1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm thấy lưỡng lự khi phải quyết định thì làm sao?

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi cachua208, 10/11/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cachua208

    cachua208 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/04/2011
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Cảm thấy lưỡng lự khi phải quyết định thì làm sao?







    [​IMG] Nên có quyết định thế nào khi cảm thấy lưỡng lự trước vấn đề? Bởi chúng ta thường quyết định không chút đắn đo khi có đầy đủ kiến thức, khả năng, trình độ xử lý công việc đối với các vấn đề quen thuộc... Nhưng cũng có khi ta cảm thấy lưỡng lự, phân vân không biết nên quyết định thế nào!
    Khẩn trương hành động, nhưng đừng hấp tấp. Có ý kiến quyết định và phản ứng trước tình hình một cách phù hợp. Những hành động vội vàng hấp tấp có thể dẫn đến lỡ làng và thất bại. - Bạn có thể hành động vừa thận trọng vừa nhanh chóng. Hay như lời khuyên của các huấn luyện viên thể thao hoặc các nhà quân sự thường nói: "Hãy khẩn trương nhưng đừng hấp tấp".

    Chờ đợi thời cơ và sự lưỡng lự
    Nhiều nhà nghiên cứu về đề tài này đã nêu ra bốn nguyên nhân khiến ta lưỡng lự: (1) Do có xu hướng cầu toàn, muốn “ăn chắc”. (2) Thiếu tự tin vào chính mình. (3) Đang cảm thấy thất vọng hoặc (4) Đang bực tức ai đó. Nhưng trên thực tế, lưỡng lự đôi khi lại xuất phát từ những nguyên nhân phức tạp hơn nhiều. Và thật hay, sự lưỡng lự cũng có thể mang lại hiệu quả tốt đẹp nếu ta biết sử dụng nó.
    Thường thì trước một vấn đề khiến ta phải đắn đo, lưỡng lự là do: - Suy nghĩ của lý trí đã có ý định “hợp lý” nhưng trong tâm trí lại có sự phản đối mạnh mẽ, mặc dù có thể là mơ hồ không giải thích được tại sao (trực giác mách bảo), và chính vì vậy nên ta cứ phân vân không thể quyết định ngay được.

    Với trường hợp như thế, cách để ra quyết định là trì hoãn quyết định cho đến khi nó có ý nghĩa hợp lý và có cảm giác đúng đắn. Nếu không thì hãy hoãn quyết định lại. Hãy lấy thêm thông tin từ nhiều nguồn cho đến khi có được quan điểm vừa hợp lý vừa mang tính trực giác. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng sự thực là đúng như vậy (nói theo khoa học là hai bán cầu não trái và phải đều nhất trí với nhau).
    Và nếu thời gian không cho phép trì hoãn nữa thì sao? Câu trả lời sẽ là: “Hãy lắng nghe và ra quyết định theo trực giác”. Ngoài ra, khi đã có một quyết định thì quyết định đó chỉ được xem là điểm khởi đầu chứ không phải là điểm kết thúc của chặng đường. Sau khi ra quyết định, bạn cần quyết tâm triển khai thành hành động thực tế và đây mới chính là điều thật sự dẫn đến thành công.


    khoinghiep.info
  2. cachua208

    cachua208 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/04/2011
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Người chăm chỉ, trách nhiệm tìm việc như thế nào?


    [​IMG] * Những điểm mạnh sẵn có của Người Cần mẫn – Trách nhiệm
    - Dễ dàng thích nghi với vai trò được giao dù là người lãnh đạo hay cấp dưới.
    - Chính xác trong chi tiết của công việc, gọn gàng, ngăn nắp.
    - Thiết lập và thi hành các chính sách, thủ tục, giám sát và duy trì hiệu quả công việc cho mọi người.
    - Công bằng và được người khác tôn trọng.
    - Quyết đoán, có tổ chức và thực hiện được các công việc: “Giao đúng việc, đúng người, đúng số lượng, đúng nơi chốn và đúng thời điểm” là khả năng chính yếu của bạn.
    - Bạn có trách nhiệm và trung thành với những người trong nhóm. Bạn biết những đóng góp của mình, tỏ ra tự tin về khả năng giải quyết những vấn đề quan trọng và bạn làm việc chăm chỉ, không để người khác phải thất vọng.

    * Cách giảm bớt những điểm hạn chế trong công việc:
    Đối với người làm việc chăm chỉ và có trách nhiệm, công việc tệ nhất là phải làm việc trong môi trường thiếu những quy tắc, mục tiêu và phương pháp rõ ràng. Bạn cũng ghét làm việc với những người quá cá nhân. Nếu thiếu các quy tắc, sự kiện thực tế, chi phí cốt yếu… khả năng làm việc của bạn sẽ bị hạn chế và khó đạt được thành công.
    Với tính cách cần cù, chăm chỉ và trách nhiệm, có thể bạn sẽ:
    - Thường gạt bỏ những ý tưởng mới. Vì thế, bạn khoan đừng gạt bỏ bất kỳ ý tưởng gì cho đến khi bạn tìm hiểu ra được ý tưởng gì, của ai, điểm xuất phát, chi phí tại sao… Và đừng quá thận trọng với những thay đổi; hãy học cách cho phép những người khác trình bày với bạn những kết luận của họ.
    - Khá cứng nhắc về cách người khác thực hiện nhiệm vụ của họ: Có thể bạn thường khắc khe, tập trung vào những sai sót trong kết quả người khác đạt được. Vì thế, bạn hãy công nhận những người xứng đáng, chỉ nên nói khi những điểm sai sót nhiều hơn điểm đúng. Bạn nên chấp nhận cách ăn mặc của người khác (mà bạn cho là lòe loẹt) vì đó là quyền tự do của họ, cũng như nên “thông cảm” hơn với những trường hợp họ không đáp ứng công việc đúng thời hạn…
    - Bạn là người quyết đoán, đáng tin cậy, quản lý công bằng. Tuy nhiên, bạn khá bảo thủ theo cách thức đã được lập sẵn khi thực hiện công việc và có thể khiến đồng nghiệp không hài lòng vì tự đảm nhận công việc mà không được yêu cầu hoặc quá thẳng thắn.

    * Thể hiện tính cách chăm chỉ và trách nhiệm khi tìm việc
    Bạn hãy khai thác triệt để những thế mạnh của mình, cụ thể:
    - Sẵn sàng xem xét những cơ hội nghề nghiệp đối với những ngành khác.
    - Mô tả chi tiết, phù hợp những thành tích trong quá khứ.
    - Cần chuẩn bị những câu trả lời về lập kế hoạch tương lai chứ không chỉ tập trung vào hiện tại, và chuẩn bị những câu hỏi để hỏi người phỏng vấn.
    - Hãy tỏ ra tự tin về khả năng giải quyết vấn đề, đừng quá thận trọng với những thay đổi.
    - Nên mạnh dạn, quyết đoán hơn về việc tự quảng cáo bản thân (nói nhiều hơn bình thường).
    - Hãy làm việc gì đó để trả ơn những người đã giúp bạn…


    khoinghiep.info
  3. cachua208

    cachua208 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/04/2011
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Cách hạn chế điểm yếu của người Phóng khoáng & Sáng tạo







    [​IMG] Tính cách của những người Phóng khoáng & Sáng tạo đều có thể ẩn chứa một số điểm hạn chế liên quan đến công việc. Vậy làm thể nào giảm bớt để có những hành động hiệu quả hơn và tạo chúng thành thói quen tốt.
    Những điểm mạnh của cá tính liên quan đến công việc

    - Thích khám phá những khả năng mới.
    - Hiểu đúng gốc rễ của vấn đề và giải quyết vấn đề một cách triệt để.
    - Ủng hộ sự phát triển của người khác, không ghen tị.
    - Thông cảm và hòa đồng, thúc đẩy sự hợp tác và tin tưởng.
    - Làm việc không cần giám sát nhiều, có khả năng tập trung cao độ và làm việc một mình trong khoảng thời gian dài.
    - Với vai trò là người lãnh đạo: Quan sát con người tinh tế, bạn hiểu động cơ nào thúc đẩy những người khác. Thông cảm, khuyến khích, thúc đẩy sáng tạo, nhạy cảm và kiên nhẫn là các từ ngữ mà những người trong nhóm mô tả về bạn.
    - Với vai trò là thành viên trong nhóm: Bạn có khả năng xác định những mục tiêu chung của cả nhóm, bạn có thể nhận ra được ai nên làm việc gì ngay cả khi bạn không phải là người lãnh đạo.
    Suy nghĩ tích cực và những ý tưởng kích thích sáng tạo của bạn thường khiến những người khác thêm nhiệt tình cống hiến. Những người trong nhóm tín nhiệm bạn vì giúp họ thoát khỏi những bế tắt trong sáng tạo. Tuy nhiên, bạn có thể làm những người cùng nhóm tức giận vì quá gắn bó với một giá trị mà không chia sẻ với những người còn lại trong nhóm.

    Giảm bớt những điểm hạn chế

    - Có thể quá lý tưởng mà không chú ý điểm mấu chốt, bạn hãy thực tế và lưu ý các tiểu tiết hơn bởi việc biến một ý tưởng thành hiện thực có thể phải trả giá đắt ghê gớm!
    - Bạn ít chú trọng đến các quy tắc (vì bạn cảm thấy chúng là vật cản đối với sáng tạo). Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng hiểu những lý do của người đề ra quy tắc, cũng như hãy nhớ là sự sáng tạo có thể có tác dụng trong một phạm vi nhất định và thông qua các quy tắc.
    - Bạn thường hứng thú với những dự án (ý định) mới và sau đó không hoàn thành những dự án cũ (công việc dỡ dang). Vì vậy, hãy hoàn thành hoặc giao phó những dự án “cũ” đó, như vậy bạn mới tự do cống hiến toàn bộ năng lượng cho dự án mới.
    - Bạn hãy đeo bám những mục đích của mình chứ đừng thay đổi trong chốc lát.
    - Lập một mạng lưới giao tế, nên nói nhiều hơn (nhiệt tình, sôi nổi), ngay cả khi nó khiến bạn có cảm giác giả tạo.
    - Và đừng vội tiết lộ những ý tưởng một khi bạn chưa thực hiện nghiên cứu (chỉ mới hình dung khái quát)




    khoinghiep.info

Chia sẻ trang này