1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cần các yếu tố nào để thành nhà thơ ạ? - Mời các cụ sang làng bên thưởng thơ tiếp ạ

Chủ đề trong 'Quán trọ Zimbabwe' bởi nhumayphudu, 25/01/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sonftth

    sonftth Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2010
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Phải "Rồ man tik" ...
  2. 2000tuoi

    2000tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    2.757
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ bài này là bài đầu tiên tớ viết nghiêm chỉnh, hy vọng sẽ đáp ứng yêu cầu của Phù Dù chủ top. Tớ muốn trao đổi về biên tập câu chữ một chút. Khi cảm xúc đến, câu chữ gọi nhau tuôn ra ào ạt. Bài thơ hình thành và nhận được sự đồng cảm của những người khác. Nếu thực sự xuất thần thì mọi chấm phẩy đều tuyệt tác không còn gì để bàn. Nhưng thông thường thì điều này ít xảy ra, nên mới cần biên tập lại.
    Nếu là bản thảo ban đầu thì đọc lần đầu thấy thích, nhưng nếu đọc tiếp lần 2, lần 3 và nhiều lần nữa thì những chỗ "gợn" bắt đầu hiện ra với người đọc. Biên tập là giải quyết những chỗ này. Dùng ngôn từ, thích hợp và vừa đủ thì cảm xúc sẽ rung lên. Chỉ cần "thừa thắng xông lên" thêm một chút thì cảm xúc sẽ bị giảm cấp độ. Cần chú ý, các từ ngữ cùng biểu đạt một ý nghĩa dễ triệt tiêu nhau chứ khôn phải nâng nhau lên.
    Vì vậy cần kiểm tra xem đã đủ chưa, chỗ nào thiếu thì thêm, chỗ nào thừa thì ngược lại.
    Kinh nghiệm của các cụ là thà bớt chứ không thêm. Có một số nhà thơ cho rằng mình cần phải diễn đạt hết thì người đọc mới hình dung được. Thực ra thì cần tiết chế. Mỗi câu, từ cần như một cái logo mã hóa các cảm xúc, cần phải để người đọc giải mã nó.
    Thí dụ cụ thể luôn. Lý do tớ sắp xếp lại câu của Phù Dù thì thế này nhé. Thán từ "Ôi" là từ người ta dùng quá nhiều trong thơ rồi, vậy nên tránh vì dùng nó thêm một lần , hiệu quả không dào dạt như mình tưởng. cụm "rải rắc lời từ biệt vấn vương/ nỗi nhớ mùa hè bao cháy nắng" là cụm có cũng được mà không có cũng không ảnh hưởng gì. Vì đầu bài thơ đã cho thấy sự thay đổi về thời gian, người đọc đã thấy có gì mất mát nên thêm câu vừa rồi cũng không làm ý sâu hơn đáng kể. Hình ảnh mây nặng trịch là quá tốt rồi, không cần phải "quên trôi". Nặng trịch rồi thì còn trôi làm sao? Hơn nữa cụm "quên trôi" quen thuộc quá.
    "Rã rời" và "xơ xác" khá tương đồng, chỉ cần một trong hai.
    Còn một chi tiết cần phải hỏi lại Phù Dù, cây đàn dương cầm là đàn piano. Rất nặng. Người hát rong khiêng cả cây đàn này ra chơi tại ga, hay ai đó chơi piano trong khu phố vang vọng tới? Không ai cấm chơi piano, nhưng thường thì người hát rong thích chơi nhạc cụ nhẹ nhàng như vĩ cầm hoặc Guitar.
    Người hát rong, dù nghĩa gì thì họ cũng là nghệ sĩ, không nhất thiết phải tốt nghiệp học viện âm nhạc hoàng gia hay như ở xứ An Nam Mít của ta thì phải có chữ NSƯT hay NSND. Quan trọng nhất là họ mang đến không gian đó cảm xúc của âm nhạc. Nếu muốn nhấn mạnh phần nghệ sĩ thì nên khai thác sâu hơn chức năng của danh hiệu này. Nếu không thì lược bớt. Vì chỉ cần nói "người hát rong " là đủ. Một danh hiệu mang đến 2 nội dung:
    1 - Cụ ấy là nghệ sĩ
    2 - Chơi nhạc, hát rong, kiếm tiền còm, đem lại cảm xúc lãng mạn và xót xa,
    Hình ảnh đẹp là mái đầu cúi, thể hiện nhiều trang thái: chăm chú vào tay đàn, trạng thái chậm, buồn.
    Cụm "bóng thời gian" là một liên tưởng gặp quá nhiều trong thơ người khác. Cụ thể trong câu này thì người nghệ sĩ cúi đầu hoặc người hát rong trầm tư, hoặc nghệ sĩ già là tạo cảm giác đầy hoài cảm thời gian rồi. Cụm bóng thời gian thêm vào là hơi "tham".
    Cụm "cô gái run rẩy đếm nhịp thu". Đây là một câu thơ đầy lý trí, mang tính biểu tượng đầy ý đồ như thiết kế. Vì thế nó chưa ăn nhập với mạch chung của bài. Nếu không phải là cô ấy đếm thì bài thơ sẽ tự nhiên hơn.
    Có một kinh nghiệm mà nhiều nhà thơ nổi tiếng đã áp dụng. Đó là câu thơ vừa đủ thì dừng lại. Khoảng sau từ cuối câu là một khoảng im. Đó chính là không gian âm vang của câu thơ đó. Hãy quan tâm đến khoảng im này Phù Dù ạ. Nhà thơ là nhà biên tập đầu tiên câu chữ của mình.
    Khổ cuối thì rất tuyệt, không gian rất huyền ảo. Đúng là cổ tích.
    Phù Dù nhớ lưu trữ tất cả bản thảo các bài thơ của mình, tới thời điểm nào đó có thể in thành tập, phát hành như các nhà thơ khác. Xin chúc mừng!
    Thơ Phù Dù thay đổi từng ngày, như ava và chữ ký của bạn. Tớ đoán là bạn sẽ tiến xa.
    Được 2000tuoi sửa chữa / chuyển vào 20:21 ngày 20/03/2010
  3. nhumayphudu

    nhumayphudu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2006
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi, em khâm phục bác quá!
    Em thấy khi viết thì cái khó nhất là tiết chế được cảm xúc. Thi thoảng sau vài tháng đọc lại cái mình đã viết, em bỗng lại giật thót người, ko hiểu sao ngày xưa mình lại có kiểu viết như thế.
    Quả thực đọc bài viết của bác, em nhận ra em ko đủ tinh tế để viết thơ^^.
    Chỗ dương cầm chính ra phải là vĩ cầm mới đúng^^, nhưng những người hát rong ở đây có chơi organ nữa, ko phải kiểu điện tử có nhiều loại âm thanh, mà nó chỉ có tiếng như dương cầm, nhưng ít phím hơn và khá gọn nhẹ. Ngoài ra người ta còn chơi cả phong cầm, sáo, guitar...Nhưng những người đánh cổ điển thường ngồi cố định, còn những ngưòi đánh guitar, kèn trống linh tinh mới hay đi hết từ đoàn tàu này sang đoàn tàu khác.
    Em ko có ý định trở thành nhà thơ đâu ạ^^ Em chỉ viết cho vui khi thấy có cảm xúc thôi, mà cảm xúc thì rất thi thoảng. Có lẽ đến khi về già, có cái vườn rồng rộng, chẳng có việc gì ngoài việc làm vườn, uống trà, đọc sách..., em sẽ nghĩ nghiêm túc đến việc xuất bản thơ^^
  4. nguvanbaochi

    nguvanbaochi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Bài viết:
    2.609
    Đã được thích:
    9
    Theo cảm nhận của mình, bài thơ của Nhumayphudu rất gợi hình, khiến ta dễ dàng cảm được hồn cảnh vật và cả tâm trạng của tác giả nữa. Bài thơ rất hay, tuy nhiên đôi chỗ chưa thuận lắm, chỉ cần thay đổi về mặt thanh bằng thanh trắc, và gọt giũa câu chữ một chút nữa là sẽ ok ngay.
    Bài thơ mà bác 200tuổi chỉnh cho Phudu cũng hay, câu thơ sâu sắc, ý thơ mở để người đọc có thể tự cảm nhận theo cảm xúc riêng của mình, vần điệu nhuần nhị hơn. Nhưng cá nhân mình nhận thấy bài thơ đã qua cover này ít nhiều làm "ẩn" đi cảm xúc của tác giả.
    Trên đây là những cảm nhận của mình. Thật ra mình cũng chỉ nhận xét theo cảm tính, chứ bản thân thì không có năng khiếu làm thơ. Anyway, qua topic này, mình cũng học hỏi được rất nhiều điều và dường như cũng áp dụng được đôi chút - dù chỉ là thơ con cóc
    @ Phù Du: Sau này về già mà có ý định xuất bản thơ thì nhớ nhắn tớ nhé! Tớ tình nguyện giúp Phù Du các khâu in ấn, phát hành và cả PR nữa. Tớ không tham đâu, cứ... chia đều là được, hihi...
  5. BKVAN99

    BKVAN99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2010
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Tớ sẽ giúp bằng cách mua hộ bạn ấy bốn quyển, ba tặng cho mấy người bạn trên này, trong đó có nhumayphudu
  6. 2000tuoi

    2000tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    2.757
    Đã được thích:
    1
    Cách cá biệt hóa một địa danh là một thủ pháp tạo cảm xúc rất hay. Nếu Phù Dù viết về một mùa thu chung chung nào đó thì người đọc sẽ thờ ơ. Nhưng mùa Thu ở Berlin, hay ở một nhà ga, nhà thờ cụ thể có tên hẳn hoi thì ngưòi đọc lập tức bị lôi cuốn, bị hút vào đó. Vẫn biết là cả nước Đức giống như thế nhưng khi gọi tên nó với 1 địa phương cụ thể thì cái địa danh đó mang đầy đủ quá khứ và những kỷ niệm. Người đọc được sống trong không gian mà tác giả tạo ra.
    Đọc 1 cái tin tai nạn máy bay nào đó chết 100 người, người xem thấy chỉ là một sự đáng tiếc. Nhưng khi nói cái máy bay đó chở đội bóng M.U thì lập tức thấy sự gần gũi và giật mình. Nếu có thêm một vài cái tên cầu thủ thì người đọc sẽ sốc. Tình cảm cũng theo quy luật như vậy.
    Viết về Hà Nội nói chung thì nhạt. Nhưng viết về Hà Nội về với đường Hàng Bông, Hàng Gai thì thấy gần gũi hẳn. Viết về Hà Nội và một em Hoa nào đó thì thật sự thấy như người thân của mình.
    Vừa rồi, tớ có xem 1 đoạn video do một cậu sinh viên hát một bài do chính cậu ấy sáng tác về phố Hàng Bông nhà cậu ấy. Câu chuyện trong bài hát chỉ toàn những thứ linh tinh như nem chua ở ngõ Tạm Thương, rồi nhà em Hoa ở hàng Gai v v.. Nhưng nghe rất thích. Tớ nghĩ là cậu sinh viên đó chưa chắc đã quan tâm đến thủ pháp nhưng chắc chắn cậu ấy biết sự chân thực của rung động bao giờ cũng đến từ những gì gần gũi cụ thể.
    Được 2000tuoi sửa chữa / chuyển vào 11:29 ngày 21/03/2010
  7. 2000tuoi

    2000tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    2.757
    Đã được thích:
    1
    Tặng Phù Dù bài hát vui này
    www.youtube.com/watch?v=9VsSnmVv-Mk
    Được 2000tuoi sửa chữa / chuyển vào 11:16 ngày 21/03/2010
  8. nguvanbaochi

    nguvanbaochi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Bài viết:
    2.609
    Đã được thích:
    9
    Có tặng tác giả thế này, thì chắc là người "tình nguyện giúp tác giả" xuất bản thơ cũng có phần, nhỉ?
  9. BKVAN99

    BKVAN99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2010
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Ờ, để coi bạn giúp phù du xuất bản thơ thế nào đã chứ
  10. 2000tuoi

    2000tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    2.757
    Đã được thích:
    1
    Nhân ngày thơ thế giới 21 tháng 3, xin chúc Phù Rù chủ top, các nhà thơ MiMoza, MaybeÚ, Ù Lí Ù Lì, Tuy Líp chóe, Nguvanbaochi, Dangiaothong, Sole và các bạn làm thơ khác luôn bay bổng và thành công. Tớ nhặt được bài viết này cũng hay, gửi mọi người.
    http://tintuc.xalo.vn/00404701656/nghi_ve_tho_trong_ngay_tho_the_gioi_21_3.html
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này