1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm xúc Violin

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi ninja_in_mask, 15/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hung2452

    hung2452 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Cái chuyện cello đánh được những bài của violon thì có gì mà khó hiểu cơ chứ,tuy nhiên những bài như vậy không nhiều,và đúng là cây đàn nhị cũng có thể chơi những bản nhạc mà violon hay chơi cụ thể là "vũ khúc Rumani,hành khúc thổ nhĩ kì,hay la môt số bản nhạc khác".Còn nói đến âm vực thì tât nhiên là cello không thể có âm vực cao hơn violon được,tính ra thì cello vẫn còn thấp hơn cả viola nữa mà.
    size=4[/blue]/size=4]
  2. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Em chào bác tocden-matden. Em có phải dân chuyên nghiệp đâu. Đàn violin có tới 4 quãng 8 thì cũng không phải là vấn đề gì cả vì em cũng không để ý đến chuyện đó lắm vì không phân biệt được tới nốt Son cuối cùng trên violin với các nốt khác. Nhưng em vẫn cho rằng Cello có biên âm độ rộng hơn violin ạ. Đây là do có lần em nghe người ta chơi cello- nghe tới những nốt rất cao- ví dụ tương đương với Mi ( dây Mi của violin ) hoặc hơn thế cho nên em ước chừng ra là Cello có biên độ âm thanh rộng hơn violin thôi. Cũng có thể là tai em điếc, hoặc lãng nên nghe nhầm. Cái này xin bác kiểm tra hộ lại với ạ.
    Em nói các bản nhạc viết cho violin ( hoặc hay được chuyển soạn cho violin chơi ) thì cello cũng chơi được là vì đã nghe đĩa của một số nghệ sĩ Cello nổi tiếng chơi những bản mà những nghệ sĩ violin hay chơi. Việc này hoàn toàn khác so với việc nói rằng đàn nhị cũng chơi được các tác phẩm của violin hay chơi- vì thực tế là hầu như không thể chơi được như vậy.
    Bác tocden-matden có nhắc đến bản concerto của Mendelssohn.. nên em cũng có hứng nói ngoài rìa chút chút ạ. Chả là em thì không được biết trình độ của sinh viên/học sinh violin nhạc viện Hà Nội cao tới mức nào, nhưng để chơi được đúng nốt một bản nhạc kiểu như vậy thì cần gì phải học tới cuối trung cấp. Có khi học violin độ 4-5 năm cũng có thể đánh đúng nốt đúng nhịp được. Tuy nhiên, để đánh cho nó hay được
    thì em chả tin là ở VN có mạng nào đánh được cho ra hồn bản nhạc chút chút. Ngày xưa em nghe nói có bác Tạ Bôn là cao thủ. Anh bạn em cũng dân violin chuyên nghiệp ( Julliard school New York và Brooklyn College dưới tay Itzak Perlman có đủ chuyên nghiệp không bác ? ) cũng có công nhận là bác Tạ Bôn chơi khá lắm vì hồi anh ấy còn bé có được chứng kiến bác Bôn chơi Wienawski. Nhưng cách đây mấy năm thì em nghe một bạn khác của em bảo là được nghe bác Tạ Bôn biểu diễn trong Sài Gòn, và tiếc là bác Bôn đánh phô loạn xạ.
    Nếu có ai kể thêm ra chú Bùi Công Duy - người đoạt giải Tchaikovski U18 hồi mấy năm trước thì em cũng tin là chú này cũng đánh được Mendelssohn ra hồn. Em có được biết năm chú Bùi Công Duy đoạt giải trẻ U18 Tchaikovski thì người đoạt giải nhất chính thức cuộ thi Tchaikovski "người lớn" ( không có U iếc rì cả ) là Ilya Gringolts người Nga- hồi đó mới 17 tuổi- cũng là học trò cũng Perlman ở Brooklyn College New York, ít hơn Bùi Công Duy 1 tuổi. Tức là, nếu chú Bùi Công Duy ( lúc đó 18 ) dám thi giải chính thức thì có lẽ không lọt nổi vào vòng tứ kết/bán kết chứ đừng nói gì tới giải nhất.
    Mà thật ra, giải U18 có lẽ là giải dành cho thiếu nhi ( under 15 ) thi chứ không phải là giải dành cho các tay violin chuyên nghiệp thi. Giải Tchaikovski chính thức em nghĩ cũng không có những tay tuổi đã cao thi, mà chủ yếu là tầm thanh niên 17-25 thôi.
    Kết quả nhìn thấy về sau là sau khi cậu Duy đã hết tuổi teen ( trên 18 rồi ) nên không thể tham gia các giải U được nữa thì lập tức là chú gặp khó khăn. Cụ thể là giải Thibaud ở Pháp vừa rồi- cậu Duy mới qua được vòng loại đầu tiên ( gồm đâu như 80 thí sinh) , vào đến vòng 2 là lập tức bị loại. Em nghe nói cậu Duy cũng muốn thi vào Berliner Philharmonie nhưng có lẽ khả năng như vậy thì chưa đủ để vào được rồi. Không biết mấy năm nữa cậu ấy có tiến lên được nữa không đây?!.
    Cậu Gringolts trong một bài trả lời phỏng vấn với hãng đĩa Deutsche Grammophon có nói rằng: "Đến tuổi 18 rồi thì người thầy không còn gì về kỹ thuật để dạy cho học trò nữa mà chỉ dạy được về cách trình diễn một tác phẩm"... nghĩa là nếu cậu ấy nói đúng thì chúng ta chẳng thể hy vọng gì vào sự tiến bộ về mặt kỹ thuật của cậu Duy mà chỉ còn hy vọng vào sự thấu hiểu sâu sắc hơn các tác phẩm của cậu ta mà thôi. Hy vọng một ngày nào đó em sẽ có dịp nghe cậu Duy biểu diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội với một giàn nhạc đủ chất lượng ( không tính cái dàn nhạc giao hưởng VN hiện nay, mà thực chất là con ông cháu cha thì có ghế và bác concertmaster cái gì Thành là phó giám đốc nhạc viện cho nên đánh dở gần nôn vẫn được ngồi đánh ) và một bác chỉ huy biết phải vung tay thế nào để dàn nhạc người ta đánh theo chứ không phải cứ vung bừa lên cho đẹp mắt.
    The Cellist
  3. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Em chào bác tocden-matden. Em có phải dân chuyên nghiệp đâu. Đàn violin có tới 4 quãng 8 thì cũng không phải là vấn đề gì cả vì em cũng không để ý đến chuyện đó lắm vì không phân biệt được tới nốt Son cuối cùng trên violin với các nốt khác. Nhưng em vẫn cho rằng Cello có biên âm độ rộng hơn violin ạ. Đây là do có lần em nghe người ta chơi cello- nghe tới những nốt rất cao- ví dụ tương đương với Mi ( dây Mi của violin ) hoặc hơn thế cho nên em ước chừng ra là Cello có biên độ âm thanh rộng hơn violin thôi. Cũng có thể là tai em điếc, hoặc lãng nên nghe nhầm. Cái này xin bác kiểm tra hộ lại với ạ.
    Em nói các bản nhạc viết cho violin ( hoặc hay được chuyển soạn cho violin chơi ) thì cello cũng chơi được là vì đã nghe đĩa của một số nghệ sĩ Cello nổi tiếng chơi những bản mà những nghệ sĩ violin hay chơi. Việc này hoàn toàn khác so với việc nói rằng đàn nhị cũng chơi được các tác phẩm của violin hay chơi- vì thực tế là hầu như không thể chơi được như vậy.
    Bác tocden-matden có nhắc đến bản concerto của Mendelssohn.. nên em cũng có hứng nói ngoài rìa chút chút ạ. Chả là em thì không được biết trình độ của sinh viên/học sinh violin nhạc viện Hà Nội cao tới mức nào, nhưng để chơi được đúng nốt một bản nhạc kiểu như vậy thì cần gì phải học tới cuối trung cấp. Có khi học violin độ 4-5 năm cũng có thể đánh đúng nốt đúng nhịp được. Tuy nhiên, để đánh cho nó hay được
    thì em chả tin là ở VN có mạng nào đánh được cho ra hồn bản nhạc chút chút. Ngày xưa em nghe nói có bác Tạ Bôn là cao thủ. Anh bạn em cũng dân violin chuyên nghiệp ( Julliard school New York và Brooklyn College dưới tay Itzak Perlman có đủ chuyên nghiệp không bác ? ) cũng có công nhận là bác Tạ Bôn chơi khá lắm vì hồi anh ấy còn bé có được chứng kiến bác Bôn chơi Wienawski. Nhưng cách đây mấy năm thì em nghe một bạn khác của em bảo là được nghe bác Tạ Bôn biểu diễn trong Sài Gòn, và tiếc là bác Bôn đánh phô loạn xạ.
    Nếu có ai kể thêm ra chú Bùi Công Duy - người đoạt giải Tchaikovski U18 hồi mấy năm trước thì em cũng tin là chú này cũng đánh được Mendelssohn ra hồn. Em có được biết năm chú Bùi Công Duy đoạt giải trẻ U18 Tchaikovski thì người đoạt giải nhất chính thức cuộ thi Tchaikovski "người lớn" ( không có U iếc rì cả ) là Ilya Gringolts người Nga- hồi đó mới 17 tuổi- cũng là học trò cũng Perlman ở Brooklyn College New York, ít hơn Bùi Công Duy 1 tuổi. Tức là, nếu chú Bùi Công Duy ( lúc đó 18 ) dám thi giải chính thức thì có lẽ không lọt nổi vào vòng tứ kết/bán kết chứ đừng nói gì tới giải nhất.
    Mà thật ra, giải U18 có lẽ là giải dành cho thiếu nhi ( under 15 ) thi chứ không phải là giải dành cho các tay violin chuyên nghiệp thi. Giải Tchaikovski chính thức em nghĩ cũng không có những tay tuổi đã cao thi, mà chủ yếu là tầm thanh niên 17-25 thôi.
    Kết quả nhìn thấy về sau là sau khi cậu Duy đã hết tuổi teen ( trên 18 rồi ) nên không thể tham gia các giải U được nữa thì lập tức là chú gặp khó khăn. Cụ thể là giải Thibaud ở Pháp vừa rồi- cậu Duy mới qua được vòng loại đầu tiên ( gồm đâu như 80 thí sinh) , vào đến vòng 2 là lập tức bị loại. Em nghe nói cậu Duy cũng muốn thi vào Berliner Philharmonie nhưng có lẽ khả năng như vậy thì chưa đủ để vào được rồi. Không biết mấy năm nữa cậu ấy có tiến lên được nữa không đây?!.
    Cậu Gringolts trong một bài trả lời phỏng vấn với hãng đĩa Deutsche Grammophon có nói rằng: "Đến tuổi 18 rồi thì người thầy không còn gì về kỹ thuật để dạy cho học trò nữa mà chỉ dạy được về cách trình diễn một tác phẩm"... nghĩa là nếu cậu ấy nói đúng thì chúng ta chẳng thể hy vọng gì vào sự tiến bộ về mặt kỹ thuật của cậu Duy mà chỉ còn hy vọng vào sự thấu hiểu sâu sắc hơn các tác phẩm của cậu ta mà thôi. Hy vọng một ngày nào đó em sẽ có dịp nghe cậu Duy biểu diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội với một giàn nhạc đủ chất lượng ( không tính cái dàn nhạc giao hưởng VN hiện nay, mà thực chất là con ông cháu cha thì có ghế và bác concertmaster cái gì Thành là phó giám đốc nhạc viện cho nên đánh dở gần nôn vẫn được ngồi đánh ) và một bác chỉ huy biết phải vung tay thế nào để dàn nhạc người ta đánh theo chứ không phải cứ vung bừa lên cho đẹp mắt.
    The Cellist
  4. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Chà bạn Cellist.Trước hết tôi sẽ xin lỗi bạn vì tôi sẽ không trả lời bạn thật chi tiết được vì tôi đã bỏ ra khoảng 2 tiếng đánh trả lời bạn thì sơ ý làm mất mà tôi thì type rất chậm.
    Violon có 4 dây là :son,rê,la,mi
    Cello có 4 dây là :Đô,son,rê ,la
    Cello có âm khu thấp hơn violon 1 quãng 13: 1 quãng 8 đúng + 1 quãng 5 đúng (Đồ -->đô =1 quãng 8d +đô-->son= 1 quãng 5 d ) Đúng là cello có thể chơi đến nốt mi dây buông của violon và có thể còn cao hơn chút nữa nhưng từ mi dây buông violon có thể chơi nốt mí cao thêm 2 quãng 8 nữa.Nói chung âm vực của violon,viola,cello tương tự nhau cho nên bạn nói violon âm vực khoảng 3 quãng 8 rưỡi còn cello tới tận khoảng 5 quãng 8 là sai.
    Có nhiều bản nhạc mà nhiều nhạc cụ đều có thể chơi hay được.Nhưng nếu bạn nói rằng hầu hết các tp viết cho violon thì cello cũng chơi được là sai .Các tp viết cho violon rất nhiều có thể chỉ sau piano.
    Có thể nói với chỉ 4-5 năm học violon mà chơi bản Concerto đó thì không thể "thưởng thức "được đâu !(Trừ trường hợp của thần đồng Sarah Trang)Với tôi 1 học sinh ở VN cuối t/c có thể chơi khá hay(nếu bạn đã từng nghe 1 thầy nào đó chơi tồi thì cũng đừng vội kết luận vì âm nhạc là một môn NT cần năng khiếu)
  5. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Chà bạn Cellist.Trước hết tôi sẽ xin lỗi bạn vì tôi sẽ không trả lời bạn thật chi tiết được vì tôi đã bỏ ra khoảng 2 tiếng đánh trả lời bạn thì sơ ý làm mất mà tôi thì type rất chậm.
    Violon có 4 dây là :son,rê,la,mi
    Cello có 4 dây là :Đô,son,rê ,la
    Cello có âm khu thấp hơn violon 1 quãng 13: 1 quãng 8 đúng + 1 quãng 5 đúng (Đồ -->đô =1 quãng 8d +đô-->son= 1 quãng 5 d ) Đúng là cello có thể chơi đến nốt mi dây buông của violon và có thể còn cao hơn chút nữa nhưng từ mi dây buông violon có thể chơi nốt mí cao thêm 2 quãng 8 nữa.Nói chung âm vực của violon,viola,cello tương tự nhau cho nên bạn nói violon âm vực khoảng 3 quãng 8 rưỡi còn cello tới tận khoảng 5 quãng 8 là sai.
    Có nhiều bản nhạc mà nhiều nhạc cụ đều có thể chơi hay được.Nhưng nếu bạn nói rằng hầu hết các tp viết cho violon thì cello cũng chơi được là sai .Các tp viết cho violon rất nhiều có thể chỉ sau piano.
    Có thể nói với chỉ 4-5 năm học violon mà chơi bản Concerto đó thì không thể "thưởng thức "được đâu !(Trừ trường hợp của thần đồng Sarah Trang)Với tôi 1 học sinh ở VN cuối t/c có thể chơi khá hay(nếu bạn đã từng nghe 1 thầy nào đó chơi tồi thì cũng đừng vội kết luận vì âm nhạc là một môn NT cần năng khiếu)
  6. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bây giờ tôi mới trả lời tiếp được.
    Nếu bạn đã từng nghe một học sinh cuối trung cấp ở Nhạc Viện Hà Nội chơi bản nhạc này mà bạn thấy không thể thưởng thức được thì có lẽ bạn hơi khó tính đấy. Còn nếu nói về chuyện hay -dở thì bạn có quyền thích Itzak Perlman hay Yehudi Menuhin là quyền ở mỗi người.
    Thời trẻ bác Tạ Bôn đã từng là một nghệ sĩ chơi violon rất có tiếng ở Việt Nam.Bác đã được giới trẻ chúng tôi kính trọng không chỉ vì trình độ biểu diễn mà còn vì trong thời kì đất nước đang chiến tranh có rất nhiều khó khăn, phải vật lộn với bom đạn, điều kiện thiếu thốn nhưng vẫn có thể chơi đàn. Tôi cũng như rất nhiều người đã từng được nghe bác chơi đàn khi còn đang sung sức, và chúng tôi đều nhận thấy bác chơi tương đối hay. Nhưng đến bây giờ khi bác đã già, thì việc chơi đàn không còn được hay như xưa, hay phô cũng là chuyện bình thường thôi.
    Những điều bạn nói về Bùi Công Duy cũng đúng, nhưng nói thật : với trình độ âm nhạc của Việt Nam thì cậu ta cũng là một người chơi đàn khá. Cũng xin được giới thiệu với bạn rằng Việt Nam có 2 anh em Hữu Nguyên và Khôi Nam đang tham gia dàn nhạc Paris . Tôi cũng thừa nhận trình độ âm nhạc nói chung và nhạc giao hưởng của VN có một khoảng cách rất lớn đối với thế giới, nhưng nếu so sánh thêm với điều kiện kinh tế thì chúng ta có thể tự hào. Trong khu vực Asean , Việt Nam có tiềm lực về kinh tế có lẽ chỉ hơn được Laos và Cambodia , nhưng về âm nhạc thì Việt Nam có thể tự hào vì 100 % nhạc công là người bản xứ chứ không phải bỏ tiền để đi thuê như Singapore hay Thailand. Có nhiều chỉ huy nước ngoài sang VN nhận xét rằng : trình độ âm nhạc của VN đã đi trước nền kinh tế khoảng 50 năm.
  7. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bây giờ tôi mới trả lời tiếp được.
    Nếu bạn đã từng nghe một học sinh cuối trung cấp ở Nhạc Viện Hà Nội chơi bản nhạc này mà bạn thấy không thể thưởng thức được thì có lẽ bạn hơi khó tính đấy. Còn nếu nói về chuyện hay -dở thì bạn có quyền thích Itzak Perlman hay Yehudi Menuhin là quyền ở mỗi người.
    Thời trẻ bác Tạ Bôn đã từng là một nghệ sĩ chơi violon rất có tiếng ở Việt Nam.Bác đã được giới trẻ chúng tôi kính trọng không chỉ vì trình độ biểu diễn mà còn vì trong thời kì đất nước đang chiến tranh có rất nhiều khó khăn, phải vật lộn với bom đạn, điều kiện thiếu thốn nhưng vẫn có thể chơi đàn. Tôi cũng như rất nhiều người đã từng được nghe bác chơi đàn khi còn đang sung sức, và chúng tôi đều nhận thấy bác chơi tương đối hay. Nhưng đến bây giờ khi bác đã già, thì việc chơi đàn không còn được hay như xưa, hay phô cũng là chuyện bình thường thôi.
    Những điều bạn nói về Bùi Công Duy cũng đúng, nhưng nói thật : với trình độ âm nhạc của Việt Nam thì cậu ta cũng là một người chơi đàn khá. Cũng xin được giới thiệu với bạn rằng Việt Nam có 2 anh em Hữu Nguyên và Khôi Nam đang tham gia dàn nhạc Paris . Tôi cũng thừa nhận trình độ âm nhạc nói chung và nhạc giao hưởng của VN có một khoảng cách rất lớn đối với thế giới, nhưng nếu so sánh thêm với điều kiện kinh tế thì chúng ta có thể tự hào. Trong khu vực Asean , Việt Nam có tiềm lực về kinh tế có lẽ chỉ hơn được Laos và Cambodia , nhưng về âm nhạc thì Việt Nam có thể tự hào vì 100 % nhạc công là người bản xứ chứ không phải bỏ tiền để đi thuê như Singapore hay Thailand. Có nhiều chỉ huy nước ngoài sang VN nhận xét rằng : trình độ âm nhạc của VN đã đi trước nền kinh tế khoảng 50 năm.
  8. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Chào bác tocden-matden. Vậy thì chắc là em bị nhầm lẫn chỗ này đây. Trước đến nay em vẫn nghi Cello trầm hơn violin một quãng 20- chứ không phải là một quãng 13. Để tí nữa em hỏi cô em, là con gái cô Mơ xem có đúng thế không đã rồi vào xin lỗi bác nếu em nói sai.
    Em nói: cello có thể chơi được hầu hết các tác phẩm của violin là có 2 ý chính như sau:
    1. Cello gần với violin: Cello cũng là bộ kéo, có 4 dây như violin và có cấu tạo, lối chơi khá giống với violin ( giống hơn nhị, cò líu ..). Chỉ khác là nó to hơn nhiều và trầm hơn nhiều. Vì thế một bản nhạc cho violin mà đem chuyển soạn cho Cello có thể coi như một chuyển đổi tuyến tính xuống cello mà không mất đi quá nhiều màu sắc của nó như khi chuyển soạn cho piano hoặc các nhạc cụ khác.
    2. Các bản nhạc violin nói chung thường được đem ra biểu diễn, thu băng thu đĩa thì thường cũng được các nghệ sĩ Cello chơi. Nếu tính tổng số các tác phẩm viết cho violin thì một nghệ sĩ thiên tài kiểu Heifetz, Kreisler hoặc Sarah Chang hiện nay đánh cả đời cũng không hết, tất nhiên. Nhưng tổng số các tác phẩm mà hầu như nghệ sĩ nổi tiếng nào cũng biểu diễn và thu đĩa thì không có nhiều. Tính ra chỉ có khoảng 80-100 các Encores ( bài đánh thêm, tiểu phẩm ngắn ), khoảng 40-50 Sonaten và khoảng 20 Concertos cho violin là hay được biểu diễn/thu thanh. Trong số này, nói chung các Encores mới là các tác phẩm khó chơi về mặt kỹ thuật thì hầu hết đều đã được các Cellist nổi tiếng chơi rồi. Còn các concerto- là những tác phẩm thiên về nội dung và mang nhiều màu sắc đặc trưng cho nhạc cụ thì các nghệ sĩ Cello không biểu diễn, nhưng họ hầu như có thể chơi được hết nếu muốn.
    Nói ngoài lề chút: cái concerto của Mendelssohn ấy Heifetz đã từng chơi ngay sau khi học violin khoảng hơn 1 năm thì phải. Còn mang ra biểu diễn thì đâu như khi ông ấy tầm 8-10 tuổi đã biểu diễn nó trước khán giả rồi. Nhạc của Mendelssohn theo ý kiến chủ quan và trình độ cực kỳ hạn chế của em là không sâu sắc lắm và hơi "Carnavanish"- nhưng đối với người VN thì nó vẫn là cả một vấn đề vì ngoài kỹ thuật, muốn chơi một tác phẩm có cấu trúc hẳn hoi như thế không đơn giản. Em có được biết là sinh viên nhạc viện bây giờ thích nghe nhạc nhẹ và học, đọc, theo pop-culture hơn là quan tâm đến các thứ như triết, nhạc cổ điển cho nên em hoàn toàn nghi ngờ về khả năng có thể chơi hay được của sinh viên VN với một tác phẩm cổ điển kiểu Đức như thế.
    The Cellist
    Được Cellist sửa chữa / chuyển vào 16:29 ngày 25/04/2003
  9. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Chào bác tocden-matden. Vậy thì chắc là em bị nhầm lẫn chỗ này đây. Trước đến nay em vẫn nghi Cello trầm hơn violin một quãng 20- chứ không phải là một quãng 13. Để tí nữa em hỏi cô em, là con gái cô Mơ xem có đúng thế không đã rồi vào xin lỗi bác nếu em nói sai.
    Em nói: cello có thể chơi được hầu hết các tác phẩm của violin là có 2 ý chính như sau:
    1. Cello gần với violin: Cello cũng là bộ kéo, có 4 dây như violin và có cấu tạo, lối chơi khá giống với violin ( giống hơn nhị, cò líu ..). Chỉ khác là nó to hơn nhiều và trầm hơn nhiều. Vì thế một bản nhạc cho violin mà đem chuyển soạn cho Cello có thể coi như một chuyển đổi tuyến tính xuống cello mà không mất đi quá nhiều màu sắc của nó như khi chuyển soạn cho piano hoặc các nhạc cụ khác.
    2. Các bản nhạc violin nói chung thường được đem ra biểu diễn, thu băng thu đĩa thì thường cũng được các nghệ sĩ Cello chơi. Nếu tính tổng số các tác phẩm viết cho violin thì một nghệ sĩ thiên tài kiểu Heifetz, Kreisler hoặc Sarah Chang hiện nay đánh cả đời cũng không hết, tất nhiên. Nhưng tổng số các tác phẩm mà hầu như nghệ sĩ nổi tiếng nào cũng biểu diễn và thu đĩa thì không có nhiều. Tính ra chỉ có khoảng 80-100 các Encores ( bài đánh thêm, tiểu phẩm ngắn ), khoảng 40-50 Sonaten và khoảng 20 Concertos cho violin là hay được biểu diễn/thu thanh. Trong số này, nói chung các Encores mới là các tác phẩm khó chơi về mặt kỹ thuật thì hầu hết đều đã được các Cellist nổi tiếng chơi rồi. Còn các concerto- là những tác phẩm thiên về nội dung và mang nhiều màu sắc đặc trưng cho nhạc cụ thì các nghệ sĩ Cello không biểu diễn, nhưng họ hầu như có thể chơi được hết nếu muốn.
    Nói ngoài lề chút: cái concerto của Mendelssohn ấy Heifetz đã từng chơi ngay sau khi học violin khoảng hơn 1 năm thì phải. Còn mang ra biểu diễn thì đâu như khi ông ấy tầm 8-10 tuổi đã biểu diễn nó trước khán giả rồi. Nhạc của Mendelssohn theo ý kiến chủ quan và trình độ cực kỳ hạn chế của em là không sâu sắc lắm và hơi "Carnavanish"- nhưng đối với người VN thì nó vẫn là cả một vấn đề vì ngoài kỹ thuật, muốn chơi một tác phẩm có cấu trúc hẳn hoi như thế không đơn giản. Em có được biết là sinh viên nhạc viện bây giờ thích nghe nhạc nhẹ và học, đọc, theo pop-culture hơn là quan tâm đến các thứ như triết, nhạc cổ điển cho nên em hoàn toàn nghi ngờ về khả năng có thể chơi hay được của sinh viên VN với một tác phẩm cổ điển kiểu Đức như thế.
    The Cellist
    Được Cellist sửa chữa / chuyển vào 16:29 ngày 25/04/2003
  10. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên không thể so sánh trình độ dàn nhạc VN với những dàn nhạc nổi tiếng thế giới như Philadenphia hay Vien Phihamonic nhưng không có gì đáng xấu hổ về dàn nhạc của ta cả. Trên thế giới có những người do học giỏi mà được học ở những trường danh tiếng và cũng có cả nhiều trường hợp có $$$ thì có thể vào bất cứ trường nào bạn muốn.
    Ở VN có 3 dàn nhạc :
    1. Dàn nhạc của nhạc viện với tên gọi "Hà Nội orchestral" với concert master là Ngô Văn Thành và thông tin bạn nói tương đối đúng. Tuy nhiên cũng có nhiều sinh viên không thuộc diện "con ông cháu cha" chơi trong dàn nhạc này.
    Tôi cũng đã từng chơi trong dàn nhạc này và mặc dù PTS Ngô Văn Thành chơi đàn không hấp dẫn thật nhưng cũng không đến nỗi "dở gần nôn " như bạn nói.
    2. Dàn nhạc của Nhà hát vũ kịch
    3. Dàn nhạc giao hưởng VN ( tôi là thành viên của dàn nhạc này )
    Xin được nói thêm rằng trong buổi họp đầu năm của dàn nhạc, chúng tôi đều nhất trí khoảng cách trình độ giữa chỉ huy và nhạc công còn khá lớn ( vì vậy nhiều khi nhạc công không phục chỉ huy ).
    Rất vui được trao đổi với bạn và mong rằng bạn hãy tìm hiểu kĩ càng để đưa ra thông tin chính xác thực sự .
    Tôi xin mách nhỏ bạn : những người nghe cello kĩ tính thường tìm đĩa M.Rostropovic để nghe, mặc dù khi về già thì ông cũng bị xuống phong độ. Tôi đã từng đọc một bài diễn đạt cảm xúc của bạn có lẽ khi bạn nghe bản biến tấu trên chủ đề Roccoco của Tchaikovski do Yoyo Ma biểu diễn. Mặc dù nó hay nhưng Yoyo Ma chưa phải là nghệ sĩ cello siêu đẳng lắm đâu.
    Sở thích là quyền của mỗi người nhưng được biết sự thực là quyền của mọi người.

Chia sẻ trang này