1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm nhận về nhạc cổ điển

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi BlueStorm, 20/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BlueStorm

    BlueStorm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Cảm nhận về nhạc cổ điển

    Mỗi một bản nhạc cổ điển đều có một ý nghĩa riêng, ví dụ như bài Phiên chợ Batư ta có thể cảm giác đoàn người đi, rồi không khí của phiên chợ,... Không biết là mọi người nghe nhạc hay cảm giác vậy không chứ mấy thằng bạn của mình nghe mà chẳng biết gì cả, chỉ thấy hay hay thôi.
    Mọi người có biết ở đâu có tài liệu về vấn đề này không vậy.
  2. hltd

    hltd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/08/2001
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    Bạn lên net, search tên bản nhạc là có thể tìm được những thông tin về vấn đề này.
    Nothing is wrong when LOVE is right!!!
  3. idiot60

    idiot60 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Cảm nhận về nhạc cổ điển rất khó nói.
    Tôi đã từng ngồi nghe một bạn (chắc là sinh viên ) giảng cho bạn gái mình khi nghe bản giao hưởng số 6 của Beethoven: " Gió đấy, Mưa đấy..."
    Theo tôinhạc cổ điển nghe rất đặc biệt nó phụ thuộc rất nhiều vào vốn sống của người nghe. Rất nhiều bản nhạc của Bêthoven sinh thời ông không bao giờ kể đến chủ đề của các tác phẩm của mìnhc, rất nhiều người đề nghị Beethoven tiết lộ chủ đề của các bản nhạc nhưng ngay đến lúc mất ông cung không liệt kê ra. Ví dụ như Bản Sonata Ánh Trăng mà ở đây rất nhiều bạn bàn đến chỉ được biết qua tên chính thức là "Sonata No.14 in C#, Op.27 No.2" Tên "ánh trăng" chỉ là tên do mọi người đặt.
    Nghe nhạc cổ điển nói riêng và thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật nói chung là hãy để thả tự do cho cảm xúc của mình đừng gò ép i. Cảm xúc của người thưởng thức nhận được khi nghe tác phẩm theo mình chính là kết quả của sự cộng hưởng giữa vốn sống (hiểu biết) của người nghe và tác phẩm. Tác phẩm cũng chính là sự phản ánh cảm xúc của tổ hợp tác giả+ người trình diễn.
    Tất nhiên để tăng cường hiểu biết thi chúng ta phải học, phải đọc và phải nghe. Có một lần tôi mua được ở hiệu sách cũ một cuốn "Trích giảng âm nhạc" của Nhạc viện Hà nội xem xong về nghe cảm giác thích hơn hẳn.
    Hiện nay chúng ta hay "duy vật hoá" các cảm xúc (tôi xin mạn phép đặt tên như vậy) khi truyền đạt cho nhau những cảm xúc (Như anh bạn trẻ mà ở trên tôi đã kể). Những cảm giác này khi ta nói ra thường gần giống với cảm giác mà mình nhận đưoc từ tác phẩm.
    Có một ai đó có nói-"Cái gì không thể diễn tả bằng lời thì phải diễn tả bằng âm nhạc" vì vậy việc diễn giải cảm xúc về một tác phẩm âm nhạc bằng lời là rất khó.
    Hiện nay tại các của hàng đĩa DVD có hai đĩa Fantasia (1941 và 2000) của Walt Disney có các bản nhạc cổ điển với các phim hoạt hoạ để làm quen. Đây theo tôi cũng là một cách làm quen với nhạc cổ điển khá ấn tượng. Nhưng trong cuốn "Lịch sử điện ảnh" của Pháp (năm 1951) bộ phim Fantasia 1941 bị coi là lảm hỏng đi cảm xúc của người xem với các tác phẩm nổi tiếng !!?
    Như ý kiến của tôi chung ta cũng phải chấp nhận lộ trình sau để nâng cao trình độ thưởng thức nhạc cổ điện:
    1/ Nghe nhạc và hướng cảm xúc theo cách nhìn nhận của ai đó (bạn bè, sách báo...)
    2/Nghe nhiều lần và tự tìm cảm xúc của riêng mình.
    Không ai bắt buộc chúng ta phải cảm giác rằng Ông Beethoven là phải hay ngay từ những lần nghe đầu tiên. Nếu bạn nghe một bản nhạc mà chưa thấy thật cuốn hút nhưng bạn vẫn nhìn thấy một điều gì đó, một cảm xúc nào đó còn ẩn chứa trong bản nhạc thì là mình đã biết nghe rồi. Ngày qua ngày bạn sẽ lôi được cảm xúc đó ra và lại một điều gì đó nữa mình chưa thật rõ trong bản nhác đó. Sự khám phá liên tục này chính là điểm kỳ diệu của nhạc cổ điển.
    Cùng chia xẻ với các bạn.

    Idiot
  4. Casablanca

    Casablanca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/01/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Hic, tại sao mình gửi bài trả lời rồi mà lại chưa dc nhỉ, thui viết lại vậy !
    Mình xin được bày tỏ sự đồng cảm với Idiot về việc cảm nhận nhạc cổ điển như thế nào và bằng cách nào .
    Quả thực "cảm nhận về nhạc cổ điển rất khó nói' ". Nhạc cổ điển bác học và không bị làm loãng bởi phần lời .Mọi rung cảm là đến từ nhạc từ . Và 1 khi đã là cảm xúc thì là thuần khiết tự nhiên , "mọi lý thuyết " đều trở thành " màu xám" .
    Nhưng có lẽ việc nghe nhạc cổ điẻnnên theo quy trình mà Idiot đã đưa ra . Tôi chỉ thêm 1 chút là lần đầu tiên nghe thì có le đừng nen tìm đến cảm nhận hay lời giải thích của ng` khác . Hãy cứ để mỹ cảm của bạn tự cảm nhận . Mình nghĩ yếu tố bẩm sinh trong việc viết cũng như cảm nhạc cổ điển rat quan trọng . Rất nhiều thiên tài bộc lộ tài năng từ rat sớm . Nhưng cung như ban Idiot đã nói, vốn sống cũng đóng góp cho việc định hưóng cảm nhận của chúng ta . Có những bậc thầy cùng nhung bản nhạc của ông da đuoc mệnh danh là "Bản giao hưỏng cuộc đời " đó thôi.
    Sau đó là tiếp thu lời giai thich and cảm nhận của ng` khác, vì quả thực đôi khi chúng ta nghe mãi mà vẫn thấy "đàn gảy tai trâu " !
    Mình nghĩ bưóc cuoi cùng trong viec cảm nhận nhạc giao hưởng là thú vị nhất . Vì đó là cảm nhận của cá nhân, thuần tuý tự nhiên , ko bị gò bó hay ảnh hưởng . Ví dụ như bản "Phiên chợ Ba Tư " thì những lời giải thích quá ư chính xác và sâu sắc trong cảm nhận rồi , nhưng như Sonate 14 của Beethoven, tôi thấy cái tên "Sonate ÁNh trang" ma` "dân gian" dat chỉ đúng với phần 1 thôi, phần 2 va 3 tôi thấy khác lam, nhung tất nhiên chỉ là cảm nhận cá nhân tôi, ko có gì là đúng hay sai cả.
    Và cuoi cùng , xin mạo muội sửa lại 1 chút cau trích dan cua ban Idiot -"Cái gì không thể diễn tả bằng lời thì phải diễn tả bằng âm nhạc . Nguyen van cau do là " Khi ngôn từ bất lực thì âm nhạc lên tiếng " . Toi yeu nhac co điển !
    Chuc cac ban vui !
    ... Even cold november rain!
  5. idiot60

    idiot60 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Đêm qua 22/2 nhân đọc tạp chí Nhà văn số 2 năm 2003 tức số báo Tết năm Quý Mùi có một chùm truyện ngắn mini của nhà văn Yuri Bodarev (Nga)-Bản dịch Hà Việt Anh. Một chuyện trong đó rất hợp với chủ đề này. Sáng dậy chạy ra quán chép cho mọi người cùng xem.
    Xin được nói qua về YURI BONDAREP (do Idiot viết) - Ông là nhà văn nổi tiếng của Liên xô cũ thuộc lớp các nhà văn lớn lên trong chiến tranh Vệ quốc hiện nay ông vẫn viết. Văn của ông đậm tính triết lý và nhân văn cao. Bondarep có nhiều tác phẩm như truyện ngắn và tiểu thuyết đã được dịch sang tiếng Việt. Hai tiểu thuyết mà tôi nhớ nhất là Bến bờ và Trò chơi.
    Bức hoạ kiệt xuất
    -Trời ơi, cái gì thế này?Mốt thời thượng à? Những mảng màu sắc lộn xộn được bố cục trên một miếng vải ư? Phải chăng đây là một bức tranh theo chủ nghĩa ấn tượng?
    -Có lẽ thế đấy ạ! Màu đỏ được biểu lộ mới tuyệt làm sao. Tác giả của bức hoạ này ắt phải là một hoạ sỹ theo chủ nghĩa ấn tượng.
    -Xin lỗi, nhưng cho phép tôi được phản đối. Theo tôi khó có một thứ chủ nghĩa nào có thể đạt tới nghệ thuật đích thực. Cái gốc của của hội hoạ là sự tiếp cận của màu này với màu khác và chính sự tiếp xúc đó làm cho chúng hoà đồng với nhau, quyện vào với nhau trên một bức tranh. Mỗi màu có một cuộc sống tinh thần riêng, tuy nhiên khi màu xám lan trên màu xanh sẽ tạo ra ánh hồng.
    -Vâng, đúng thế. Chỉ có hội hoạ là có thể giữ lại được những khoảnh khắc của cuộc sống.
    -Lạy chúa, ý tôi không phải thế. Một lần ở Viên tôi được nghe Khúc cầu nguyện của Brams trong phòng hoà nhạc Mozart. Tôi đã không thể cầm được những giọt nước mắt. Giọng nữ ngân cao lên như hoà quyện với vĩnh cửu, với tình yêu., với sự phán quyết và ân xá... Lúc bấy giờ tôi đã hình dung được màu sắc của sự sống và cái chết. Đó quả là một bức hoạ kiệt xuất mà khó có hoạ sĩ nào vẽ nổi.
    -Anh có nhớ được những màu sắc ấy là những màu gì không?
    -Không! Nếu nhớ được chắc tôi đã hoá điên rồi.

    Idiot

    Được idiot60 sửa chữa / chuyển vào 08:06 ngày 23/02/2003

Chia sẻ trang này