1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm xúc viết về ........... Trịnh Công Sơn !

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi 1969, 15/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. 1969

    1969 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Cảm xúc viết về ........... Trịnh Công Sơn !

    Lần đầu tiên được biết tên và nghe nhạc của Ông , khi đó tôi còn là một cậu bé . Thiệt tình mà nói cảm nhận về âm nhạc của tôi lúc đó cũng giống như con người của tôi vậy ! Có nghĩa là ngây thơ hồn nhiên trong sáng và ....... rất là con nít . Bài hát có nội dung về gia đình và mang tính chất vui tươi , ngộ nghĩnh ! Tôi đón nhận như là một đứa trẻ vừa khám phá ra điều gì đó rất mới lạ đối với mình . Rồi sau đó tôi còn được nghe nhiều ca khúc khác của Ông nữa và đôi khi ngồi hát một mình ! Khoảng một thời gian dài sau đó tôi mới có dịp diện kiến " thần tượng " của mình . Lần đầu tiên được nhìn thấy Ông , lần đầu tiên được nghe Ông hát và đánh đàn , tôi vô cùng xúc động và hồi hộp chờ đợi những cảm giác tuyệt vời đó ! Lúc đó là vào năm 1986 , nhìn dáng hao gầy của Ông , tay chân hơi run nhưng trong con người của Ông vẫn còn đâu đó " nét nghệ sĩ ! " . Khi đó , tôi thầm nghĩ " tại sao một con người với sức vóc gầy guộc và yếu đuối như vậy lại là cha đẻ của hàng trăm ca khúc ?! " . Quả đúng như vậy ! Âm nhạc của Ông như những dòng thác cứ tuông trào , những ca từ , những giai điệu mượt mà cứ thay phiên nhau hòa quyện vào nhau , tạo thành những đóa hoa tươi thắm dâng đời những ca khúc tuyệt vời nhất ! Tìm hiểu về con người và cuộc đời Ông , tôi mới hiểu rằng Ông đã mất mát quá nhiều trong cuộc đời mình ! Tình yêu của Ông , nó như một giấc mơ , như một định mệnh đã trói buộc cuộc đời Ông và Ông phải mang theo trong suốt cuộc đời của mình ! Đó là cuộc đời Ông , còn ca từ trong ca khúc của Ông thì sao ? Khi còn ngồi trên ghế nhà trường ( Văn Hóa Nghệ Thuật ) , tôi được nghe thầy cô giảng giải về ca từ trong ca khúc Trịnh Công Sơn , lúc đó tôi mới hiểu rằng ca khúc của Ông không phải là ca khúc dễ hiểu ! Có thể nói như vậy vì đa số những bài hát mà Ông sáng tác đều mang tính chất " triết lý sâu sắc " , tính chất ẩn dụ , mà có khi nghe nhiều lần vẫn chưa hiểu được bài hát nói gì ?! Phải được giải thích , phải được lý giải thì nội dung bài hát mới được hiểu một cách chính xác ! Nhạc tiền chiến của Ông thì có bài có ca từ " người chết hai lần !? " . Khi nghe như vậy thì người nghe không khỏi thắc mắc và suy nghĩ : " tại sao lại chết hai lần ? " . Khi được giải nghĩa thì người nghe mới hiểu rằng : " người lính tử trận được đồng đội an táng trên chiến trường nhưng lại bị bom đạn cày xới nên có khi không tìm được thi thể !? . Bài " Diễm xưa " nói về điều gì ? Đoạn văn tả nét đẹp của người phụ nữ , vì cô gái trong ca khúc có nét đẹp như tòa tháp .......... Hay là bài " Biển nhớ " , nỗi nhớ mong da diết , rộng khắp , nỗi buồn mênh mông ........ Ông đã hình tượng hóa ca từ trong ca khúc của mình . Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng hiểu được phần nào con người Ông , tình yêu của Ông và nỗi buồn của cuộc đời Ông !
    Nói đến tên Ông , hẳn ai cũng biết và khi nghe một ca khúc nào đó người nghe sẽ dễ phân biệt và nhận biết được chất nhạc " Trịnh Công Sơn " ! Điều này cũng nói lên rằng nhạc Trịnh Công Sơn đã ngấm sâu vào tâm trí vào tâm hồn của người Việt Nam .
    Hôm nay , khi Ông đã đi xa , không ai còn có thể nhìn thấy Ông nữa , không ai còn được nghe giọng Huế trầm ấm của Ông và cũng không ai còn nghe được một tác phẩm mới nào nữa cả ! Tôi viết bài này để nói lên lòng ngưỡng mộ và tiếc thương một con người Việt Nam như Ông , Ông đã cống hiến đời mình cho nền âm nhạc Việt Nam , Ông đã mang lại cho đời những ca khúc bất hủ , những ca khúc đã đi vào lòng người , những bài hát đã làm rung động hàng triệu trái tim , hàng triệu con người Việt Nam !
    Xin chân thành cảm ơn Ban Quản Trị mạng TTVNOnline đã tạo điều kiện cho chúng tôi có dịp trao đổi , học hỏi và hiểu biết lẫn nhau ! Xin cảm ơn những thành viên đã đọc và có cùng cảm nghĩ như tôi . Nếu bài viết này không đúng hoặc không chính xác , xin quí vị vui lòng góp ý và bổ sung kiến thức cho tôi !
    Trân trọng kính chào !

    1969
  2. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    1969 này, xin được chia sẻ những cảm nghĩ của bạn về nhạc Trịnh. Cho phép lys được lan man một chút theo dòng suy nghĩ của bạn.
    "Lần đầu tiên được biết tên và nghe nhạc của Ông" , khi đó tôi còn là một cô bé. :D Có lẽ chưa đầy 10 tuổi. Bố lys có hai cái băng cassette Một cõi đi về và Liên khúc TCS 2 (chắc vậy, có hình Á hậu Vân Anh ở ngoài bìa). Những ai hát trong 2 băng đó lys không nhớ nữa (hồi đó không biết, không hiểu nhiều nên cũng chẳng quan tâm xem đó là ai, thậm chí còn không quan tâm ông TCS là ông nào nữa).
    "cảm nhận về âm nhạc của tôi lúc đó cũng giống như con người của tôi vậy ! Có nghĩa là ngây thơ hồn nhiên trong sáng và ....... rất là con nít ". lys cũng thế. Bài đầu tiên lys thích là Tình khúc Ơ-bai. Chẳng hiểu gì đâu, chỉ thấy "Tôi đi bằng nhịp điệu Một, Hai, Ba, Bốn, Năm. Em đi bằng nhịp điệu Sáu, Bảy, Tám, chín, Mười..." thì thấy hay hay vậy. Tuy nhiên, giờ lys vẫn thấy buồn cười cái cảnh con nhỏ lớp ba lớp bốn ngồi thu lu trên gác xép nghe "tưởng rằng đã quên cuộc tình sẽ yên...". Chẳng hiểu gì nhưng vẫn thấy hay hay...
    Sau này, cũng trên căn gác xép ấy, lys lại nghe "Em còn nhớ hay em đã quên, nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng...", tự dưng thấy muốn khóc, chẳng hiểu vì lẽ gì. lys ngày đó chưa biết Sài Gòn, chưa biết thế nào là quên, thế nào là nhớ...
    Cho đến lúc ấy, lys vẫn chưa biết đến tiếng hát Khánh Ly. Một ngày bố lys mang về một cuốn băng cũ kỹ, bỏ vào cái đài cũng già nua không kém. Một thứ âm thanh.. kỳ dị vang lên, Nó uể oải và buồn nản như tiếng rao chán chường của bà đồng nát một buổi ế hàng (!)... xin lỗi mọi người nếu câu này làm ai đó phật ý. Đó là lần đầu tiên lys nghe Khánh Ly. Thế mà rồi sau này lại thấy thích. Cũng không nhớ, hoặc không biết vì sao. Và nhất nhất cho rằng nghe Khánh Ly hát thì phải nghe từ một cái đài già nua, một cái băng cũ kỹ, trong một căn gác xép hơi ảm đạm và trong lòng thì không quá vui, nhưng cũng không thật buồn...

    lys
  3. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Có mấy điểm trong bài viết của 1969 lys muốn hỏi:
    1969 có nói: "Nhạc tiền chiến của Ông thì có bài có ca từ " người chết hai lần !? "
    Theo lys biết thì TCS không viết nhạc "tiền chiến". Trong một bài viết của Bửu Ý về TCS có câu: "Anh lớn lên bằng tuổi chiến tranh dứt rồi lại nối..." Và lys tin bài hát Ngụ ngôn mùa đông được sáng tác TRONG chiến tranh, chứ không phải TRƯỚC chiến tranh.
    Bài hát đó như thế này:
    "Một ngày mùa đông trên con đường mòn
    Một chiếc xe tang, trái mìn nổ chậm
    Người chết hai lần, thịt da nát tan..."
    Về cách giải thích câu này, lys không nghĩ là có thể khẳng định "người chết hai lần" ở đây lại là người lính tử trận bị thêm một lần nã đạn dội bom. Đơn giản là "người chết hai lần", không thể nói được là dân thường hay người lính, càng không thể nói đó là lính ta hay lính địch. Mỗi sinh mệnh hay "kiếp người mẹ cho" đều là thiêng liêng.
    lys lại liên tưởng đến một cái chết khác:
    "Một buổi sáng mùa xuân
    Một đứa bé yên nằm
    Bờ môi dường thầm hỏi
    Có thiên đường hay không?"
    Hẳn cái chết lần thứ hai hoàn toàn vô danh trong một ngày mùa đông ấy sẽ là câu trả lời cho cái chết của trẻ thơ vào một sáng mùa xuân này.

    lys

    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 09:12 ngày 21/07/2002
  4. Tasti

    Tasti Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    2.060
    Đã được thích:
    0
    <Tasti xin phép được chuyển bài này của mình sang Box Trịnh cho đúng nội dung>

    Nhạc Trịnh - theo như Bửu Ý nói là nhạc của "kẻ du ca về tình yêu,quê hương và thân phận". Ông gửi hồn mình và lòng mình vào mỗi nhạc phẩm,từng ca từ, giai điệu.
    Những người yêu nhạc Trịnh dường như theo cảm nhận của riêng Tasti là những người thâm trầm,rất đỗi yêu cuộc sống và những thứ mà tạo hoá đã ban cho. Họ đến với nhạc Trịnh bằng tấm lòng và sự đồng cảm chứ không phải nghe nhạc Trịnh cho thoả trí tò mò và nghe theo phong trào.
    Lần đầu tiên Tasti được nghe 1 bài hát của Trịnh <nghe lỏm> là vào năm lớp 6 với bài Tình nhớ qua giọng hát liêu trai của Khánh Ly. Vì lúc này vẫn chỉ là một đứa " Trẻ con chưa lớn để thấy quê hương " hay " Trẻ con đi hát đồng dao ngoài đường " nên chỉ nói được đúng một câu: " BUỒN !!! ". Sau khi nghe vài lần thì bắt đầu lẩm nhẩm hát theo và thấy rất lạ khi nhẩm đến câu :
    Một người về đỉnh cao
    Một người về vực sâu
    Để cuộc tình chìm mau
    Như bóng chim cuối đèo
    Đến đây thì Tasti thấy dường như có một sự so sánh hay đối lập nào đó trong nhạc Trịnh Công Sơn. Ông so sánh "cuộc tình chìm mau" với "bóng chim cuối đèo",lạ quá, độc đáo quá . "Đỉnh cao" và "vực sâu" thì có vẻ như quen thuộc nhưng cũng rất bất ngờ vì Tasti thấy hai hình ảnh này chỉ có trong nhạc đỏ như bài " Hò kéo pháo " chẳng hạn.
    Dần dần từ chỗ "nghe vì thấy lạ",tôi bắt đầu nghe < vẫn nghe lỏm > các bài hát khác của Trịnh và khi nghe đến "Tôi ơi đừng tuyệt vọng" thì quả thực nhạc Trịnh đã ngấm vào tôi từ lúc nào. Nếu ông Tố Hữu viết về lý tưởng hay chân lý CM qua hai câu " Từ ấy trông tôi bừng nắng hạ, Mặt trời chân lý chói qua tim " thì tôi chỉ dám được xin câu đầu :"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ"
    Bây giờ thì tôi nhận thấy thêm rằng nhạc Trịnh buồn nhưng nghe thì thấm. Cùng thời gian này thì nhiều người nghe nhạc của Thanh Tùng với Hoa tím ngoài sân,ngôi sao cô đơn,lối cũ ta về,...nhưng tôi thấy nhạc Thanh Tùng phần lớn là những kỉ niệm của ông ,không thể sâu sắc bằng nhạc Trịnh. Trịnh Công Sơn cũng có những bài hát từ những kỉ niệm nhưng ông đã đưa kỉ niệm vào những ca từ độc đáo, ví dụ bài Hạ Trắng có câu :
    "Áo xưa dù nhàu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau"
    Câu này được xuất phát từ sự nhớ thương,gắn bó cho tới lúc chết của hai vợ chồng già,thân sinh của một người bạn TCS ở Huế. Ít có người nhạc sĩ nào lại viết được những ca từ độc đáo như thế .
    Bộ "tài sản nhạc Trịnh" < nói hơi quá một chút > của tôi bắt đầu từ những cái băng Cassette Maxell màu đen cũ rích do một người khác "Kampuchia" cho,mừng quá và cũng sướng quá nữa chứ. Từ nay tôi đã có thể nghe thoải mái những bài hát của Trịnh < dù chỉ nghe được mấy bài trong băng> . Tôi đã có những cảm nhận khác về nhạc Trịnh. Đó là nhạc của một con người "Yêu quá đời này" .Những mối tình trong các nhạc phẩm của ông dường như cũng giống những mối tình của ông,chỉ là một thoáng nghệ sĩ,và thường không đi tới đích,như chính cuộc đời ông.
    Khi có được bộ " Hát cho quê hương VN " thì tôi mới được nghe nhạc phản chiến của Trịnh. Sâu lắng,da diết,rất thực tế và giàu tình cảm. Cái thời loạn ly chinh chiến mà Trịnh Công Sơn đã trải qua có lẽ là những năm tháng mà Trịnh viết nhiều nhạc phẩm nhất,không chỉ nhạc phản chiến mà có cả nhạc tình. Tôi thích nhất bài "Huế Sài gòn Hà nội" và "Người con gái VN da vàng"."Giọt nước mắt cho quê hương" đã trở thành tiếng khóc lầm than của "20 năm nội chiến từng ngày" . Ông muốn dân ta sẽ "Lại gần với nhau",cùng gìn giữ cái "Gia tài của Mẹ" để rồi "Nối vòng tay lớn", sau đó "Tôi sẽ đi thăm". Ông không muốn "dân mình phận long đong", dân mình không còn "hát bên những xác người"........Dân mình "Hãy yêu nhau đi" và cùng "Chờ nhìn quê hương sáng chói".
    Những điều cảm nhận được từ nhạc Trịnh có người đã xem như " Nhạc Trịnh là cả một lẽ sống " . Vậy tại sao chúng ta không gìn giữ những gì mà ông đã để lại ??? Ông đã vắt kiệt tình yêu thương cho đời,ông đang ở "Một cõi đi về", nơi có "Hạ trắng" và "Nắng thuỷ tinh" nhưng như ông đã từng nói : " Cõi đi về đó là dành cho tất cả mọi người".
    Giữ gìn nhạc Trịnh cũng chính là "Như một lời chia tay" với Trịnh Công Sơn
    Tasti
    ************************************
    Hôm qua còn thấy Ti
    Đi ra đường quốc lộ
    Hôm nay đã thấy Ti
    Đang ở bên...Ấn độ !!!
  5. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    haha... ối ối... Tình nhớ và...Hò kéo pháo....haha....
    Trêu ông Chủ tịch tí chơi. Đừng giận nhé.
    Welcome back, Mr. Tasti, our box's ... Chủ tịch (hic... dùng chữ "President" nghe sợ lắm!) !!!!!!!!!!!
    Kìa, bà con vỗ tay đi chứ!!! bộp bộp bộp... (đúng kiểu Nguyetca!)
    Này này, nói nhỏ nhé: (ai không phận sự, đề nghị bịt tai): Hai câu " Từ ấy trông tôi bừng nắng hạ, Mặt trời chân lý chói qua tim " có phải là "viết về lý tưởng hay chân lý CM " đâu! Chỉ nói về sự giác ngộ lý tưởng CM của TH thôi chứ...
    hihi... lâu lâu ông bác không vào, em thử gân cốt ông bác tí chơi... Này này, bà con không được nghe lén đâu đấy!!
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  6. Tasti

    Tasti Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    2.060
    Đã được thích:
    0
    Hic hic...tất nhiên là Tatsi làm sao "so chữ nghĩa" với Lys được ??? Hic hic..văn phong lủng củng...dân Toán-Tin thế mừ...đâu có "bay bổng xúc tích" như dân Lý được ??? hi hi
    Tasti
    ************************************
    Hôm qua còn thấy Ti
    Đi ra đường quốc lộ
    Hôm nay đã thấy Ti
    Đang ở bên...Ấn độ !!!
  7. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    hic hic... hic hic.... Em mới nói thế mà ông bác đã giận rồi? Em chỉ đùa đùa tí thôi, chứ ai cũng thấy Tasti viết hay mà (nhớ hồi Songbird21 chứ?). Cả Temely cũng khen Tasti nữa kia mà... Dân Toán Tin có một người có khả năng viết lách như Tasti thì cũng gọi là nở mày nở mặt với thiên hạ rồi. lys nói thật đấy.
    Còn em chả dám nhận làm dân chuyên Lý đâu, nhận thế thầy Bằng thầy Triệu vác roi rượt em chạy mất... Văn chương em là thứ dây cà ra dây muống, dây muống lại cuốn lên dây mồng tơi. Thôi "em trẻ dại, em đâu dám", chẳng qua đua đòi một tí, "ăn cơm mèo"một tí...
    E hèm, em Home này, Tasti giấu nghề đấy em ạ. Hắn giấu nghề đấy... Em cứ hỏi Songbird21 mà xem
    A quên, Tasti này, xem xem bài viết của ấy ho vào mục nào cho nó phù hợp đi, để ở topic này xem chừng không đúng lắm. Tớ copy bài của tớ sang Cách nghe nhạc của mỗi người rồi đấy. Ấy ngâm cứu bài của ấy đi.
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  8. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Mọi người đang chat chit đấy à ? Hic , ngăn riêng dành cho tuỳ bút và cảm nhận thì vắng teo, bà con lại thích kéo nhau ra chỗ khác nói chuyện riêng à ? IEm đề nghị post lại đúng chủ đề đi ạ !

    Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng.
    Cần phải sống để thấy nỗi tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa...
  9. 1969

    1969 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Xin chân thành cảm ơn bạn Tigerlily , bài viết của tôi có phần không chính xác về phần giải thích ca từ nhạc Trịnh , âu cũng là điều sơ suất cho bản thân mình , vậy xin có lời xin lỗi đến gia quyến Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn . Một lần nữa xin cám ơn và mong muốn bạn góp ý cùng tôi nhé !
    Chân thành cảm ơn !
    1969
  10. netinventor

    netinventor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/07/2002
    Bài viết:
    281
    Đã được thích:
    0
    Cái câu:
    Một ngày mùa đông trên con đường mòn
    Một chiếc xe tang, trái mìn nổ chậm
    Người chết hai lần, thịt da nát tan...
    Tôi hiểu thế này... một người bị chết trong chiến tranh, người nhà anh ta lấy xác về, cho lên xe tang và đem đi chôn. Trên con đường tới chỗ chôn xác, xe tang vướng phải một quả mìn và người trong xe chết hai lần. Lần trước có thể là do đạn bắn, nhưng lần sau thì do mìn nổ tan xác cùng với chiếc xe tang. Không biết có phải vậy không???
    VTC
    antidisestablishmentarianism

Chia sẻ trang này