1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm xúc Violin

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi ninja_in_mask, 15/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    ( chỗ này là viết cho mọi người, không phải viết riêng trả lời anh tocden-matden ).
    4. Về ảnh hưởng của triết học, văn hoá tới âm nhạc.
    Chúng ta có thể thống nhất điều đầu tiên là âm nhạc cũng có những tư tưởng của nó, và tư tưởng này đi theo nền văn hoá, triết học của nơi sinh thành ra các nhạc sĩ. Nghe Bach, Beethoven, Brahms, Schumann, Wagner ( toàn Đức ) khác gì so với Haydn, Mozart, Schubert ( toàn Áo ); so với Tchaikovski, Shostakovich, Prokofiev ( Nga ), ;so với Faure, Ravel, Debussy ( Pháp ) và khác gì so với Liszt, Bartok ( Hungary ). Điểm khác là rất rõ và rất nhiều.
    Một nền văn hoá tương tự ( cùng nguồn ) như Đức và Áo đã có thể cho thấy những khác biệt mang tính đặc thù trong âm nhạc của các nhạc sĩ hai nước này rồi. Nếu như điểm đặc thù của Bach, Beethoven, Brahms, Schumann, Wagner là tính vũ trụ, tổng quát và những quan niệm, suy nghĩ mang tính cộng đồng được thể hiện trong một cấu trúc lắng đọng trầm tĩnh nhưng hào hùng, mạnh mẽ thì nhạc của Haydn, Mozart có vẻ đẹp tự nhiên hơn, màu mè phô trương hơn, cung đình hơn, quí tộc hơn và hướng vào quí tộc hơn. ( tất nhiên Ideology trong âm nhạc của Haydn, Mozart cũng kinh khủng như các bác Đức thôi nhưng rất khó nhận ra -đến bây giờ em cũng không dám nói là em nghe được Mozart ).
    Sang đến người Pháp- dấu ấn của Imprêssion mạnh đến mức là Debussy, Ravel, Faure cũng sử dụng những hoà âm hiện đại gợi nên những màu sắc mờ ảo, ( tưng tửng ) như trong tranh Monet và dùng rất nhiều chất liệu từ các quốc gia "thuộc Pháp" như VN, hay các nước ở châu Phi, tương tự như các họa sĩ Pháp thời đó để tạo nên những thứ mới lạ.
    Sang đến Nga lại là một kiểu khác ( tớ không dám nói về các bác Nga- vì không dám tự tin là hiểu Ideology của hội này)- mà điển hình là sự "naive và native" rất Nga- mộc mạc, ngây thơ, lạc quan cách mạng và tràn đầy hào khí cũng như tinh thần yêu nước. Sang đến Hungary thì hơi xa quá- em không dám nói gì rồi.
    Ngoài ra, Chopin cũng là một trường hợp lạ. Ông này đẻ ở Ba Lan nhưng gốc Pháp ( bố là người Pháp sang Ba Lan sống ) và em cho rằng nhạc của Chopin cũng là nhạc Pháp nhiều hơn nói nó là đặc trưng của Ba Lan. Cuộc đời âm nhạc Chopin cũng gắn liền với nước Pháp, trong những lễ hội, tiệc tùng, những cuộc tình và sự lãng mạn ( tưng tửng ) tại nhà các quí bà quí cô quí tộc Pháp hơn là ở một vùng quê Ba Lan. Chưa kể, nước Ba Lan thời đó sùng Pháp và bắt chước Pháp tới mức quí tộc Ba Lan chỉ nói tiếng Pháp, ăn mặc kiểu Pháp và ăn chơi.v.v. kiểu Pháp.
    Nhưng tất cả những tư tưởng của các nhạc sĩ này ở đâu mà ra và ảnh hưởng bởi cái gì. Trường hợp Bach thì là thiên chúa giáo điển hình. Nhà thờ, chúa, vũ trụ, sự bắt đầu của khoa học tự nhiên là những đặc trưng của Bach. Đến Beethoven thì là ảnh hưởng của trào lưu Deutsche Idealismus ( chủ nghĩa duy tâm Đức ) mà hồi đó là Kant trong triết học và Goethe, Schilling trong văn hoá. Beethoven chịu ảnh hưởng của trào lưu này rất nhiều ( cũng có thể coi ông như một thành viên tiêu biểu của trào lưu này ??! ).
    Haydn và Mozart thì lại chịu ảnh hưởng của văn hoá cung đình, quí tộc. Nghe nó cứ hời hợt ( cảm giác đầu thôi nhé ) thế nào ấy nhưng bên trong ẩn chứa đủ cả. Điểm làm cho nhạc của hai ông này rất khó tiếp cận và thích được- có lẽ là vì văn hoá cung đình, quí tộc khác quá xa so với những gì chúng ta được trải qua trong cuộc đời. Nghe Mozart mà chỉ thấy niềm vui, ánh sáng, cung đình nhảy múa là coi như chưa biết gì về Mozart cả. Mozart tàn bạo hơn Chopin nhiều. Chopin chỉ có những nỗi buồn tiềm thức ảo não, buồn vu vơ vô cớ như một cô tiểu thư đến tuổi muốn yêu ( thèm giai ) nhưng Mozart thì là cả một sự sụp đổ kinh hoàng. Nghe Mozart tới lúc nào có cảm giác như bị sát muối vào người thì có lẽ mới có thể coi là nghe Mozart được ( tớ từng trải qua một lần, đó là hồi tớ rơi vào trạng thái đau khổ nhất -nghe Chopin và Mozart lúc đó mới thấy kinh ).
    Về các nhạc sĩ Pháp thì tớ đã nói ở trên rồi- đó là dấu ấn của chủ nghĩa ấn tượng bắt đầu từ hội hoả ảnh hưởng đến các nhạc sĩ Pháp. Về Nga, Hung.. thì thôi tớ không nói vì tớ không hiểu gì mấy về văn hoá của họ.
    5. Có cần lên gân với nhạc cổ điển không?.
    Rõ là không. Với mỗi người khác nhau thì có những thứ là quan trọng và không quan trọng khác nhau. Với một nhà toán học thì toán học có thể là thứ quan trọng nhất. Họ có thể khó chịu với những người không hiểu đạo hàm, giới hạn là gì ( khó phết đấy ! ) và chê người đó là ngu ngốc- ví dụ một tay học violin chuyên nghiệp chẳng hạn. Nhưng tay violin này lại chả coi Toán là thứ gì quan trọng cả.
    Cũng như thế, tay học violin có thể chê bọn nghe Michael Jackson- ví dụ tay nhà toán học ở trên chẳng hạn- là loại văn hoá thấp, nông dân. Nhưng bản thân nhà toán học này không quan tâm đến việc anh ta nghe gì là cao hay thấp vì anh ta chỉ coi âm nhạc là một thứ giải trí thông thường và không quan trọng đối với anh ta.
    Điểm khác biệt, vì thế chỉ là ai coi cái gì là quan trọng và có ý nghĩa đối với mình mà thôi.
    Một tay học nhạc chuyên nghiệp khác lại có thể nghe cả Michael Jackson lẫn Wagner và thích cả hai vị này như nhau ( bạn tớ , có thật ). Lúc muốn nhảy thì hắn bật Jackson lên và nhảy như choi choi, gào rú loạn xạ. Lúc khác ngồi uống cafe thì hắn chỉ bật Wagner lên nghe và ngồi ngẫm nghĩ thưởng thức từng ly từng tí một. Việc này nói chung không có ảnh hưởng gì cả.
    Vấn đề duy nhất còn lại là người ta tìm thấy cái gì hay trong các thể loại nhạc khác nhau?. Một tay học nhạc chuyên nghiệp có thể không phải là một người có khả năng thưởng thức âm nhạc thật sự ( phổ biến ). Học violin cổ điển nhưng không mấy khi nghe cổ điển mà chỉ chủ yếu nghe teen-pop, techno. Đây chính là sự "hỏng" của những người này nếu xét chung cuộc rằng teen-pop và techno là những thể loại nhạc có quá ít "vitamin và khoáng chất".
    Người ta có thể thích cùng lúc cổ điển và Beatle như nhau. Tuy đây cũng đã là một sự chênh lệch nhưng sự chênh lệch này còn chấp nhận được bởi vì dù sao Beatle cũng có những cái hay và tinh tế, ý tưởng của riêng nó.
    Ps: anh tocden-matden : trường hợp Perlman, Yo Yo Ma hiện nay chơi tả pí lù từ Barock, Jazz, Krezmer, Pop, nhạc phim Hollywood vì mục đích thương mại của các hãng đĩa như Emi, Sony đã bị giới cổ điển chỉ trích và chế giễu rất nhiều. Người ta nói rằng Perlman đã chê Szeryng trong phim "The Art of violin" rằng tiếng đàn của Szeryng giống như mọi người khác ( tức là không đặc biệt ) nhưng hiện nay chính Perlman cũng chơi chả khác gì Szeryng- thậm chí còn tồi tệ hơn vì ở Szeryng thì chỉ vì tiếng đàn của ông ấy không đặc trưng riêng còn ở Perlman thì là âm nhạc của Perlman giống như mọi thứ âm nhạc bình thường ( tầm thường ) khác, rằng Perlman đã đánh mất chính mình so với những năm 70-80.
    Bây giờ, mặc dù ở đẳng cấp hòan toàn khác so với Andre Rieu ( trường hợp thằng hề xiếc ), Vanessa Mae ( trường hợp khoe mông lấy điểm ), Charlotte Church ( trường hợp lớn lên thui chột so với hồi bé ) nhưng Perlman, Yo Yo Ma cũng đã trở thành những nghệ sĩ pop rồi.
    Thêm về YoYo Ma: ông này sinh năm 1957, là người gốc Trung Quốc nhưng đẻ ở Pháp và sau đó học Cello ở Julliard School New York và sống ở Mỹ luôn. Perlman trước đây cũng học violin ở Julliard school dưới tay Galamian và Dorothy DeLay luôn.
    The Cellist
  2. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Xin chào tất cả các bạn đã vào và đọc bài trong topic này.Tôi cảm ơn bạn Cellist đã bỏ công sức để gửi lên rất nhiều thông tin bổ ích và tương đối chính xác.Tuy nhiên, có 1 điều tôi muốn nhắc lại rằng do chỉ 1 số ít sự thiếu chính xác và do bạn không phải là người trong ngành của chúng tôi nên sự hiểu và cảm nhận không chính xác.Ví dụ nếu là 1 người chơi cello như chị Mơ chẳng hạn sẽ không nói hầu hết hay ...nếu muốn như bạn.Mặc dù vậy , tôi biết rằng bạn có nhiều thông tin hay,và bạn đã nghe nhiều nhạc kinh điển .Vì vậy,tôi đã rất tôn trọng và dành nhiều thời gian để trả lời bạn(tôi type rất chậm).Quan điểm sống của tôi là mỗi người trong XH đều có 1 vị trí và công việc và dù đó là nhà toán học hay nghệ sĩ chơi đàn ,người nông dân hay quét rác đều đáng được tôn trọng nếu họ làm tốt công việc của mình.Với tôi ,nhà toán học không biết thưởng thức nghệ thuật hay người làm nghệ thuật mà không có kiến thức về cuộc sống và XH thì rất đáng tiếc(không đáng trách)Nhưng quay sang miệt thị những người khác thì rất đáng trách (không còn là đáng tiếc nữa).Chắc có nhiều người biết rằng cái ta biết thì hữu hạn còn chưa biết là vô hạn.Điều tôi đã được học trong nhạc kinh điển là sự cân bằng và mức độ còn tuỳ thuộc vào từng công việc và còn cả tính cách của mỗi người.Học nhạc classical mà thích Michael jackson với Wagner như nhau thì theo tôi điều đó không hợp lí trong phạm vi của từ "cân bằng" mà tôi vừa nói.
    Bạn cellist à,tôi đã đưa ra ví dụ về Yehudi Menuhin chơi bản Summer Time(bản này là nhạc jazz) hay Itzhak Perlman chơi pop...v.v...là để nói về những cách nghĩ thoáng trong âm nhạc.Và điều đó không có gì xấu cả .Tuy nhiên,cái gì cũng có giới hạn và chừng mực (nếu muốn.... ).Tôi với tư cách là người chơi violon chuyên nghiệp(nếu bạn cho rằng phải có đàn khoảng 20-30 ngàn USD mới được là chuyên nghiệp thì xin lỗi tôi nhầm) khuyên bạn hãy nên từ từ mà thưởng thức một thể loại nhạc có chiều sâu và của 1 nền VH cách xa chúng ta.
    Chào bạn nhé !
  3. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Xin chào tất cả các bạn đã vào và đọc bài trong topic này.Tôi cảm ơn bạn Cellist đã bỏ công sức để gửi lên rất nhiều thông tin bổ ích và tương đối chính xác.Tuy nhiên, có 1 điều tôi muốn nhắc lại rằng do chỉ 1 số ít sự thiếu chính xác và do bạn không phải là người trong ngành của chúng tôi nên sự hiểu và cảm nhận không chính xác.Ví dụ nếu là 1 người chơi cello như chị Mơ chẳng hạn sẽ không nói hầu hết hay ...nếu muốn như bạn.Mặc dù vậy , tôi biết rằng bạn có nhiều thông tin hay,và bạn đã nghe nhiều nhạc kinh điển .Vì vậy,tôi đã rất tôn trọng và dành nhiều thời gian để trả lời bạn(tôi type rất chậm).Quan điểm sống của tôi là mỗi người trong XH đều có 1 vị trí và công việc và dù đó là nhà toán học hay nghệ sĩ chơi đàn ,người nông dân hay quét rác đều đáng được tôn trọng nếu họ làm tốt công việc của mình.Với tôi ,nhà toán học không biết thưởng thức nghệ thuật hay người làm nghệ thuật mà không có kiến thức về cuộc sống và XH thì rất đáng tiếc(không đáng trách)Nhưng quay sang miệt thị những người khác thì rất đáng trách (không còn là đáng tiếc nữa).Chắc có nhiều người biết rằng cái ta biết thì hữu hạn còn chưa biết là vô hạn.Điều tôi đã được học trong nhạc kinh điển là sự cân bằng và mức độ còn tuỳ thuộc vào từng công việc và còn cả tính cách của mỗi người.Học nhạc classical mà thích Michael jackson với Wagner như nhau thì theo tôi điều đó không hợp lí trong phạm vi của từ "cân bằng" mà tôi vừa nói.
    Bạn cellist à,tôi đã đưa ra ví dụ về Yehudi Menuhin chơi bản Summer Time(bản này là nhạc jazz) hay Itzhak Perlman chơi pop...v.v...là để nói về những cách nghĩ thoáng trong âm nhạc.Và điều đó không có gì xấu cả .Tuy nhiên,cái gì cũng có giới hạn và chừng mực (nếu muốn.... ).Tôi với tư cách là người chơi violon chuyên nghiệp(nếu bạn cho rằng phải có đàn khoảng 20-30 ngàn USD mới được là chuyên nghiệp thì xin lỗi tôi nhầm) khuyên bạn hãy nên từ từ mà thưởng thức một thể loại nhạc có chiều sâu và của 1 nền VH cách xa chúng ta.
    Chào bạn nhé !
  4. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    À, đúng là bài của tôi và bạn trùng nhau về thời gian nên nhiều khi không theo sát được.Nhưng có 1 việc xuyên suốt quá trình nói chuyện với bạn .Đó là không có gì tuyệt đối cả .Tuy nhiên ,những VD đăc biệt và quan điểm mang tính cá nhân thì theo tôi không nên kết luận ngay! Cảm ơn bạn và chúc vui !
  5. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    À, đúng là bài của tôi và bạn trùng nhau về thời gian nên nhiều khi không theo sát được.Nhưng có 1 việc xuyên suốt quá trình nói chuyện với bạn .Đó là không có gì tuyệt đối cả .Tuy nhiên ,những VD đăc biệt và quan điểm mang tính cá nhân thì theo tôi không nên kết luận ngay! Cảm ơn bạn và chúc vui !
  6. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Chào bác matden-tocden: Khi một người phát biểu một câu nói thì có nghĩa là câu nói đó chỉ là ý kiến của bản thân người nói rồi. Như vậy, thì chuyện đúng sai là vấn đề cá nhân thôi chứ không liên quan đến ai. Cô Mơ thì tất nhiên là phải phát biểu thận trọng hơn một tay ngoài nghề lông bông nghe nhạc bát nháo như em rồi.
    Ý em trong đoạn viết ví dụ về nhà toán học và người học violin ở trên là như sau : Nghề nghiệp hoặc rõ hơn là sự phân biệt cao thấp đối với những người làm những nghề khác nhau là rất buồn cười. Điều em thấy chướng tai gai mắt là rất nhiều vị học về âm nhạc, hội họa mở mồm ra chê bai dân học khoa học hay nghe nhạc Pop chẳng hạn là thiếu văn hoá, tai trâu hoặc .v.v. đại loại thế ( tất nhiên dân khoa học cũng nói lại bọn học nghệ thuật là bọn ma-cà-bông, vớ vẩn hoặc gì gì đó). Tóm lại là, nghề nào, lĩnh vực gì cũng thế và ai cũng đều có giá trị và cần được bình đẳng tương đối trong cách nhìn nhận như ý bác nói thôi.
    Thêm ít nữa: cái em viết về văn hoá, triết học có ảnh hưởng đến nhạc cổ điển chỉ là dẫn chứng do đọc, nghe và cách hiểu riêng thôi. Có thể sai rất nhiều khi nói về sự khác biệt giữa các ông nhạc sĩ Đức, Áo, Nga... Bà con ai có đọc mà quan tâm đến nhạc cổ điển thì xin tự tìm tài liệu để đọc mà so sánh. Coi như là tớ đã chỉ đặt ra một câu hỏi về sự ảnh hưởng tương tác giữa các ngành trong xã hội với nhau thôi.
    Cellist
  7. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Chào bác matden-tocden: Khi một người phát biểu một câu nói thì có nghĩa là câu nói đó chỉ là ý kiến của bản thân người nói rồi. Như vậy, thì chuyện đúng sai là vấn đề cá nhân thôi chứ không liên quan đến ai. Cô Mơ thì tất nhiên là phải phát biểu thận trọng hơn một tay ngoài nghề lông bông nghe nhạc bát nháo như em rồi.
    Ý em trong đoạn viết ví dụ về nhà toán học và người học violin ở trên là như sau : Nghề nghiệp hoặc rõ hơn là sự phân biệt cao thấp đối với những người làm những nghề khác nhau là rất buồn cười. Điều em thấy chướng tai gai mắt là rất nhiều vị học về âm nhạc, hội họa mở mồm ra chê bai dân học khoa học hay nghe nhạc Pop chẳng hạn là thiếu văn hoá, tai trâu hoặc .v.v. đại loại thế ( tất nhiên dân khoa học cũng nói lại bọn học nghệ thuật là bọn ma-cà-bông, vớ vẩn hoặc gì gì đó). Tóm lại là, nghề nào, lĩnh vực gì cũng thế và ai cũng đều có giá trị và cần được bình đẳng tương đối trong cách nhìn nhận như ý bác nói thôi.
    Thêm ít nữa: cái em viết về văn hoá, triết học có ảnh hưởng đến nhạc cổ điển chỉ là dẫn chứng do đọc, nghe và cách hiểu riêng thôi. Có thể sai rất nhiều khi nói về sự khác biệt giữa các ông nhạc sĩ Đức, Áo, Nga... Bà con ai có đọc mà quan tâm đến nhạc cổ điển thì xin tự tìm tài liệu để đọc mà so sánh. Coi như là tớ đã chỉ đặt ra một câu hỏi về sự ảnh hưởng tương tác giữa các ngành trong xã hội với nhau thôi.
    Cellist
  8. blanchechate

    blanchechate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    NGHE BIẾN TẤU DÂY SON CỦA PAGANINI
    Được BỊA bởi blanchechate
    Ngay cả khi mọi người cười nhạo
    Trước dáng đi khập khễnh
    Do chiếc giầy chồi đinh
    Paganini vẫn chơi hết mình
    Ngay cả khi những nốt trên khuông chẳng rõ hình
    Vì giá nhạc bỗng dưng đèn tắt
    Nhưng đâu cứ phải nhìn bằng mắt
    Đàn không ngừng réo rắt những huyền âm
    Ngay cả khi dây cứ đứt dần
    Ác-xê vẫn chẳng ngưng đưa đẩy
    Dưới tay con người tài năng hơn tất thẩy
    Dù còn một dây vẫn vậy mải mê
    Vĩ cầm sao hạnh phúc ghê
    Với người tri kỷ đâu nề đứt dây
    Hãy nghe khúc biến tấu này.
    Je voudrais maintenant vider jusqu'à la lie
    Ce calice mêlé de nectar et de fiel !
    Au fond de cette coupe où je buvais la vie,
    Peut-être restait-il une goutte de miel ?
  9. blanchechate

    blanchechate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    NGHE BIẾN TẤU DÂY SON CỦA PAGANINI
    Được BỊA bởi blanchechate
    Ngay cả khi mọi người cười nhạo
    Trước dáng đi khập khễnh
    Do chiếc giầy chồi đinh
    Paganini vẫn chơi hết mình
    Ngay cả khi những nốt trên khuông chẳng rõ hình
    Vì giá nhạc bỗng dưng đèn tắt
    Nhưng đâu cứ phải nhìn bằng mắt
    Đàn không ngừng réo rắt những huyền âm
    Ngay cả khi dây cứ đứt dần
    Ác-xê vẫn chẳng ngưng đưa đẩy
    Dưới tay con người tài năng hơn tất thẩy
    Dù còn một dây vẫn vậy mải mê
    Vĩ cầm sao hạnh phúc ghê
    Với người tri kỷ đâu nề đứt dây
    Hãy nghe khúc biến tấu này.
    Je voudrais maintenant vider jusqu'à la lie
    Ce calice mêlé de nectar et de fiel !
    Au fond de cette coupe où je buvais la vie,
    Peut-être restait-il une goutte de miel ?
  10. blanchechate

    blanchechate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    BÀI CA MÙA THU
    Thơ Paul Verlaine
    Dịch thơ : blanchechate
    Mùa thu cây vĩ cầm
    Buông tiếng dài nức nở
    Cứa vào trái tim tôi
    Đều đều lời đau khổ
    Tất cả như ngạt thở
    Tất cả đều tái xanh
    Khi chuông reo điểm giờ
    Ngày xưa tôi nhớ lại
    Và rồi hàng lệ nhỏ
    Tới nơi này nơi đó
    Gió đọc cuốn tôi đi
    Như gió ở nơi đây
    Cuốn lá cây vàng úa
    Les sanglots longs
    Des violons
    De l'automne
    Blessent mon c"ur
    D'une langueur monotone.
    Tout suffocant
    Et blême, quand
    Sonne l'heure,
    Je me souviens
    Des jours anciens
    Et je pleure;
    Et je m'en vais
    Au vent mauvais
    Qui m'emporte
    Deçà, delà,
    Pareil à la
    Feuille morte.
    Je voudrais maintenant vider jusqu'à la lie
    Ce calice mêlé de nectar et de fiel !
    Au fond de cette coupe où je buvais la vie,
    Peut-être restait-il une goutte de miel ?

Chia sẻ trang này