1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm xúc Violin

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi ninja_in_mask, 15/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn toocky và haihap về những nhận xét của 2 bạn.
    To haihap: em không hiểu ý anh. Anh hoàn toàn không lên án chuyện họ cờ bạc. Chính bản thân anh cũng khoái trò đỏ đen, và đã rất nhiều lần anh cùng ngồi chơi bài với họ trong đó có cả ông Ngô Hoàng Quân_GĐ DNGHQGVN và ông Nguyễn Trí Dũng_phó GĐ DNGHQGVN. Chỉ có điều như em nói : "Miễn là họ nhiệt tình trong lúc tập, hết mình trong lúc diễn thì vẫn được". Giá được như thế thì anh phải cảm ơn họ nhiều lắm. Vượt lên trên những khó khăn đời thường của cuộc sống mưu sinh để hiến dâng mình cho loại hình nghệ thuật cao quí thì quả thật rất đáng trân trọng. Nhưng sự đời đâu có đơn giản vậy. Họ có nhiệt tình trong lúc tập, hết mình trong lúc diễn đâu. Có nhiều chuyện quả thật rất khó nói. Chơi NCĐ là phải rèn luyên hàng ngày. Đằng này bỏ bê tập luyện có khi cả tháng trời rồi mới tập, biểu diễn thì làm sao mà hay cho được. Điều này chắc em hiểu chứ?
    To toocky: Ý mình là không bàn về vấn đề này trong chủ đề này nữa. Mình sẵn sàng cùng mọi người bàn về vấn đề này đến cùng. Nhưng có lẽ chúng ta sẽ chuyển sang một topic khác. Không nên làm sai lạc đi chủ đề rất đẹp mà ninja_in_mask đã tạo ra.
    Tạm biệt nhé!
  2. toocky

    toocky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0

    Tôi chơi piano.
    Có lẽ vì thế tôi luôn phải học để làm quen với những chiếc đàn piano lạ hoắc lạ hua ở bất kỳ một phòng học nào. Tôi có chiếc đàn tập cho riêng mình, nhưng lại không thể mang nó theo tất cả mọi nơi < lẽ dĩ nhiên >. Tôi phải học cách yêu nhiều chiếc đàn piano cũng một lúc, cho dù thứ âm thanh mà chúng tạo ra khác nhau rất xa.
    Chơi violin thì khác.
    Mỗi khi nhìn một người nghệ sĩ violin nâng niu cây đàn của họ, tấu lên những khúc nhạc từ trái tim, tôi luôn cảm thấy có một sự kết nối vô hình giữa cây đàn và người nghệ sĩ. Dường như thứ âm thanh tôi đang nghe kia là sự kết hợp của 2 người bạn, dường như người nghệ sĩ đang hát bằng tiếng hát của cây đàn, còn cây đàn thì thổn thức bằng trái tim của người nghệ sĩ.
    Những cây violin tốt dường như chẳng mệt mỏi với thời gian. Mà hình như tuổi càng cao, âm thanh của chúng càng tuyệt vời.
    Và nếu một nghệ sĩ violin đưa cây đàn của mình cho bạn, và nói: " thử đánh đi ", thì tin chắc anh ta phải tin tưởng và yêu quý bạn lắm. Violin không phải là một thứ mà người ta đưa cho nhau khi mới quen. Có lẽ với người nghệ sĩ, nó như một phần cơ thể, một thứ riêng, không thể thay thế.
    Đôi lúc tôi ghen tị với thứ tình bạn đặc biệt đó. Và rồi lại thôi. Đâu phải ai cũng có thể như Horowitz mang chiếc Stainways đi khắp thế giới biểu diễn.
  3. toocky

    toocky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0

    Tôi chơi piano.
    Có lẽ vì thế tôi luôn phải học để làm quen với những chiếc đàn piano lạ hoắc lạ hua ở bất kỳ một phòng học nào. Tôi có chiếc đàn tập cho riêng mình, nhưng lại không thể mang nó theo tất cả mọi nơi < lẽ dĩ nhiên >. Tôi phải học cách yêu nhiều chiếc đàn piano cũng một lúc, cho dù thứ âm thanh mà chúng tạo ra khác nhau rất xa.
    Chơi violin thì khác.
    Mỗi khi nhìn một người nghệ sĩ violin nâng niu cây đàn của họ, tấu lên những khúc nhạc từ trái tim, tôi luôn cảm thấy có một sự kết nối vô hình giữa cây đàn và người nghệ sĩ. Dường như thứ âm thanh tôi đang nghe kia là sự kết hợp của 2 người bạn, dường như người nghệ sĩ đang hát bằng tiếng hát của cây đàn, còn cây đàn thì thổn thức bằng trái tim của người nghệ sĩ.
    Những cây violin tốt dường như chẳng mệt mỏi với thời gian. Mà hình như tuổi càng cao, âm thanh của chúng càng tuyệt vời.
    Và nếu một nghệ sĩ violin đưa cây đàn của mình cho bạn, và nói: " thử đánh đi ", thì tin chắc anh ta phải tin tưởng và yêu quý bạn lắm. Violin không phải là một thứ mà người ta đưa cho nhau khi mới quen. Có lẽ với người nghệ sĩ, nó như một phần cơ thể, một thứ riêng, không thể thay thế.
    Đôi lúc tôi ghen tị với thứ tình bạn đặc biệt đó. Và rồi lại thôi. Đâu phải ai cũng có thể như Horowitz mang chiếc Stainways đi khắp thế giới biểu diễn.
  4. na9

    na9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    he he, sao mà giống Anh thế
  5. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Anh Tết nhất rảnh rỗi hay sao mà xì-pam lôi cái topic từ hồi nào lên thế.
  6. lamthanhthuy

    lamthanhthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    574
    Đã được thích:
    0
    Đúng là... rỗi thật, đọc lại mấy topic cũ mới thấy nhiều cái hay thật, tiếc là hồi trước không đọc qua...
  7. na9

    na9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    LỜI NGƯỜI DỊCH ( Apomethe ; Tykva ;Triomphe ) :
    NGHE BIẾN TẤU TRÊN DÂY SOL CỦA PAGANINI ​
    ( Tặng T & các bạn )
    Ngay cả khi mọi người cười nhạo
    Trước dáng đi tập tễnh
    Do chiếc giày chồi đinh,
    Paganini vẫn chơi hết mình.
    Ngay cả khi những nốt trên khuông chẳng rõ hình
    Vì giá nhạc bỗng dưng đèn tắt,
    Nhưng đâu cứ phải nhìn bằng mắt
    Đàn không ngừng réo rắt những huyền âm.
    Ngay cả khi dây cứ đứt dần
    Ác-sê cũng chẳng ngưng đưa đẩy,
    Dưới tay con người tài năng hơn tất thảy
    Dù còn một dây vẫn vậy : mải mê !
    Vĩ cầm thật hạnh phúc ghê
    Với người tri kỉ đâu nề khuyết dây.
    Ở Ai cập, Mô-sê có hay ?
    Dây sol cứu rỗi hồn này nơi đây. ​
    Bản biến tấu này được Nicolo Paganini sáng tác dựa trên một chủ đề trong vở nhạc kịch "Mô-sê ở Aicập" của Rossini. Đây là một trong những bản biến tấu trên một dây đàn nổi tiếng nhất của Paganini. Nhạc sỹ Paganini trong trường hợp này quả là đồng điệu với tư tưởng của triết gia Nietzsche : "Chúng ta không nên đón nhận mà phải sáng tạo. Chúng ta không hèn đến mức ngửa tay xin sự bố thí của thần thánh", và đồng điệu với tư tưởng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương ở Việt Nam ta : ?oMà em vẫn giữ tấm lòng son?.
    Thiết nghĩ mỗi con người chúng ta như một cây đàn. Cây đàn đó lúc thì độc tấu, lúc thì tham gia trình diễn song tấu, tam tấu, tứ tấu?và giao hưởng ( Bà Chúa của âm nhạc theo Shostakovitch. ) Với những người dịch tập sách mỏng này, hạnh phúc lớn nhất là khi được tham gia vào một dàn nhạc giao hưởng, dù có thể lúc đó ít người nhận ra giọng điệu của riêng mình, dù mình ở bè trầm, dù quãng thời gian ?olên tiếng? của mình là ngắn ngủi?
    Tập thơ dịch này ( một tập hợp rất nhỏ trong vô vàn những bài thơ hay đã là nguồn cảm hứng sáng tác lieder, giao hưởng thơ hoặc các thể loại khí nhạc khác cho những nhà soạn nhạc mà chúng ta yêu thích ) là món quà gửi tới những người bạn yêu nhạc cổ điển của chúng tôi.
  8. yeudieuthucnu

    yeudieuthucnu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2003
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Làm ơn xoá hộ đoạn ví với thơ HXH nhé ....hỏng cả cảm xúc của tớ
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Các bạn đã ở thread này khá lâu mà tôi không biết .
    Xin mạo muội góp ý kiến cá nhân vì tôi chỉ là người chơi Violin
    chứ không được học hành đến nơi đến chốn.
    Tôi nghĩ rằng, mỗi đàn có cá tính riêng của nó, và những người
    viết nhạc và chơi đàn nào, thì chỉ hay với đàn đó thôi. Đàn khác
    cũng chơi được nhạc viết cho Violin, nhưng không hay. Trong
    giới đàn giây, có Bass, Cello, Viola, Violin, và bây giờ còn có
    Violin giọng cao nữa. Đàn này kích thước nhỏ hơn Violin một
    chút, và giây cao hơn Violin thêm một giây nữa như Violin cao
    hơn giây Viola. Trong các loại đàn giây này, người chơi và viết
    cho Violin nhiều nhất. Có lẽ Violin gây cảm hứng cho loài
    người hơn các đàn giây khác, nên mới như vậy, và bài viết cho
    Violin hay nhất, mà các đàn khác khó lột tả được. Đàn Violin cỡ
    nhỏ vẫn có giây như đàn Violin đủ cỡ, và thường không được
    làm tốt, chỉ vì mục đích cho học sinh tập mà thôi.
    Tôi thích các bài Violin solo, nhưng hầu hết các bài tôi biết thì
    không phải solo thật sự, mà đều cần đàn đệm. Những bài này
    khi chơi mà không có đàn đệm (thường là Piano) thì không hay,
    và không đủ. Tôi nhiều lần được coi TV những bài solo, nhưng
    không cách nào tìm được băng hay đĩa những bài đó. Tôi đã
    mua vài đĩa DVD những chương trình Violin solo, nhưng chẳng
    được đĩa nào vừa ý, hoặc tương đương với những bài tôi đã
    từng được thưởng thức.
    Đàn Violin giá 1 đến 2 nghìn đô bán ở Mỹ tuy khá tốt và hay,
    (như đàn tôi đang xài) nhưng không đủ nâng tay nghề của tay
    chuyên nghiệp, nhất là soloists. Những đàn này nếu ở ViệtNam
    thì chỉ 2/3 giá tiền mà thôi. Tôi cũng được nghe người ta chơi
    violin giá vài chục nghìn đôla ở đây, thì có thấy hơn, nhưng có
    thể vì người chơi là chính, mà vì đàn chỉ một phần nhỏ thôi. Họ
    không cho ai sờ vào đàn của họ, trong khi tôi cho trẻ con chơi
    đàn của tôi. Vì thế, tôi không được tự tay chơi đàn đắt tiền xem
    nó hay đến đâu. Những đàn dưới 1 nghìn đôla, khi thử chơi,
    thì mình đánh giá ngay được âm thanh và có thể đoán khá
    chính xác giá bán mới, và giá mua lại đàn cũ (không được 1/4
    giá mới).
    Có thể ví von thế này: thi nhảy cao, ai nhảy qua 1 mét rưỡi thì
    Zero. Nhảy qua 1.5 mét đến 1.6 thì mỗi cm được 1 điểm . Từ
    1.6 đến 1.7 thì mỗi cm được 2 điếm. Từ 1.7 đến 1.8 thì mỗi cm
    được 5 điểm. Từ 1.8 đến 1.9 thì 10 điêm/cm, vân vân. Trên 2 m
    thì 100 điểm/cm. Trên 2.1 mét thì 1.000 điểm/cm.
    Như thế, Violin 1 nghìn đô coi là đàn dở nhất, lấy làm mốc.
    Violin 1 điểm giá 2 nghìn, cứ thế tính lên đến 10 nghìn (K).
    Từ 10 K đến 50 K cứ 1 điểm hơn thì 5 K. Từ 50K đến 100K
    thì mỗi điểm được 10 K. Trên 100K thì mỗi điểm 100K. Trên
    1 triệu (M) thì mỗi điểm 1M. Trên đây chỉ là giả tưởng để ta có
    ý niệm Violin hay và giá tiền thế nào mà thôi. Tôi chỉ được coi
    và nghe đĩa nghe băng, chứ chưa bao giờ được nghe cây violin
    giá hàng triệu đôla bao giờ, nên không thể tưởng tượng nó hay
    đến mức nào.
    Tôi cũng thích 3 đàn chơi hoà nhạc: Cello, Viola, và Violin.
    Ngày xưa chị hay em gái tôi chơi Piano, còn cha tôi và tôi thi
    chơi violin. Toàn những bài dễ, loại i-tờ, nhưng đã khá hay cho
    cả nhà chúng tôi. Cái ước mơ có ít nhất 3 cây đàn giây hoà
    nhạc trong nhà đã không trở thành sự thật. Bây giờ một mình
    trên đất Mỹ, tôi đang tìm trong học sinh của mình một người
    đệm Piano cho tôi những bài i-tờ để biểu diễn kiếm tiền.
    Thành phố tôi trước đây mấy năm cũng có Club hoà nhạc nghiệp
    dư, nhưng Club bị tan vỡ. Hầu hết các band nhạc không chơi
    được nhạc cổ điển. Người nghèo chịu chơi cũng mua được xe
    hơi 3 chục nghìn đô. Người khá giả có thể mua Piano 3 chục
    nghìn đô, nhưng khó thấy ai có Violin vài nghìn đô. Nhạc Cổ
    điển chỉ giành cho những người giàu. Câu đó càng đúng ở Mỹ
    hơn ở ViệtNam.
  10. albiceleste_vnn

    albiceleste_vnn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi các bạn .... khi tôi "kiếm câu chuyện làm quà" một chút !
    Tôi hơi "giật mình" vì thấy bạn CoBeo nhận xét chính xác đến mức như "người trong nhà" vậy ... Tuy nhiên bạn nhận xét hơi nặng lời ... khiến dễ bị hiểu là thiếu khách quan . Tuy nhiên tôi không vì thế mà muốn cho câu chuyện trở nên "trầm trọng" hơn bởi tính chất "chuyên nghiệp" của DNGHVN nói riêng và các DNGH khác ( DNGH Nhà hát nhạc vũ kịch hay DNGHTPHCM ) nói chung ... vì ý thức và chất lượng chuyên môn " thật sự đáng ngại .
    Ý thức thì bằng cách nào đó có thể chỉnh đốn được ,tuy hơi muộn , nhưng chất lượng chuyên môn mới là điều đáng bàn .
    Bởi ngay trong thời gian học tại NV , bản thân những nhạc công tương lai ( không dám nói đến vị trí Solist ) cũng thiếu ý thức "chuyên nghiệp" một cách trầm trọng . Thật lòng tôi không dám trách các thầy cô trong trường , nhưng rất tiếc đó chính là thiếu sót vô cùng lớn của các thầy cô , sau đó mới đến gia đình .
    Tôi xin kể một câu chuyện phiếm ( không phải là điển hình nhưng cũng khá phổ biến ) : Tôi có một người bạn học Piano được coi là khá ( bởi điểm thi chuyên môn thường là 9,8 hoặc 10 ) đã tốt nghiệp xuất sắc ĐH Piano và hiện tại đang là giảng viên đệm cho lớp Sáng tác chỉ huy . Điều tôi bất ngờ nhất là khi tôi đến nhà chơi , tuyệt nhiên không thấy một tư liệu nào liên quan đến Nhạc Cổ Điển dưới bất kỳ hình thức nào ( CD hay DVD ) hoặc nếu có thì vô cùng hiếm . Tôi có thắc mắc thì anh ấy cười , và nói là từ nhỏ đến giờ anh ấy không hay nghe lắm , bởi không thích .....
    Tôi biết ở NV có khá nhiều người như vậy , nhất là lớp trẻ hiện nay . Điều đáng buồn là chính ngay ở trong NV là nơi họ ấp ủ nhiều ước mơ nhất mà ý thức chuyên nghiệp của họ còn thấp như vậy , thì lẽ dĩ nhiên khi bước ra XH với trăm mưu nghìn kế để mưu sinh thì không có gì là khó hiểu khi ý thức chuyên nghiệp của họ trở về con số O cả ! Bản thân tôi , khi học sinh của tôi đang học sơ cấp 4 chính quy violin trong NV mà mỗi ngày chỉ tập đàn không quá 45 phút . Tôi có bàn bạc với phụ huynh thì nhận được câu trả lời : Cháu nó chỉ thích nghe Coldplay và Greenday thôi .... với lại gia đình chẳng bao giờ hy vọng và cũng chẳng muốn cháu trở thành nghệ sỹ violin ....
    Hy vọng rất nhiều vào tương lai của nền NCĐ của Việt Nam , nhưng đến bao giờ ????

Chia sẻ trang này