1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm xúc Violin

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi ninja_in_mask, 15/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên không thể so sánh trình độ dàn nhạc VN với những dàn nhạc nổi tiếng thế giới như Philadenphia hay Vien Phihamonic nhưng không có gì đáng xấu hổ về dàn nhạc của ta cả. Trên thế giới có những người do học giỏi mà được học ở những trường danh tiếng và cũng có cả nhiều trường hợp có $$$ thì có thể vào bất cứ trường nào bạn muốn.
    Ở VN có 3 dàn nhạc :
    1. Dàn nhạc của nhạc viện với tên gọi "Hà Nội orchestral" với concert master là Ngô Văn Thành và thông tin bạn nói tương đối đúng. Tuy nhiên cũng có nhiều sinh viên không thuộc diện "con ông cháu cha" chơi trong dàn nhạc này.
    Tôi cũng đã từng chơi trong dàn nhạc này và mặc dù PTS Ngô Văn Thành chơi đàn không hấp dẫn thật nhưng cũng không đến nỗi "dở gần nôn " như bạn nói.
    2. Dàn nhạc của Nhà hát vũ kịch
    3. Dàn nhạc giao hưởng VN ( tôi là thành viên của dàn nhạc này )
    Xin được nói thêm rằng trong buổi họp đầu năm của dàn nhạc, chúng tôi đều nhất trí khoảng cách trình độ giữa chỉ huy và nhạc công còn khá lớn ( vì vậy nhiều khi nhạc công không phục chỉ huy ).
    Rất vui được trao đổi với bạn và mong rằng bạn hãy tìm hiểu kĩ càng để đưa ra thông tin chính xác thực sự .
    Tôi xin mách nhỏ bạn : những người nghe cello kĩ tính thường tìm đĩa M.Rostropovic để nghe, mặc dù khi về già thì ông cũng bị xuống phong độ. Tôi đã từng đọc một bài diễn đạt cảm xúc của bạn có lẽ khi bạn nghe bản biến tấu trên chủ đề Roccoco của Tchaikovski do Yoyo Ma biểu diễn. Mặc dù nó hay nhưng Yoyo Ma chưa phải là nghệ sĩ cello siêu đẳng lắm đâu.
    Sở thích là quyền của mỗi người nhưng được biết sự thực là quyền của mọi người.
  2. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Yo Yo Ma là một tay nặng về kỹ thuật chứ còn về khả năng Interpretation của anh ta thì cũng nhiều người không thích. Rostropovich được người ta gọi là Cellist of Conductors nên cũng dễ hiểu là người ta đánh giá cao khả năng interpretation của ông này. Em khoái Yo Yo Ma ở chỗ hắn biết cách để phô bày sự lôi cuốn của mình bằng cả những động tác của cơ thể và khả năng kỹ thuật kinh người.
    Nhưng nói chung, các cellist mà em đánh giá cao và khoái nhất vẫn là Casals, Feuermann, Jacqueline du Pre. Tiếng đàn của Casals hơi khô, nhưng lấp lánh như vàng ròng nghe rất sướng.
    Feuermann thì siêu kỹ thuật và chơi giống như Heifetz bên violin ( Heifetz có học vài kỹ thuật dùng Arche của Feuermann rồi ứng dụng sang violin. Có lẽ việc này có liên quan đến việc Heifetz dùng Arche của Nicolas Kittel để tạo ra tiếng đàn grừ grừ như thế, ngoài ảnh hưởng của vibrato riêng ).
    Còn Du Pre thì rất "passionately" ( em xin lỗi khó dịch từ này sang tiếng Việt )- bi thương, dồn nén và cảm xúc rất mãnh liệt- hơi hao hao với (Neuve+Hassid)/2 bên violin. Nghe Cello cho đến giờ em thấy khoái mấy người này hơn cả.
    ---------
    Về dàn nhạc giao hưởng VN- em nghe nói concertmaster vẫn là bác Thành chứ nhỉ? Hay là bác nào khác? Gần đây em cũng có biết một vài anh đang học về chỉ huy ở Curtis institute ở Philadenphia. Có lẽ tương lai chỉ huy dàn nhạc VN phải chờ vào mấy anh này.
    Về vấn đề nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng VN thì em thấy có lẽ vẫn là vấn đề lớn. Trong dàn nhạc Berliner Philharmonie cũng phải có tầm 2-4 cây đàn của Stradivari hay Guarneri del Gesu ( giá cỡ triệu $ trở lên ); số còn lại có lẽ cũng toàn là đàn hạng nhất của hội Guadanini, Testore, Bergonzi mà giá cái bét nhất cũng phải tầm 100 ngàn $...
    Trong khi đó em nghe nói là thành viên dàn nhạc giao hưởng VN vẫn chỉ có những cây đàn tầm 1.000$-2000$ ( bác đính chính hộ nếu thông tin của em không cập nhật ) mà ở Tây chúng nó gọi là đàn cho trẻ bắt đầu học violin hoặc bọn trẻ học sơ cấp, thì không hiểu là bao giờ mới chơi được hay nhỉ?. Có lẽ bác cũng biết rằng một cái violin mới, đủ tiêu chuẩn để có thể gọi là đàn dành cho dân chuyên nghiệp chơi- tức là được làm bởi một nghệ nhân làm violin ( master violin makers ) ở Mỹ, Canada, Tây Âu làm thì trung bình là tầm 6.000-10.000$. Còn nếu của các tay hạng nhất trên thế giới hiện nay thì tầm 15-25 ngàn $. Theo em được biết thì nhạc công các dàn nhạc ở Tây Âu, Bắc Mỹ cũng chỉ sử dụng các loại đàn hạng 15-25$ ngàn này trở lên thôi.
    Còn anh bạn em học ở Julliard và Brooklyn thì là do thi vào chứ không cần phải đóng tiền đâu. Người VN chân chính ai lại chơi trò đóng nhiều xiền để được đi học trường tốt như mấy thằng con tướng cơ chứ.
    The Cellist
  3. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Yo Yo Ma là một tay nặng về kỹ thuật chứ còn về khả năng Interpretation của anh ta thì cũng nhiều người không thích. Rostropovich được người ta gọi là Cellist of Conductors nên cũng dễ hiểu là người ta đánh giá cao khả năng interpretation của ông này. Em khoái Yo Yo Ma ở chỗ hắn biết cách để phô bày sự lôi cuốn của mình bằng cả những động tác của cơ thể và khả năng kỹ thuật kinh người.
    Nhưng nói chung, các cellist mà em đánh giá cao và khoái nhất vẫn là Casals, Feuermann, Jacqueline du Pre. Tiếng đàn của Casals hơi khô, nhưng lấp lánh như vàng ròng nghe rất sướng.
    Feuermann thì siêu kỹ thuật và chơi giống như Heifetz bên violin ( Heifetz có học vài kỹ thuật dùng Arche của Feuermann rồi ứng dụng sang violin. Có lẽ việc này có liên quan đến việc Heifetz dùng Arche của Nicolas Kittel để tạo ra tiếng đàn grừ grừ như thế, ngoài ảnh hưởng của vibrato riêng ).
    Còn Du Pre thì rất "passionately" ( em xin lỗi khó dịch từ này sang tiếng Việt )- bi thương, dồn nén và cảm xúc rất mãnh liệt- hơi hao hao với (Neuve+Hassid)/2 bên violin. Nghe Cello cho đến giờ em thấy khoái mấy người này hơn cả.
    ---------
    Về dàn nhạc giao hưởng VN- em nghe nói concertmaster vẫn là bác Thành chứ nhỉ? Hay là bác nào khác? Gần đây em cũng có biết một vài anh đang học về chỉ huy ở Curtis institute ở Philadenphia. Có lẽ tương lai chỉ huy dàn nhạc VN phải chờ vào mấy anh này.
    Về vấn đề nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng VN thì em thấy có lẽ vẫn là vấn đề lớn. Trong dàn nhạc Berliner Philharmonie cũng phải có tầm 2-4 cây đàn của Stradivari hay Guarneri del Gesu ( giá cỡ triệu $ trở lên ); số còn lại có lẽ cũng toàn là đàn hạng nhất của hội Guadanini, Testore, Bergonzi mà giá cái bét nhất cũng phải tầm 100 ngàn $...
    Trong khi đó em nghe nói là thành viên dàn nhạc giao hưởng VN vẫn chỉ có những cây đàn tầm 1.000$-2000$ ( bác đính chính hộ nếu thông tin của em không cập nhật ) mà ở Tây chúng nó gọi là đàn cho trẻ bắt đầu học violin hoặc bọn trẻ học sơ cấp, thì không hiểu là bao giờ mới chơi được hay nhỉ?. Có lẽ bác cũng biết rằng một cái violin mới, đủ tiêu chuẩn để có thể gọi là đàn dành cho dân chuyên nghiệp chơi- tức là được làm bởi một nghệ nhân làm violin ( master violin makers ) ở Mỹ, Canada, Tây Âu làm thì trung bình là tầm 6.000-10.000$. Còn nếu của các tay hạng nhất trên thế giới hiện nay thì tầm 15-25 ngàn $. Theo em được biết thì nhạc công các dàn nhạc ở Tây Âu, Bắc Mỹ cũng chỉ sử dụng các loại đàn hạng 15-25$ ngàn này trở lên thôi.
    Còn anh bạn em học ở Julliard và Brooklyn thì là do thi vào chứ không cần phải đóng tiền đâu. Người VN chân chính ai lại chơi trò đóng nhiều xiền để được đi học trường tốt như mấy thằng con tướng cơ chứ.
    The Cellist
  4. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Cellist !Bạn đã hỏi chị Trần Thị Mơ hay cậu bạn dưới tay Itzhak Perlman chưa ?Nếu bạn đã hỏi rồi thì sẽ đỡ cho tôi mất công giải thích rất nhiều.
    Để tôi giải thích cho 2 lý do của bạn nhé:
    1.Cello có nhiều điêm tương đồng với violon thật nhưng mà viola còn giống hơn đấy vì viola chỉ thấp hơn violon 1 quãng 5 và chỉ to hơn chút xíu lại cùng vị trí đàn được đặt trên vai.Tuy nhiên chỉ vì 1 chút khác biệt này mà viola cũng không thể linh hoạt được như violon.Trong khi cello còn lớn hơn nữa.Khoảng cách giữa các nốt còn lớn hơn nữa.Những khi phải chơi quãng 8 mà ở thế thấp(thế 1,2)cello phải dùng cả ngón cái (violon không bao giờ dùng nhón cái )của tay trái để chơi.--------> có những đoạn của violon , cello không thể chơi nhanh như vậy được !
    Bạn nói Yo Yo Ma đã chơi 24 caprices của N.Paganini hay chỉ chơi bản số 24 vậy ? Nếu cả thì có thể mách cho tôi làm cách nào để nghe không ?Tôi muốn mở rộng tầm mắt.Vì tôi đã từng chơi rất nhiều trong số 24 caprices này và có bản số 3 là bản mà tôi thấy rất hóc vì ở đoạn mở đầu liên tục phải chơi các quãng 8 ,phải bấm ngón 1,3 rồi 2,4 liên tục.Sau đó lại còn phải tr~ nữa.Bàn tay trái phải căng hết cỡ.Tôi cho rằng với khoảng cách các nốt như cello thì chắc chắn ...chịu hoặc phải bỏ bớt nốt.Một tp mà bị hạn chế về nốt ,tốc độ và cao độ(cello trầm hơn nhiều mà ) thì có lẽ hơi khác nhiều chăng ?
  5. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Cellist !Bạn đã hỏi chị Trần Thị Mơ hay cậu bạn dưới tay Itzhak Perlman chưa ?Nếu bạn đã hỏi rồi thì sẽ đỡ cho tôi mất công giải thích rất nhiều.
    Để tôi giải thích cho 2 lý do của bạn nhé:
    1.Cello có nhiều điêm tương đồng với violon thật nhưng mà viola còn giống hơn đấy vì viola chỉ thấp hơn violon 1 quãng 5 và chỉ to hơn chút xíu lại cùng vị trí đàn được đặt trên vai.Tuy nhiên chỉ vì 1 chút khác biệt này mà viola cũng không thể linh hoạt được như violon.Trong khi cello còn lớn hơn nữa.Khoảng cách giữa các nốt còn lớn hơn nữa.Những khi phải chơi quãng 8 mà ở thế thấp(thế 1,2)cello phải dùng cả ngón cái (violon không bao giờ dùng nhón cái )của tay trái để chơi.--------> có những đoạn của violon , cello không thể chơi nhanh như vậy được !
    Bạn nói Yo Yo Ma đã chơi 24 caprices của N.Paganini hay chỉ chơi bản số 24 vậy ? Nếu cả thì có thể mách cho tôi làm cách nào để nghe không ?Tôi muốn mở rộng tầm mắt.Vì tôi đã từng chơi rất nhiều trong số 24 caprices này và có bản số 3 là bản mà tôi thấy rất hóc vì ở đoạn mở đầu liên tục phải chơi các quãng 8 ,phải bấm ngón 1,3 rồi 2,4 liên tục.Sau đó lại còn phải tr~ nữa.Bàn tay trái phải căng hết cỡ.Tôi cho rằng với khoảng cách các nốt như cello thì chắc chắn ...chịu hoặc phải bỏ bớt nốt.Một tp mà bị hạn chế về nốt ,tốc độ và cao độ(cello trầm hơn nhiều mà ) thì có lẽ hơi khác nhiều chăng ?
  6. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    2.Thông tin về các tiểu phẩm (encores)và tp của bạn cũng không chính xác đâu.Chỉ riêng L.W.Beethoven đã có 10 sonatas cho violon còn encores thì nhiều lắm.Có những bản vì nhưng lý do tôi đã nêu ở "1."thì cello chịu không chơi đuơc đâu.Về chuyện muốn thì vô cùng...Con người ta có rất nhièu tham vọng.Trước đây nhiều người nói phải làm chủ thiên nhiên,cải tạo thiên nhiên cơ đấy.Nhưng sau đó phải thay đổi rằng hoà hợp với thiên nhiên.Có nhiều bản nhạc ,các nhạc sĩ muốn sáng tạo,tìm tòi cái mới đã thử chuyển soạn cho nhạc cụ khác và tương đối thành công.Tuy nhiên cái gì cũng cần sự hợp lý và hiệu quả.Không phải bỗng dưng mà các nhạc sĩ nổi tiếng thế giới như J.S .Bach, L.W.Beethoven,W.A. Mozart,P.I.Tchaikovski,J.Brahm,A.Dvorak,F Schubert...nhiều lắm lại soạn bản này cho nhạc cụ này,bản kia cho nhạc cụ kia(khoa sáng tác phải hoc môn tính năng nhạc cụ).Họ đã nghiên cứu kỹ và tận dụng tính ưu việt cụ để cho ra đòi nhiều tp có thể nói là tương đối hoàn hảo(đặc trưng cho các nhạc cụ sẽ có các bản concerto).Có nhiều bản nhạc mà các composser sẽ không chuyển soạn vì sẽ làm phá vỡ ý tưởng,nét hay đặc trưng và cuối cùng là không có hiệu quả tốt.Hơn nữa ,bản thân riêng cây đàn cello cũng có những tính năng ưu điểm riêng mà thể hiện để đạt hiệu quả thì việc gì phải cố bắt trước.
    Chuyện Jascha Heifetz có tập concerto của Mendelssohn tôi không tin lắm đâu và cứ cho rằng có thật thì nó cũng hơi gượng ép.Và việc cậu bé Heifetz(8-9 tuổi ) chơi bản nhạc này trước công chúng hơi mâu thuẫn với việc triết, nhạc cổ điển cho nên em hoàn toàn nghi ngờ về khả năng có thể chơi hay được của sinh viên VN với một tác phẩm cổ điển kiểu Đức như thế.
    Nhưng đúng là bản nhạc này thuộc trường phái lãng mạn và hơi"Carnavanish"như bạn nói đấy ---> khi chơi bản nhạc này thì không nhất thiết phải "triết "gì đó lắm đâu
    Tất nhiên bản thân tôi cho rằng trong cuộc sống cần có nhận thức nghiêm túc về XH,"nghiên cứu "để tìm ra những qui luật trong một phạm vi nào đó để có những suy nghĩ ,tình cảm và cách sống thích hợp với môi trường.
  7. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    2.Thông tin về các tiểu phẩm (encores)và tp của bạn cũng không chính xác đâu.Chỉ riêng L.W.Beethoven đã có 10 sonatas cho violon còn encores thì nhiều lắm.Có những bản vì nhưng lý do tôi đã nêu ở "1."thì cello chịu không chơi đuơc đâu.Về chuyện muốn thì vô cùng...Con người ta có rất nhièu tham vọng.Trước đây nhiều người nói phải làm chủ thiên nhiên,cải tạo thiên nhiên cơ đấy.Nhưng sau đó phải thay đổi rằng hoà hợp với thiên nhiên.Có nhiều bản nhạc ,các nhạc sĩ muốn sáng tạo,tìm tòi cái mới đã thử chuyển soạn cho nhạc cụ khác và tương đối thành công.Tuy nhiên cái gì cũng cần sự hợp lý và hiệu quả.Không phải bỗng dưng mà các nhạc sĩ nổi tiếng thế giới như J.S .Bach, L.W.Beethoven,W.A. Mozart,P.I.Tchaikovski,J.Brahm,A.Dvorak,F Schubert...nhiều lắm lại soạn bản này cho nhạc cụ này,bản kia cho nhạc cụ kia(khoa sáng tác phải hoc môn tính năng nhạc cụ).Họ đã nghiên cứu kỹ và tận dụng tính ưu việt cụ để cho ra đòi nhiều tp có thể nói là tương đối hoàn hảo(đặc trưng cho các nhạc cụ sẽ có các bản concerto).Có nhiều bản nhạc mà các composser sẽ không chuyển soạn vì sẽ làm phá vỡ ý tưởng,nét hay đặc trưng và cuối cùng là không có hiệu quả tốt.Hơn nữa ,bản thân riêng cây đàn cello cũng có những tính năng ưu điểm riêng mà thể hiện để đạt hiệu quả thì việc gì phải cố bắt trước.
    Chuyện Jascha Heifetz có tập concerto của Mendelssohn tôi không tin lắm đâu và cứ cho rằng có thật thì nó cũng hơi gượng ép.Và việc cậu bé Heifetz(8-9 tuổi ) chơi bản nhạc này trước công chúng hơi mâu thuẫn với việc triết, nhạc cổ điển cho nên em hoàn toàn nghi ngờ về khả năng có thể chơi hay được của sinh viên VN với một tác phẩm cổ điển kiểu Đức như thế.
    Nhưng đúng là bản nhạc này thuộc trường phái lãng mạn và hơi"Carnavanish"như bạn nói đấy ---> khi chơi bản nhạc này thì không nhất thiết phải "triết "gì đó lắm đâu
    Tất nhiên bản thân tôi cho rằng trong cuộc sống cần có nhận thức nghiêm túc về XH,"nghiên cứu "để tìm ra những qui luật trong một phạm vi nào đó để có những suy nghĩ ,tình cảm và cách sống thích hợp với môi trường.
  8. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Hồi trước em biết Cello thấp hơn quãng 20 cũng là nghe anh ở Julliard nói thì phải. Anh ấy còn bảo viola thì thấp hơn 2 dây- tức là 1 quãng 8. Có lẽ là anh này nói cũng sai rồi. Con gái cô Mơ thì mấy hôm không thấy mặt mũi đâu.
    Viola tất nhiên gần violin hơn Cello. Điều này em đâu có phủ nhận ( thậm chí chưa nói tới viola ). Vấn đề là ở chỗ violin và cello trở thành những dụng cụ độc tấu có lẽ là ấn tượng hơn viola vì âm vực của chúng nó đặc biệt hơn.
    Em đã nói ở trên là chúng ta không nhắc tới các trường hợp đặc biệt đặc trưng rồi. Cái này là logic nói thông thường- khi phát biểu một câu gì đó thì nó chỉ có ý nghĩa đúng cho đa số trường hợp chứ không đúng tuyệt đối cho mọi trường hợp như logic forms trong lý thuyết logic. Còn Yo yo Ma thì hình như là ông ta chơi gần hết cả 24 caprices chứ không chỉ số 24 đâu. Số 24 bọn guitar cũng hay chơi, không phải trường hợp lạ.
    The Cellist
  9. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Hồi trước em biết Cello thấp hơn quãng 20 cũng là nghe anh ở Julliard nói thì phải. Anh ấy còn bảo viola thì thấp hơn 2 dây- tức là 1 quãng 8. Có lẽ là anh này nói cũng sai rồi. Con gái cô Mơ thì mấy hôm không thấy mặt mũi đâu.
    Viola tất nhiên gần violin hơn Cello. Điều này em đâu có phủ nhận ( thậm chí chưa nói tới viola ). Vấn đề là ở chỗ violin và cello trở thành những dụng cụ độc tấu có lẽ là ấn tượng hơn viola vì âm vực của chúng nó đặc biệt hơn.
    Em đã nói ở trên là chúng ta không nhắc tới các trường hợp đặc biệt đặc trưng rồi. Cái này là logic nói thông thường- khi phát biểu một câu gì đó thì nó chỉ có ý nghĩa đúng cho đa số trường hợp chứ không đúng tuyệt đối cho mọi trường hợp như logic forms trong lý thuyết logic. Còn Yo yo Ma thì hình như là ông ta chơi gần hết cả 24 caprices chứ không chỉ số 24 đâu. Số 24 bọn guitar cũng hay chơi, không phải trường hợp lạ.
    The Cellist
  10. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Em chẳng biết mấy về kỹ thuật nhưng nghĩ một cách thô nhất thì thấy bác cellist suy nghĩ buồn cười quá, nếu mà cứ như bác nói thì người ta đã vứt quách violin đi từ lâu rồi, và cũng sẽ chẳng có concerto violin, sonata cho violin... nữa nếu không thì mỗi bản nhạc người ta sẽ ghi là ...soạn cho violin (thấy hợp thì cứ chơi cello) . Mỗi nhạc cụ trong nhạc cổ điển có một khả năng biểu hiện riêng không thể thay thế. Bác có đủ khả năng nghe thấy Tạ Bôn đánh phô, Yo-Yo Ma, Heifet kỹ thuật kinh người mà lại bảo rằng một bản nhạc cho violin mà đem chuyển soạn cho Cello ... không mất đi quá nhiều màu sắc thì lạ quá
    Thực tế đã chứng minh rõ quá rồi, suốt mấy trăm năm khoa học kỹ thuật phát triển như thế mà các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng có thay đổi tí tẹo nào đâu-chọn loc tự nhiên mà, cái gì phải thay thì đã thay rồi ví như clavơxanh í. Người ta thường nói rằng một tác phẩm thực sự là không thể thêm bớt (chuyển soạn rồi thay thế bản gốc lại càng không, cùng lắm là chỉ quảng cáo "nên mua kèm" thôi chứ). Bác có vẻ coi thường các nghệ sỹ nhà ta quá, cái đó cũng không khách quan lắm vì các nước phương Tây có truyền thống nhạc cổ điển từ mấy trăm năm so với nước ta thì chưa đầy thế kỷ, cái chính là khả năng vươn lên so với chính mình, ở Mỹ thì có rất nhiều các nghệ sỹ lớn di cư sang đó trong khi nước ta thì cứ ai giỏi là bay đi hết, nhìn sang như đá bóng nước Mỹ giàu có thế mà có qua mặt được Anh đâu, đá bóng còn thế nữa là chuyện nghệ thuật khó hơn gấp vạn lần.
    Tóm lại dù có em đúng bác sai hay em sai bác đúng ... đi nữa thì mỗi khi quyết định chọn loại nhạc cụ nào cho sáng tác của mình thì nhạc sỹ vẫn phải suy nghĩ thật kỹ để truyền đạt được trọn vẹn nhất tư tưởng và tình cảm mà thể nhờ thầy bói dược.
    Các bác tranh cãi như thế chỉ tổ ... tốn tiền internet và mỏi tay em thấy có nhiều cái chẳng cần phải chứng minh làm gì.

Chia sẻ trang này