1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm xúc Violin

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi ninja_in_mask, 15/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. blanchechate

    blanchechate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    BÀI CA MÙA THU
    Thơ Paul Verlaine
    Dịch thơ : blanchechate
    Mùa thu cây vĩ cầm
    Buông tiếng dài nức nở
    Cứa vào trái tim tôi
    Đều đều lời đau khổ
    Tất cả như ngạt thở
    Tất cả đều tái xanh
    Khi chuông reo điểm giờ
    Ngày xưa tôi nhớ lại
    Và rồi hàng lệ nhỏ
    Tới nơi này nơi đó
    Gió đọc cuốn tôi đi
    Như gió ở nơi đây
    Cuốn lá cây vàng úa
    Les sanglots longs
    Des violons
    De l'automne
    Blessent mon c"ur
    D'une langueur monotone.
    Tout suffocant
    Et blême, quand
    Sonne l'heure,
    Je me souviens
    Des jours anciens
    Et je pleure;
    Et je m'en vais
    Au vent mauvais
    Qui m'emporte
    Deçà, delà,
    Pareil à la
    Feuille morte.
    Je voudrais maintenant vider jusqu'à la lie
    Ce calice mêlé de nectar et de fiel !
    Au fond de cette coupe où je buvais la vie,
    Peut-être restait-il une goutte de miel ?
  2. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Em blanche ở Pháp à? Em ở vùng nào xế? Ở Paris, Lyon thì anh có nhiều bạn lắm nhưng nghe cổ điển thì chả có mấy người.
    Cellist
  3. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Em blanche ở Pháp à? Em ở vùng nào xế? Ở Paris, Lyon thì anh có nhiều bạn lắm nhưng nghe cổ điển thì chả có mấy người.
    Cellist
  4. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Ui! Ở đây vui quá sức, nhìn các bác viết hay quá em cũng muốn góp phần nhưng mà hiện giờ chẳng có cảm xúc gì cả, đành phải mượn của người khác vậy.
    " ... Paganini nhanh nhẹn bước lên bục biểu diễn cúi chào rất thấp, vụt vươn thẳng người dậy, rồi đặt rất đẹp mắt chiếc vĩ sang một bên. Cả người ông gây ấn tượng về một cái gì đó dài quá khổ, mảnh dẻ và linh hoạt. Tóc dài, mũi dài, hai tay dài khác thường. Ngay cả chiếc vĩ hình như cũng dài hơn những chiếc vĩ thông thường. Ông rũ mạnh tóc, bằng một động tác thiếu tự nhiên hất tóc lên khỏi trán rồi đưa chiếc vĩ cao hơn đầu một chút. Enxne* hừm một tiếng diễu cợt.
    Nhưng khi Paganini vừa làm bật ra âm thanh đầu tiên thì mọi khái niệm và những thủ pháp đúng, về khiếu thẩm mỹ cao, về kỹ thuật xuất sắc đều tan thành mây khói, và chỉ có Paganini và chiếc viôlông của ông là còn lại trên mặt đất. Li-pin-xki** quả thật đã đạt đến giới hạn tối cao của kỹ thuật biểu diễn viôlông. Nhưng diễn xuất của Paganini nằm bên ngoài giới hạn đó. Trong cách chơi của ông không phải các nét lướt chạy nhanh khác thường, không phải sự trong sáng tột độ của những nốt kép, cũng không phải những âm bội rành mạnh làm khán giả phải kinh ngạc. Cái trước hết làm kinh ngạc là bản thân tiếng đàn: đấy không thể là tiếng viôlông được, đấy phải là tiếng của một nhạc cụ mà những người có mặt không biết. Chính Paganini đã tạo ra tiếng đàn đó bằng diễn xuất của ông! Tiếng đàn của ông có những âm sắc khác nhau, còn cách phân tiết nhạc thật linh hoạt cho phép ông xây dựng được các hình tượng theo ý mình, đồng thời quét sạch những truyền thống đã ăn sâu. Paganini chế giễu tính đa cảm của bọn tiểu thị dân ưa thích những bức tranh điền viên, chế diễu thói cố chấp của những nhạc sỹ bác học chuyên theo dõi ở khắp nơi những sự sai lệnh khỏi luật cân đối. Người ta có thể phẫn nộ chống lại cái ấn tượng do âm nhạc của ông gây ra nhưng sự chống đối đó không bao giờ kéo dài. Ông truyền cho mọi người sức mạnh niềm say mê của ông, ông thuyết phục bằng một thứ logic lạ lùng, nhưng đầy uy quyền, ông bắt phải quên hiện thực đi... Ngay Sô-panh cũng đôi khi quên bẵng mất anh đang ở đâu. Trong phòng yên lặng một cách náo nhiệt. Người ta tưởng như có phép lạ: người nhạc sỹ biểu diễn, dẫn dẵn thính giả theo con đường của mình. Mà những con đường của Paganini thì thường khó khăn và nguy hiểm.
    Là một chiến sỹ lãng mạng của tự do, Paganini tin vào bản chất tuyệt đẹp của con người. Ông dường như muốn nói: -Tuy con người tiềm tàng rất nhiều năng lực, nhưng chính họ lại không biết điều đó. Hãy cho phép tôi chỉ cho các bạn thấy những khả năg phong phú của các bạn! - Nhưng Paganini không thể nói "hãy cho phép!". Ông ra lệnh với đúng.
    Ông đã bắt đầu chơi một khúc nhạc mới dưới hình thức một điệu nhảy. Theo nhịp điệu có thể tưởng là điệu va-gốt. Nhưng đấy là một đoạn độc thoại bi thảm một lời than vãn thì đúng hơn. Ông giảm độ nhanh xuống một nửa: đáng nhẽ là những nét kéo nhẹ bằng vĩ thì ông lại đập mạnh: dường như ông ấn vĩ vào hàng dây đàn, và đôi khi có cảm giác là ông định dứt đứt dây đàn. Nhưng dù ông có làm gì với hàng dây chăng nữa, cũng không một dây nào bị đứt. Người ta bảo hàng dây của Paganini cũng biết nói như chiếc vĩ của ông vậy.
    Khi những tràng vỗ tay vang dội vang lên mời ông ra để hoan hô ông, Paganini lại biến thành một anh chàng gầy gò, õng ẹo, cúi rạp người gần sát đất để chào và làm những động tác thừa với chiếc vĩ. Những giọt mồ hôi to chảy ròng ròng trên đôi má hốc hác và trên mũi ông, tóc ông ướt đẫm. Cặp mắt lấp lánh lúc chơi đàn thì nay đã mờ tối. Rõ ràng là ông mệt chết người. vậy mà ông phải đảm đương phần hai của chương trình nữa, và trước mắt là giờ giải lao, trong thời gian nghỉ đó ông sẽ phải đáp lại không biết bao nhiều lời chúc mừng ..."

    Trích từ truyện CHOPIN của ÔC-GIÊ-KHỐP-SKAI-A đoạn kể về buổi biểu diễn đầu tiên của Paganini tại Vác-sa-va.
    * Enxne là giáo sư trực tiếp hướng dẫn Sôpanh ở nhạc viện Vác-sa-va. Ông vốn có những ấn tượng không tốt về Paganini do những tai tiếng của nghệ sỹ này.
    ** Ca-rôn Li-pin-xki là nghệ sỹ viôlông nổi tiếng người Balan.

    Chỉ có duy nhất 1 bầu trời


    EVERYONE! LET BE FRIEND!!!
  5. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Ui! Ở đây vui quá sức, nhìn các bác viết hay quá em cũng muốn góp phần nhưng mà hiện giờ chẳng có cảm xúc gì cả, đành phải mượn của người khác vậy.
    " ... Paganini nhanh nhẹn bước lên bục biểu diễn cúi chào rất thấp, vụt vươn thẳng người dậy, rồi đặt rất đẹp mắt chiếc vĩ sang một bên. Cả người ông gây ấn tượng về một cái gì đó dài quá khổ, mảnh dẻ và linh hoạt. Tóc dài, mũi dài, hai tay dài khác thường. Ngay cả chiếc vĩ hình như cũng dài hơn những chiếc vĩ thông thường. Ông rũ mạnh tóc, bằng một động tác thiếu tự nhiên hất tóc lên khỏi trán rồi đưa chiếc vĩ cao hơn đầu một chút. Enxne* hừm một tiếng diễu cợt.
    Nhưng khi Paganini vừa làm bật ra âm thanh đầu tiên thì mọi khái niệm và những thủ pháp đúng, về khiếu thẩm mỹ cao, về kỹ thuật xuất sắc đều tan thành mây khói, và chỉ có Paganini và chiếc viôlông của ông là còn lại trên mặt đất. Li-pin-xki** quả thật đã đạt đến giới hạn tối cao của kỹ thuật biểu diễn viôlông. Nhưng diễn xuất của Paganini nằm bên ngoài giới hạn đó. Trong cách chơi của ông không phải các nét lướt chạy nhanh khác thường, không phải sự trong sáng tột độ của những nốt kép, cũng không phải những âm bội rành mạnh làm khán giả phải kinh ngạc. Cái trước hết làm kinh ngạc là bản thân tiếng đàn: đấy không thể là tiếng viôlông được, đấy phải là tiếng của một nhạc cụ mà những người có mặt không biết. Chính Paganini đã tạo ra tiếng đàn đó bằng diễn xuất của ông! Tiếng đàn của ông có những âm sắc khác nhau, còn cách phân tiết nhạc thật linh hoạt cho phép ông xây dựng được các hình tượng theo ý mình, đồng thời quét sạch những truyền thống đã ăn sâu. Paganini chế giễu tính đa cảm của bọn tiểu thị dân ưa thích những bức tranh điền viên, chế diễu thói cố chấp của những nhạc sỹ bác học chuyên theo dõi ở khắp nơi những sự sai lệnh khỏi luật cân đối. Người ta có thể phẫn nộ chống lại cái ấn tượng do âm nhạc của ông gây ra nhưng sự chống đối đó không bao giờ kéo dài. Ông truyền cho mọi người sức mạnh niềm say mê của ông, ông thuyết phục bằng một thứ logic lạ lùng, nhưng đầy uy quyền, ông bắt phải quên hiện thực đi... Ngay Sô-panh cũng đôi khi quên bẵng mất anh đang ở đâu. Trong phòng yên lặng một cách náo nhiệt. Người ta tưởng như có phép lạ: người nhạc sỹ biểu diễn, dẫn dẵn thính giả theo con đường của mình. Mà những con đường của Paganini thì thường khó khăn và nguy hiểm.
    Là một chiến sỹ lãng mạng của tự do, Paganini tin vào bản chất tuyệt đẹp của con người. Ông dường như muốn nói: -Tuy con người tiềm tàng rất nhiều năng lực, nhưng chính họ lại không biết điều đó. Hãy cho phép tôi chỉ cho các bạn thấy những khả năg phong phú của các bạn! - Nhưng Paganini không thể nói "hãy cho phép!". Ông ra lệnh với đúng.
    Ông đã bắt đầu chơi một khúc nhạc mới dưới hình thức một điệu nhảy. Theo nhịp điệu có thể tưởng là điệu va-gốt. Nhưng đấy là một đoạn độc thoại bi thảm một lời than vãn thì đúng hơn. Ông giảm độ nhanh xuống một nửa: đáng nhẽ là những nét kéo nhẹ bằng vĩ thì ông lại đập mạnh: dường như ông ấn vĩ vào hàng dây đàn, và đôi khi có cảm giác là ông định dứt đứt dây đàn. Nhưng dù ông có làm gì với hàng dây chăng nữa, cũng không một dây nào bị đứt. Người ta bảo hàng dây của Paganini cũng biết nói như chiếc vĩ của ông vậy.
    Khi những tràng vỗ tay vang dội vang lên mời ông ra để hoan hô ông, Paganini lại biến thành một anh chàng gầy gò, õng ẹo, cúi rạp người gần sát đất để chào và làm những động tác thừa với chiếc vĩ. Những giọt mồ hôi to chảy ròng ròng trên đôi má hốc hác và trên mũi ông, tóc ông ướt đẫm. Cặp mắt lấp lánh lúc chơi đàn thì nay đã mờ tối. Rõ ràng là ông mệt chết người. vậy mà ông phải đảm đương phần hai của chương trình nữa, và trước mắt là giờ giải lao, trong thời gian nghỉ đó ông sẽ phải đáp lại không biết bao nhiều lời chúc mừng ..."

    Trích từ truyện CHOPIN của ÔC-GIÊ-KHỐP-SKAI-A đoạn kể về buổi biểu diễn đầu tiên của Paganini tại Vác-sa-va.
    * Enxne là giáo sư trực tiếp hướng dẫn Sôpanh ở nhạc viện Vác-sa-va. Ông vốn có những ấn tượng không tốt về Paganini do những tai tiếng của nghệ sỹ này.
    ** Ca-rôn Li-pin-xki là nghệ sỹ viôlông nổi tiếng người Balan.

    Chỉ có duy nhất 1 bầu trời


    EVERYONE! LET BE FRIEND!!!
  6. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Tiếng đàn Paganini đặc biệt, có lẽ nguyên nhân sâu xa nhất không phải là do Paganini chơi có nhiều màu sắc, trạng thái hơn hẳn các nhân vật khác đâu. Tất nhiên, là một người bị dãn gân như Paganini ( làm cho người ông này đi đứng dặt dẹo, cơ tay có thể căng ngang ra, các ngón tay có thể choãi ra gần như hết cỡ nên dài hơn hẳn người thường ) thì có nhiều kỹ thuật lạ cũng là chuyện bình thường rồi. Nhưng cái đàn của Paganini mới là quái đản. Cái đàn này được làm năm 1742 bởi tay của Josef Guarneri del Gesu ( cũng người Ý )- thiên tài làm violin ngang ngửa với Antonio Stradivari ( chắc ai cũng đã nghe tên ông này rồi ), thậm chí giới chuyên gia về violin còn đánh giá rằng những cây violin tốt nhất của Guarneri còn hay hơn các cây violin của Stradivari. Paganini đặt tên cho cây đàn này là "Il Cannone" ( khẩu đại bác ) vì tiếng của nó to khủng khiếp. Tiếng của nó to như vậy là do 2 nguyên nhân cơ bản:
    1. Form của đàn này rất tròn- tức là 2 phần ngực và mông của cây đàn nhìn rất tròn, mông đặc biệt nở.
    2. Thùng đàn cũng dầy hơn tất cả các cây đàn violin khác. ( ví dụ- chiều dầy của thùng đàn là 3,5 cm- trong khi đa số đàn violin chỉ dầy tầm 3,2cm ).
    Tớ có nói chuyện và hỏi vài nghệ nhân làm đàn violin nổi tiếng ở Đức và Mỹ, họ là những người đã từng thử chính cây "Il Cannone" này ( hiện đang nằm trong bảo tàng ở Genoa- quê hương của Paganini ) và làm các bản copy về nó. Họ cho biết là cầm cái đàn này mà kéo thì phải dùng lực rất nhiều nhưng tiếng đàn tạo nên thì đúng là như mình đang chơi một khẩu đại bác ấy. Tuy nhiên ( vì tiếng nó quá to, rất trầm và khoẻ thế ) để giữ được từng nốt đều hay và đẹp thì một nghệ sĩ violin phải dùng đến tận cùng khả năng của mình. Chính Paganini mặc dù yêu cây đàn cực kỳ và dùng nó suốt từ khi ông 15 tuổi cho đến chết cũng phải công nhận rằng nó cực kỳ khó sử dụng. Có lẽ nó cũng là cây violin khó sử dụng nhất trong tất cả những cây violin tốt từng tồn tại trong lịch sử. Năm 1994 nó được mang sang Mỹ để tham gia một triển lãm các cây đàn nổi tiếng của Guarneri del Gesu. Hồi đó người Ý đã huy động một trung đội đi theo bảo vệ đàn, cùng với một bảo hiểm trị giá 40 triệu$ ( !! ) cho nó. Vì thế, cây đàn "IL Cannone" mang sang VN năm 1999 do bác gì người Ý mang sang biểu diễn có lẽ chỉ là một bản copy cây Il Cannone này thôi. Tớ đoán nó là một bản copy tốt của Vuilaume hoặc John Lott từ giữa thế kỷ 19 mà thôi.
    Đây là hình của nó:
    [​IMG]
    -----------
    Ps: còn đây là cây đàn "Soil 1714 của Antonio Stradivari"-đang ở trong tay của Itzak Perlman -cây đàn được đánh giá là cây đàn tiếng hay nhất trong những cây đàn của Stradivari, cũng như là một trong vài cây đàn violin đẹp nhất lịch sử.
    Cây đàn của Anna-Sophie Mutter là "Lord Dunraven 1710 của Stradivari" cũng là một cây đàn violin tuyệt hảo nhưng so với "Soil thì nó còn thua chút ít", chứ không phải như lời em Ngọc Linh ( bạn tớ ) từng giới thiệu khi bình luận về bộ phim "Red violin" trong chương trình "Phim truyện nước ngoài chiều thứ 7" cách đây 2 năm đâu, rằng "cây đàn của Mutter là cây đàn đắt giá và tốt nhất thế giới" ( tất nhiên em Ngọc Linh cũng không biết gì về violin, chỉ đọc người khác viết thôi, nhưng người khác cũng biết hơi ít về violin nên nói sai ). Cây "Soil" hiện nay có giá khoảng 6 triệu$, còn "Lord Dunraven" hình như được định giá chỉ tầm 3 triệu $ thôi.

    Cây "Soil":
    [​IMG]
    Cellist
    Được Cellist sửa chữa / chuyển vào 14:32 ngày 30/04/2003
    Được Cellist sửa chữa / chuyển vào 14:35 ngày 30/04/2003
  7. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Tiếng đàn Paganini đặc biệt, có lẽ nguyên nhân sâu xa nhất không phải là do Paganini chơi có nhiều màu sắc, trạng thái hơn hẳn các nhân vật khác đâu. Tất nhiên, là một người bị dãn gân như Paganini ( làm cho người ông này đi đứng dặt dẹo, cơ tay có thể căng ngang ra, các ngón tay có thể choãi ra gần như hết cỡ nên dài hơn hẳn người thường ) thì có nhiều kỹ thuật lạ cũng là chuyện bình thường rồi. Nhưng cái đàn của Paganini mới là quái đản. Cái đàn này được làm năm 1742 bởi tay của Josef Guarneri del Gesu ( cũng người Ý )- thiên tài làm violin ngang ngửa với Antonio Stradivari ( chắc ai cũng đã nghe tên ông này rồi ), thậm chí giới chuyên gia về violin còn đánh giá rằng những cây violin tốt nhất của Guarneri còn hay hơn các cây violin của Stradivari. Paganini đặt tên cho cây đàn này là "Il Cannone" ( khẩu đại bác ) vì tiếng của nó to khủng khiếp. Tiếng của nó to như vậy là do 2 nguyên nhân cơ bản:
    1. Form của đàn này rất tròn- tức là 2 phần ngực và mông của cây đàn nhìn rất tròn, mông đặc biệt nở.
    2. Thùng đàn cũng dầy hơn tất cả các cây đàn violin khác. ( ví dụ- chiều dầy của thùng đàn là 3,5 cm- trong khi đa số đàn violin chỉ dầy tầm 3,2cm ).
    Tớ có nói chuyện và hỏi vài nghệ nhân làm đàn violin nổi tiếng ở Đức và Mỹ, họ là những người đã từng thử chính cây "Il Cannone" này ( hiện đang nằm trong bảo tàng ở Genoa- quê hương của Paganini ) và làm các bản copy về nó. Họ cho biết là cầm cái đàn này mà kéo thì phải dùng lực rất nhiều nhưng tiếng đàn tạo nên thì đúng là như mình đang chơi một khẩu đại bác ấy. Tuy nhiên ( vì tiếng nó quá to, rất trầm và khoẻ thế ) để giữ được từng nốt đều hay và đẹp thì một nghệ sĩ violin phải dùng đến tận cùng khả năng của mình. Chính Paganini mặc dù yêu cây đàn cực kỳ và dùng nó suốt từ khi ông 15 tuổi cho đến chết cũng phải công nhận rằng nó cực kỳ khó sử dụng. Có lẽ nó cũng là cây violin khó sử dụng nhất trong tất cả những cây violin tốt từng tồn tại trong lịch sử. Năm 1994 nó được mang sang Mỹ để tham gia một triển lãm các cây đàn nổi tiếng của Guarneri del Gesu. Hồi đó người Ý đã huy động một trung đội đi theo bảo vệ đàn, cùng với một bảo hiểm trị giá 40 triệu$ ( !! ) cho nó. Vì thế, cây đàn "IL Cannone" mang sang VN năm 1999 do bác gì người Ý mang sang biểu diễn có lẽ chỉ là một bản copy cây Il Cannone này thôi. Tớ đoán nó là một bản copy tốt của Vuilaume hoặc John Lott từ giữa thế kỷ 19 mà thôi.
    Đây là hình của nó:
    [​IMG]
    -----------
    Ps: còn đây là cây đàn "Soil 1714 của Antonio Stradivari"-đang ở trong tay của Itzak Perlman -cây đàn được đánh giá là cây đàn tiếng hay nhất trong những cây đàn của Stradivari, cũng như là một trong vài cây đàn violin đẹp nhất lịch sử.
    Cây đàn của Anna-Sophie Mutter là "Lord Dunraven 1710 của Stradivari" cũng là một cây đàn violin tuyệt hảo nhưng so với "Soil thì nó còn thua chút ít", chứ không phải như lời em Ngọc Linh ( bạn tớ ) từng giới thiệu khi bình luận về bộ phim "Red violin" trong chương trình "Phim truyện nước ngoài chiều thứ 7" cách đây 2 năm đâu, rằng "cây đàn của Mutter là cây đàn đắt giá và tốt nhất thế giới" ( tất nhiên em Ngọc Linh cũng không biết gì về violin, chỉ đọc người khác viết thôi, nhưng người khác cũng biết hơi ít về violin nên nói sai ). Cây "Soil" hiện nay có giá khoảng 6 triệu$, còn "Lord Dunraven" hình như được định giá chỉ tầm 3 triệu $ thôi.

    Cây "Soil":
    [​IMG]
    Cellist
    Được Cellist sửa chữa / chuyển vào 14:32 ngày 30/04/2003
    Được Cellist sửa chữa / chuyển vào 14:35 ngày 30/04/2003
  8. Tkaf

    Tkaf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2003
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Các bạn viết hay quá !!
    Khi nói dên VIOLIN nguời ta thường nhắc đến Paganini - thầy phù thuỷ của cây đàn VIOLIN .
    Tại thời điểm này có lẽ Vanessa mae là ứng cử viên số 1
    Hãy thử một lần nghe nhạc của cô xem ta sẽ thấy có sự kết hợp nhuần nhuyễn của âm nhạc hiện đại và âm nhạc cổ điển !Và cũng phải nói thêm đây là một trong số ít những người có thể chơi được nhạc của Paganini !!


  9. Tkaf

    Tkaf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2003
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Các bạn viết hay quá !!
    Khi nói dên VIOLIN nguời ta thường nhắc đến Paganini - thầy phù thuỷ của cây đàn VIOLIN .
    Tại thời điểm này có lẽ Vanessa mae là ứng cử viên số 1
    Hãy thử một lần nghe nhạc của cô xem ta sẽ thấy có sự kết hợp nhuần nhuyễn của âm nhạc hiện đại và âm nhạc cổ điển !Và cũng phải nói thêm đây là một trong số ít những người có thể chơi được nhạc của Paganini !!


  10. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Vanessa Mae, trong cách nhìn của toàn bộ giới violin cổ điển hay classic nói chung, là một trường hợp "con sâu bỏ rầu nồi canh". Tớ chỉ thấy em này có tài mặc váy ngắn rồi ngoáy mông cho các vị giám khảo ở dưới nhìn thốc lên thôi. Hết. Kéo violin như em Mae, nói chung chỉ dành cho trẻ con nghe.
    -----------------------------------
    Làm quái gì có cái gì gọi là Là.
    The Cellist

Chia sẻ trang này