1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần biết về quân sự Campuchia

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi drtin, 26/11/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quickair123

    quickair123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2010
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    em có ít ảnh về lính cam các bac sem thử nhé
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Hiện tại VN mình vẫn giúp Cam nhiều lắm ví dụ như đàp tạo phi công heli ..., cử chuyên gia Qs qua đó, thằng em mình tháng 7 này lại qua tiếp, năm ngoài đi mấy tháng về có 2 giấy khen, 1 hunsen ký, 1 do quân khu bến đó ký
  3. poisonwind

    poisonwind Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    894
    Đã được thích:
    1
    2 thằng 1123 và 1124 kia có phải tàu cảnh sát biển do Vn tặng ko nhỉ?>:)>:)>:)
  4. BabyInMyL0v3

    BabyInMyL0v3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2008
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    4
    ặc, cái dòng màu đỏ, bạn từ sao hỏa tới à?
  5. 3quexola

    3quexola Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Gặp cựu Bộ trưởng "vừa là *********, vừa là Polpot"

    Tác giả: HOÀNG HƯỜNG
    Bài đã được xuất bản.: 9 giờ trước
    Recomend
    +0
    Red
    In
    Email
    Thảo luận
    TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)
    Gặp cựu Bộ trưởng "vừa là *********, vừa là Polpot"
    Một lần tự tử, hai lần trắng tay...
    Một góc riêng về Yuri Gagarin qua ký ức con gái
    Phải xã hội hóa ngành y tế một cách rõ ràng


    Dẫn Đoàn đại biểu công dân Campuchia tới giao lưu cùng sinh viên Đại học Giao thông vận tải Việt Nam cuối tháng 3/2011, Trưởng đoàn Khun Chhy, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Vương quốc Campuchia dí dỏm bằng tiếng Việt: "Trông tôi đen thế này, không đẹp trai lắm, nhưng tôi lấy được vợ Việt Nam rất xinh đẹp. Mỗi lần về Việt Nam là về thăm bên ngoại, để báo cáo với họ ngoại: 6 con chúng tôi đã có 11 cháu rồi".

    Người nước ngoài ở tiểu đoàn 307

    Tỉnh Campot, thuộc Vương quốc Campuchia, quê hương của chàng trai Khun Chhy sát cạnh biên giới tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Nơi người dân hai nước dễ dàng nhìn thấy bộ đội biên phòng của nhau làm nhiệm vụ.

    Vào những năm 1950, không chỉ bộ đội biên phòng mà bộ đội ********* là những người quen của dân địa phương. Trước khi tách ra thành ba đảng riêng biệt của ba nước Đông Dương năm 1951, những người đồng chí trong Đảng Cộng sản Đông Dương là một khối gần gũi, đặc biệt với những người dân ở vùng giáp biên Campot.

    Ông già Khun Chhy kể lại, đó chính là một trong những lý do chàng trai trẻ Khun Chhy giác ngộ cách mạng rất sớm, để sau đó cầm súng bên những người cộng sản Việt Nam, là một chiến sĩ công binh xông pha trên nhiều mặt trận trong công cuộc đấu tranh chống Mỹ, trở thành tiền đề cho "Bộ trưởng Giao thông vận tải" khi Campuchia thống nhất.

    Năm 1952, chiến tranh Đông Dương đang ở giai đoạn khốc liệt nhất, Khun Chhy chưa đầy 20 tuổi, là một chiến sĩ quân đội Campuchia do Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia lãnh đạo được biệt phái sang Việt Nam học tập và chiến đấu. Với cái tên Việt, Kim Như Thành, gốc gác Bạc Liêu, Khun Chhy được xung vào Quân đội Việt Nam, chiến đấu tại tiểu đoàn 307 nổi tiếng. "Ai đã từng đi qua sông Cửu Long Giang, Cửu Long giang sóng trào nước xoáy. Ai đã từng nghe tiếng Tiểu đoàn, tiếng Tiểu đoàn 307..."

    Mỗi khi nhắc lại tên đơn vị, cựu binh Khun Chhy lại cười, niềm tự hào hân hoan sáng lên trong đôi mắt nhuốm màu thời gian. "Thực ra tôi chỉ ở tiểu đoàn 307 trong 2 năm, vừa là lính, vừa là học trò. Nhiệm vụ của tôi là học hỏi kinh nghiệm để về xây dựng củng cố quân đội Campuchia. Nhưng đó cũng đủ cho tôi tự hào và nhớ mãi".

    Năm 1954, Hiệp định Genève được ký kết, Khun Chhy - Kim Như Thành cùng nhiều chiến sĩ ********* khác tập kết ra Bắc Việt Nam, bắt đầu giai đoạn xây dựng đất nước. "Mỗi lần trở lại Hà Nội tôi bồi hồi lắm, nhìn đi nhìn lại: sân bay Nội Bài này, Nhà máy giấy Việt Trì, Nhà máy điện Tháp Bà, các công trình thủy lợi... tôi đều được tham gia từ những nhát cuốc đầu tiên".

    Khun Chhy là một trong những trường hợp đặc biệt được ********************** ưu ái, cho học đồng thời tại Đại học Quân sự và Đại học thủy lợi, là một trong những hạt nhân chính để xây dựng đất nước Campuchia sau này. "Bí danh của tôi hồi đó là 555, trùng với loại thuốc lá nổi tiếng, dù tôi chưa biết loại thuốc lá đó như thế nào"

    Mỗi khi nhắc lại về "một thời đạn bom" đã qua, người cựu binh già không quên nhắc đi nhắc lại: "Ai cũng nói tôi là người Việt Nam rồi, mà nói thế cũng không sai, tôi đã gắn bó quá lâu với đất nước này".

    Tình yêu không biên giới và Cơn ác mộng của nhân loại

    Trong dòng hồi tưởng say sưa, vị Bộ trưởng giao thông đầu tiên của Campuchia vừa thi thoảng quay sang người phụ nữ ngồi bên cạnh, khi để hỏi vài từ Việt Nam khó, khi để nhận những ánh mắt cử chỉ tán thưởng, góp ý của bà.

    Vợ ông, bà Tếp Chăn Ty, cô thanh niên xung phong Trần Thị Thúy 40 năm trước, người "vợ Việt Nam rất xinh đẹp" mà ông KhunChhy luôn tự hào theo chồng về sống tại Campuchia đã hơn 30 năm, ngồi bên cạnh tủm tỉm cười nghe ông nhắc lại kỷ niệm xưa cũ.

    "Sau khi tập kết ra bắc, tôi đóng quân tại Hải Dương, đơn vị thanh niên xung phong của Thúy đang xây dựng tuyến đường sắt Kép - Bãi Cháy ở gần đó. Một hôm, tôi đang ngồi vá quả bóng chuyền bị rách, có 3 cô thanh niên xung phong đi chợ về ngang chỗ tôi. Tôi có mỗi mình mà "họ" có những 3 cô, vừa đi vừa ăn mía rất hồn nhiên. Thấy tôi đang lúi húi khâu, một cô nhận nhầm tôi là người bạn Khme của cô ấy, khi tôi ngẩng lên mới biết không phải, nhưng thế là đủ để cô ấy lọt vào "tầm ngắm" của tôi rồi. Chính vì nước da "tối màu" đặc trưng của tôi khiến cô ấy nhầm, tôi mới có duyên lấy được cô thanh niên xung phong xinh đẹp hồi ấy " Ông già Khun Chhy cười sảng khoái, mắt ánh lên lấp lánh.



    Ông Khun Chhy và vợ. Ảnh: HH

    Cưới được vài tháng, Khun Chhy nhận lệnh trở về Campuchia, chia tay người vợ trẻ đang mang thai con đầu lòng được đặt tên trước là Kim Hải Ninh (bố mẹ gặp nhau ở Hải Dương, quê ngoại ở Ninh Bình + họ Việt Nam của bố).

    Những năm hăm hở sang Việt Nam học tập, Khun Chhy và gần 1000 thanh niên khác không thể hình dung khi trở về lại là những ngày khủng khiếp nhất trong lịch sử Campuchia, hay nói đúng hơn, là một trong những trang đen tối nhất trong lịch sử loài người - để đúng một tháng sau khi về đất nước, Khun Chhy liều chết quay lại Việt Nam, trở thành 1 trong 7 người sống sót, khi gần 1000 người đồng lứa cùng được gửi sang Việt Nam như ông vĩnh viễn ra đi.

    Những năm đầu thập kỷ 1970, tình hình chính trị - xã hội Campuchia có những thay đổi mạnh mẽ, chế độ Khme Đỏ bắt đầu có những động thái nghiệt ngã cho công cuộc "cải cách xã hội". Những đối tượng đầu tiên bị nhắm đến trong công cuộc cải cách này là các nhà sư, những trí thức có ảnh hưởng phương tây, hoặc những người có vẻ là trí thức (như những người đeo kính), những người tàn tật... và vài năm sau đó chính là những người thân Việt Nam như Khun Chhy, bị coi là "không đồng chí hướng" với chế độ.

    Khun Chhy kể cơn ác mộng bắt đầu ngay khi ông mới đặt chân về nước khoảng giữa năm 1970. Ông được bổ nhiệm làm Tổ trưởng một tổ Polpot "có 6 người, cả tôi là 7, toàn trẻ con, mỗi tôi lớn tuổi, chức vụ ác lắm", nguyên văn lời ông, "Nó (chỉ các đồng đội Polpot) cầm thẻ Đảng viên của tôi, xoay ngang xoay dọc rồi xé bỏ, lúc đó tôi cảm thấy ngay không có điều gì chung rồi, như dầu với nước".

    Gần một tháng làm việc cùng các "đồng chí" trẻ con Polpot đủ trở thành nỗi ám ảnh suốt đời Khun Chhy. Cơn ác mộng thực sự lên đỉnh điểm khi thấy Khun Chhy lúc đó, thân hình tiều tụy xác xơ vì sốt rét rừng, một người dân địa phương thương tình tặng ông một con gà về bồi dưỡng; mang về nhà, con gà đẻ một quả trứng, Khun Chhy đói khát ăn ngay quả trứng. Ngay lập tức, Khun Chhy bị các "đồng chí" truy xét, kỷ luật vì "không lo nghĩ đến quyền lợi tập thể". Phóng dao chết con gà, Khun Chhy bò lết trong đêm qua vài quả đồi đến nhà một người bạn, cùng vừa trở về từ Việt Nam tìm đường quay lại quê vợ.

    "Tôi cùng Ro Xam Bay (tên người bạn), mò mẫm bỏ trốn trong đêm tối đến biên giới Việt Nam - Campuchia, giữa những tiếng súng đuổi bắn chát chúa phía sau. Bơi qua sông Mekong tháng 11 nước chảy xiết giữa đêm, balo đeo đằng sau làm phao, tôi và Ro Xam Bay lạc nhau mấy cây số". Khun Chhy nhớ lại.

    Lại trải qua một hành trình gian nan, cuốc bộ theo đường Trường Sơn, rồi được bộ đội cho đi nhờ xe, nhưng xe bị lật khi đi qua Bố Trạch; tỉnh dậy sau tai nạn, lại lấy hết nghị lực cuốc bộ... cuối cùng Khun Chhy cũng đến được Ninh Bình đoàn tụ cùng vợ con.

    Ngồi bên cạnh ông, bà Tếp Chăn Ty (Trần Thị Thúy) tiếp lời: "Ông phải cảm ơn bộ đội Việt Nam chiến đấu ở Campuchia đã cứu mạng nếu không vợ chồng chẳng còn cơ hội gặp được nhau".

    Ông Khun Chhy gật gù cùng vợ: Ông là một vài người may mắn sống sót vì đã nhanh chóng quay lại Việt Nam. Hơn 1000 chiến sĩ Campuchia được cử sang Việt Nam học tập đều cùng về năm 1970 và sau đó đến khoảng năm 1974 họ đều bị thảm sát dưới chế độ Polpot.

    Cũng trong thời gian này, khoảng hơn 2 triệu người dân Campuchia (1/3 dân số lúc đó) bị Polpot giết. Sau này những học giả lịch sử xếp vào một trong những thảm họa diệt chủng khủng khiếp nhất của loài người.

    Bộ trưởng, thứ trưởng, cục trưởng, nhân viên... trong một

    Năm 1979. Khme Đỏ bị tiêu diệt. Một Campuchia mới tái sinh. Khun Chhy cùng nhiều người khác trở thành lực lượng nòng cốt để xây dựng Nhà nước Campuchia thống nhất. Với vốn liếng nhiều năm là lính công binh, Khun Chhy được giao trọng trách lãnh đạo ngành giao thông.

    "Tôi trở thành Bộ trưởng Giao thông, vì trước đó tôi là lính công binh. Tôi vừa là Bộ trưởng, vừa là thứ trưởng, vừa là Cục trưởng, phòng trưởng, nhân viên... Nghĩa là cái nhà lúc đó mới xây được nóc và cột, chưa có nền, có cấp trung ương nhưng chưa có cơ sở"

    Thấm thoắt đã vài chục năm, sau vài lần chuyển dịch cương vị, Bộ trưởng Khun Chhy về hưu. "Giờ mới đúng là lúc tôi dành trọn thời gian chăm sóc vợ con, và thi thoảng về thăm quê hương thứ hai Việt Nam của tôi".

    Bà Thúy nói thêm, khoảng thời gian 10 năm ở Việt Nam ông bà đã có với nhau 3 mặt con. Sau năm 1979, ông bà trở về Campuchia sinh sống và sinh thêm 3 người con nữa "vì thấy Polpot đã giết nhiều người quá".

    Hiện giờ các con của ông bà đều trưởng thành, có gia đình riêng. Bà Thúy hạnh phúc làm bà Tếp Chăn Ty, thong dong bên người bạn đời, thi thoảng cùng ngồi ôn lại câu chuyện tình trải dài qua những cuộc chiến, gắn liền với những nổi chìm lịch sử của hai đất nước.

    "Mỗi lần về Việt Nam là về thăm bên ngoại, để báo cáo với họ ngoại: 6 con chúng tôi đã có 11 cháu rồi".

    Vị cựu binh già nắm tay vợ, cười vang
  6. quickair123

    quickair123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2010
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    đúng là của VN tặng nhưng chuẩn thì theo em biết là của HQ mới đúng.
  7. NVA.Tony

    NVA.Tony Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Mẽo mà đè bẹp được VN thì Lào nó đánh được Khựa [:P]
  8. 35H33553

    35H33553 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    1.606
    Đã được thích:
    0
    Bạn Linh04 bao nhiu tuổi rồi mà có vẻ thiếu hiểu biết thế. Chém một nhát như năm 79 thì có vẻ nhanh nhưng lại mất tới 10 năm để nhổ tận rê + ương cây mới trên đất đó đấy. Và cũng k nên coi thường Cam hay Lào - k có gì hay cả.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    arianespace Nhìn thì kiến thức đầy mình mà phọt ra câu: "Cambodia k có biển" =))
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Kyolee204: "k cần chiến tranh cũng thống nhất được đất nước như nước Đức" Bạn tự nhận là SV sử mà sao dốt như con bò thế!

    1, Việt Nam giống Đức àh? (Ko, Việt Nam giống CHDCND Triều Tiên hơn).
    2, Trung Quốc nó chịu để cho mình thống nhất àh (Ko, nó thi hành chính sách "Xa thân gần chém")
    3, Nếu k cần chiến tranh mà vẫn thống nhất, vẫn giải phóng được dân tộc thì liệu có phải để cho Pháp nó đô hộ gần trăm năm k? Có phải để > 2 tr người chết đói năm 1945 k?

    Nói chung là bạn kém quá :))
  9. lanha92

    lanha92 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/04/2011
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    944
    Người ta viết về tiềm lực QS của CPC mà mấy chú ba que và đám con cháu cứ nhảy vào để xỉa xói. Ông SV sử nửa mùa ơi, ông về đọc lại sách đi hay ông là SV quán nước thì nói ra cho đỡ nhục. ... Nói những điều để bị nhổ vào mặt thì chẳng hiểu ông là cái loại người gì, hùa theo mấy thằng ba que hết thời cùng một giọng nhão nhoét thì huỵch toẹt ra các ông muốn ca ngợi VNCH chứ gì? Giỏi gì cái loại quân đội bị đánh thì xin pháo, xin máy bay giống y như cái thằng chủ , mở miệng đồng minh với chiến hữu mặc dù chúng nó làm cỏ dân mình, tàn phá nhà mình, làm thân trâu chó cho Pháp mà đòi danh xưng quân quốc gia, Pháp cút thì quay sang MĨ. Học toàn thói hèn nhát, giả vờ, lếu láo. bịa chuyện thành thần, thật chán là giờ mod cũng buông xuôi cho đám họ hàng ba que làm loạn
  10. trunghieu28dkt

    trunghieu28dkt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    295
    Đã được thích:
    0
    "...giải phóng Cam Pu Chia khỏi hoạ diệt chủng,người Cam Pu Chia chúng tôi,mang ơn quân tình nguyện Việt Nam..." "....nhưng,không ai hiểu người Cam Pu Chia chúng Tôi, bằng người Cam Pu Chia chúng Tôi..."

Chia sẻ trang này