1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm nhận Về phim tây du ký

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi trungdeptrai, 14/07/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. danhaiphong

    danhaiphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    1.537
    Đã được thích:
    0
    Tề thiên
    Trước mặt Trời vẫn nghinh ngang, đứng xổng lưng không chịu quỳ, ăn nói lôi thôi bất kể tôn ti trật tự, đó là tượng trưng cho đầu óc duy lý của những người muốn phủ nhận Thượng đế. Lý trí ưa phân biện, cho nên Tề thiên mới có con mắt lửa tròng vàng, nhìn một cái là thấy rõ bản chất và hiện tượng, biết ngay ai đúng là căn tiên cốt phật, ai đậy che dáng quỷ hình ma. Lý trí cũng thích đả phá, ưa đả kích, cho nên khí giới của Tề thiên phải là thiết bổng (gậy sắt), để mà đập phá.
    [/quote]
    He he he.
    Mấy hôm ko vào được, ko ngờ Do-re-mi đã thiết kế cho mọi người nhiều thông tin bổ ích và lí thú như vậy. Tks nhiều nha!!!
    Nhưng phản biện lại cái đoạn vàng vàng ở trên một cái. Đố Do-re-mi biết có đoạn nào TNK vẫn ko phát hiện ra yêu quái ko??? Mà sau đó còn dẫn đến Đường Tăng tí nữa thì đi Văn Điển (chứ ko phải Tây Trúc)
    À, anh em tổ chức bình bầu cái nhẩy. Trong các vai nữ của TDK, ai đẹp nhất???
    Mại dzô, mại dzô!!!!!!!!!!!!!!!!1
  2. IG_Shit

    IG_Shit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    2.201
    Đã được thích:
    1
    Văn học cổ điển Trung Hoa có sáu tác phẩm tiêu biểu,được gọi tắt là "Lục tài tử thư" gồm có:
    1.Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung,chủ soái của dòng tiểu thuyết chương hồi về chiến tranh,lịch sử.
    2.Thủy Hử của Thi Nại Am,chủ soái của dòng tiểu thuyết về anh hùng,hảo hán
    3.Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân,chủ soái về dòng tiểu thuyết thần tiên,ma quái
    4.Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần,chủ soái của dòng tiểu thuyết kể về danh gia,vọng tộc
    5.Tây Sương Ký của Vương Thực Phủ,chủ về dòng tiểu thuyết tình cảm,luyến ái nam nữ
    6.Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử,chủ về dòng tiểu thuyết thi cử,khoa bảng.
    Thêm một vài ý kiến về Tây Du Ký.Có thể coi bốn thấy trò Đường Tăng là những hình ảnh đại biểu cho các tính cách khác nhau của con người trong cùng một bản thể.Đường Tam Tạng chỉ đức tính từ bi,lòng nhân ái và cả sự mềm yếu đến nhu nhược.Tôn Ngộ Không lại là sự thông minh,lòng dũng cảm,đồng thời cũng luôn tiềm ẩn cá tính nổi loạn,tranh đấu .Còn Trư Bát Giới dĩ nhiên đại diện cho những dục vọng,ham muốn thấp hèn,nhỏ mọn...và cuối cùng Sa Tăng chính là sự lười biếng,nhạt nhẽo,nhàm chán trong bản thân mỗi chúng ta.Hành trình đi Tây Trúc thỉnh kinh của họ cũng chính là hành trình cuộc đời của mỗi con người.Nếu như bốn thầy trò họ phải trải qua chín lần chín là tám mươi mốt kiếp nạn mới thành chính quả,thì trong cuộc đời chúng ta,ai cũng vậy.Có lúc thăng lúc trầm,khi lên khi khi xuống,sầu bi ái ố hỉ nộ gồm đủ cả nhưng luôn phải cố gắng vượt qua tất cả(quan trọng nhất là phải biết chiến thắng chính bản thân) để thực hiện được những lý tưởng,mơ ước của mình.
    Tây Du Ký ko chỉ nói về Đạo,mà còn chính là câu chuyện kể về Đời và ko chỉ có vậy,ắt hẳn còn nhiều ý nghĩa sâu xa nữa mà chúng ta chưa thể hiểu hết được từ kiệt tác vĩ đại này
    Về phim thì giống như bạn gì ở trên đã nói,chỉ cần mỗi lần tôi nghe thấy bài hát chính của phim lại dường như thấy hết cả tuổi thơ của mình trong đó
  3. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Sa tăng có thể nói là nhạt nhẽo nhưng đâu có lười biếng?
    Nói về văn học Trung hoa người ta hay nói về "Tứ đại kỳ thư" chứ Lục tài tử thư ít được nhắc tới hơn. Về mặt nghệ thuật thì Tây Sương Ký và Nho lâm ngoại sử không bằng 4 tiểu thuyết đầu tiên được.
    Các mỹ nhân trong TDK thì nói chung đều được. Kiêu sa thì phải kể đến Hằng Nga chỉ tội là hơi già. Kim Thánh công chúa có đôi cánh tay rất đẹp. Yêu kiều thì có Tây Lương nữ vương. Tóm lại là mỗi người sẽ có một cảm nhận riêng của mình thôi.
  4. dhpaul

    dhpaul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Bài viết:
    1.319
    Đã được thích:
    0
    Tôi từng được nghe một ai đó nói rằng "Tây Du Ký" cũng chính là một tác phẩm phản ánh rất sâu sắc cục diện xã hội Trung Quốc thời kỳ của Ngô Thừa Ân sống. Ông đã "khéo" gài những hình ảnh của những quan tham trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ vào những kiếp nạn của thầy trò Đường Tăng trên đường lấy kinh, và cả sự nâng đỡ, biện hộ của triều đình khi mà những vị thần tiên xuống thu phục yêu quái. Và quả thực đúng là như thế.
    Đây rõ ràng là một tác phẩm có rất nhiều ý nghĩa, và bộ phim sản xuất năm 1986 là bộ phim thể hiện rõ nhất tất cả những ý nghĩa đó. Phần năm 2000 không đặc sắc lắm.
  5. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=163584&ChannelID=57
    Trung Quốc: ?otứ đại danh tác? lại lên phim

    Hồng lâu mộng, Tây du ký và Tam quốc diễn nghĩa đã trở thành tác phẩm kinh điển của truyền hình Trung Quốc

    TT - Không hẹn mà gặp, ba trong ?otứ đại danh tác? của văn học cổ đại Trung Quốc là Tam quốc diễn nghĩa, Hồng lâu mộng và Tây du ký hiện đang được các nhà làm phim chuẩn bị dựng lại trên màn ảnh nhỏ.
    Vì trước đây đã từng có những bộ phim chuyển thể thành công nên kế hoạch làm lại gặp không ít khó khăn.
    Tam quốc diễn nghĩa và nỗi lo ?ohí thuyết?
    Trương Kỷ Trung - nhà sản xuất phim truyền hình nổi tiếng - chuẩn bị dàn dựng lại bộ phim Tam quốc diễn nghĩa từ danh tác của La Quán Trung, dự kiến bấm máy vào tháng tám năm tới. Ý định này lập tức ?ođụng? phản ứng của dư luận.
    Là nhà sản xuất ?omát tay? khi tái dựng thành công nhiều tác phẩm cũ của Kim Dung, Trương Kỷ Trung tỏ ra khá tự tin với kế hoạch tái dựng Tam quốc diễn nghĩa. Tuy nhiên, cách làm phim ?onghiêng về thị trường? của ông khiến các nhà Tam quốc học lo ngại. Họ sợ ông nhúng tay quá sâu làm mất giá trị lịch sử của tác phẩm bằng lối làm phim ?ohí thuyết? (kể chuyện) vốn nặng tính hư cấu.
    Đối với khán giả, dù vẫn còn nhiều mặt hạn chế nhưng bộ phim Tam quốc diễn nghĩa của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc sản xuất cách đây 16 năm đã trở thành ?okinh điển?, khó có thể hoàn hảo hơn nếu làm lại. Bởi đó là sản phẩm của một tập thể tâm huyết hơn 200 người, thực hiện ròng rã trong gần ba năm trời với chi phí kỷ lục lúc bấy giờ là 80 triệu nhân dân tệ cho 84 tập phim.
    Tôn Ngộ Không có trở thành... King Kong?
    Trong ?otứ đại danh tác? thì Tây du ký của Ngô Thừa Ân là tác phẩm được các nhà làm phim quan tâm nhiều hơn cả. Thế nhưng mãi đến nay, chỉ có bộ phim do Đài truyền hình trung ương Trung Quốc sản xuất năm 1982, nữ đạo diễn Dương Khiết thực hiện, nam diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng đóng vai Tôn Ngộ Không được đánh giá là thành công nhất vì trung thành với nguyên tác văn học.
    Còn những bản dựng khác hầu hết đều bị hư cấu một cách vô tội vạ, làm méo mó hình ảnh các nhân vật. Cá biệt, có những bộ phim đã tự tiện thay đổi... giới tính nhân vật như Đường Tam Tạng trở thành... nữ tu như trong bản dựng của truyền hình Nhật Bản ra mắt hồi tháng 2-2006; còn trong bản dựng của Hãng HK-TVB, bốn thầy trò Đường Tăng đã... sinh con khi đến vương quốc nữ giới.
    Chính những hình ảnh ?odị dạng? ấy đã khiến Lục Tiểu Linh Đồng - người gắn liền tên tuổi của mình với hình ảnh Tôn Ngộ Không - càng lo lắng hơn khi biết hiện nay người ta đang chuẩn bị dựng lại tác phẩm này. Trong cuộc trò chuyện mới đây khi Đài truyền hình trung ương Trung Quốc phát lại bộ phim Tây du ký, Lục Tiểu Linh Đồng tâm sự: ?oTôi sợ đến một ngày nào đó người ta sẽ biến Tôn Ngộ Không thành gã khổng lồ King Kong mất thôi!?.
    Nếu đúng như kế hoạch thì năm 2008, cả ba bộ phim truyền hình Tam quốc diễn nghĩa, Tây du ký và Hồng lâu mộng sẽ ra mắt khán giả. Ngoài ra, một công ty cũng vừa đánh tiếng tái dựng Thủy hử truyện theo hình thức chương hồi nhưng kế hoạch cụ thể ra sao vẫn chưa được công bố.

    Tính đến thời điểm này có đến ba bộ phim liên quan đến tác phẩm Tây du ký đang được chuẩn bị. Ngoài kế hoạch của đạo diễn Mỹ danh tiếng Steven Spielberg thực hiện một bản dựng Tây du ký rút ngắn mang phong cách Hollywood và bộ phim Kế hoạch J&J có nhân vật Tôn Ngộ Không, do Hãng Relativity Media và Cassy Silver sản xuất với kinh phí 80 triệu USD, Công ty Văn Liên của Trung Quốc đã quyết định tái dựng Tây du ký dài 70 tập. Và người được giao quyền đứng tên sản xuất lại chính là Trương Kỷ Trung.
    Đi tìm Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc
    Năm 1987, bộ phim Hồng lâu mộng do đạo diễn Vương Phù Lâm thực hiện, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc sản xuất đã tạo ấn tượng mạnh khi công chiếu. Đây có thể xem là bản dựng hoàn chỉnh đầu tiên từ danh tác của Tào Tuyết Cần.
    Trong suốt gần 20 năm qua, dù thỉnh thoảng vẫn nghe nhắc đến kế hoạch dựng lại Hồng lâu mộng trên màn ảnh nhỏ, song cuối cùng chẳng thấy ai dám làm. Bởi trước áp lực từ thành công của bản dựng được xếp vào ?okinh điển? thì việc thực hiện một bộ phim hay hơn, hấp dẫn hơn, trẻ trung hơn mà vẫn đảm bảo được giá trị nghệ thuật là điều rất khó. Chính vì vậy, tuy rất hứng thú nhưng các hãng phim địa phương đành phải nhường quyền dựng lại cho Đài truyền hình trung ương Trung Quốc và đạo diễn Hồ Mai được giao trọng trách này.
    Êkip thực hiện đang phải đối diện với những khó khăn về diễn viên khi chuyển thể mới một tác phẩm có đến 448 nhân vật. Một cuộc tuyển chọn diễn viên đã được tổ chức công khai trên mạng, thu hút hơn 70.000 bạn trẻ ở khắp Trung Quốc và trên thế giới đăng ký dự tuyển các vai chính, chủ yếu là hai nhân vật trung tâm Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Cuộc tuyển chọn còn kéo dài đến cuối tháng mười một năm nay.
    Có một điều hết sức thú vị, trong số những bạn trẻ đăng ký dự tuyển vai Giả Bảo Ngọc có đến hơn 50% là... nữ. Song đạo diễn Hồ Mai khẳng định: ?oBiết rằng sẽ rất gian nan nhưng quan điểm của chúng tôi là phải tìm được một nam diễn viên đóng vai Giả Bảo Ngọc, chứ không chấp nhận việc nữ diễn viên cải nam trang?.
    ĐƠN DƯƠNG
    (Theo Tân Kinh báo và mạng Làn sóng mới, Trung Quốc)

    Trương Kỷ Trung, nhà sản xuất đang tái dựng hai trong "tứ đại danh tác"
    Giải thích về kế hoạch tái dựng Tam quốc diễn nghĩa, Trương Kỷ Trung cho biết: ?oTôi đã từng có mặt trong đoàn phim Tam quốc diễn nghĩa năm xưa, hiểu rõ điểm yếu, điểm mạnh của tác phẩm này nên khi làm lại tôi tin rằng mình sẽ tạo được không khí mới.
    Nếu trong bản dựng trước đây, các nhân vật được nhìn dưới những sự kiện thì ở bản dựng mới, tôi đẩy mạnh việc đặc tả chân dung họ?.









  6. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Trung Quốc lo sợ Tôn Ngộ Không biến thành King Kong
    TTO - Nguồn tin đạo diễn Mỹ nổi tiếng Steven Spielberg sẽ thực hiện lại bộ phim Tây Du Ký đã gây chú ý cho giới điện ảnh Trung Quốc.
    Lục Tiểu Linh Đồng cho rằng đây là cơ hội lý tưởng khi kết hợp kỹ thuật điện ảnh hiện đại của Mỹ với diễn viên Trung Quốc. Nhưng anh vẫn hy vọng đạo diễn Trương Nghệ Mưu thực hiện bộ phim này hơn.
    Tây du ký bị cải biên

    "Tây du ký" của Nhật Bản
    Sự hợp tác của Trung - Mỹ để làm bộ phim này vẫn còn đang trong giai đoạn đàm phán. Trả lời phỏng vấn báo giới Trung Quốc, Lục Tiểu Linh Đồng cho biết:
    ?oThực sự tôi cũng lo lắng người Mỹ sẽ làm sai ý nghĩa bộ phim. Bộ phim sẽ hay nếu phía Mỹ hợp tác về kỹ thuật, còn diễn viên phải là người Trung Quốc. Sẽ ra sao nếu người đóng vai Huyền Trang lại là người Mỹ? Tôi nghĩ khó mà chấp nhận được.
    Tôi sợ họ sẽ biến Tôn Ngộ Không thành King Kong mất. Chúng tôi hy vọng làm lại bộ phim kinh điển này nhưng mãi vẫn không có được cơ hội thích hợp, lại thêm kỹ thuật điện ảnh hiện tại của Trung Quốc vẫn chưa đạt được hiệu quả như chúng tôi mong muốn nên ý định này cứ mãi bị gác lại cho đến bây giờ?.
    Ngoài vấn đề kỹ thuật điện ảnh, điều mà mọi người quan tâm nhất là diễn viên. Lục Tiểu Linh Đồng cho biết: ?oTừ trước đến giờ, ấn tượng Mỹ Hầu Vương trong mắt công chúng vẫn cứ là tôi, chúng tôi luôn hy vọng có thể tìm được diễn viên trẻ tuổi tài giỏi hơn, nhưng vẫn chưa tìm ra được người nào thay thế cả?.
    Tây Du Ký là một trong những danh tác cổ điển của Trung Quốc được cả thế giới chú ý đến. Không chỉ Trung Quốc đã từng làm lại bộ phim này, mà ngay cả Mỹ và Nhật Bản cũng tỏ ra hứng thú với nội dung bộ tiểu thuyết của Ngô Thừa Ân.

    "Tây du ký" của Mỹ năm 2001
    Năm 2001, đài truyền hình NBC của Mỹ đã thực hiện bộ phim The Monkey King với một Hầu Vương như một siêu nhân và hình ảnh về Đường Tăng và Bồ Tát Quan Thế Âm đều sai nguyên tác.
    Tháng 1 năm 2006, Nhật tung ra bộ phim Tây Du Ký gây ra cơn sóng tranh luận tại Trung Quốc vì họ đã cải biên hoàn toàn nguyên tác của tác phẩm này. Đường Tăng trong phim của Nhật lại là một mỹ nữ có quan hệ tình cảm với một Tôn Ngộ Không dở hơi, Trư Bát Giới và Sa Tăng đều trở nên kỳ quái.
    Làm phim Ngô Thừa Ân và Tôn Ngộ Không
    Hiện Trung Quốc đang lần lượt thực hiện lại những bộ phim kinh điển như Hán Võ Đại Đế, Chu Nguyên Chương, Hồng Lâu Mộng và sang năm nhà làm phim Trương Kỷ Trung sẽ thực hiện lại Tam Quốc Diễn Nghĩa, duy chỉ có Tây Du Ký là không ai dám động đến. Có lẽ trước sự cải biên quá đáng nội dung cũng như hình tượng nhân vật, làm mất đi sức rúng động của tác phẩm Tây Du Ký, Trung Quốc quyết định thực hiện lại bộ phim này.
    Lục Tiểu Linh Đồng cho biết, thực ra ý định quay lại bộ phim này đã có từ 5 năm trước, rất nhiều kịch bản gởi đến anh, nhưng nhân vật Tôn Ngộ Không của họ đều bị cải biên quá đáng. ?oTôi không biết nói sao khi các cháu nhỏ trông thấy tôi, đều hỏi "Tôn Ngộ Không có bao nhiêu bạn gái vậy chú?". Tại sao chúng ta lại phải xây dựng một Tôn Ngộ Không như thế? Thực hiện lại Tây Du Ký là chuyện tốt nhưng không nên cải biên danh tác. Quay lại bộ phim này đã khó, nhất là vấn đề kỹ thuật bởi có nhiều pha rất khó thể hiện, và thứ hai là khâu diễn viên. Tôi đã 47 tuổi rồi, cũng hy vọng có một Hầu Vương khác xuất hiện, đã có một số diễn viên Hong Kong diễn qua vai Tôn Ngộ Không nhưng vẫn không đạt?.
    Được biết, nửa năm sau, anh sẽ tái diễn vai Tôn Ngộ Không, một bộ phim truyền hình dài 38 tập với tựa Ngô Thừa Ân và Tôn Ngộ Không. Anh đảm nhận cả hai vai trong phim, một Ngô Thừa Ân và một Tôn Ngộ Không. Nội dung chủ yếu nói về việc tại sao Ngô Thừa Ân viết Tây Du Ký và ông xây dựng hình ảnh Tôn Ngộ Không như thế nào. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa Ngô Thừa Ân lên phim cùng với nhân vật của ông.
    LAN NHÃ (Theo wenxue.tom.com
  7. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Hai cô bé này đóng vai nào đó, chưa nhận ra, có ai biêt không nhỉ.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đánh giá ai xinh nhất phim thì khó, vì có nhiều nhân vật lại hoá trang cho phù hợp với nhân vật trong phim, tuổi tác lại khác nhau, lại theo cảm nhận của mỗi người. Như cái cô đóng vai Thần gió đó, có ảnh rất xinh, nhưng tôi quên không nhớ mình tìm ở đâu. Tổng quan thì chính hội TQ bầu Chu Lâm là đệ nhất mỹ nữ của phim. Riêng ảnh của cô này trong tập TLNQ tôi có thể kiếm hàng trăm chiếc. CL đóng vai năm 27 tuổi, khuôn mặt hiền hậu mang vẻ đẹp cổ điển của phụ nữa TQ xưa, rất hay.
    Còn ảnh của cậu nào đó post cô bé trẻ măng là ảnh diễn viên đóng TDK phần 2.
    Tìm ảnh các diễn viên phim này hồi trẻ là rất khó, ảnh đẹp lại càng khó vì ảnh quá lâu rồi. Như Trì Trọng Thuỵ, Từ thế hoa, LTL Đ, Chu Lâm cũng chỉ có ảnh khoảng 1981 trở lại, trẻ hơn thì chịu hoặc ảnh rất mờ. Tôi có ảnh LTLD từ mới sinh kia.
  8. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Sa Tăng đâu có lười biếng. chỉ vì anh ta thiếu cá tính nên mới mờ hơn mấy ông kia.
    Kể thêm Kim Bình Mai, đứng đầu tiểu thuyết dâm thư của TQ nữa nhé.
    Theo mình làm lại mấy phim khó hơn được bản cũ lắm. Như TDK, liệu kiếm đâu một con khỉ LTLD thứ hai ?v.v.
    Tam quốc diễn nghĩa khó làm nhất vì rất tốn kém, nội dung rất rộng và khó truyền tải được hết nội dung truyện. Chỉ nói dựng một trận Xích bích đã thấy khủng rồi. Phim TQDN là phim ít thành công nhất so với 3 phim kia, vì hồi làm phim kỹ xảo TQ vẫn còn hạn chế, nhưng quan trọng hơn làm phim này hay cực khó. Truyện thì khỏi chê rồi, tôi thích nhất truyện này. Về phim thì chắc chắn là TDK.
  9. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Tiếng Trung- máy của tôi toàn hình vuông, ai biết dịch và cho thông tin nhé
    ?'> "年o西游记?O"小TTO-身s"侍女S天^?大主O人?,
    [​IMG]
    ?.T .T ?S西游记?<s-?S菩萨O-身s"?o?o^Z?"??s?
    [​IMG]
  10. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Blog Lục Tiểu Linh Đồng và Trì Trọng Thuỵ
    http://blog.sina.com.cn/liuxiaolingtong
    http://blog.sina.com.cn/chichongruiblog
    Vào trang này dễ hơn này, giành cho ai thích ảnh đẹp các diễn viên một số phim cổ . Một số cô xuất hiện trong phần 2 bộ phim TDK, dễ tìm ảnh hơn là các diễn viên 1986, nhưng tôi không biết họ là ai, đóng vai gì nữa.
    http://bbs.ent.163.com/board/bagua/702/16702.html

Chia sẻ trang này