1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần các yếu tố nào để thành nhà thơ ạ? - Mời các cụ sang làng bên thưởng thơ tiếp ạ

Chủ đề trong 'Quán trọ Zimbabwe' bởi nhumayphudu, 25/01/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.326
    Đã được thích:
    2.295
    Ấy chớ, học theo thơ ông Proche thì....
    Kiếp này chẳng được làm thơ
    Thì thôi xin đợi xin chờ kiếp sau!
  2. light22007

    light22007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2008
    Bài viết:
    1.033
    Đã được thích:
    0
    Muốn làm thơ cứ đọc nhiều
    Đâu cần cứ phải ra chiều người hâm
    Nhà thơ cốt ở cái tâm
    Từ tâm nên mới thành âm có vần
    Chỉ cần học niêm luật dần
    Từ niêm luật rùi ra lần ý thơ
    Nói đến đây còn lơ mơ
    Thì thôi theo bác 200t hướng dẫn cho.
  3. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Ấy ấy, bạn Phan Đức Dũng là người sáng lập và là đại diện tiêu biểu của trường phái thơ Tân Tâm Thức - một phát kiến vĩ đại của thơ ca Việt thế kỷ 21 - đấy. Một thiên tài thơ ca trên đoạn đầu đài của thơ Tân Tâm Thức, một giáo sư ảo đang chờ đợi một cuộc gặp gỡ không tiền khoáng hậu với một thiếu nữ cuồng đến làm tri kỷ (trích MC TB 2010).
    He he, xét một cách khách quan, mình thấy bạn Dũng có đầy đủ tố chất kinh điển của một nhà thơ. Làm thơ mà cứ tỉnh quá như chúng ta thì không bao giờ thăng hoa cảm xúc được, cứ làm lều thơ, bếp thơ cũng khó chứ chưa nói gì đến nhà thơ.
    Nghiêm túc!
  4. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.326
    Đã được thích:
    2.295
    Có những câu đọc phải thừa nhận là hay, nhưng cả một dòng sông chỉ đãi được mấy vụn vàng thì có nên làm nó đục ngầu lên không?
    Mình không có ý coi thường bác Dũng, nhưng thấy ái ngại thay thôi. Tuy nhiên nhiều lúc bác này tỉnh phết, không đến nỗi không tự chăm sóc được cho bản thân đâu!
    Đồng hương với mình (Phú Thọ) nên hơi quan tâm một chút, phải đứa khác thì còn lâu nhé!
  5. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Nếu không có bạn Dũng, Thi ca sẽ rất buồn, và mình cũng rất buồn. Có nhiều khi lượn vào Thi ca chỉ để đọc bài của bạn ấy thôi.
    Cho nên mình kịch liệt phản đối những ai có ý định vùi dập thiên tài Phan Đức Dũng! (Mình không nói bạn đâu nhé, mình biết bạn rất chân thành).
    Quay trở lại chủ đề, cái cốt yếu để thành thơ chính là cảm xúc. Tuy nhiên, với những ai mới tập làm thơ thì nên chú ý đến vần điệu đã. Điều này tưởng khó nhưng thực ra lại là dễ nhất, là bước đơn giản nhất của thơ.
    Đừng nghĩ thơ hiện đại, thơ tự do, không có vần mà dễ nhé. Đọc một bài dài dằng dặc, không tuân thủ niêm luật bằng trắc mà vẫn thấy thơ, vẫn cứ phải gọi đó là thơ xem, sẽ thấy điều tác giả làm được không đơn giản chút nào.
    Về Bút tre: không phải cứ cái gì đơn giản thì gọi là Bút tre đâu các bạn ạ. Bút tre là thể loại có đặc trưng, có hồn riêng đấy. Trong topic này mình chưa thấy có bài thơ Bút tre nào cả.
    Làm thơ Bút tre cũng hay, vừa hay vừa vui, giải tỏa stress rất nhiều.
    Bạn nào có hứng thì mời đọc mấy dòng dưới đây tham khảo nhé:
    Bút tre là lối thơ rất thịnh hành và gần gũi với người dân Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX. Bút tre do người - mà - ai-cũng - biết -là - ai - đấy sáng lập ra (còn nếu lỡ có ai không biết, thì tôi xin được nêu tên: Bút tre vừa là bút danh vừa là dòng thơ do nhà thơ, nhà báo, nguyên trưởng ty văn hoá tỉnh Phú Thọ - Đặng Văn Quang (1911 - 1987) - sáng lập.
    Từ đó đến nay, thơ Bút tre đã có một quá trình phát triển bao gồm cả thăng, trầm. Hệ quả của nó là một dòng "Bút tre trẻ" ra đời - tiếp nối, phát huy di sản của Bút tre để đem lại cho chúng ta những câu không ai không biết như:
    Anh đi công tác Play...
    Ku dài dằng dặc biết ngày nào vê
    Anh đi công tác Ban Mê
    Thuột xong một cái lại về với em)...
    Cái thần, cái hồn của Bút tre không phải là nội dung... "cấm trẻ em dưới 18 tuổi".
    Chỉ là: cách làm thơ Bút tre khá gần gũi với ca dao, nội dung cũng thường rất đỗi đời thường, bình dị. Cái quan trọng nhất, làm nên đặc trưng của Bút tre chính là ở việc tạo nên những bất ngờ, sự thú vị, gây cười bởi cách gieo vần, ngắt câu, bẻ chữ, hoặc dùng hình ảnh ngộ nghĩnh (kiểu "Con đò dịch đít sang ngang/ Bên kia có một cái làng thò ra..." :D).
    Chính vì vậy, đề nghị các bạn tre "chẻ" khi làm thơ, nhớ phải "ấn" cái tình, cái tứ trong sáng hết mức có thể vào hồn tre (được thể hiện qua những hình ảnh nào, ngôn ngữ nào - điều đó tuỳ thuộc vào các bạn).
    ....
    (Trích Bút tre "chẻ" tuyển, 10/3/2009).
  6. LeeKumKee

    LeeKumKee Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Bài viết:
    2.276
    Đã được thích:
    1
    Trời xuân hiu hiu gió mát
    Ôi làn gió làm lòng ta bát ngát .. những mùa hoa
    Mùa hoa cải đã về nơi chốn ấy
    Sao em còn cứ mãi ở nơi đâu
    Lòng anh vẫn u sầu như mùa thu tháng tám
    Ngày ngày đi chợ nấu cơm ăn
    Mùa xuân ơi sao ko trở lại
    Đến với anh những món năm nào
    Ôi anh nhớ ..... nồi thịt kho em nấu
    Con cá em chiên, bát rau em luộc
    Anh nhớ và nhớ da nhớ diết
    Anh ghét mùa xuân khi chẳng có em về
  7. bluetea

    bluetea Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2001
    Bài viết:
    7.905
    Đã được thích:
    6
    Muốn làm thơ là phải có tí hơi men.
    Bằng chứng là LKK đấy, mỗi lần có tí men vào là xổ thơ ào ào. Nhumayphudu tới mà học tập.
  8. copcai2410

    copcai2410 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/09/2008
    Bài viết:
    1.085
    Đã được thích:
    0
    làm thơ để làm gì
  9. khongaihet01

    khongaihet01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2007
    Bài viết:
    3.029
    Đã được thích:
    1
    Các bác làm thơ hay và nhanh thế Mình ko biết làm , nghĩ mãi chả ra đc bài nào
  10. bluetea

    bluetea Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2001
    Bài viết:
    7.905
    Đã được thích:
    6
    Làm thơ để mai kia còn biết đường làm bùa, dán khắp nhà đuổi cọp, đuổi ma trành.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này