1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm xạ học

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi muaxuan_hn2004, 06/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Đi dã ngoại
    Kết thúc mỗi khoá học ,nếu bạn có thể tham gia đi dã ngoại cùng với Thầy và lớp thì rất tuyệt vời .CXH cũng là một môn khoa học về môi trường ,nên chỉ khi bạn có thể tiếp xúc trực tiếp với cảnh vật xung quanh thì bạn mới có thể cảm nhận và học hiểu được từ đó rất nhiều điều .
    Như khi dừng chân nghỉ ngơi ,Thầy hướng dẫn chúng tôi cách quan sát để lựa chọn những vùng đất có sinh khí . Thầy dạy chúng tôi nhận biết phân biệt những loại cây trên từng vùng đất khác nhau ,căn cứ vào hình dáng và hào quang bên ngoài của cây để nhận biết sóng địa từ trường cho từng khu vực ...Tới đây ,tôi bỗng liên tưởng tới một câu thơ của bác Bảo Sinh :
    " Trẻ thơ mở trí nhìn đời
    Cho nên luôn hỏi những lời Tại Sao ?
    Người lớn nhắm mắt ra vào
    Nhờ người dắt hộ ,tại sao - không cần ! "
    Đúng là lâu nay ta đã rất vô tình với cảnh vật thiên nhiên quanh mình ,nếu biết cách quan sát với cặp mắt và tâm hồn rộng mở như trẻ thơ ta sẽ nhận được rất nhiều thông tin ý nghĩa từ Cuộc Sống gửi tới cho mình ..
    Nhân khi có một anh hỏi Thầy rằng : Khi sử dụng đũa L ,tới nơi có sinh khí thì đũa chập lại ,tới nơi có âm khí và tử khí thì đũa dạt ra . Vậy làm sao để biết chỗ nào là âm khí và chỗ nào là tử khí ?
    Đúng là sự khác nhau này tôi đã không chú ý tới trong khi học trên lớp .Qua đây, tôi mới biết thêm về cách kết hợp đũa L cùng con lắc để phân biệt cho hai trường hợp này .
    Bổ xung cho câu hỏi đó ,Thầy chỉ ngay cho chúng tôi thấy một đám những con bọ nhỏ ,con muỗi bay vòng vòng như quanh một cái ống vô hình ở trên mặt đất gần đó .Thầy nói rằng từ những chỗ đó khí đất thoát ra,khi thử đũa L ở đó đũa sẽ đứng im không chập vào mà cũng không dạt ra. Những nơi như thế rất bất lợi với con người .
    Từ những điều như thế tôi nhận ra rằng những điều mình tưởng như đã biết thật quá ít ỏi .Từ đó cặp mắt biết mở lớn hơn để đón nhìn Cuộc Sống đầy mới mẻ .
    Trong đoàn tôi có mấy bạn mới đi học lớp cơ bản ,khi được Thầy hướng dẫn về cách xin năng lượng chữa bệnh của cây liền vui vẻ hăm hở thực hành ngay . Mãi lúc sau mới thấy bạn ấy quay về ,bạn ấy rất ngạc nhiên khi bị cây hút chặt ,và vì không kịp chuẩn bị tinh thần từ trước nên khi bị cây hút vào đầu va khẽ vào thân cây khiến bạn ấy la" ối" lên một tiếng . Đúng là có những chuyện ta không thể kể được cho nhau vì nó rất lạ lùng với thế giới ta đã từng quen thuộc ...
  2. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Về trạng thái vô thức

    RĐTG là một trong những cách có thể đưa bạn đạt đến trạng thái vô thức một cách dễ dàng .
    Có bạn hỏi : -Vậy trạng thái vô thức là như thế nào ? Vô thức phải chăng là không còn có ý thức ? Là khi đó người ta sẽ không còn biết gì nữa ?
    Ngay cả từ " Vô thức " bản thân nó cũng có thể gây ra nhiều hiểu lầm nếu bạn đã quen căn cứ vào từ ngữ để diễn dịch ý bằng sự hiểu của bản thân .
    Sự tự định nghĩa này sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng về sau ,khiến bạn khó có thể tiến xa hơn khi thâm nhập vào những thế giới sâu hơn nữa của thân thể .
    Lấy ví dụ qua một cốc nước .Trong cốc nước có lẫn rất nhiều những bụi rác ,nhiều như những ý nghĩ luôn xuất hiện trong đầu chúng ta vậy .Khi những bụi rác đó chưa lắng đọng giống như những ý nghĩ luôn vẩn vơ xuất hiện ,thì cốc nước trông rất là đục .
    RĐTG cũng tựa như khi bạn tập trung tác động lắc nhẹ cốc nước theo một chiều nhất định thật chậm . Việc đó đã khiến bụi rác trong cốc lắng lại và nước sẽ dần trở nên trong trong trẻo hơn cho tới khi dừng việc lắc lại thì bụi rác đã đọng lại trong đáy cốc .Bạn có thể quan sát thấy tận đáy của cốc nước .
    Trong RĐTG có một câu Thầy nói mà ít có người để ý ,đó là : Hãy quan sát và nhận biết trong suốt quá trình . Và chỉ như thế thôi .
    Sự quan sát và nhận biết này tương tự như việc bạn có thể theo dõi quan sát suốt quá trình làm lắng cốc nước cho tới khi nó trở nên trong trẻo .Bụi rác được lắng xuống .Đó chính là việc quan sát bản thân trong quá trình rung động cho tới khi trong bạn yên tĩnh hoàn toàn ,những tư tưởng ý nghĩ đã được lắng lại .
    Khi đó ,điều gì sẽ hiển lộ ?
    Bạn sẽ cảm nhận thấy một nguồn năng lượng mới xuất hiện ở trong bản thân mình .
    Sự Thấy ,Biết đó chính là một chiếc van an toàn rất quan trọng cho suốt cuộc hành trình của bạn sau này . Giống như một ngọn đèn sáng ,tự trong bạn thắp lên soi tỏ cả khi có sự xuất hiện của những nguồn năng lượng khác nhau phát khởi và vận động trong bạn .
    Trạng thái vô thức ở đây chính là trạng thái khi mà lực lắc tác động đã dừng lại và cốc nước ( tâm thức bạn ) đã trở nên trong trẻo .Sự trong trẻo này giúp bạn có thể nhận biết được cái gọi là Vô Tự Chân Kinh .
    Lưu ý : Nếu theo cách hiểu Vô thức là không còn ý thức ,là không còn biết gì nữa thì cũng tương tự như việc bạn đổ bỏ cốc nước lẫn bụi rác đi và còn lại duy nhất chiếc cốc trống rỗng . Hai vấn đề này là hoàn toàn sai biệt .
    Được muaxuan_hn2004 sửa chữa / chuyển vào 10:19 ngày 24/05/2006
  3. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Sự hình thành thói quen nhận biết trong RĐTG
    Ta thường không để ý về việc ta tham gia học các phương pháp tập luyện cũng tạo thành những rãnh ,những lối mòn thói quen để lại trong thân thể .
    Thân thể chúng ta là một cỗ máy vô cùng tinh xảo ,sự ghi nhớ vô thức không nằm trong bộ não mà nằm tại nơi ngay trong chính những tế bào của thân thể .
    Về sự ghi nhận rất tinh vi này của thân thể ,ý thức của bạn hoàn toàn không quen nhận biết .
    Giống như việc bạn bắt đầu làm quen với việc học đàn vậy .Tại sao khi đó người Thầy rất chú ý bạn trong việc chỉnh tư thế ngay từ lúc ban đầu ? Tư thế muốn đúng ,muốn đẹp thì bạn phải chú ý chỉnh ngay từ lúc ban đầu ,điều này rất quan trọng cũng như là để tránh cho cơ thể bạn lặp lại việc tự động ghi nhớ động tác không đúng vậy .
    Tương tự như thế là việc học ngoại ngữ .Giọng phát âm của người Thầy đầu tiên là rất quan trọng cho tai và não bạn ghi nhớ hình thành những rãnh mới về ghi âm và phát âm .Người Thầy uốn nắn ,chỉnh giọng đúng cho bạn ngay từ những buổi đầu tiên và cơ thể bạn đã ghi nhớ nó như việc cài thêm một mã mới vào gien di truyền vậy . Cơ thể tự nó đã là một cỗ máy vô cùng hoàn chỉnh mà ý thức nhận biết của bạn chỉ như là một chóp nổi của một tảng băng chìm .Ý thức không thể tự biết .
    May mắn cho những ai đã hình thành được thói quen luôn tự nhận biết trên những bước đầu trong con đường tìm kiếm,như một ngọn đèn được bật sáng và luôn soi tỏ trước những gì xuất hiện .
    Tôi nhớ tới một hình ảnh ví dụ đã thấy trên tivi :
    1- Có một người A đang đứng và một người khác B bỗng bất ngờ ném vào anh ta (A )một đống đồ dùng đang cầm trên tay . Theo phản xạ ,anh A giơ thay đỡ giữ lại được vài thứ ,còn thì rơi rớt cả .
    Hỏi anh ta : -Tại sao lại giơ tay đỡ ?
    Anh ta trả lời : -Thấy người khác ném thì theo phản xạ anh ta đỡ vậy thôi .
    Lại hỏi tiếp : -Vậy những thứ đã giữ đang cầm trên tay ,có cần thiết cho công việc hiện giờ của anh không ?
    Anh ta trả lời : -Không biết nữa ,chắc là không đúng thứ anh ta đang cần .
    Đơn giản là anh ta đã giơ tay đỡ theo phản xạ mà thôi .
    2-Một người được dặn là anh ta cần phải chuẩn bị làm thủ công .
    Khi có người ôm một đồng đồ dùng đi qua anh ta nhanh chóng chọn lấy cho mình : Giấy ,hồ ,kéo ..
    Hỏi : -Tại sao anh lại nhặt chọn những thứ đó ?
    Anh ta trả lời : -Vì nó cần thiết cho công việc của tôi .
    Câu hỏi đặt ra : -Qua hai ví dụ trên ,theo bạn ,ai sẽ là người dễ thành công và đi tới đích trước ?
    Câu trả lời thật dễ .Thông thường sẽ là người biết và chuẩn bị những gì cần thiết cho công việc ,con đường mình lựa chọn .
    Vậy ,có một câu hỏi đặt ra cho bản thân : Bạn có biết là bạn định đi tới đâu không ? Và hành trang thiết yếu cần chuẩn bị trên con đường đó là gì ?
    Việc thường tự hỏi này giúp bạn được nhiều lắm .
    Tôi liên tưởng đến một câu chuyện trong đạo Phật :
    Có một vị tăng nói với Thầy của mình :
    -Thưa Thầy ,giới luật nhiều như thế ,những hơn 200..việc nhớ và đọc ra tên đã là khó .Làm sao con có thể biết mà thực hành hết ?
    Vị Thầy trả lời :
    -Thế liệu con có thể nhớ và thực hành miên mật một giới luật không ? Đó là Chánh Niệm .
    Khi thực hành, việc quan sát nhận biết trong RĐTG cũng tương tự như việc thực hành tỉnh thức chánh niệm trong tu tập vậy .Thông qua luyện RĐTG mà thói quen nhận biết này được thiết lập và tăng cường trong cả ý thức và thân thể ngày càng mạnh mẽ hơn .Ngọn đèn nội tại ngày một sáng chói ,như ngọn hải đăng luôn giúp bạn thấy bến để cập bờ .
  4. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Up topic này lên nhỉ? Xin giới thiệu một số bài viết về Cảm xạ học:
    Quả lắc - những ứng dụng vào cuộc sống --> nhiendoan2005, trang Tử vi lý số
    Một số link do Soida đưa ra trong topic:
    Chuyện về "thầy phù thủy" chữa bệnh --> bài viết về mộ cụ Trưởng Cần, trang Công an nhân dân
    Nghiên cứu và ứng dụng cảm xạ học vào đời sống --> trang UIA
    Cảm xạ học - từ huyền bí đến khoa học --> trang vnexpress
    Cảm xạ học - từ huyền bí đến khoa học --> trang Tuổi trẻ online
    Được muoi_mot sửa chữa / chuyển vào 20:15 ngày 12/06/2006
  5. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Luyện tập RĐTG (tiếp theo )
    Riêng với RĐTG tôi tập luyện gần cả tháng trời trong thời gian Thầy dạy ở HN .Lý do một phần là vì tôi không đi học đều được các buổi sau nên chỉ dành thời gian tập cái gì mình hiểu rõ nhất .Vì thế ,trong khi mọi người bận bịu với các bài tập khác về luyện thở thì tôi chỉ quay đi quay lại với mỗi RĐTG thôi .
    Tôi cũng không cảm thấy sốt ruột ,vì từ lâu đã quen nhận biết với câu :" Nhân cơ động thì thiên cơ bất động " nên chẳng mấy khi xen cái "ý muốn " miễn cưỡng mong cầu của mình trong khi tập luyện .
    Nói là kiên nhẫn thì cũng không phải ,chẳng qua chỉ là thực tập việc quan sát chính mình mà thôi .
    Với tinh thần như thế tôi nhận thấy : rung động theo sóng của LX 1 là lâu nhất .
    Việc nhận ra nguồn NL nội tại từ buổi thực hành RĐTG lần thứ 2 và 3 trên lớp .Nhưng khi đó tôi chưa biết đó là gì ,chỉ biết gọi như thế thôi và yên tịnh quan sát sự di chuyển bên trong và sự vận động bên ngoài cơ thể mình .
    Sau này ,khi về nhà tập luyện ,sự di chuyển NL bên trong dường như đã được hoà tan với nhận biết về cơ thể vật lý nên không thấy rõ thành dòng như trước nữa .Trước cảm nhận như một dòng thì sau chỉ nhẹ như làn khói toả mà thôi .
    Tới buổi thứ 2 tập rung động theo sóng của LX 1 ở nhà ,thì tôi gặp sự sợ hãi như đã nói ở trên và việc tập đã bị dừng lại mất 2 tuần vì tôi không thể nào tập tiếp tục được .
    Khi nỗi sợ được giải toả ,tôi lại tiếp tục tập lại từ đầu và lần này thì thật lạ .Tôi thấy NL từ từ khiến mình nằm xuống ,vì không chuẩn bị trước nên tôi đành để yên cho mình nằm dưới đất lạnh ,lắng nghe xem dòng chảy trong mình muốn gì .Nhưng ,NL không vận động gì cả ,cứ dừng lại như thế thôi .Tôi lo lắng sợ nằm mãi như vậy thì không ổn ,nên bò dậy không tập nữa và tiếp tục hỏi Thầy .
    Thầy bảo tôi không nên can thiệp vào vận động bên trong như thế ,hãy kiên nhẫn và tiếp tục lắng nghe ,để cho cơ thể được tự nhiên như nó đã muốn vậy .
    Và tôi lại tiếp tục tập tiếp .Lần này ,cẩn thận hơn tôi trải chiếu thật rộng ,tha hồ muốn nằm thì nằm ,muốn múa thì múa ,tôi nghĩ thế .
    Nhưng ,cũng luôn là ở cái nhưng ấy ,sau khi kết thúc rung động cơ học xong ,chuyển sang rung động theo sóng của LX ,thì tôi thấy NL khiến chân quì xuống ,chuyển động cơ thể rất từ từ ,cẩn thận và rất đúng thứ tự trong tư thế quì .Lưng ,đầu cũng từ từ cúi gập xuống thoải mái như cúi lạy và yên tĩnh .
    Tôi quan sát ,lắng nghe mãi cho tới khi bỗng chợp ngủ quên .
    Tỉnh dậy ,nhận thấy mình đã ngủ dù tinh thần rất sảng khoái nhưng tôi cũng thấy lo và lại tiếp tục hỏi Thầy .Sự tỉnh thức là luôn cần thiết ,vậy việc điều đó khiến tôi ngủ quên thì có vấn đề gì hay không ?
    Thầy bảo tôi ,cả việc đó nữa cũng hãy để nó tự nhiên !
    Dù còn thấy lạ với điều này ,nhưng trong tôi là niềm tin tưởng nơi Thầy tuyệt đối nên lại tiếp tục tập mà chẳng còn một chút lăn tăn .Trong trạng thái tâm hoàn toàn yên tịnh .Mọi sự chú ý duy nhất hướng tới sự vận động khẽ khàng chính trong bản thân mình ,vì cảm giác sự lan toả như làn khói nên sự chú ý càng phải tập trung như đèn chiếu sáng .Sự chú ý này cần không hề gây sự miễn cưỡng ,nó cần được tự nhiên và trở thành thói quen từ sự luyện tập ,giống như chiếc đèn tích điện cảm ứng tự động bật lên khi cảm nhận bất kỳ hoạt động thay đổi nào .
    Những lần tập tiếp theo ,cũng luôn là như vậy ,thấy mình cúi mình theo dẫn dắt của dòng NL ,một tư thế cúi rạp đầu và chỉ như thế mà thôi .
    Từ đó ,tôi thấy mình như là một hạt cát nhỏ bé trong đại dương mênh mông bao la và vô tận .Cảm nhận sâu sắc về ân sủng của Cuộc Sống với tất cả mọi điều đang diễn ra xung quanh ,sự tri ân ngập tràn nơi trái tim mình mà chẳng thể diễn tả được nhiều hơn trong giới hạn của ngôn từ mà mình đã biết .
    Được muaxuan_hn2004 sửa chữa / chuyển vào 13:27 ngày 14/06/2006
  6. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Thực chiêu và hư chiêu
    Trong thế giới nhị nguyên ,mọi sự luôn tồn tại với hai mặt song hành vì đó là điều kiện cần thiết .Hình tướng hay không có hình tướng ,nếu đã có để gọi được tên hoặc dù chỉ là một thoáng ý nghĩ xuất hiện cũng không nằm ngoài qui luật này .Nếu trong Võ học có hư chiêu và thực chiêu luôn song hành thì trong CXH cũng tương tự như vậy .Chúng bổ xung và hỗ trợ cho nhau như âm với dương trong cuộc sống .
    Làm sao để nhận biết ? Điều này thì chỉ có thể tìm câu trả lời từ chính trong bản thân mình mà thôi ,qua sự thực hành của chính bản thân mình .
    Bạn không thể nhận ra nếu bạn mắc vào bên trong của một mặt .Làm sao để biết mình mắc vào một mặt ? Dù mặt trái hay phải thì cũng giống như nhau thôi . Để nhận biết được điều này bạn cần không ngừng tự hỏi trong mỗi một hành vi hay ý nghĩ .Tại sao mình làm điều này ? Tại sao mình muốn làm như thế ? Tại sao mình thích thế ?...
    Cứ liên tục tự hỏi và chiêm nghiệm cho từng hành vi ,từng ý nghĩ .Sự liên tục này hình thành một thói quen giúp bạn luôn tỉnh táo và nhận biết .Khi bạn luôn nhận biết là khi bạn thoát khỏi sự mắc dính và bạn sẽ nhìn nhận phân biệt được cái gì là thực chiêu và cái gì là hư chiêu,bởi khi đó bạn đã ở giữa đường biên thực hư rồi .
    Khi bạn thành thạo với con lắc ,bạn thích thú lắm ,bởi con lắc giúp bạn trả lời được nhiều vấn đề rất chính xác ,bạn trở nên say sưa và quên mất rằng cảm nhận với con lắc chỉ là bước đầu thiết lập gián tiếp cho việc hình thành các thói quen về cảm nhận trong chính bạn trở nên mạnh mẽ hơn .
    Giống như việc máy tính có thể giúp bạn tính toán nhanh hơn với những cấp số lớn khi cần thiết ,nhưng nó cũng sẽ làm cho khả năng tính toán của bạn phai mờ đi nếu bạn bị lệ thuộc .
    Có khi nào bạn liên tục sử dụng con lắc với những vấn đề mà có thể dễ dàng nhận biết câu trả lời nếu bạn biết quan sát một cách toàn diện hơn với những giác quan thông thường sẵn có ?
    Đôi khi chỉ cần một câu hỏi bằng miệng là bạn có thể có ngay được câu trả lời từ đối phương .Đừng có bao giờ tự giới hạn mình bạn nhé !
    Tôi luôn ghi nhớ về câu chuyện rất quen thuộc ,Đức Phật chỉ cần một đồng tiền để qua sông trong khi đạo sĩ mất 40 năm tu luyện và hãnh diện chỉ vì việc đó .
  7. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Sức mạnh từ biển khơi .​
    Nhớ có lần khi giảng trên lớp ,Thầy nói rằng để luyện âm I-Íp tương ứng LX1 ,Thầy thường đứng trước biển và phát âm khi con sóng ào ạt xô bờ ..Nhiều người tập luyện vì ngượng ngùng nên chỉ hét lên be bé,hoặc đọc kéo dài giọng ra ..như vậy thật khó đạt kết quả tốt .LX 1 khi phát âm cần thể hiện sức mạnh nội tại ,sự kiên quyết đấu tranh .Qua âm thanh có thể biết được sức lực nội tại trong bản thân mỗi người ,cũng như tình trạng sức khỏe trên từng khu vực tương ứng .
    Nhưng ở thành phố khu đông dân cư ,nếu người bình thường không biết ta đang học cảm xạ ,bỗng dưng nghe thấy tiếng một mình quát tháo chắc sẽ cảm thấy kỳ cục lắm .
    Lần này ,may mắn có dịp ra biển ,chợt nhớ lời Thầy trên lớp ,tôi liền áp dụng ngay .
    Một mình ngồi trên kè đá ,trong đêm khuya vắng lặng ,chỉ còn một mình với trời biển bao la .
    Nếu như âm thanh phát ra ở nơi rừng núi được lan tỏa vang vọng thì với biển là ngược lại .Tiếng hét to đến vỡ cả giọng như bị nuốt mất trước biển khơi ,tôi trở nên ngơ ngác khi thấy âm thanh mình hét lên biến đi đàng nào mất .Âm thanh như tan loãng ,biến mất trong hư không .Thật lạ ! Biển trời mênh mông quá ! Khiến con người bé nhỏ bỗng hóa thành kẻ ngây ngô .
    Hò hét một hồi rồi cũng rút ra được một chút kinh nghiệm .Hít một hơi cho căng đầy bụng ,nghĩ tới sức mạnh thật lớn như biển khơi ,phát âm ra và chuyển sự chú ý hướng vào bên trong mình .Âm thanh làm thân thể rung chuyển .Tiềng tròn đầy không còn tan loãng như trước nữa .Hóa ra luyện phát âm cũng thật lắm công phu .
    Biển đêm tối thẫm một màu ,gió đưa hương mặn mòi lên đầu lưỡi ,tai lắng nghe tiếng ì ầm của sóng ,mắt nhìn trải rộng khắp trời biển bao la .Bỗng cảm nhận thấy vẻ đẹp của Hoa Đại Dương sâu thẳm nơi tim mình .Ngày xưa,khi nghe câu hát ?o?anh mong tìm gặp hoa trắng về tặng em ?em ơi tình mình trắng như hoa đại dương ..? tôi đã băn khoăn không biết đó là hoa gì .Nay ngồi ngắm mặt biển đêm ,từng đợt sóng từ xa tung bọt trắng xô bờ ,từng vòng cung lan tỏa như những cánh hoa trắng nở trên mặt biển đen ,từng đợt ,từng đợt ,những cánh hoa nở tung lan tỏa mãi .
    Thế đấy ,khi thôi mong cầu bỗng nhiên được gặp gỡ .Tìm kiếm tận nơi xa vật lại ở ngay chính dưới chân mình .
  8. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Thông tin dành cho bạn .
    THÔNG BÁO
    v/v TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
    MÃ SỐ 654 NLCX - UIA
    BỘ MÔN NĂNG LƯỢNG CẢM XẠ​
    Thông báo đến các bạn Cảm xạ phía Bắc:
    Từ 8 giờ đến 11 giờ 30 ngày Thứ bảy 01 tháng 07 năm 2006, Bộ môn Năng lượng Cảm xạ - Liên Hiệp Khoa học UIA có tổ chức hội nghị công bố triển khai 3 đề tài Nghiên cứu khoa học mã số 654 NLCX-UIA:
    § ?o Ảnh hưởng của am nhạc dân tộc trong phương pháp trị liệu bằng Rung động thư giãn Cảm xạ học?.
    § ?o Ứng dụng Cảm xạ Địa sinh học trong đời sống?.
    § ?oỨng dụng Vỗ huyệt bằng Năng lượng Cảm xạ trong điều trị chứng đau vùng cổ vai?.
    Địa điểm: Hội trường Quốc gia Văn Miếu Quốc Tử Giám ?" Hà Nội.
    Rất mong các bạn Cảm xạ viên và các bạn có quan tâm đến bộ môn Năng lượng Cảm xạ đến tham dự buổi hội nghị trên.

    CHƯƠNG TRÌNH
    1. Bài phát biểu của Giáo sư ?" Tiến sĩ Vũ Hoan
    2. Bác si Dư Quang Châu báo cáo 2 đề tài: ?o Ảnh hưởng của Am nhạc dân tộc trong phương pháp trị liệu bằng Rung động thư giãn Cảm xạ học?; ?o Ứng dụng Cảm xạ Địa sinh học trong đời sống?.
    3. Bác si Nguyễn Thế Dân báo cáo đề tài: ?oỨng dụng Vỗ huyệt bằng Năng lượng Cảm xạ trong điều trị chứng đau vùng cổ vai?.
    4. Bài phát biểu của Kỹ sư Hòang Quang Vinh
    5. Bài phát biểu của Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê
    6. Bài phát biểu của Ông Vũ Thế Khanh Tổng Giám Đốc liên hiệp UIA.

    THÔNG BÁO KHAI GIẢNG ​

    BỘ MÔN NĂNG LƯỢNG CẢM XẠ
    Sẽ khai giảng 2 lớp học về Dưỡng sinh Năng lượng Cảm xạ:
    § Trình độ A&B .
    § Trình độ C.
    Lớp A&B khai giảng vào:
    * Buổi TỐI ngày 3 tháng 7 năm 2006 (từ 18giờ đến 21giờ)
    Thời gian học 1 tháng, vào các Tối thứ 2,4,6
    * Buổi CHIỀU ngày 4 tháng 7 năm 2006 (từ 14giờ đến 17giờ)
    Thời gian học 1 tháng, vào các buổi Chiều thứ 3,5,7.

    Lớp C khai giảng vào:
    * Buổi CHIỀU ngày 3 tháng 7 năm 2006 ( từ 14giờ đến 17giờ)
    Thời gian học 1 tháng, vào các buổi Chiều thứ 2,4,6.
    * Buổi TỐI ngày 4 tháng 7 năm 2006 (từ 18giờ đến 21giờ)
    Thời gian học 1 tháng, vào các buổi tối thứ 3,5,7.
    Giảng viên: Bác sĩ Dư Quang Châu
    Địa điểm học: 1 Kim Liên - phố Đông Tác ?" phường Kim Liên ?" quận Đống Đa ?" Hà Nội.
    Địa điểm đăng ký:
    1. - Dương Thị Sợi - số 1 Kim Liên ?" phố Đông Tác ?" phường Kim Liên ?" quận Đống Đa ?" Hà Nội
    Đ.T: 04. 574 53 45 ?" 04. 574 12 20 ?" Di động: 090. 4441615
    2. - Bs Nguyễn Thế Dân ?" Phòng khám Đa khoa - 71 Trần Duy Hưng ?" Hà Nội
    Đ.T: 090. 3253887
    3. - Nguyễn Hồng Hạnh ?" số 1 Đông Tác ?" phường Kim Liên ?" quận Đống Đa ?" Hà Nội
    Đ.T: 04. 9030085 (Liên hệ mua sách vỡ và dụng cụ)
    4. - Nguyễn Thư Hùng - Ngõ 63 Lạc Trung - phường Vĩnh Tuy - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội Đ.T: 04. 360444.
    5. - Thạc sỹ Hòang Sơn ?" Câu lạc bộ Kinh Dịch Thăng Long - ĐT: 098. 9646461
    Số học viên có giới hạn, mong các bạn đăng ký sớm để tiện sắp xếp phòng học.
    Đối với học viên Cảm xạ cũ, trước đây đã học những lớp Nâng cao, nếu thấy có nhu cầu (xem chương trình) thì đăng ký học lớp C, photo giấy tờ chứng minh đã học qua các lớp Cảm xạ, sẽ được giảm học phí 50%.
    Học viên đã học lớp A&B/2005-2006 thì đăng ký học tiếp lớp C.
    Học viên học lớp A/2006 thì vừa đăng ký học lớp C vừa đăng ký học lớp B ( khai giảng sau lớp A 15 ngày)

    CHƯƠNG TRÌNH LỚP A&B​
    § Khái niệm về Cảm xạ ?" Lịch sử môn Cảm xạ
    § Cơ sở khoa học của môn Cảm xạ
    § Các loại dụng cụ thường dùng trong Cảm xạ
    § Cảm xạ học ứng dụng trong đời sống
    § Cách sử dụng quả lắc cho thật chính xác (rung chân ?" 4 bước trước khi thực hành cảm xạ ?" cách sử dụng lắc và đũa)
    § Những qui định cần thiết trong việc sử dụng quả lắc
    § Trạng thái Alpha hay trạng thái vô thức
    § Lắng nghe nhạc thư giãn có lời để vô thức trước khi thực hành bài tập cảm xạ.
    § Rung động thư giãn ?" nguồn gốc và những tên gọi khác
    § Dùng đũa Michel để đo sóng từng khu vực để chuẩn bị tập luyện.
    § Hít thở nhẹ nhàng ?" nụ cười nội tâm ?" nhíu hậu môn.
    § Kiểm tra lại cách đo từng khu vực bằng đũa Michel.
    § Luyện tập Rung động thư giãn từng khu vực với nhạc Vũ điệu vô thức 1 hoặc 2.
    § Trao đổi kinh nghiệm trong luyện tập Rung động thư giãn và giải đáp thắc mắc.
    § Luyện Rung động thư giãn từng khu vực với nhạc Vũ điệu vô thức
    § Luyện Ngọai âm thanh
    § Kiểm tra sự nhạy cảm của cảm xạ viên (thử xem hình vẽ và tập phác học lại hình vẽ).
    § Khám phá ý nghĩ người khác ?" khám phá ý nghĩ người khác qua đồ vật.
    § Tìm chìa khóa, đồ vật bị mất.
    § Tìm ly nước tinh khiết hay có hoà tan.
    § Làm quen cách sử dụng Cảm xạ đồ : Đo năng lượng cơ thể, đo chỉ số Bovis.
    § Trao đổi kinh nghiệm trong Rung động thư giãn từng khu vực
    § Hít thở nhẹ nhàng ?" nụ cười nội tâm ?" nhíu hậu môn ?" ngoại âm thanh
    § Giới thiệu sơ lựơc về luân xa ?" Biểu lộ đặc tính màu sắc của từng khu vực tương ứng với các Trung tâm luân xa ?" Kiểm tra sự đóng mở của luân xa.
    § Luyện Nội âm thanh.
    § Lắng nghe nhạc người dẫn đường (nhạc Rung động thư giãn có lời ?" phần 2)
    § Rung động thư giãn tư thế ôm thân cây với nội âm thanh
    § Thác nước và tẩy rửa năng lượng xấu.
    § Tâm khí liệu pháp và luyện tâm khí liệu pháp ( Phương pháp hít thở 4 thì)
    § Tâm khí liệu pháp và luyện tâm khí liệu pháp (Phương pháp vận khí ?" đưa khí đã thông hai đường kinh Nhâm Đốc)
    § Kiểm tra sự vận khí Tâm khí liệu pháp bằng đũa Michel.
    § Tâm khí liệu pháp và luyện tâm khí liệu pháp (Phương pháp dùng 5 màu sắc Hậu Thiên nuôi đưỡng 7 màu Tiên Thiên)
    § Thu năng lượng Đất..
    § Thu năng lượng Trời.
    § Hòa đồng Năng lượng cây.
    § Giải độc và thu lấy năng lượng Mặt trời
    Mỗi tuần học 3 buổi (mỗi buổi 3 giờ) ?" học liên tục trong vòng 1 tháng.

    CHƯƠNG TRÌNH LỚP C:​
    ­ Nhắc lại vai trò của Cảm xạ Y học với Tây y ?" Đông y - Cảm xạ dự báo
    ­ Giới thiệu phương pháp Vỗ, Ấn, Dán quẻ dịch lên vùng huyệt bệnh để điều chỉnh mất cân bằng trong cơ thể.
    ­ Tìm hiểu Thần khí
    ­ Cách xử lý tình trạng mất một phần hay toàn bộ Thần khí.
    ­ Giới thiệu Vũ điệu vô thức Việt Nam, ích lợi và công dụng, áp dụng lời Cảm xạ nhạc Chầu Văn để ứng dụng thực tế trong việc tăng cường nội lực bản thân.
    ­ Hướng dẫn thực hành rung động đôi tay tạo nên nội lực phát ra từ đôi tay.
    ­ Nhắc lại Âm Dương ?" Ngũ hành và những tên gọi thống nhất cho năm hành ?" năm tạng.
    ­ Luyện tập Vũ điệu vô thức Việt Nam với bàn tay Cảm xạ.
    ­ Giới thiệu bộ mạch căn bản = phù - trầm ?" trì ?" sác ?" hư - thực để chẩn đoán.
    ­ Giới thiệu đồ hình liên hệ giữa ngũ hành với ngũ tạng:
    ­ Mối liên hệ của ?oNgũ hành? trong thiên nhiên và cơ thể.
    ­ Khu vực thể hiện bệnh trạng theo Ngũ hành, ngũ tạng. Thí dụ: ½ người bên trái thuộc Can, ½ người bên phải thuộc Phế?
    ­ Nhắc lại Nhân sinh quan của Đông y theo căn nhà phương Đông, mối liên hệ chặt chẻ của cá nhân với gia đình với xã hội.
    ­ Phương pháp sử dụng huyệt theo ngũ hành ?" ngũ tạng. Thí dụ: khi giận thì dùng tinh thần huyệt là Hồn Môn ?" Can Mộc khí huyệt - Đởm Mộc khí huyệt. Thí dụ 2: Bệnh ở mũi thuộc Phế Kim khí.
    ­ Nếu Viêm mũi thuộc Phế Kim khí mà kèm lạnh hai chân là có liên hệ đến Thận Thủy khí, lúc đó sẽ sử dụng Thận Kim khí.
    ­ Nhắc lại việc sữ dụng Ngũ hành đối với Ngũ tạng (từ ngữ được sắp xếp bắt đầu là Thổ và kết thúc là Thủy).
    ­ Biểu hiện bệnh của khí qua triệu chứng thể hiện trên cơ thể (thí dụ ½ người bên trái thuộc Can Mộc khí, từ thắt lưng trở xuống thuộc Thận Thủy khí, trán thuộc Tâm Hỏa khí, đỉnh đầu thuộc Can Mộc khí).
    ­ Giới thiệu các huyệt đạo của 5 tạng và 6 phu.
    ­ Can Mộc khí và Tâm Hỏa khí trong chẩn đoán và trị liệu bằng bàn tay Cảm xạ.
    ­ Phế Kim khí và Tỳ Thổ khí trong chẩn đoán và trị liệu bằng bàn tay Cảm xạ.
    ­ Thận Thủy khí trong chẩn đoán và điều trị bằng bàn tay Cảm xạ.
    ­ Thực hành lấy quẻ dịch cho từng huyệt đạo trong Ngũ hành ?" Ngũ khí.
    ­ Thực hành lập bệnh án - hướng dẫn chẩn đoán cho từng bệnh án.
    Mỗi tuần học 3 buổi (mỗi buổi 3 giờ) ?" học liên tục trong vòng 1 tháng.
    Học viên được cấp CHỨNG CHỈ hòan thành chương trình học, sau khi học xong chương trình lớp C.
    Học viên khi đến đăng ký, đồng thời đến 71 Trần Duy Hưng để khám tổng quát trước khi nhập học.
    Tài liệu học tập, tiền khám bệnh (được cấp và khám miễn phí).
    Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2006
    BỘ MÔN NĂNG LƯỢNG CẢM XẠ
    CHỦ NHIỆM
    DƯ QUANG CHÂU

    Lưu ý: Trong thời gian này Bộ môn Năng lượng Cảm xạ sẽ tổ chức buỗi Dã ngọai cho tất cả học viên. Chương trình Dã ngọai sẽ được thông báo trong lớp học. Mong các bạn Cảm xạ viên tham gia đầy đủ.
    Ban tồ chức
    nguồn http://camxahoc.com/cxh/index.php?id=424&&gid=83
    Được muaxuan_hn2004 sửa chữa / chuyển vào 12:36 ngày 22/06/2006
  9. khatkhaochanly

    khatkhaochanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    chị mùa xuân ơi, học phí các lớp là bao nhiêu đấy!
  10. muaxuan_hn2004

    muaxuan_hn2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Chào Khatkhaochanly,
    Theo thông tin được biết ,lớp A và B học chung luôn một tháng và học phí là 200 K .Lớp C học phí là 300 K .Giảm 50% học phí cho một số trường hợp .
    Chúc Khatkhaochanly những ngày tốt lành !

Chia sẻ trang này