập tại TN) nhưng ĐÁ chưa đc ghé thăm ĐB , hihi, đó là chuyện cách đây 3 tháng thui, Đá đc bố mẹ cho đi ĐB vào đúng ngày 7/5/2004 , ĐÁ thấy mình thật may mắn khi có mặt ở Điện Biên đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử.
    Các bạn có biết cảm giác của ĐÁ thế nào khi đặt chân đến ĐB không ạ ????????????? Đc đi thăm các di tích, ĐÁ chắc ai ai cũng fải xúc động và có cảm giác như các chiến sĩ năm xưa vẫn đâu đó quanh đây

    Tâm hồn của đá còn rất bất ngờ bởi Điện Biên Phủ hiện đại và tiện nghi hơn nhiều so với những gì mà ĐÁ hình dung trưóc đó. Thành phố Điện Biên - một thành phố trẻ mới bắt đầu mạch sống , bắt đầu thật mạnh mẽ- một thành phố với nhà cao tầng xen lẫn núi đồi, 1 thành phố được bao bọc bởi cánh đồng Mường Thanh bát ngát

    Nói thật, trước đây ( khi chỉ biết đến ĐB qua những trang sách, khi chưa đc ghé thăm ĐB) ĐÁ rất bất bình về quyết định của
    Quốc Hội khi tách Lai Châu ra thành 2 tỉnh ĐB và LC, ĐÁ nghĩ Điện Biên thì chỉ có chiến thắng hào hùng năm xưa mà thôi, có truyền thống lịch sử đó thôi, làm gì có cái gì mà fải tách ra làm gì nhỉ hì hì hì, nhưng khi đc đặt chân đến ĐB thì mới thấy quyét định của Quốc Hội khoá XI thật là sáng suốt . Việc tách Lai Châu thành tỉnh Lai Châu và Điện Biên là sự kiên quan trọng tạo ra thế và lực mới để 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu phát triển mạnh hơn theo kịp đà phát triển của các tỉnh và thành phố trong cả nước, giữ được truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng


    Nếu ai đã từng đc đến ĐB , chắc hẳn cũng có chung suy nghĩ giống Tâm hồn của đá. Điện Biên ngày nay đã có nhiều đổi thay , chắc chắn trong nay mai ĐB sẽ là điểm du lịch hấp dẫn cuốn hút du khách ( cả trong và ngoài nước ) đến tìm hiểu

    Vậy cảm nghĩ của bạn thế nào về Điện Biên của ngày hôm nay ??? Hãy viết để chia sẻ cảm nhận đó với mọi người nào
  2. Sunflowerboy

    Sunflowerboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2003
    Bài viết:
    1.794
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên ĐB hôm nay quá ổn,mỗi tỉnh đều có 1 thành phố vì thế ĐB hôm nay là thành phố lịch sử
  3. uocmo1985vn

    uocmo1985vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2004
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Tôi đươc đến ĐB từ lâu lắm rồi, chán lắm, nhưng nghe Tâm hồn đen tối nói thế cũng đủ biết là ĐB đã khác trước thế nào rồi , chắc là phải đổi mới lắm, hiện đại lắm nên tâm hồn mới chuyển hướng sang box ĐB, hehê, định tính ra trường rồi lên ĐB dạy học à
  4. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    ÔI ! Điện Biên bây giờ khác trước nhiều rồi, nếu có dịp thì ước mơ lên ĐB nhé

    Nơi "chảo lửa" năm xưa giờ đã mọc lên một thành phố uy nghi và dẫu chưa thật sầm uất nhưng cũng đủ làm một hòn ngọc toả sáng miền Tây Bắc Tổ quốc. Có thể nói, Điện Biên là một trong những tỉnh khó khăn nhất của cả nước. Nhưng tinh thần Điện Biên xưa luôn là điểm tựa vững chắc để thế hệ hôm nay tìm cách vượt qua.
    Với cơ cấu kinh tế nông ?" lâm - dịch vụ - công nghiệp mà Nghị quyết tỉnh Đảng bộ đề ra, tuổi trẻ Điện Biên đang thực sự là lực lượng xung kích trên mặt trận mới cũng không kém phần gay go quyết liệt - mặt trận chiến thắng đói nghèo và lạc hậu.
  5. willow_herb

    willow_herb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Không biết tượng đại chiến thắng ĐBP mới chuyển lên dặt ở chỗ nào vậy hả các bác, em không rõ lắm, nghe nói là đẹp và lớn lắm hả ?
  6. trunghus

    trunghus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2004
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Tượng đài Chiến Thắng là tượng đài bằng đồng lớn nhất Việt Nam hiện nay , tượng đài này được đặt trên đồi D1 , một trong những ngọn đồi cao nhất ở Điện Biên ... Đứng trên cây cầu bắc qua dòng sông Nậm Rốm , nhìn tưọng đài rất hùng vĩ và tráng lệ ..
    Để tôi đi tìm ảnh và sẽ đưa lên cho các bạn xem ..
  7. trunghus

    trunghus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2004
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Khánh thành Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ​
    Tượng đài Chiến Thắng Điện Biên Phủ đã được hoàn thành
    Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ được đặt trên đồi D1 ở vị trí trung tâm TP Điện Biên. Đây là bức tượng đài bằng đồng lớn nhất nước hiện nay với chiều cao 12,6m, nặng 220 tấn do nhà điêu khắc Nguyễn Hải thiết kế.

    Công trình nghệ thuật này được hoàn thành với sự đóng góp công sức của nhiều đơn vị tập thể được Hội đồng Nghệ thuật T.Ư đánh giá là công trình hoành tráng có tính thẩm mỹ cao, đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật và chất lượng
    Theo Thanh Niên
    (From http://web.tintucvietnam.com/Sukien/2004/5/47299.ttvn )
  8. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    Đọc một bài cảm nhận về ĐBP của một nhà báo, Đá thấy hay quá, xin post lên đây cho chúng ta cùng.............đọc và suy ngẫm
    Điện Biên-lắng đọng vui, buồn... ​
    Điện Biên Phủ đang tắm mình trong bầu không khí hối hả, khẩn trương. Thành phố nơi chiến trường xưa gấp rút may ?oáo mới? để kịp mặc vào ngày hội kỷ niệm nửa thế kỷ chiến thắng lẫy lừng. Lòng chảo Điện Biên trở thành điểm hẹn, muôn nẻo hội về... ngưỡng mộ, tự hào và cả một thoáng buồn đọng lại.
    ?oHãy thông cảm cho Điện Biên?, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Hoàng Be nhắc đi nhắc lại câu này trong buổi tiếp ngắn dành cho đoàn nhà báo chúng tôi, trước khi ông và các cán bộ của tỉnh toả đi chuẩn bị cho giờ G. ?oTừ nay đến 7/5 nhiều hạng mục công trình phải được khánh thành, một buổi lễ lớn với số người tham gia khổng lồ-20.000, sẽ được tổ chức tại sân vận động thành phố...?, ông Be cho biết. Không chỉ có thế, năm du lịch Điện Biên vừa được khởi động (13/3) và toàn tỉnh đang trong giai đoạn chuyển giao hành chính. Điện Biên mới được thành lập ngày 1/1/2004, là một phần của tỉnh Lai Châu cũ.
    Chúng tôi chia sẻ nỗi tất bật với Điện Biên Phủ ngay từ khi đặt chân đến khách sạn Công Đoàn, nơi chúng tôi phải ?ovui lòng? dồn dịch ở tạm trong các phòng nghiệp vụ, cho dù đã đặt chỗ, trả tiền phòng từ trước đó cả tháng. Hầu hết các khách sạn ở Điện Biên đều trong tình trạng quá tải. Nhiều khách sạn ở đây đã kín chỗ cho đến ngày 7/5 và đạt lượng khách bằng cả năm ngoái. Chỉ tiêu tăng gấp hai, ba lần lượt khách cho Năm du lịch Điện Biên xem ra đã chắc trong tầm tay. ?o Điện Biên đủ chỗ đón khách ngay cả lúc cao điểm nhất?, ông Nguyễn Văn Năm, trưởng phòng Du Lịch thuộc Sở Thương mại-Du lịch, khẳng định. Phải ?o Phục kích? suốt mấy ngày liền chúng tôi mới gặp được ?oông trùm? du lịch này bởi: lúc thì ông bận rộn đi lại như con thoi xuống các bản văn hoá lo chỉ đạo các hộ dân tham gia đón khách cùng hệ thống khách sạn, lúc thì ông đi điều phối số nhân viên được Tổng cục du lịch đưa lên hỗ trợ, khi lại được tin ông sang Đội quản lý thị trường bàn bạc phối hợp không để các nhà hàng, khách sạn tuỳ tiện tăng giá hoặc xuống kiểm tra lớp đào tạo cấp tốc 200 nhân viên hướng dẫn là con em dân tộc ít người...
    Chạy đua với thời gian
    Điện Biên Phủ lúc này như một công trường khổng lồ. Guồng máy xây dựng và tôn tạo di tích nơi đồi A1, đồi D1, khu Sở chỉ huy chiến dịch tại Mường Phăng... đang chạy đua với thời gian. Trên đồi D1, góc này các công nhân, nghệ nhân miệt mài hoàn tất những khâu cuối cùng Lắp tượng đài Chiến thắng, ở góc khác máy san, máy ủ vẫn đi lại cần mẫn, như con thoi, không ai đếm xỉa tới cái nắng oi ả phảng phất gió lào đầu mùa. Trên đồi A1, đất mới đào lên đỏ quạch cả công trường, khắp nơi ngổn ngang đá, cát với bê tông. Một tấm biển hết giá trị khắc hàng chữ ?o... khởi công ngày 18/6/2003, hoàn thành 18/3/2004...? chỉ làm cho du khách thêm lo ngại các công trình có thể sẽ lại lỡ hẹn. Tuy nhiên nỗi lo lắng pha chút trách cứ của chúng tôi đã được giải toả khi phó Chủ tịch Hoàng Be quả quyết, mọi việc sẽ được hoàn thành kịp cho sự kiện lịch sử. Ông Be giải thích việc khôi phục di tích không thể như xây dựng một toà nhà. Các đường hầm trên đồi A1 đã phải đào đi, đào lại vì không tìm ra đường hầm gốc, nơi bộ đội ta đào năm 1954 dẫn đến chỗ đặt bộc phá gần ngàn cân. Mới đây UBND tỉnh đã đón nhân chứng lịch sử Bác Nguyễn Phú Xuyên Khung (nay 81 tuổi) lên đồi A1 giúp cho và đường hầm cũng mới được tìm thấy. Ông Be cho biết, Thủ tướng chính phủ chỉ đạo phải tôn trọng sự thật lịch sử cho dù có phải chậm tiến độ.
  9. tamhoncuada_spt

    tamhoncuada_spt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    4.513
    Đã được thích:
    0
    < continue>
    Con người, nơi sứ mệnh lịch sử
    ?oĐiều gì ấn tượng nhất ở Điện Biên?, tôi hỏi anh Phranh Rơno, một đồng nghiệp người Pháp trong đoàn. Không do dự Phranh đáp: ?oĐó là những con người Điện Biên, họ thuần chất, nhân hậu đáng kính nể?. Câu nói làm tôi nhớ tới hình ảnh anh thanh niên người Mông Và A Dình ở Mường Phăng, khi được hỏi có hay vào rừng kiếm củi không? anh khoát tay chỉ vào cánh rừng bạt ngàn, nói tiếng kinh chưa thật sõi: ?oPhải bảo vệ rừng chứ, vì đây là rừng của bác Giáp?. Cũng ở xã Mường Phăng, chúng tôi có một cuộc gặp tình cờ cảm động với người đan giỏ bên đường, ông Lò Văn Yêu. Mỗi ngày ông đan được 2 chiếc giỏ để bán cho du khách với giá 5000 đồng/chiếc. Thấy chiếc giỏ cua đan kỳ công, một đồng nghiệp của tôi mua giỏ có nhã ý muốn trả thêm tiền, bác Yêu nhất định không lấy. Sau đó, con người giản dị này đã làm chúng tôi bất ngờ một lần nữa khi ông tỏ ý không muốn trao giỏ cho chúng tôi khi một vài chi tiết chưa kịp hoàn thành với lý do ?oNgười ta chê Mường Phăng này làm không tốt?. Những cô gái người Thái gặp hôm giao lưu ở bản Mển đã để lại ấn tượng đẹp cho chúng tôi. Họ thật vô tư trong sáng trong các điệu múa xoè, múa sạp, sẵn sàng dẹp bỏ những vướng bận đời thường để tiếp đón bè bạn, khách quý. Sự trong sáng của họ làm chúng tôi yêu và nể...
    Bây giờ đồi thấp, nhà cao ​
    ?oĐiện Biên Phủ là một thành phố không xấu cũng chẳng đẹp?, tôi tình cờ nghe được câu này trong một bức thư của một cựu chiến binh gửi về cho bạn chiến đấu năm xưa chưa có dịp lên thăm Điện Biên Phủ. Đường lên Tây Bắc đẹp như trong tranh khiến chúng tôi- những người chưa một lần đến thành phố lịch sử, cử tưởng tượng hoài về thành phố núi lịch sử. Điện Biên Phủ bây giờ ?ođồi thấp, nhà cao? những rõ ràng thiếu vắng nét duyên của một thành phố núi. Những toà nhà hình ống, cao tầng san sát bên nhau nối dài trên ba con đường, toả ra từ một chiếc bùng binh không mấy ấn tượng ở trung tâm. Thật tiếc, nét duyên địa hình chỉ phố núi mới có, cũng đang xu hướng bị san phẳng... Tâm sự điều này với các đồng nghiệp ở Điện Biên, tôi nhận được sự đồng tình với lời khuyên: Thành phố mới chỉ đang trong giai đoạn hình thành, các nhà qui hoạch ở đây cũng rất cần góp ý của các nhà báo.
    Những ngày ở Điện Biên Phủ chúng tôi nhận được nhiều lời băn khoăn, thậm chí thất vọng của các cựu chiến binh khi nói rằng các di tích lịch sử ở đây, sau nhiều lần tu bổ đã không còn giống như hồi sau tháng 5/1954, đặc biệt khu hầm Đờ cát quá sơ sài. Về điều này, chính trưởng phòng Du lịch Nguyễn văn Năm cũng không khỏi lo lắng: ?o Chỉ sợ khách khi chưa đến Điện Biên thì biết nhiều, khi đến rồi lại biết ít?./.

  10. trunghus

    trunghus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2004
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0

    Điện Biên mùa ban nở​
    [
    url="/forum/pop_download.asp?mode=E***&dir=trunghus&file=33760168"]hoa_ban.jpeg[/url]​
    Dẫu không phải là lần đầu tiên đến với Điện Biên, nhưng khi nghe anh bạn đồng nghiệp cùng ngồi trong xe kêu lên: "Ôi, hoa ban kìa", tôi vẫn choàng dậy nhìn ra cửa xe và tự nhiên cảm thấy khoan khoái. Ở Tây Bắc mùa này hoa ban đang nở rộ, dường như lên càng cao, càng đèo dốc nguy hiểm bao nhiêu thì ban càng rực rỡ bấy nhiêu. Ban trắng đỉnh Chiềng Pấc, ban cheo leo trên sườn đèo Pha Đin, ban chen nhau giữa những lèn đá rồi vây quanh lòng chảo Điện Biên như một "vòng nguyệt quế" mà đất trời ban tặng cho miền Tây Bắc mỗi dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ.
    Anh Lò Văn Hoàn, bí thư huyện đoàn Tuần Giáo kể rằng: "Cứ mỗi độ Xuân qua, khi hoa đào, hoa mận thôi không rực rỡ nữa là lúc ban bắt đầu nở. Ban là loại cây chịu lửa, chịu khô cằn không cây nào bằng và cứ sau mỗi trận cháy rừng, hay mỗi mùa lũ quét, ban lại tiên phong gượng dậy phủ lại màu xanh cho đất".
    Có lẽ trời phú cho vùng đất thiêng của Tổ quốc loài ban có cốt cách như con người nghĩa hiệp để mỗi lần lên Tây Bắc người ta say ngắm mà quên đi cái hiểm trở của núi cao, vực sâu và tôi tin, ban cũng như người Tây Bắc đã từng quên mình để tiếp sức cho bộ đội Điện Biên trong trận quyết chiến chiến lược lẫy lừng năm châu bốn biển. Để rồi suốt 50 năm qua, cứ đến mùa này ban lại nở trắng kết thành "vòng nguyệt quế" trùng điệp giữa núi rừng Tây Bắc xung quanh lòng chảo Điện Biên để nhắc nhở thế hệ mai sau luôn tự hào gìn giữ và phát huy "thiên sử vàng" mà cha anh để lại.
    Nằm chính giữa "vòng nguyệt quế" ấy là Điện Biên Phủ - cái chảo lửa của 50 năm trước đã làm chấn động địa cầu trong vòng 56 ngày đêm đã san phẳng cả một tập đoàn gồm 49 cứ điểm của quân xâm lược mạnh nhất Đông Dương. Giờ đây trên cái "chảo lửa" ấy, tuổi trẻ Điện Biên đang mang dũng khí của cha anh vào cuộc chiến mới - cuộc chiến xoá đói nghèo. Đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế - nhất là đã tiên phong trong việc đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất thâm canh. Nét nổi bật trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà tuổi trẻ Điện Biên thực hiện đó là thâm canh tăng năng suất, giảm diện tích lúa nương, tăng vụ và tăng diện tích lúa nước. Có thể nói, năm 2003 vừa qua, trên quê hương Điện Biên đã cắm một mốc lịch sử về sản xuất lương thực. Nếu trước đây, tỉnh phải xin chi viện hàng ngàn tấn gạo mỗi năm thì giờ đây đã đảm bảo lương thực tại chỗ. Người Tây Bắc có câu: "Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Pấc" để nói về những thung lũng màu mỡ này.
    Cánh đồng Mường Thanh hiện có 5.200 héc ta lúa nước với năng suất bình quân 10 tấn 1 héc ta. Nhiều hộ Thanh Niên và gia đình trẻ thâm canh giỏi đã đạt 15 tấn 1 héc ta - năng suất không thua kém bao nhiêu so với vùng châu thổ Sông Hồng. Trước đây, cánh đồng này chỉ trồng mỗi năm một vụ, nhưng từ khi có công trình thuỷ lợi Pá Khoang thì đã trở thành hai vụ ăn chắc. Vì vậy, chủ trương của tỉnh là sẽ mở rộng diện tích lúa ở cánh đồng này lên 8.000 héc ta với các loại giống có chất lượng cao để ổn định lương thực từ 400 đến 420kg/người/năm. Nhưng hạt gạo ở đây không thể mở ra hướng làm giàu được, "cái thực" cốt để vực cái đạo mà thôi. Nhận thức được điều này, tuổi trẻ Điện Biên đã mạnh dạn đánh thức tiềm năng về chăn nuôi, về phát triển cây công nghiệp và phát triển nghề rừng. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, anh Nguyễn Hồng Thắng, Bí thư huyện đoàn Điện Biên, cho biết:
    "Sau khi tiếp thu và lĩnh hội các chủ trương của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tuổi trẻ huyện Điện Biên tổ chức tập hợp đoàn viên thanh niên thông qua công tác tổ chức vận động quần chúng với vai trò đoàn viên thanh niên là lực lượng nòng cốt đi đầu trong các hoạt động đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho đoàn viên thanh niên củng cố và xây dựng phát triển kinh tế hộ gia đình, đặc biệt là trong công tác xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm hướng tới xây dựng nông thôn mới. Với kết quả của chương trình khảo sát về TNLN thì toàn huyện đã có 187 mô hình TNLN, trong đó có nhiều mô hình phát triển kinh tế, nhiều hộ đoàn viên thanh niên đã vươn lên làm giàu chính đáng là những nhân tố, điển hình để phát triển phong trào, phát triển bề sâu và chiều rộng mang tính chất bền vững của một huyện miền núi nói chung".
    50 năm sau chiến thắng, tuổi trẻ Điện Biên đang làm sống lại hào khí của Điện Biên Phủ, xứng đáng là lớp người kế tiếp truyền thống anh hùng mở đường vào ấm no, hạnh phúc. Nơi "chảo lửa" năm xưa giờ đã mọc lên một thành phố uy nghi và dẫu chưa thật sầm uất nhưng cũng đủ làm một hòn ngọc toả sáng miền Tây Bắc Tổ quốc. Có thể nói, Điện Biên là một trong những tỉnh khó khăn nhất của cả nước. Nhưng tinh thần Điện Biên xưa luôn là điểm tựa vững chắc để thế hệ hôm nay tìm cách vượt qua. Với cơ cấu kinh tế nông ?" lâm - dịch vụ - công nghiệp mà Nghị quyết tỉnh Đảng bộ đề ra, tuổi trẻ Điện Biên đang thực sự là lực lượng xung kích trên mặt trận mới cũng không kém phần gay go quyết liệt - mặt trận chiến thắng đói nghèo và lạc hậu.
    Để chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, tuổi trẻ Điện Biên đã và đang đi đầu trong phong trào tách hộ, lập vườn, nhận đất nhận rừng, học tập và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thâm canh, góp phần đưa nền kinh tế tự cung, tự cấp thành nền sản xuất hành hoá. Cùng với những nông sản hàng hoá đã được xác định trong cơ cấu kinh tế như cây lúa, cây đỗ tương, cây lạc, cây cà phê và chăn nuôi đại gia súc... thì tiềm năng du lịch cũng là một thế mạnh. Ngoài quần thể di tích Điện Biên Phủ nổi tiếng, Điện Biên còn là cái nôi văn hoá của 21 dân tộc anh em. Chỉ tính từ ngày khai trương năm du lịch Điện Biên đến nay thì ngày nào cũng nườm nượp người lên Điện Biên với đủ mọi tầng lớp, mọi thế hệ. Từ những cựu chiến binh đã ngót nghét tuổi 70, những đoàn doanh nhân, đến những tốp lữ hành quốc tế đủ các quốc tịch và đông nhất vẫn là giới sinh viên, học sinh từ mọi miền đất nước. Tại các di tích, đông nghịt người đến tham quan, họ đứng hàng giờ để xem công nhân lắp tượng đài chiến thắng trên đồi D1, trùng tu đường hầm trên đồi A1, ngắm những công trình văn hoá đang xây dựng dưới thung lũng Mường Thanh. Anh Đặng Trọng Hoà, cán bộ bảo tàng Điện Biên Phủ cho biết: "Từ hơn một năm nay công tác trùng tu, tôn tạo các di tích được triển khai khá rầm rộ, nhà nước đã đầu tư 300 tỷ đồng cho 8 dự án lớn để đến năm 2010, cơ bản có một quần thể di tích tương xứng với tầm vóc Điện Biên Phủ".
    Tiềm năng và thế mạnh của Điện Biên là vậy, nhưng để biến nó thành hiện thực quả là không dễ. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Phạm Hồng Be, Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh nói một cách ví von rằng, để đưa một mô hình sản xuất mới; một lối suy nghĩ khoa học tiến bộ lên vùng đất này cũng gian khổ, khó khăn như ngày xưa bộ đội ta kéo pháo vào mặt trận vậy. Anh Lò Văn Hùng, Phó Bí thư đoàn xã Quài Cang, huyện Tuần Giáo là một cán bộ đoàn năng động, nhiệt tình, nhưng đồng thời cũng là người sản xuất giỏi đã không giấu những khăn vất vả của một xã vùng cao khi nói với chúng tôi: "Địa bàn xã Quài Cang 21 bản song chỉ có một số cơ sở có bãi chăn nuôi nhưng không đảm bảo. Thực ra thì chỉ nuôi cá và chăn nuôi bò, còn dê thì một hai trường hợp, một số bản làm được thôi. Mong muốn của tôi là có thể đi tham quan giữa cơ sở này với cơ sở khác, để học hỏi kinh nghiệm, từ đó nâng cao tri thức cho đoàn viên thanh niên. Bây giờ chúng tôi chỉ có xem trên tivi thôi chứ còn thực tế để tổ chức cho một số anh chị em từ bản này sang bản kia, hay là từ xã này sang xã kia là rất hạn chế?"..
    Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tuổi trẻ Điện Biên giờ đây đang thực sự là lực lượng xung kích cùng với Đảng bộ và nhân dân địa phương mở cửa hai kho báu, đó là tiềm năng khoáng sản và du lịch. Bởi trên mảnh đất lịch sử này có khá nhiều mỏ và điểm quặng với những loại khoáng sản quý hiếm như vàng, uran, ăng-ti- mon, đồng, chì, thiếc, sắt và đá quý. Du lịch cũng vậy, cả nước chỉ có một Điện Biên Phủ, cả thế giới cũng chỉ có một Điện Biên lừng lẫy. Du khách ta, du khách tây ai chẳng muốn một lần đến với Mường Thanh, Hồng Cúm, Hin Lam, thăm động Tiên Sơn, động Pa Thơm, hồ Pá Khoang. Tất cả đang chờ bàn tay và khối óc của tuổi trẻ - thế hệ nối tiếp truyền thống anh hùng của cha anh đang đi đầu khai phá dựng xây - để Điện Biên Phủ lịch sử mãi mãi toả sáng trên miền Tây Bắc của tổ quốc./.
    Phan Sáu
    (From http://www.vov.org.vn/chuyenmuc/50namdienbien/trangtin13.htm#3 )

Chia sẻ trang này