1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm xúc Violin

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi ninja_in_mask, 15/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Em chẳng biết mấy về kỹ thuật nhưng nghĩ một cách thô nhất thì thấy bác cellist suy nghĩ buồn cười quá, nếu mà cứ như bác nói thì người ta đã vứt quách violin đi từ lâu rồi, và cũng sẽ chẳng có concerto violin, sonata cho violin... nữa nếu không thì mỗi bản nhạc người ta sẽ ghi là ...soạn cho violin (thấy hợp thì cứ chơi cello) . Mỗi nhạc cụ trong nhạc cổ điển có một khả năng biểu hiện riêng không thể thay thế. Bác có đủ khả năng nghe thấy Tạ Bôn đánh phô, Yo-Yo Ma, Heifet kỹ thuật kinh người mà lại bảo rằng một bản nhạc cho violin mà đem chuyển soạn cho Cello ... không mất đi quá nhiều màu sắc thì lạ quá
    Thực tế đã chứng minh rõ quá rồi, suốt mấy trăm năm khoa học kỹ thuật phát triển như thế mà các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng có thay đổi tí tẹo nào đâu-chọn loc tự nhiên mà, cái gì phải thay thì đã thay rồi ví như clavơxanh í. Người ta thường nói rằng một tác phẩm thực sự là không thể thêm bớt (chuyển soạn rồi thay thế bản gốc lại càng không, cùng lắm là chỉ quảng cáo "nên mua kèm" thôi chứ). Bác có vẻ coi thường các nghệ sỹ nhà ta quá, cái đó cũng không khách quan lắm vì các nước phương Tây có truyền thống nhạc cổ điển từ mấy trăm năm so với nước ta thì chưa đầy thế kỷ, cái chính là khả năng vươn lên so với chính mình, ở Mỹ thì có rất nhiều các nghệ sỹ lớn di cư sang đó trong khi nước ta thì cứ ai giỏi là bay đi hết, nhìn sang như đá bóng nước Mỹ giàu có thế mà có qua mặt được Anh đâu, đá bóng còn thế nữa là chuyện nghệ thuật khó hơn gấp vạn lần.
    Tóm lại dù có em đúng bác sai hay em sai bác đúng ... đi nữa thì mỗi khi quyết định chọn loại nhạc cụ nào cho sáng tác của mình thì nhạc sỹ vẫn phải suy nghĩ thật kỹ để truyền đạt được trọn vẹn nhất tư tưởng và tình cảm mà thể nhờ thầy bói dược.
    Các bác tranh cãi như thế chỉ tổ ... tốn tiền internet và mỏi tay em thấy có nhiều cái chẳng cần phải chứng minh làm gì.
  2. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Chuyện số tác phẩm violin thường được chơi thì có lẽ em không nói sai rồi. Số lượng Encores mà em có của Grumiaux, Perlman, Kreisler, Heifetz, Sarah Chang, Vengerov, Ricci... chơi quanh đi quẩn lại cũng không thấy nhiều hơn độ 100 bài. Nếu cứ đánh loạn cả các bài nổi tiếng nghe hay hay viết cho guitar, harp, chor .v.v. thì tất nhiên là không thể tính là tác phẩm viết cho violin rồi nhé.
    Sonaten tổng cộng mà các bác nhạc sĩ cổ điển viết cho violin và piano có lẽ phải tới cả vài trăm, nhưng số lượng các tác phẩm người ta chơi em cũng không thấy có nhiều. Chủ yếu là 10 cái của Beethoven, mấy cái của Brahms, Schubert, Grieg, Bach, độ 10 cái của Mozart ( mặc dù Mozart viết nhiều hơn, đâu như tầm 20 cái ) tức là tổng cộng em cũng không thấy nhiều hơn tầm 50 cái. Còn về Concerto thì khỏi nói rồi, quanh đi quẩn lại vẫn mấy cái cũ của Beethoven, Brahms, Tchai, 5 cái của Mozart + 1 concertance, 2 cái của Bach, 2 trong 6 cái của Paganini, của Wienawski, Bruch, Mendelssohn, .. may ra thêm được mấy cái thế kỷ 20 của Vieuxtemps ( 5 cái nhưng ít ai chơi nhiều hơn 2 cái số 4 và 5 ), Prokofiev, Sibelius, Shostakovich, Alban Berg, Bartok..Tổng cộng cũng chỉ tầm 20-25 cái.
    The Cellist
  3. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Chuyện số tác phẩm violin thường được chơi thì có lẽ em không nói sai rồi. Số lượng Encores mà em có của Grumiaux, Perlman, Kreisler, Heifetz, Sarah Chang, Vengerov, Ricci... chơi quanh đi quẩn lại cũng không thấy nhiều hơn độ 100 bài. Nếu cứ đánh loạn cả các bài nổi tiếng nghe hay hay viết cho guitar, harp, chor .v.v. thì tất nhiên là không thể tính là tác phẩm viết cho violin rồi nhé.
    Sonaten tổng cộng mà các bác nhạc sĩ cổ điển viết cho violin và piano có lẽ phải tới cả vài trăm, nhưng số lượng các tác phẩm người ta chơi em cũng không thấy có nhiều. Chủ yếu là 10 cái của Beethoven, mấy cái của Brahms, Schubert, Grieg, Bach, độ 10 cái của Mozart ( mặc dù Mozart viết nhiều hơn, đâu như tầm 20 cái ) tức là tổng cộng em cũng không thấy nhiều hơn tầm 50 cái. Còn về Concerto thì khỏi nói rồi, quanh đi quẩn lại vẫn mấy cái cũ của Beethoven, Brahms, Tchai, 5 cái của Mozart + 1 concertance, 2 cái của Bach, 2 trong 6 cái của Paganini, của Wienawski, Bruch, Mendelssohn, .. may ra thêm được mấy cái thế kỷ 20 của Vieuxtemps ( 5 cái nhưng ít ai chơi nhiều hơn 2 cái số 4 và 5 ), Prokofiev, Sibelius, Shostakovich, Alban Berg, Bartok..Tổng cộng cũng chỉ tầm 20-25 cái.
    The Cellist
  4. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Cái bạn đầu trọc này lại mắc lỗi logic phổ biến rồi Tớ bảo là cello có thể chơi được khá hay hầu hết những bản viết cho violin mà người ta hay chơi chứ không bảo là bỏ quác violin đi chơi bằng cello hết cho rồi. Violin có độ phức tạp nhiều chiều và dữ dội hơn Cello cho nên nó vẫn là nhạc cụ nổi tiếng hơn Cello từ trước đến nay. Cái này thì không ai phủ nhận cả. Ý của tớ chỉ là Cello nó có cái hay của nó mà khi chơi một bản viết cho violin bằng cello thì mình sẽ nhận được bản nhạc ở một góc độ khác, trầm lắng hơn và tĩnh lặng hơn mà không mất đi quá nhiều màu sắc nếu như chơi bằng piano, guitar, đàn nhị.
    Anh tocden-matden: trường hợp Heifetz, cũng như Menuhin hay hầu hết các tay violinist cỡ thế giới khác trong thế kỷ 20 thì khỏi nên so sánh với người VN rồi. Họ là dân Do Thái cho nên đầu óc superior hơn người VN mình xa lắc lư rồi. Chưa kể họ có năng khiếu âm nhạc ,violin đặc biệt và còn sống trong môi trường văn hoá Tây nên phải hiểu Tây hơn ta là chuyện đương nhiên. Thầy của Heifetz là Auer - là quí tộc Áo-Hung- tức có thể coi là Đức, sống và dạy violin ở Nga thôi. Còn như Menuhin khi 11 tuổi đã biểu diễn chính thức ở Berliner Philharmonie cả Bach, Beethoven và Brahms concertos đấy ạ chứ không chỉ biểu diễn ở những chỗ hạng vớ vẩn như Heifetz hồi 9 tuổi. Ông Menuhin này em nhớ khi mới 14 tuổi gì đó đã có bằng lái xe, chứng minh thư nhân dân và sống riêng ở Mỹ như người đã trưởng thành rồi vì đầu óc phát triển sớm quá.
    The Cellist
  5. Cellist

    Cellist Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    1
    Cái bạn đầu trọc này lại mắc lỗi logic phổ biến rồi Tớ bảo là cello có thể chơi được khá hay hầu hết những bản viết cho violin mà người ta hay chơi chứ không bảo là bỏ quác violin đi chơi bằng cello hết cho rồi. Violin có độ phức tạp nhiều chiều và dữ dội hơn Cello cho nên nó vẫn là nhạc cụ nổi tiếng hơn Cello từ trước đến nay. Cái này thì không ai phủ nhận cả. Ý của tớ chỉ là Cello nó có cái hay của nó mà khi chơi một bản viết cho violin bằng cello thì mình sẽ nhận được bản nhạc ở một góc độ khác, trầm lắng hơn và tĩnh lặng hơn mà không mất đi quá nhiều màu sắc nếu như chơi bằng piano, guitar, đàn nhị.
    Anh tocden-matden: trường hợp Heifetz, cũng như Menuhin hay hầu hết các tay violinist cỡ thế giới khác trong thế kỷ 20 thì khỏi nên so sánh với người VN rồi. Họ là dân Do Thái cho nên đầu óc superior hơn người VN mình xa lắc lư rồi. Chưa kể họ có năng khiếu âm nhạc ,violin đặc biệt và còn sống trong môi trường văn hoá Tây nên phải hiểu Tây hơn ta là chuyện đương nhiên. Thầy của Heifetz là Auer - là quí tộc Áo-Hung- tức có thể coi là Đức, sống và dạy violin ở Nga thôi. Còn như Menuhin khi 11 tuổi đã biểu diễn chính thức ở Berliner Philharmonie cả Bach, Beethoven và Brahms concertos đấy ạ chứ không chỉ biểu diễn ở những chỗ hạng vớ vẩn như Heifetz hồi 9 tuổi. Ông Menuhin này em nhớ khi mới 14 tuổi gì đó đã có bằng lái xe, chứng minh thư nhân dân và sống riêng ở Mỹ như người đã trưởng thành rồi vì đầu óc phát triển sớm quá.
    The Cellist
  6. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Ui! Bác cellist nói thế thì em cũng chẳng thể nói thêm được gì nữa, căn bản hôm đó em chưa đọc trang 3 nên không biết chính xác quan điểm của bác về cello với cả violin từ đầu, nhưng vẫn thấy những gì bác chê ở trang 4 chẳng đúng mấy và rất là ghét. Thực ra em cũng thích cello hơn vì cũng như bác nói đấy cello thì trầm lắng hơn và tĩnh lặng hơn theo tính cách của em thì em nghĩ nó bớt "phô trương" hơn violin, âm thanh buồn buồn nhưng cũng đầy nghị lực, giống như một người trầm tĩnh ít biểu hiện nhưng bên trong lại mạnh mẽ và sâu sắc, những lời nói của người đó thì thật giản dị, chân thành và giàu tình cảm. Em chưa nghe nhiều cello mấy nhưng chỉ nghe riêng Concerto B minor của Dvorak và Don quixote của Richard Straus cũng đã dủ thấy thích nhạc cụ này rồi, hay bác thử giới thiệu tên vài bản phổ biến đi, có bản nào mạnh mẽ thì càng tốt (theo quan điểm chung í).
  7. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Ui! Bác cellist nói thế thì em cũng chẳng thể nói thêm được gì nữa, căn bản hôm đó em chưa đọc trang 3 nên không biết chính xác quan điểm của bác về cello với cả violin từ đầu, nhưng vẫn thấy những gì bác chê ở trang 4 chẳng đúng mấy và rất là ghét. Thực ra em cũng thích cello hơn vì cũng như bác nói đấy cello thì trầm lắng hơn và tĩnh lặng hơn theo tính cách của em thì em nghĩ nó bớt "phô trương" hơn violin, âm thanh buồn buồn nhưng cũng đầy nghị lực, giống như một người trầm tĩnh ít biểu hiện nhưng bên trong lại mạnh mẽ và sâu sắc, những lời nói của người đó thì thật giản dị, chân thành và giàu tình cảm. Em chưa nghe nhiều cello mấy nhưng chỉ nghe riêng Concerto B minor của Dvorak và Don quixote của Richard Straus cũng đã dủ thấy thích nhạc cụ này rồi, hay bác thử giới thiệu tên vài bản phổ biến đi, có bản nào mạnh mẽ thì càng tốt (theo quan điểm chung í).
  8. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn cellist !Tôi không biết bạn đã đọc kỹ nhưng gì tôi viết chưa nhưng có những việc tôi đã viết rất kỹ nhưng vẫn thấy bạn chưa có ý kiến cụ thể về những gì tôi viết.Hãy đọc kỹ lại đi!Tôi đã và sẽ trả lời rõ ràng từng vấn đề mà bạn nêu ra.
    Xin tiếp tục về vấn đề "triết" nhé Chuyện bạn nói sinh viên nhạc Viện Em có được biết là sinh viên nhạc viện bây giờ thích nghe nhạc nhẹ và học, đọc, theo pop-culture hơn là quan tâm đến các thứ như triết, nhạc cổ điển cho nên em hoàn toàn nghi ngờ về khả năng có thể chơi hay được của sinh viên VN với một tác phẩm cổ điển kiểu Đức như thế. thì đó là tình trạng không chỉ riêng của SV nhạc Viện đâu mà sinh viên ở nhiều trường đều có...Còn trường NV cũng có những SV ham tìm hiểu và học hỏi,có người còn đi học và dự giờ triết của trường ĐH khác,có người có trí nhớ và thông minh hiểu biết nhiều về cả Đông lẫn Tây đấy (tôi chỉ là 1 người bình thường và trí nhớ thì không tốt mấy ) Tuy nhiên, việc có thông tin và nhớ được thì rất tốt tuy nhiên tôi cho rằng việc đó thì máy tính có thể làm tốt hơn chúng ta nhiều và con người cần tư duy , phân tích để đem lại những sáng tạo hiệu quả
    Trong âm nhạc,không phải lúc nào và cái gì cũng phải gắn triết học vào,điều đó sẽ gây nên sự gượng ép.Phương Đông và phương Tây khác biệt rất nhiều về địa lý,khí hậu cách nghiên cứu và tiếp cận sự vật ,hiện tượng.Tuy nhiên cái gì thì cũng có 2 mặt.Bạn thử đọc lời giới thiệu cuốn Faust mới in xem thử 1 cách nhìn của 1 người Đức .Tôi rất thích lời giới thiệu vừa khách quan ,cách tiếp cận nhẹ nhàng mà sâu của người viết.
    Tôi đã từng gặp vài người nghe nhạc nhiều và thích tìm hiểu như bạn .Điều tôi thấy là các bạn có nhiều thông tin và cách nhìn rất hay,độc đáo nhưng đều mắc chung 1 lỗi của người ngoài ngành là thường suy luận theo logic cứng nhắc(đôi khi thông tin không chính xác lắm và đầy đủ )nên dẫn đến sự sai lệch tương đối lớn.
    Được thuongnguyen sửa chữa / chuyển vào 12:44 ngày 28/04/2003
  9. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn cellist !Tôi không biết bạn đã đọc kỹ nhưng gì tôi viết chưa nhưng có những việc tôi đã viết rất kỹ nhưng vẫn thấy bạn chưa có ý kiến cụ thể về những gì tôi viết.Hãy đọc kỹ lại đi!Tôi đã và sẽ trả lời rõ ràng từng vấn đề mà bạn nêu ra.
    Xin tiếp tục về vấn đề "triết" nhé Chuyện bạn nói sinh viên nhạc Viện Em có được biết là sinh viên nhạc viện bây giờ thích nghe nhạc nhẹ và học, đọc, theo pop-culture hơn là quan tâm đến các thứ như triết, nhạc cổ điển cho nên em hoàn toàn nghi ngờ về khả năng có thể chơi hay được của sinh viên VN với một tác phẩm cổ điển kiểu Đức như thế. thì đó là tình trạng không chỉ riêng của SV nhạc Viện đâu mà sinh viên ở nhiều trường đều có...Còn trường NV cũng có những SV ham tìm hiểu và học hỏi,có người còn đi học và dự giờ triết của trường ĐH khác,có người có trí nhớ và thông minh hiểu biết nhiều về cả Đông lẫn Tây đấy (tôi chỉ là 1 người bình thường và trí nhớ thì không tốt mấy ) Tuy nhiên, việc có thông tin và nhớ được thì rất tốt tuy nhiên tôi cho rằng việc đó thì máy tính có thể làm tốt hơn chúng ta nhiều và con người cần tư duy , phân tích để đem lại những sáng tạo hiệu quả
    Trong âm nhạc,không phải lúc nào và cái gì cũng phải gắn triết học vào,điều đó sẽ gây nên sự gượng ép.Phương Đông và phương Tây khác biệt rất nhiều về địa lý,khí hậu cách nghiên cứu và tiếp cận sự vật ,hiện tượng.Tuy nhiên cái gì thì cũng có 2 mặt.Bạn thử đọc lời giới thiệu cuốn Faust mới in xem thử 1 cách nhìn của 1 người Đức .Tôi rất thích lời giới thiệu vừa khách quan ,cách tiếp cận nhẹ nhàng mà sâu của người viết.
    Tôi đã từng gặp vài người nghe nhạc nhiều và thích tìm hiểu như bạn .Điều tôi thấy là các bạn có nhiều thông tin và cách nhìn rất hay,độc đáo nhưng đều mắc chung 1 lỗi của người ngoài ngành là thường suy luận theo logic cứng nhắc(đôi khi thông tin không chính xác lắm và đầy đủ )nên dẫn đến sự sai lệch tương đối lớn.
    Được thuongnguyen sửa chữa / chuyển vào 12:44 ngày 28/04/2003
  10. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng biết chút ít cái gì là "tương đôi' "(tương đối có thể áp dụng cho mọi sư vật hiên tượng nhưng khi vận dụng vào chính nó thì lại sai)----> tôi đồng ý với cách logic thông thường của bạn nhưng có 1 vấn đề là mức độ đến đâu.Những tp bạn kể ra rất nhiều nhưng với người chơi đàn chuyên nghiệp như tôi (tôi cũng không thể biết hét được ) thì còn thiếu nhiều bạn à.VD về thể loại lớn dành cho nhạc cụ diễn tấu là concerto nhé !Các concerto cho violon còn có của A.Vivaldi,Spor ,Lalo,Dvorak...còn một số đương đại mà tôi không nhớ đủ được.Trong số đó có NS chỉ có duy nhất 1 concerto ,nhưng cũng có những người có mấy bản .Tôi không biết bạn có nhiều nguồn đĩa không ,nhưng không những ở VN mà trên thế giới nhạc kinh điển không còn chiếm ưu thế lớn nữa mà phần lớn những CD tôi có được đều rất phổ thông (TQ sản xuất CD lậu cần bán những thứ tầm tầm và phổ thông còn có lãi chứ).Ví dụ tôi đã đưa ra chỉ để nói rằng kho tp âm nhạc rất lớn và kể cả những bản nhạc phổ biến hay các encores thì cello sẽ gặp 1 vấn đề lớn nhất về quãng mà có nhiều bản nhạc không thể chơi được.Tôi có phải tập quãng 8 và quãng 10,nữa và mặc dù cần đàn nhỏ cũng gặp rất nhiều khó khăn và cello không thể chơi được quãng 10 đâu.
    Chuyện có phô trương hay không thì còn do cách biểu hiện của nỗi nghệ sĩ .Chính điều tôi không thích Yo Yo Ma là ở điển này .Nếu người nghe hơi kỹ như tôi thì việc ông Nhật này chơi như vậy hơi gượng theo kiểu Á Đông chơi nhạc Tây âu.Còn bạn nào mà thích sâu lắng thì thử nghe Leonid Kogan chơi Melanconique của Tchaikovski xem.Mà phải là Kogan chứ Heifetz cũng chơi nhưng không lắng mà bình thản bằng( có thể 1 người Nga chơi nhạc của Tchaikovski thì cảm nhận chính xác hơn chăng?) Hay nghe Anne -Sophie-Mutter chơi mấy tiểu phẩm của Fauré cũng lắng lắm đấy

Chia sẻ trang này