1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần các bác giúp về mấy bài thơ của cụ Nguyễn Trãi

Chủ đề trong 'Nghệ Tĩnh' bởi natna, 13/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. natna

    natna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2003
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    Cần các bác giúp về mấy bài thơ của cụ Nguyễn Trãi

    Các bác quê ta thân mến, hiện tại em đang cần bốn bài thơ của cụ Nguyễn Trãi viết về "Tùng", "Cúc", "Trúc", và "Mai". Trong số các bác nhà ta nhất định có bác biết bốn bài này. Vậy mong các bác bớt chút thời gian giúp cho em với. Em rất mong nhận được tấm lòng đầy chất Nghệ của các bác. Xin cảm ơn.


    The Soul of NgheTinhIIR
  2. zulu

    zulu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/05/2002
    Bài viết:
    1.066
    Đã được thích:
    0
    Em tìm được cái này, không biết có giúp gì được bác không. Mấy bài kia để em tìm thử xem nhé...
    Nguyễn Trãi

    Tài năng kiệt xuất, số phận bi thương, trong lịch sử mấy ai như thế. Nguyễn Trãi, hiệu Ức Trai, sinh năm 1380 tại Thăng Long. Năm 1400, đỗ Thái học sinh, làm quan dưới thời Hồ Quý Ly. Quân Minh xâm lược, ông bị tướng giặc quản thúc mười năm ở Đông Quan (tên của Thăng Long thời ấy). Sau, ông tìm Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách và ở liền bên Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống Minh mười năm. Ông là nhà chiến lược, chiến thuật, ngoại giao xuất sắc, là linh hồn của cuộc kháng chiến.
    Chiến thắng quân Minh, Lê Lợi lên ngôi báu. Một năm sau, khi hai công thần Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo bị nghi ngờ và bức hại, Nguyễn Trãi cũng bị bỏ ngục. Được tha, ông lui về Côn Sơn. Năm 1442, ông vua thứ hai triều hậu Lê, Lê Thái Tôn, ghé Côn Sơn thăm ông, trên đường về bị đột tử tại Lệ Chi Viên. Ông và vợ ông, Nguyễn Thị Lộ, bị khép vào tội giết vua. Mười hai ngày sau khi vua mất, mái đầu bạc vị công thần bậc nhất Nguyễn Trãi đã rơi dưới tay đao phủ trong án tru di ba họ.
    Mỗi lần đọc thơ Nguyễn Trãi, là một lần chúng ta kinh ngạc, kinh ngạc về cách nghĩ việc đời, về cách sống. Người ở xa ta đã sáu thế kỷ rồi mà mỗi nóng lạnh của tâm hồn Người vẫn làm ta sửng sốt. Bài giới thiệu nhỏ này chỉ lưu ý ba điểm: lòng yêu thiên nhiên, lòng thương dân nước và cách nhìn năm tháng đời người. Nói Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên chưa đủ, phải nói ông sống bằng thiên nhiên: Mây khách khứa, nguyệt anh tam (tam = em). Láng giềng một áng mây bạc/ Khách khứa hai ngàn núi xanh. Có lẽ những ngày về ẩn ở Côn Sơn, sống cô quạnh với trúc tùng sơn thủy, ông đã cảm nghe hết nỗi cô đơn của lòng mình nên sức cảm thông với thiên nhiên cao rộng mới thắm thiết đến thế. Ngọn núi nhiều lần làm lòng ông ấm lại Còn một non xanh là cố nhân . Vầng trăng là nơi ông tâm sự Lòng thơ nghìn dặm nguyệt ba canh . Rồi Trường canh hỏi nguyệt tay dừng chén . Rồi lại Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén . Ông nâng chén để trò chuyện với trăng và ông uống trăng để trò chuyện với chén. Trăng đẩy thuyền ông trên sông Thuyền nổi theo dòng có nguyệt đưa , trăng đẩy thi hứng ông trong lòng Trì in bóng nguyệt, hứng thêm dài (trì = ao)
    Thấy nguyệt tròn thì kể tháng
    Nhìn hoa nở mới hay xuân

    Nếu không có trăng, không có hoa hẳn Nguyễn Trãi rơi vào cõi mù mờ của thời gian, nghĩa là ông ra ngoài cuộc đời. Câu thơ đã nói đến tận cùng của sự cô đơn. Nguyễn Trãi tinh tế bảo vệ cái đẹp của trời đất:
    Trì tham nguyệt hiện, chẳng buông cá
    Rừng tiếc chim về, ngại phát cây

    Ông chẳng dám câu cá sợ vỡ vầng trăng dưới ao, ông không dám phát cây sợ chim về lạc lối. Rồi Cả cửa đêm chờ hương quế lọt. Quét hiên ngày lệ bóng hoa tan (lệ = sợ). Đêm mở rộng cửa đón hương quế. Ngày không dám quét hiên sợ đụng vào bóng hoa in trên nền đất. Nguyễn Trãi gắn với thiên nhiên như vậy, nhưng lòng ông còn gắn hơn với dân nước.
    Bui có một lòng trung liễn hiếu
    Mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen

    Nguyễn Trãi kinh sợ sự thâm hiểm của lòng người, ông chứng kiến nhãn tiền sự hãm hại các công thần. Ông coi mình như mây nhìn được cái thấp cao của núi, ông coi mình như gió biết được cái cứng mềm của cây nhưng ông bất lực trước sự đổi thay của lòng người. Ngoài chưng mọi thứ đều thông hết. Bui một lòng người cực hiểm thay. Có đêm giao thừa, ông viết: Chong đèn chực tuổi cay con mắt/ Đốt trúc khua na đắng lỗ tai . Mỗi lần được thêm tuổi, được nghe pháo trúc xua tà ma là một lần giác quan Nguyễn Trãi ngấm thêm nỗi cay đắng của đời từ mắt thấy t ai nghe. Nỗi lòng tan nát Đã buồn vì trận mưa rào/ Lại đau vì nỗi ào ào gió đông . Nhưng luôn khắc khoải nỗi dân nước. Bui một nỗi lòng ưu ái cũ/ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông. Và còn có một lòng âu việc nước/ Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung . Thức suốt đêm vẫn chỉ vì thủy chung với việc nước. Nguyễn Trãi tiêu biểu cho những trí thức lớn của mọi thời quên phận riêng để nghĩ cho đại nghĩa.
    Nguyễn Trãi, ở trong những câu thơ ngỡ như chỉ nói tính tình, thậm chí cảm giác, ta cũng nhận ra được cốt cách một trí tuệ lớn. Nghỉ trong hang núi một ngôi chùa bỗng thấy cái lạnh ngấm vào da, ông viết Vân quy thiền tháp lãnh (Mây về giường sư lạnh). Trong câu thơ nói cảm giác này có sự giao hòa của cá thể người với vũ trụ, nhận ra từ tiểu ngã cái đổi thay của đại ngã. Ông có cách nhìn thời gian chủ động, bản lĩnh, thấy cái đổi thay Dịp trúc còn khoe tiết cứng/ Rầy liễu đã rủ tơ mềm. Mới đó trúc còn khoe cứng (mùa đông) mà nay liễu mềm đã tràn ngập (mùa xuân). Nguyễn Trãi lại viết: Chẳng thấy ngoài hiên tơ liễu rủ/ Mỗi phen liễu rủ một phen mềm. Mỗi xuân, một lần liễu rủ, càng nhiều mùa đi qua liễu càng mềm. Đấy là cái mềm để không gãy. Ông cũng "hiện sinh" Cầm đuốc chơi đêm bởi tiếc xuân . Nhưng còn có gì hơn thế, tiếc xuân đâu chỉ vì sợ hết vui: Một phen tiếc cảnh một phen thương .
    Thương cái đời người chứ không phải sống gấp. Ông bình tĩnh nhìn năm tháng, chấp nhận quy luật. Xuân ba tháng thì thu ba tháng để chạy đua với nó. Nguyễn Trãi là con người tài năng đa diện. Khi hiện thực ông rất hiện thực, không thực tế sao đánh được giặc. Khi hư ảo ông không kém Lão Trang: Trong lòng như có ý. Thốt nói tự nhiên quên (Dịch). Thơ bình dị, đề tài gần gũi mà nghĩa lại sâu xa, nói chuyện đời mà bộc lộ ý chí, bộc lộ tính tình. Việc giới thiệu tinh hoa thơ Nguyễn Trãi đến nay vẫn còn thưa vắng quá.

    Tháng 8- 2000
    VŨ QUẦN PHƯƠNG


    Tình tôi là giọt thuỷ ngân
    Dù nghiền chẳng nát dù lăn vẫn tròn
    Tình cô là đoá hoa đơn
    Bình minh nở để hoàng hôn mà tàn.
  3. natna

    natna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2003
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác Zulu nhiều nhiều. Tui tưởng box Nghệ Tĩnh ai cũng thờ ơ, thiếu tinh thần đồng đội, vậy mà bác làm tui cảm động quá. Bác cố gắng giúp tui tìm mấy bài thơ đó nhá, tui cần lắm lắm. Mong sẽ có dịp được hậu tạ bác.

    The Soul of NgheTinhIIR
  4. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Tớ kiếm thấy cái gì thì post lên cho bạn nhé. Rồi bạn lọc những phần bạn cần ra vậy
    Hoa Mai trong thơ Việt Nam cổ điển
    Trần Ngọc Tính
    Hoa mai trong thơ cổ nước ta và nhiều quốc gia khác ở Á Đông, chính là hoa mai màu trắng. Như giống mai mù u, tên khoa học là Ochrocarpus siamensis thuộc họ Guttiferae (họ măng cụt), hiện còn một cây trong chùa Gò ở Phú Lâm (Sài Gòn). Cây mai này đã khơi nguồn cảm hứng cho nhà thơ Minh Hương Trịnh Hoài Đức (1725-1825) và các cây bút cùng thời viết nên tập "Mộng mai đình". Cây mai này cũng là biểu tượng của Thi xã Bạch Mai quy tụ nhiều tên tuổi "vang bóng một thời" ở Nam Bộ vào thế kỷ trước : Phan Văn Trị, Tôn Thọ Tường, Trần Thiện Chánh, Hồ Huấn Nghiệp, Huỳnh Mãn Đạt, Nguyễn Thông,...
    Có lẽ, nụ mai nở sớm nhất trong thơ ca Việt Nam lại là đóa hoa nở... muộn. Ấy là cành mai cuối mùa của một đại sư thuộc phái Vô Ngôn Thông : đại sư Mãn Giác (1052-1096). Nguyên văn được chép trong "Thiền Uyển Tập Ánh" như sau :
    Xuân khứ bách hoa lạc
    Xuân đáo bách hoa khai
    Sự trục nhãn tiền quá
    Lão tòng đầu thượng lai
    Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

    Tạm dịch :
    Xuân đi, trăm hoa rụng
    Xuân về, trăm hoa tươi
    Trước mắt, việc đời ruổi
    Trên đầu, già đến rồi
    Chớ bảo xuân tàn hoa rụng cả
    Đêm qua sân trước nở nhành mai.
    Một thiền sư khác sống sau đó hơn 2 thế kỷ có pháp hiệu Huyền Quang (1254-1334), là vị tổ thứ 3 của phái Trúc Lâm Yên Tử, từng tôn mai lên ngôi vị "ngự sử đài" - chức quan giữ trọng trách giám sát và can gián vua chúa :
    Ngự sử mai hai hàng chầu chắp
    Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh
    Ngự sử mai, trượng phu tùng và quân tử trúc hợp thành "tam ích hữu" (3 người bạn có ích). Khái niệm này xuất phát từ thiền "Quý thị" trong sách "Luận ngữ". Ích giả tam hữu : hữu trực, hữu lượng, hữu đa văn (Bạn có ích gồm 3 hạng : ngay thẳng, rộng lượng và hiểu biết nhiều). Sách "Nguyệt lệng quảng nghĩa" gọi hình tượng ước lệ bộ ba tùng - trúc - mai là Đông thiên tam hữu, Tuế hàn tam hữu hoặc Đông xuân tam hữu. Đây là đề tài có vị trí đặc biệt trong thơ ca cổ điền của Á Đông nói chung, của nước ta nói riêng.
    Thi hào Nguyễn Trãi (ngôi sao sáng chiếu rọi từ bầu trời văn học thế kỷ XV) thường xuyên khai thác đề tài Đông thiên tam hữu. Riêng mai chiếm tần số xuất hiện khá cao trong các sáng tác của Úc Trai. Đọc 21 bài "Ngông chí", đã thấy 8 bài đề cập đến mai với những câu "tuyện diệu hảo" như :
    Trà mai đêm nguyệt dậy xem bóng
    Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu
    (Ngôn chí 2)

    Quét trúc, bước qua lòng suối
    Thưởng mai, về đạp bóng trăng
    (Ngôn chí 15)
    Đối với mai, Nguyễn Trãi hết sức ưu ái. Tại sao ? Qua bài thơ chữ hán "Đề Hoàng ngự sử mai tuyết hiên", nhà thơ đã giải thích : Ái mai, ái tuyết, ái duyên hà ? Ái duyên tuyết bạch, mai phương khiết (Yêu mai, yêu tuyết vì đâu ? Vì tuyết trắng, mai thơm và trong sạch). Trong phần thơ "Hoa mộc môn", ngoài các bài "Mai" và "Lão mai", bài thất ngôn pha lục ngôn viết về mai làm theo thể ô thước kiều phối hợp liên hoàn của Nguyễn Trãi là một trong những tác phẩm tiêu biểu của thơ quốc âm thời ấy :
    1. Xuân đến hoa nào chẳng tốt tươi
    Ưa mi vì tiết sạch hơn người
    Gác đông ắt đã từng làm khách
    Há những Bô tiên kết bạn chơi ?

    2. Tiên Bô kết đã bấy thu chầy
    Ngâm ngợi nhường bằng mếch trọng thay
    Lại có một cành ngoài ấy lẻ
    Bóng thưa ánh nước động người vay !

    3. Bóng thưa ánh nước động người vay
    Lịm đưa hương, một nguyệt hay
    Huống lại bảng xuân sơ chiếm được
    So tam hữu chẳng bằng mày !
    So với tùng và trúc, mai giống ở khí tiết. Nhưng mai còn có ưu điểm mà hai bạn không sao có được : sắc hương.
    Sắc, ai ai cũng dễ dàng nhìn thấy, dù ngồi gần hay đứng xa, kể cả qua "bóng thưa ánh nước" chập chờn : Mai hoa như tuyết chiếu tình xuyên (Hoa mai như tuyết chiếu xuống lòng sông buổi trời nắng - thơ Trần Quang Khải). Song, hương thì "khách tục" làm sao nhận ra. Chỉ tri âm tri kỷ mới đủ khả năng tương thức. Đó là vầng trăng. Lịm đưa hương, một nguyệt hay : câu thơ lục ngôn thầm kín đáo quá, kín đáo như hương mai vậy.
    So với nhiều hoa khác, mai lại là loài "anh hoa phát tiết" sớm nhất, ngay từ tiết lập xuân còn nhiều giá lạnh. Do đó cổ nhân đã phong tặng mai danh hiệu Bách hoa khôi - ví như người đỗ đầu khoa thi, người con trai ưu tú nhất hoặc con gái xinh đẹp nhất.
    Nhắc đến Bách hoa khôi, tôi chợt nhớ giai thoại liên quan đến một bài tuyệt bút về mai gắn liền với tên tuổi của nhà ái quốc lừng danh : Phan Bội Châu. Năm đó (1883), Phan mới 16 tuổi. Sau khi thi hương, bài được chấm ưu hạng, chàng trai quên Nam Đàn ấy phải dự kỳ sát hạch cùng 6 sĩ tử khác để xếp vị thứ cao thấp tại phủ Anh Sơn. Đích thân quan phủ là Hoàng Giáp Phạm Như Xương trực tiếp ngồi ghế chánh chủ khảo. Các thí sinh nhận đề và cắm cuối làm bài hồi lâu thì Phan mới đến. Quan phủ hơi bực mình nhưng vẫn cho Phan vào và buộc chàng làm bài với một đề thi riêng. Đang tiết cuối xuân, trông thấy cây mai bên hiên chỉ còn lưa thưa dăm đóa, quan Hoàng Giáp bèn ra đề : "Hoa khai bất cập xuân" (Hoa nở không kịp mùa xuân). Đề thi ngụ ý phê bình cái tội trễ tràng của chàng trai nổi tiếng thông minh. Phan Bội Châu phóng bút ngay :
    Đông hoàn tằng bước nhãn
    Dĩ hứa bách hoa khôi
    Chỉ vị khiêm khiêm ý
    Phiên giao tiệm tiệm khai...

    Tạm dịch :
    Nhờ chúa Xuân ưu ái
    Xếp đúng đầu trăm hoa
    Chỉ vì lòng khiêm tốn
    Nên hẵng nở tà tà...
    Liếc mắt qua, Hoàng Giáp Phạm Như Xương sững sờ, không cho Phan Bội Châu làm bài nữa. Ông bảo : "Chỉ cần 4 câu mở đầu thế này là dư sức đỗ đầu xứ rồi".
    Nói đến mai, Nguyễn Trãi và các nhà thơ khác thuở trước thường nhắc đến "tiên Bô", "lão Bô". Nhân vật này là ai ? Ấy là Lâm Bô, tức Lâm Hòa Tĩnh (967-1028), một hiền sĩ ở Cô Sơn (Hàng Châu, Trung Quốc) vào đời Tống. Họ Lâm không vợ con, chỉ thích trồng hoa mai và nuôi chim hạc, nên người đời nói về ông : "Cưới mai làm vợ, nuôi hạc làm con". Lâm Bô có để lại bài thơ "Mai hoa" được nhiều thế hệ truyền tụng. Đây là 4 câu đầu :
    Chúng phương hoa lạc động huyên nghiêm
    Chiếm tận phong tình hướng tiểu viên
    Sơ ảnh hoành tà thủy thanh thiên
    Ám hương phù đông nguyệt hoàng hôn...
    Nghĩa : Các hoa rụng hết, chỉ còn hoa mai tươi đẹp dưới bóng nắng ; chiếm cả vẻ đẹp của mảnh vườn con ; bóng cành thưa nằm ngang giữa làn nước trong nơi cạn ; hương thoảng đưa nhè nhẹ dưới ánh trăng buổi hoàng hôn...
    Cặp thực của bài thơ trên lại được cô đúc thành một câu :
    Ánh hương phù động, ảnh hoành tà.
    Giản chi dịch :
    Chập chờn hương thoảng, bóng cành xiên ngang.
    Nhiều thi nhân khen rằng chỉ 7 chữ mà lột tả đầy đủ vẻ đẹp của hoa mai, không thể thêm bớt được một chữ nào. Kiệm lời, chắt ý đến thế thì vượt qua cả thơ tứ tuyệt Trung Hoa lẫn thơ Haiku Nhật Bản. Gọi đây là thể gì nhỉ, "nhất tuyệt" ư ?
    Mai thường sánh vai với trăng :
    Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm
    Nguyệt ***g hoa, hoa thắm từng bông
    Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng
    Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.
    (Chinh phụ ngâm khúc)
    Mai cũng kề bóng chim (mai điểu), chủ yếu là chim én hoặc chim hạc. Ví dụ đôi câu "thần bút" của nhà thơ đa tài Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370), đến nay vẫn khiến chúng ta giật mình kinh ngạc :
    Dã mai cốt cách nguyên phi tục
    Hải hạc phong tư tự bất quần
    Tạm dịch :
    Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục
    Phong tư hạc biển vốn không bầy
    Ngoài bộ "tam hữu" như đã nói, mai còn được kết hợp với lan, cúc, trúc tạo nên bộ "tứ quý" tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Và không chỉ với thực vật, động vật, mai lại được các thi nhân cho "se duyên" với ngọc, với tuyết để ví von tài tử giai nhân. Như bài "Lão mai" trong "Hồng Đức quốc âm thi tập" có câu :
    Xuân thêm cốt cách, hương càng bội
    Tuyết giúp tinh thần, ngọc hãy còn.
    Hoặc như trong "Hương miệt hành", truyện thơ được sáng tác từ đầu Lê (có sách cho là đời Trần), có câu :
    Tuyết mai cốt cách, ngọc tinh thần
    Câu thơ ấy buộc nhiều người liên tưởng ngay đến câu Kiều quen thuộc :
    Mai cốt cách, tuyết tinh thần
    Cũng cân nói thêm, trong pho Truyện Kiều của Nguyễn Du, tác phẩm được xem là "tập đại thành" của nền văn chương cổ điển Việt Nam, mai đã xuất hiện cả thảy 15 lần, má quá nửa là đóng vai trò mỹ từ : sân mai, song mai, trướng mai, tiên mai, giấc mai, hồn mai...
    Thật ra, hoa mai trong thơ cổ nước ta và nhiều quốc gia khác ở Á Đông, chính là hoa mai màu trắng. Như giống mai mù u, tên khoa học là Ochrocarpus siamensis thuộc họ Guttiferae (họ măng cụt), hiện còn một cây trong chùa Gò ở Phú Lâm (Sài Gòn). Cây mai này đã khơi nguồn cảm hứng cho nhà thơ Mih Hương Trịnh Hoài Đức (1725-1825) và các cây bút cùng thời viết nên tập "Mộng mai đình". Cây mai này cũng là biểu tượng của Thi xã Bạch Mai quy tụ nhiều tên tuổi "vang bóng một thời" ở Nam Bộ vào thế kỷ trước : Phan Văn Trị, Tôn Thọ Tường, Trần Thiện Chánh, Hồ Huấn Nghiệp, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Thông, ...
    Một mùa xuân lại đến. Mai vàng lại rực rỡ mãn khai. Đón tết bên cành "bách hoa khôi" cốt cách, thong thả thưởng thức những áng thơ của người xưa, âu là một thú đầy tao nhã. Tùy cơ duyên, mỗi người có thể chọn vài ba bài hay dăm bảy dòng tâm đắc cho bản thân mình.
    Riêng tôi, đã nhiều đêm trừ tịch lặng ngắm mai vàng, lòng cứ hiển hiện đôi câu Cao Bá Quát:
    Thập tải luân giao cầu cô kiếm
    Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
    Ôi Chu thần : Mười năm xuôi ngược giao du quyết tìm thanh kiếm cổ, suốt một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai.
    Bây giờ giữa Sai Gòn, bên nhành mai hương quý báu phảng phất thơm, nhành mai mà một bạn ở Huế vừa gửi vào làm quà Tết, tôi đang hồi hộp ngóng đợi phút giao thừa. Đúng phút linh diệu ấy, tôi sẽ xông một lò trầm nhỏ, rồi lặng lẽ cúi đầu vái hai vái.
    Một vái tạ hoa mai, dĩ nhiên.
    Một vái xin dành cho những câu thơ tuyệt bút mà cha ông ta từng lao tâm khổ tứ ngợi ca loài hoa cao khiết
    (sưu tầm)
    ------------------------------------
    Màu thời gian không xanh
    Màu thời gian tím ngát
    Hương thời gian không nồng
    Hương thời gian thanh thanh

    Được falling-rain sửa chữa / chuyển vào 04:44 ngày 25/06/2003
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chị Rain chu du tận đây cơ à? Lâu rồi không thấy chị ở CNN nhỉ? Các bác NT ơi, thế này mà gọi là box NT đang đà thoái trào à?
    http://www.ttvnol.com/forum/f_324
    http://www.ttvnol.com/forum/f_461

    Luật et CNN -C'est My love
  6. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Hi hi, xin lỗi các bác cho tớ spam đúng 1 bài thôi ạ (lời hứa trong lúc tinh thần phấn chấn vì có người tóm được mình):
    Em thân mến, thế sao em lang thang kinh thế? Chị thì hay lang thang ở Quán trọ. Tự nhiên cái quán được các bác admin move vào đây, chị mới lang thang ra các làng lân cận, ngó nghiêng tí tẹo. Nhân có bác cần tìm tư liệu, chị thì hay thích tìm hộ mọi người, nên vào đây thôi. Cũng chẳng biết cái bài chị post lên bác ấy có lọc được cái gì bác ấy cần ko (aaaaa, đoạn này liên quan đến topic các bác nhé, thế là ko spam nhé)
    Về CNN thì, hihi, một là chị lười viết quá. Hai là.. hic hic... cứ cảm thấy mình già quá, đâm ra khó hoà nhập! Thôi, có gì thì PM hoặc nhắn cho chị bên ấy nhé.
    To các bác mods: hết SPAM rồi ạ! Cám ơn các bác.
    ------------------------------------
    Màu thời gian không xanh
    Màu thời gian tím ngát
    Hương thời gian không nồng
    Hương thời gian thanh thanh
  7. Cyclo

    Cyclo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    0
    Lang thang hiệu sách mấy ngày mới tìm được 1 bài cho chú (buồn như con gián, chán như con chuồn chuồn ). Đành post tạm vậy, hehe, méo mó có hơn k0 mà .
    TÙNG
    I
    Thu đến cây nào chẳng lạ lùng
    Một mình lạt thuở ba đông
    Lâm tuyền ai rặng già làm khách
    Tài đống lương cao ắt cả dùng.
    II
    Đống lương tài có mấy bằng mày
    Nhà cả đòi phen chống cả thay
    Cội rễ bền dời chẳng động
    Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày
    III
    Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày
    Có thuốc trường sinh đặng khoẻ thay
    Hổ phách phục linh nhìn mới biết
    Dành còn để trợ dân này.​
    Trên kia @falling-rain đã post bài MAI rồi. Còn 2 bài nữa thì ... chịu khó chờ nhá .
    Cyclo@
    Được Cyclo sửa chữa / chuyển vào 11:02 ngày 10/07/2003
  8. natna

    natna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2003
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    Tui xin chân thành cảm ơn các bác, bác Zulu, bác Cyclo và nhất là chị Falling_Rain. Không bít chị Rain thuộc box nào mà nhiệt tình thế, đang lang thang thế mà thấy có người kêu "hiếp, hiếp" (help, help!) là nhào vô liền. Hì hì hì, xin đa tạ!!! Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các bác.

    The Soul of NgheTinhIIR
  9. tonga

    tonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Gửi natna.
    Mình tìm được vài bài về CÚC, MAI post thử xem bạn có sử dụng được không nhé . Mình sẽ cố gắng tìm thêm bài TRÚCcho bạn sau.
    CÚC.
    Người đua nhan sắc thuở xuân dương
    Nghỉ chờ thu, cực lạ nhường
    Hoa nhẵn rằng đeo danh ẩn dật
    Thức còn phô, bạn khách văn chương.
    Tính tình nào đoái bề ong ****
    Tiết muộn chẳng nài thửa tiết sương
    Dầu thấy xuân lan càng lọn được
    Ai ai đều có mỗ mùi hương.
    Hoa cúc vàng tượng trưng cho thú ẩn dật, còn hoa cúc đỏ thì mang tính chất trong sạch , thanh cao...
    Cõi đông còn thức xạ cho hương
    Tạo hoá sinh thành khác đẳng thường
    Chuốt lòng son, chăng bén tục
    Bề tiết ngọc, kể chi sương
    Danh thơm thượng uyển còn phen kịp
    Bạn cũ đông ly ắt khá nhường
    Miễn được chúa tiên yêu tụng đến
    Ngày nào khá, ấy trùng dương.
    ( Hồng cúc )
    MAI

    Xuân đến hoa nào chẳng tốt tươi
    Ưa mi vì tiết sạch hơn người
    Gác đông ắt đã từng làm khách
    Há những bô tiên kết bạn chơi.
    Cây mai già cũng tượng trưng cho người quân tử, càng già càng giữ trọn vẹn cốt cách tinh thần.
    Càng thuở già, càng cốt cách
    Một phen già, một tinh thần.
    (Mai )
    Hoa nảy cây nên , thủa dốc sương
    Chẳng tàn, chẳng cỗi hãy phong sương
    Cách song khác ngỡ hồn Cô Dịch
    Thoáng bóng in nên mặt Thọ Dương
    Đêm có mây, nào quyến nguyệt
    Ngày tuy gió, chẳng bay hương
    Nhờ ơn vũ lộ đà no hết
    Đông thổi dầu đông hãy một đường.
    ( Lão mai )
    CÚC
    Nào hoa chẳng bén khí đầm hâm
    Có mấy bầu sương nhị mới đâm
    Trùng cửu chớ hiềm thu đã muộn
    Cho hay thu muộn tiết càng thơm.
    Trúc mai chẳng phụ lòng quân tử
    Viên hạc đà quen bạn dật dân
    Hái cúc ương lan, hương bén áo
    Tìm mai đạp nguyệt, tuyết xâm khăn.
    (Thuật hứng - bài 15 )
    Quét trúc bước qua làn suối
    Thưởng mai về đạp bóng trăng
    (Ngôn chí - bài 15 )
    Nói chung các bài về MAI, CÚC, TRÚC, TÙNG đều là các bài thơ NÔM của Nguyễn Trãi viết trong " QUỐC ÂM THI TẬP", gồm 254 bài.
    Nếu bạn cần thì có thể tìm cuốn ấy hoặc xem trong cuốnNguyễn Trãi- tác giả và tác phẩm, Nguyễn Trãi toàn tập- NXB Hà Nội. Trong cuốn Nguyễn trãi - tác giả và tác phẩm bài thơ TÙNG được tác giả LÊ TRÍ VIỄN và TRẦN ĐÌNH SỬ phân tích rất hay , natna ạ !
    Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh
    Được tonga sửa chữa / chuyển vào 20:17 ngày 12/07/2003

Chia sẻ trang này