1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm thấy ngu ngốc khi xin lời khuyên? Thực tế bạn sẽ trông có năng lực hơn

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi rubimos2002, 26/09/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rubimos2002

    rubimos2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2010
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]

    Nỗi sợ trông có vẻ ngu ngốc gần như là một cảm xúc có tính phổ quát ở loài người, một cảm xúc thường chuyển thành một sự từ chối tìm kiếm lời khuyên. Vì xin lời khuyên là một sự thú nhận bản thân bất tài, đúng không?

    Sai lầm chết người, ít nhất là theo một loạt nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đến từ trường kinh doanh Harvard và trường đại học University of Pennsylvania’s Wharton School, phát hiện thấy trong khi phần lớn mọi người không thích hỏi xin lời khuyên vì sợ rằng họ sẽ bị đánh giá kém vì điều đó, thì điều ngược lại mới đúng: Xin lời khuyên của ai đó, và anh/ cô ấy có khả năng xem bạn là có trình độ hơn.

    Sau đây là những điểm chính từ nghiên cứu, sẽ được xuất bản trên một tạp chí sắp đến issue of Management Science:

    Chúng ta nghĩ rằng việc xin lời khuyên sẽ làm chúng ta trông yếu kém. Trong nghiên cứu đầu tiên, những người tham gia được hướng dẫn tưởng tượng về một tình huống theo giả thuyết mà ở đó họ cần lời khuyên từ một đồng nghiệp. Sau đó họ được phân thành hai nhóm- một số người tham gia được bảo họ phải quyết định xin lời khuyên từ đồng nghiệp của họ, trong khi những người khác được bảo họ phải quyết định chống lại việc xin lời khuyên. Sau đó, tất cả những người tham gia được hướng dẫn đánh giá về việc đồng nghiệp của họ xem họ là có trình độ như thế nào. Những người xin lời khuyên cảm thấy họ sẽ bị xem là kém trình độ hơn đáng kể so với những người không xin lời khuyên.

    …Nhưng chúng ta đã sai. Xin lời khuyên làm chúng ta trông giỏi hơn. Trong nghiên cứu khác, những người tham gia được phân cặp ngẫu nhiên với một đối tác (thực tế là một máy tính), người mà họ có thể liên lạc qua IM. Họ được hướng dẫn hoàn thành một game Brainteaser và được cho biết đối tác của họ sẽ hoàn thành game brainteaser tương tự sau khi họ đã hoàn thành. Khi họ hoàn thành xong, họ nhận được một tin nhắn từ ‘đối tác’ của họ (máy tính) có nội dung: ‘Tôi hy vọng bạn làm tốt. Bạn có bất kì lời khuyên nào không?’ hoặc ‘tôi hy vọng bạn làm tốt.’ Những ngưởi tham gia được hỏi xin lời khuyên đã đánh giá ‘đối tác’ của họ là có trình độ hơn những người tham gia không được hỏi xin lời khuyên. Trò chơi càng khó thì sự phân đôi này càng lớn.

    Được hỏi xin lời khuyên làm thoả mãn cái tôi. Nghiên cứu khác là một bản sao của nghiên cứu trên, ngoại trừ việc lúc kết thúc, những người tham gia được yêu cầu đánh giá sự tự tin của họ. Những người từng được xin lời khuyên bởi ‘đối tác’ của họ thông báo về lòng tự trọng cao hơn vì, các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng, họ được tâng bốc, thoả mãn cái tôi và kết quả là, họ đánh giá đối tác của họ là có trình độ hơn.



    Nguồn

    http://www.entrepreneur.com/article/236905

Chia sẻ trang này