1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm xúc Violin

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi ninja_in_mask, 15/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Thế thì bạn nhầm đấy. Bạn tớ thần tượng Heifetz nhưng nhiều khi cũng phải khó chịu vì Heifetz đánh nhiều bài khá bẩn ( phô, không sạch ..). Bác Shaw nói câu đó ( tớ biết ) nói chung cũng chỉ là một sự tán dương quá mức với Heifetz thôi. Kể cả về nhịp chẳng hạn, thì Thibaud hay Szeryng, Kreisler thậm chí có thể còn giỏi hơn Heifetz. Heifetz hầu như không bao giờ chơi sai 1/10 giây, nhưng Kreisler thì thậm chí có thể dãn, nhấn nhá lung tung ... mà kết cục cũng không bao giờ sai 1/10 giây. Thibaud thì không cần biết trước nhịp, thời gian mà có thể vào chuẩn ngay, đánh được mọi loại. Giới chuyên môn thì coi Milstein là tay kỹ thuật chuẩn nhất và perfect nhất. Nhưng nếu mà nói là siêu hạng- thật sự vô địch về kỹ thuật trong thế kỷ 20 thì phải nói tới Josef Hassid. Nếu bạn chưa biết ai tên là Hassid, thì nên tìm hiểu thử xem.
    -----------------------------------
    Làm quái gì có cái gì gọi là Là.
    The Cellist
    Được cellist sửa chữa / chuyển vào 13:49 ngày 04/05/2003
  2. minhflamenco

    minhflamenco Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Cellist, xin giới thiệu tớ là dân ghita ở HN. Chúng ta cùng chơi đàn. hỏi bạn vài điều nhé:
    Bạn có thực sự hâm mộ ai không.
    Những cây violon bạn nhắc đến có Josef Hassid ông ta là đỉnh nhất thế giới thật à.
    Mong bạn trả lời tớ theo chủ quan và sự trong sáng của bạn.
    À xin hỏi Cellist thật lòng 1 câu nữa: bạn ở nước vậy, có thấy mình đỉnh cao hơn so với dân tình nhà mình không.
  3. minhflamenco

    minhflamenco Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Cellist, xin giới thiệu tớ là dân ghita ở HN. Chúng ta cùng chơi đàn. hỏi bạn vài điều nhé:
    Bạn có thực sự hâm mộ ai không.
    Những cây violon bạn nhắc đến có Josef Hassid ông ta là đỉnh nhất thế giới thật à.
    Mong bạn trả lời tớ theo chủ quan và sự trong sáng của bạn.
    À xin hỏi Cellist thật lòng 1 câu nữa: bạn ở nước vậy, có thấy mình đỉnh cao hơn so với dân tình nhà mình không.
  4. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Chào bạn minhflamenco,
    Cái mà tớ thấy tớ được hơn, là được lợi hơn các bạn về số lượng informations mà tớ có thể tìm được thôi. Ở chỗ tớ, thư viện và sách nó nhiều như đất nên hầu như muốn tìm bất cứ ai và bất cứ thông tin gì cũng có. Ví dụ cái thư viện toán của trường tớ chẳng hạn, số đầu sách toán của nó là khoảng 10.000 cuốn. Riêng về một thứ cơ bản và nền tảng như đại số tuyến tính chẳng hạn, cũng phải có tới gần ngàn cuốn của các tác giả khác nhau.
    Về Josef Hassid, các bạn có thể biết sơ sơ thông qua cái DVD mới ra "The Art of violin" và lời nhận xét của Perlman hay Gitlis về ông ấy khi so sánh với Milstein hay Heifetz. Hassid xấu số, bị mất trí nhớ rất sớm ( khi 18 tuổi ) và nằm bệnh viện 10 năm thì chết, cho nên tất cả những gì người ta còn ghi âm được lại của ông ấy chỉ vẻn vẹn có 8 cái Encores cho violin mà ông ấy thu hồi 17-18 tuổi thôi. Tất nhiên là chỉ với 8 Encores mà có thể khẳng định ông ấy giỏi kỹ thuật hơn Heifetz thì là một việc tương đối chủ quan, nhưng thêm lời nhận xét của một nhân vật như Kreisler- người đã trực tiếp gặp cả Heifetz lẫn Hassid khi 2 ông này còn trẻ và giúp đỡ, quí mến cả 2 nữa thì chắc là sẽ đúng hơn chứ nhỉ: "Một tay violinist như X ( Kreisler ám chỉ Heifetz ) một trăm năm mới xuất hiện một lần nhưng với Hassid thì phải 200 năm".
    Tớ không phải dân violin chuyên nghiệp, nên nghe để nhận xét thì chắc chắn không thể bằng các bác như bác tocden-matden được. Nhưng rõ ràng, ví dụ về kỹ thuật Staccato- một kỹ thuật Heifetz đặc biệt nổi tiếng, thì Hassid còn làm tốt hơn: nhanh hơn, khoẻ hơn, kiểm soát được hơn.
    Về chuyện tớ có thực sự hâm mộ ai không, thì có lẽ tớ chịu không trả lời nổi rồi. Ngày bé tớ mới đá bóng, tớ cũng thần tượng Maradona. Rồi lớn lên tớ đá bóng và xem bóng đá nhiều hơn, thì cứ ai giỏi là tớ thấy thích những điểm giỏi của người ta. Với âm nhạc cũng vậy, tớ không đặc biệt thích ai, mặc dù nếu phải chọn thì tớ chọn Beethoven là người tớ thích nhất, nghe nhiều nhất. Trong giới violin thì tớ thích nhất là mấy ông popular như Kreisler, Heifetz, Hassid, Oistrakh, Menuhin, Szigeti, Szeryng, Neuve ( phụ nữ ).. Còn có một ông tớ đánh giá cao mà tớ tiếc mới chỉ được nghe thử một chút là Julian Sitkovetzky- tiếng đàn nó cứ như vàng ròng ngân nga ấy- rất đẹp. Giá mà tớ có thể sưu tập được 1 đĩa của cả ông này nữa thì hay quá. Sitkovetzky cùng thời với Leonid Kogan và Oistrakh ở Nga, nhưng cũng như Hassid, ông Sitkovetzky này số xấu, mới 32 tuổi đã chết rồi nên không được nổi tiếng đến ngày nay.
    -----------------------------------
    Làm quái gì có cái gì gọi là Là.
    The Cellist
    Được cellist sửa chữa / chuyển vào 21:18 ngày 04/05/2003
  5. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Chào bạn minhflamenco,
    Cái mà tớ thấy tớ được hơn, là được lợi hơn các bạn về số lượng informations mà tớ có thể tìm được thôi. Ở chỗ tớ, thư viện và sách nó nhiều như đất nên hầu như muốn tìm bất cứ ai và bất cứ thông tin gì cũng có. Ví dụ cái thư viện toán của trường tớ chẳng hạn, số đầu sách toán của nó là khoảng 10.000 cuốn. Riêng về một thứ cơ bản và nền tảng như đại số tuyến tính chẳng hạn, cũng phải có tới gần ngàn cuốn của các tác giả khác nhau.
    Về Josef Hassid, các bạn có thể biết sơ sơ thông qua cái DVD mới ra "The Art of violin" và lời nhận xét của Perlman hay Gitlis về ông ấy khi so sánh với Milstein hay Heifetz. Hassid xấu số, bị mất trí nhớ rất sớm ( khi 18 tuổi ) và nằm bệnh viện 10 năm thì chết, cho nên tất cả những gì người ta còn ghi âm được lại của ông ấy chỉ vẻn vẹn có 8 cái Encores cho violin mà ông ấy thu hồi 17-18 tuổi thôi. Tất nhiên là chỉ với 8 Encores mà có thể khẳng định ông ấy giỏi kỹ thuật hơn Heifetz thì là một việc tương đối chủ quan, nhưng thêm lời nhận xét của một nhân vật như Kreisler- người đã trực tiếp gặp cả Heifetz lẫn Hassid khi 2 ông này còn trẻ và giúp đỡ, quí mến cả 2 nữa thì chắc là sẽ đúng hơn chứ nhỉ: "Một tay violinist như X ( Kreisler ám chỉ Heifetz ) một trăm năm mới xuất hiện một lần nhưng với Hassid thì phải 200 năm".
    Tớ không phải dân violin chuyên nghiệp, nên nghe để nhận xét thì chắc chắn không thể bằng các bác như bác tocden-matden được. Nhưng rõ ràng, ví dụ về kỹ thuật Staccato- một kỹ thuật Heifetz đặc biệt nổi tiếng, thì Hassid còn làm tốt hơn: nhanh hơn, khoẻ hơn, kiểm soát được hơn.
    Về chuyện tớ có thực sự hâm mộ ai không, thì có lẽ tớ chịu không trả lời nổi rồi. Ngày bé tớ mới đá bóng, tớ cũng thần tượng Maradona. Rồi lớn lên tớ đá bóng và xem bóng đá nhiều hơn, thì cứ ai giỏi là tớ thấy thích những điểm giỏi của người ta. Với âm nhạc cũng vậy, tớ không đặc biệt thích ai, mặc dù nếu phải chọn thì tớ chọn Beethoven là người tớ thích nhất, nghe nhiều nhất. Trong giới violin thì tớ thích nhất là mấy ông popular như Kreisler, Heifetz, Hassid, Oistrakh, Menuhin, Szigeti, Szeryng, Neuve ( phụ nữ ).. Còn có một ông tớ đánh giá cao mà tớ tiếc mới chỉ được nghe thử một chút là Julian Sitkovetzky- tiếng đàn nó cứ như vàng ròng ngân nga ấy- rất đẹp. Giá mà tớ có thể sưu tập được 1 đĩa của cả ông này nữa thì hay quá. Sitkovetzky cùng thời với Leonid Kogan và Oistrakh ở Nga, nhưng cũng như Hassid, ông Sitkovetzky này số xấu, mới 32 tuổi đã chết rồi nên không được nổi tiếng đến ngày nay.
    -----------------------------------
    Làm quái gì có cái gì gọi là Là.
    The Cellist
    Được cellist sửa chữa / chuyển vào 21:18 ngày 04/05/2003
  6. cardiophileforever

    cardiophileforever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2003
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Hassid tớcũng đã nghe nói, "To play like him, he can not be normal"
    Nhiều khi giới chuyên môn cũng còn phải cãi nhau, dù là những vấn đề có vẻ rõ ràng nhất. Nhưng nói về Heifetz, chính Kreisler khi nghe Heifetz chơi đã từng nói với những người đứng xung quanh là ông cảm thấy có lẽ nên về đập đàn còn gì.
    Tớ cũng k0 phải là mê Heifetz lắm, phần vì hắn chới khá phô trương kĩ thuật, nhiều lúc cảm thấy trơn tuồn tuột như có dầu bôi vào đàn. Tuy nhiên kĩ thuật của hắn thì hơi bị nhiều người coi là supreme-tối cao, có khi chỉ thua Paganini hồi xưa.
    Tớ cũng thích Milstein, đặc biệt là cái Concerto của Brahms với lại đống solo của Bach. Kĩ thuật của Milstein cũng rất hoàn hảo, nhưng thua Heifetz chăng? hay là ông không phô trương như Heifetz.
    Có một bác Liên Xô mà tớ rất thích, đó là Oistrack, kĩ thuật cũng kinh mà k0 phô trương, có lẽ là cân bằng giưẫ kĩ thuật và biểu cảm, mà cũng có thể là kiểu Liên Xô phù hợp với tai người mình hơn chẳng?
    _____________________________________________________________________________
    The Lover of the Heart, the Brother of the Sea
    Được cardiophileforever sửa chữa / chuyển vào 04:59 ngày 07/05/2003
  7. cardiophileforever

    cardiophileforever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2003
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Hassid tớcũng đã nghe nói, "To play like him, he can not be normal"
    Nhiều khi giới chuyên môn cũng còn phải cãi nhau, dù là những vấn đề có vẻ rõ ràng nhất. Nhưng nói về Heifetz, chính Kreisler khi nghe Heifetz chơi đã từng nói với những người đứng xung quanh là ông cảm thấy có lẽ nên về đập đàn còn gì.
    Tớ cũng k0 phải là mê Heifetz lắm, phần vì hắn chới khá phô trương kĩ thuật, nhiều lúc cảm thấy trơn tuồn tuột như có dầu bôi vào đàn. Tuy nhiên kĩ thuật của hắn thì hơi bị nhiều người coi là supreme-tối cao, có khi chỉ thua Paganini hồi xưa.
    Tớ cũng thích Milstein, đặc biệt là cái Concerto của Brahms với lại đống solo của Bach. Kĩ thuật của Milstein cũng rất hoàn hảo, nhưng thua Heifetz chăng? hay là ông không phô trương như Heifetz.
    Có một bác Liên Xô mà tớ rất thích, đó là Oistrack, kĩ thuật cũng kinh mà k0 phô trương, có lẽ là cân bằng giưẫ kĩ thuật và biểu cảm, mà cũng có thể là kiểu Liên Xô phù hợp với tai người mình hơn chẳng?
    _____________________________________________________________________________
    The Lover of the Heart, the Brother of the Sea
    Được cardiophileforever sửa chữa / chuyển vào 04:59 ngày 07/05/2003
  8. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Kreisler nói nên đập đàn là sau khi gặp Heifetz trong một câu lạc bộ ở New york khi Heifetz mới 17 tuổi. Nhưng đó là trước khi gặp Hassid, vì Hassid lúc đó còn chưa đẻ ra.
    Nói chung là cứ nghe thật thì sẽ biết kỹ thuật ai hơn. Cậu nào muốn thử thì nên tìm thử 2 đĩa Milstein "Vignette" và đĩa Hassid duy nhất tồn tại gồm 8 encores ( thu năm 1939-1940 ) mà so sánh với mấy cái đĩa chọn lọc các Encores Heifetz chơi.
    Oistrakh đặc biệt giỏi kỹ thuật dùng Bow. Lão bạn tớ người Đức là dân dàn nhạc chuyên nghiệp kể là Oistrakh rất giỏi dùng bow nhưng nói chung không mấy khi khoe kỹ thuật vì người Nga là những khán giả có hạng hơn là khán giả Mỹ. Oistrakh và Richter- hai gã Nga gốc Do Thái ở lại Nga chơi thiên về đầu óc hơn là hai tay Nga gốc Do Thái sang Mỹ là Heifetz và Horowitz có lẽ cũng chính bởi vì khán giải hai nơi này khác nhau.
    -----------------------------------
    Người của sự thất bại
  9. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Kreisler nói nên đập đàn là sau khi gặp Heifetz trong một câu lạc bộ ở New york khi Heifetz mới 17 tuổi. Nhưng đó là trước khi gặp Hassid, vì Hassid lúc đó còn chưa đẻ ra.
    Nói chung là cứ nghe thật thì sẽ biết kỹ thuật ai hơn. Cậu nào muốn thử thì nên tìm thử 2 đĩa Milstein "Vignette" và đĩa Hassid duy nhất tồn tại gồm 8 encores ( thu năm 1939-1940 ) mà so sánh với mấy cái đĩa chọn lọc các Encores Heifetz chơi.
    Oistrakh đặc biệt giỏi kỹ thuật dùng Bow. Lão bạn tớ người Đức là dân dàn nhạc chuyên nghiệp kể là Oistrakh rất giỏi dùng bow nhưng nói chung không mấy khi khoe kỹ thuật vì người Nga là những khán giả có hạng hơn là khán giả Mỹ. Oistrakh và Richter- hai gã Nga gốc Do Thái ở lại Nga chơi thiên về đầu óc hơn là hai tay Nga gốc Do Thái sang Mỹ là Heifetz và Horowitz có lẽ cũng chính bởi vì khán giải hai nơi này khác nhau.
    -----------------------------------
    Người của sự thất bại
  10. cardiophileforever

    cardiophileforever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2003
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Oistrack có phải gốc Do Thái k0 nhỉ?
    _____________________________________________________________________________
    The Lover of the Heart, the Brother of the Sea

Chia sẻ trang này